add this

Tuesday, August 23, 2022

 

bùa mê khí đốt của Nga

Decades of Addiction on Russian Natural Gas

Nigel Buchanan, Der Spiegel * Tôn Thất Tuệ lược dịch

Câu chuyện bùa mê ngãi lú năng lượng của Nga thư vào đầu Đức Quốc bắt đầu từ thập niên 1950 sau thế chiến hai với thủ tướng đầu tiên Konrad Adenauer. Đó cũng là việc trộn lẫn doanh nghiệp và chính địa, giữa việc kiếm lời thương mại và sự thuận tiện chính trị. Lúc ấy Liên Xô (USSR) nhiều dầu và khí đốt nhưng thiếu kỹ thuật làm ông dẫn bằng thép; các công ty kim loại Đức vô cùng sung sướng giúp một tay. Sau đó HK qua NATO phản đối sự hợp tác nầy vì Nga cho xây bức tường Bá Linh cho nên Adenauer ra lệnh ngưng. Tuy vậy sự đình chỉ nầy không kéo dài bao lâu. Cả hai nước không muốn hủy bỏ hợp tác năng lượng nầy. Ý nguyện nầy khơi mào những buồn vui trong hơn 60 năm nay.

Sau Adenauer, các vị kế nhiệm ngày một tin tưởng thêm rằng dầu và khí đốt là một cơ hội, một dịp may chứ không phải là nguy hiểm, dù ai có nói ngửa nói nghiêng.

Cuối thập niên, một anh chàng CS từ đầu đến đít, đỏ tận xương tủy, trở thành lãnh tụ số một của Nga. Tuy là một kỹ sư, Leonid Brehnew biết kẻ thù của gia cấp hành động ăn làm thế nào. Biên bản giải mật về phiên họp bộ chính trị có ghi lời của ông: “Phải chân thành mà nói, chúng ta cần sự hợp tác để tái vũ trang”, bên ngoài chính phủ khẳng định sự hợp tác nầy sẽ củng cố hữu nghị Nga Đức. Lúc ấy, không khí, ngược lại, rất ngột ngạc vì Nga sắp công nhận Đông Đức và Nga không tôn trọng quy chế thành phố Bá Linh.

Đó cũng là thời gian Egon Bahr chiến lược gia của ngoại trưởng Willy Brandt (cựu thị trưởng Bá Linh) đưa ra lý thuyết Ostpolitik (nghĩa đen: chính sách về phía đông, Eastern policy). Đường lối nầy đã trở thành chính sách của Brandt trong ghế thủ tướng cuối thập niên 1960. (Brandt luôn có một cố vấn thân cận là điệp viên CS Đông Đức). Lý thuyết nầy gọi là Wandel durch Handel, đại ý giao thương sẽ đưa đến thay đổi (dân chủ ở Nga).

Tổ hợp kỹ nghệ Mannesmann đã đạt giao kèo mấy tỷ đặt ống dẫn từ Sibérie đến tiểu bang Bavaria. Bộ trưởng kinh tế Đức tuyên bố rằng doanh vụ nầy nằm đúng trong quyền lợi của quốc gia.

Năm 1970, mọi người đều vui thích. Để tỏ tình thân thiện, Đức chuyển đến Nga đoạn ống dẫn đầu tiên, được đặt tên Ludmilla có tràng hoa và ruban vấng quanh rất hoa mỹ. Nhưng mãi đến 1981, đoạn cuối cùng mới được ráp dưới thời thủ tướng Helmut Schmidt.

Trong khi Brandt chỉ nhắm đến chia lời, Schmidt và các chính phủ kế tiếp chú trọng đến các lợi ích kinh tế khác từ khí đốt, dầu mà ra. Khủng hoãng dầu 1973 làm cho Schmidt tin tưởng vững chắc rằng các ông vua Arab không thể tin được, trong lúc Nga tiếp tục cung cấp mà giá rẻ, số lượng đầy đủ, rất đáng tin.

Năm 1981, bộ ngoại giao tuyên bố rằng hợp tác năng lượng nầy giúp Đức bớt lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Thời gian lạc quan nầy đã nẩy sinh hai chủ thuyết vững như đồng cho đến Feb 24, 2022 mới soát xét lại. Thứ nhất: không có gì có thể ngăn chận khí đốt chảy vào Đức. Tiếp tục chảy khi quân Nga nhảy vào Afghanistan 1979; khi Nga cho quân vượt biên giới vào Georgia năm 2008; khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014; tiếp tục chảy khi Tây Đức tẩy chay Thế Vận Hội Moscou; khi NATO nới rộng đến biên giới Nga năm 1999 và khi Liên Hiệp Âu Châu cấm vận vì Nga chiếm Crimea 2014.

Chủ thuyết thứ hai: Đức không bao giờ lệ thuộc Nga về khí đốt thiên nhiên; ngược lại Nga lệ thuộc vào đồng tiền của Đức. Thủ tướng Helmut Kohl nói Đức không thể bị làm khó, và không bao giờ bị Nga đe dọa, trong lúc Đức có rất nhiều lựa chọn như mua của Hòa Lan, Na Uy, của Anh. Sử gia Thụy Điển Per Högselius, chuyên gia hàng đầu về tài liệu văn khố Nga, chưa bao giờ tìm ra dấu tích cho thấy Nga có ý nghĩ dùng khí đốt làm vũ khí.

Điều nầy trái với thực tế nhưng chính phủ Đức vờ như không thấy. Người bạn cưng của Tây Phương Gorbachev đã giảm 80% số nhiên liệu dành cho Lithuania khi cộng hòa soviet này rục rịch đòi độc lập năm 1990. Hai năm sau, kẻ yêu dấu của thủ tướng Đức Kohl, là Boris Yelsin, đã ngưng cung cấp cho Estonia với cùng lý do. Tình báo HK đã lưu ý rằng Nga dùng năng lượng làm vũ khí chống Tây Phương; công ty Gazprom là cánh tay dài thòn của Kremlin. Từ 2013 lân quốc trung thành Belarus chỉ trả 200E cho 1.000 mét khối trong lúc anh cà gật Ukraine phải trả hơn 400E và đã bị cúp một lần giữa mùa đông để dằn mặt. Chính bà Merkel hãnh diện có công ngăn chận Putin chơi đòn nầy với Moldovia.

Lấy gì mà dám nói Nga không thể làm khó Đức? Khí đốt không thành vấn đề với các nhà đèn vì họ dùng than đá rẻ hơn. Nhưng với các gia đình thì việc sưởi ấm không như vậy. Nhà nhà khắp xứ đã không sưởi ấm bằng dầu hỏa mà dùng khí đốt vì sạch sẽ, gọn và ít nguy hiểm. Năm 2008, Đức đã mua của Nga 44% lượng khí đốt tiêu dùng. Nhưng trong chính quyền, nào có ai nghĩ tới mối nguy từ đối nhân thân thiện Bắc Âu. Sợ làm sao được. 2001, Putin đã ”mở ruột mở lòng” trước Quốc Hội Liên Bang Đức. Ký sự ngành lập pháp có ghi: “vỗ tay không ngừng. Các dân biểu đứng”.

Trước khi bức tường Ba Linh sập đổ, Matthias Warnig nằm vùng do thám Tây Đức cho tình báo Đông Đức, đặc biệt là ngân hàng Dresdner. Khi hai nước thống nhất, Warnig tiếp tục làm cho nhà băng nầy và được cử đi Nga tìm mối thương mại. Ông tìm đến văn phòng của một ông Putin nào đó trong cố đô Peterburg; ông đem theo một thermos cà phê, bánh mì, ngồi chờ suốt ngày. Đã xế chiều, Putin mở cửa nói mấy chữ tiếng Đức hẹn ở quán nhậu ‘Hải Âu’ tối đó. Hai người làm quen. Khi vợ cũ của Putin gặp tai nạn nằm nhà thương, Warnig đã chăm lo các con của Putin, đưa chúng đi học trong hai tháng trời.

Khi bắt tay vào thương vụ khí đốt ở Đức, Putin đã sẵn có người quen tại địa phương, đã không ngần ngại giao cho Warnig trông coi dự án “ruột” của mình, đường dẫn dầu xuyên biển Baltic từ Nga đến Đức.

Cho đến ngày nay, Warnig vẫn tiếp tục nói rằng Putin không bao giờ đề cập chính trị khi bàn luận về Nord Stream, mà chỉ nói đến thương vụ và lợi nhuận, trao đổi kỹ thuật. Warnig mô tả đường ống mới là đường phụ bên cạnh ống dẫn xuyên qua đất Ukraine, nó chạy quanh mà không thay thế đường ống hiện tại; nói khác không có vấn đề chính địa với một Ukraine bất trị.

Ngay sau khi thất cử năm 2005, Gerhard Schröder được tổng giám đốc Gazprom mời làm tổng quản lý đường dẫn nầy thay Warnig. Cựu thủ tướng từ chối nhưng không thể từ chối khi Putin đích thân điện thoại mời, sau lễ tượng trưng thực hiện múi hàn đầu tiên ở Bắc Nga 2005. 10 ngày trước khi chính thức từ nhiệm Shroder đứng bên cạnh Putin trong lễ ký khế ước Nord Stream 1. Liên Âu tuyên bố giao ước nầy phục vụ quyền lợi của Âu Châu và Merkel xem Nga từ đây là “partner” lớn nhất quan trọng nhất của Âu Châu trong lãnh vực năng lượng.

Dự án mới nầy được ca ngợi chính yếu vì hai lý do. Thứ nhất, khí đốt dẫn theo ống rẻ hơn khí hóa lỏng, khí hóa lỏng phải tốn tiền chuyên chở. Thứ hai, đường ống qua đất Ukraine không tin tưởng được.

Mấy chục năm rồi Ukraine nào có sửa chữa bảo trì, cho nên có nhiều chỗ nứt và nhiều vấn đề kỹ thuật Trong lúc ấy, Ukraine nhận của Nga tỷ nầy qua tỷ nọ tiền mãi lộ. Tiền bảo trì vô túi các đại gia. Mật đàm Mỹ Đức cho biết có 130 địa điểm Ukraine dùng để hút trộm khí đốt của Nga, gây nên nhiều lần mất áp suất. Giới nhiên liệu dùng những sự việc nầy để ủng hộ dự án của Putin đã bảo đảm cung cấp đúng mức cho Âu châu; họ nói việc làm của Putin không nhằm trả thù Ukraine, chỉ là doanh thương, không chính trị.

Những quốc gia Đông Âu trước kia là chư hầu của Nga không đồng quan điểm với Đức. Cựu bộ trưởng quốc phòng Estonia đã lưu ý âm mưu của Nga chia rẻ khối Âu Châu. Năm 2006, bộ trưởng quốc phòng Ba Lan so sánh doanh vụ Nordstream như thỏa ước Hitler-Staline chia cắt Ba Lan năm 1939 trước khi thế chiến 2 bắt đầu.

Cũng khác với Đức, giới tình báo Tây Phương trình bày mối quan ngại của họ là Putin có mục tiêu chính trị chứ không vì kinh tế. Nếu phải chọn Ukraine và đường dẫn thứ hai nầy, Putin lập tức bỏ rơi mối lợi khí đốt không chút ngần ngại.

Đức không bao giờ để ý đến lời khuyến cáo của HK đừng bước vào cạm bẩy của Nga và hãy mua khí đốt của HK dù sản xuất theo phương pháp fracking, có hại cho môi sinh.

Đức cũng gạt bỏ ý kiến của các thành viên EU. Hòa Lan phản đối Norstream2 ngầm dưới biển khi Nga ngưng cung cấp cho Ukraine trong mùa đông 2009.

Ngày nay, thiên hạ mới biết thái độ mê Nga nầy là tác phẩm của nhóm thủ hạ tay chân của Putin trong đảng Dân Chủ Xã Hội, gồm Schroder, cựu thủ tướng; Frank-Walter Steinmeier, đương kim tổng thống, Sigmar Gabriel cựu bộ trưởng kinh tế và Erwin Sellering, cựu thống đốc tiểu bang Pomerania, nơi ống dẫn rời biển leo lên đất liền của Đức.

Trong những năm 1990, chính phủ Đức giao phó trách nhiệm an toàn năng lượng cho các đại công ty tùy thích hoạt động. Angela Merkel nói rằng ngay ngày thứ nhất, bà đã bắt Putin cam kết kế hoạch Nordstream2 thuần túy là một dự án kinh tế. Bà nói thêm rằng dự án thuần túy thương mại nầy tạo nên vô số việc làm cho tiểu bang sở tại đang khó khăn về nhân dụng.

Quan niệm cho rằng năng lượng đơn giản chỉ là một hiện vật như xe hơi, tủ lạnh là kết quả của cuộc cách mạng khắp Âu Châu thập niên 1990. Trước thời điểm nầy, chính phủ Đức – để bảo vệ an toàn - không cho cạnh tranh ảnh hưởng các công ty điện lực bằng rất nhiều thể lệ, đồng thời bảo đảm lợi nhuận cho doanh nhân nhưng giá điện do đó rất cao.

Dưới áp lực của kỹ nghệ phản đối giá điện quá cao, và do khuyến cáo tự do cạnh tranh của EU, chính phủ Kohl đã đảo ngược quy chế nầy và đưa khu vực năng lượng vào luật cung cầu.  Khu vực nầy trở nên hổn loạn, các công ty hợp chung thành tổ hợp độc quyền một vùng, nhiều công ty đóng cửa khánh tận, đầu tư ngưng trệ. Tất cả sinh hoạt chỉ nằm trong hai khía cạnh: chi phí và lợi nhuận.

Tình trạng nầy dần dần làm cho năng lượng Nga tiến sâu vào Đức: giá rẻ và có đủ ngay mà xài. Con số thống kê cao nhất về sự lệ thuộc nầy là 55% nhập cảng từ Nga dưới thời Angela Merkel tuy thể lệ công pháp chỉ cho phép mua từ một quốc gia duy nhất tối đa là 33% khối lượng tiêu dùng.

Đức uống nước đường quá nhiều nên đã bỏ phí mấy chục năm không chịu cải tiến ngành năng lượng, và không bao giờ nghĩ đến chuyện bất ngờ. Tuần qua trong viễn ảnh một mùa đông lạnh, bộ trưởng kinh tế Đức Habeck nói: Rõ ràng dân chúng Đức đang chịu cảnh giá gia tăng và nạn lạm phát. Putin muốn chi phối xã hội của chúng ta qua giá cả; Putin muốn đất nước của chúng ta tự xé nát để suy tàn. Tư tưởng mới xuất hiện lúc nào trong đầu Habeck, ông có bao giờ rùng mình khi nghĩ đến màu hồng năng lượng trong mắt chính giới Đức, nào là Schroder, nào là Merkel, Putin không bao giờ phụ lòng ai.


No comments:

Post a Comment