add this

Tuesday, August 2, 2022

hòa đàm ngưng chiến Ukraine

 


Thương thuyết hòa bình Ukraine

Talking Peace in Ukraine

Shlomo Ben-Ami * Jul 15, 2022 The Korea Times

Tôn Thất Tuệ dịch

TEL AVIV – Chiến tranh Ukraine (U) đang diễn ra trên chiến trường nội địa và trên một không gian chính địa rộng lớn hơn khắp thế giới.

Trên chiến địa, quân lực Nga lúc đầu tỏ ra yếu kém và lạc hậu. Nhưng cục diện trông giống cuộc viễn chinh Napoleon đánh Nga năm 1812. Biến cố lịch sử nầy được Staline nhân định để làm bài học như sau: Phối hợp bạo tàn man rợ và quân số hùng hậu, Nga đã xoay chuyển tình thế lợi cho mình. Cuộc chiến hiện nay ở U vô cùng tàn bạo man rợ và “lấy thịt đè ngưới” đã cho phép Moscou bước chậm nhưng vững chắc.

Về chính địa, lợi thế của Nga là sự chia rẻ của Tây Phương đã manh nha từ đầu nay rõ hơn, tuy Nato tuyên bố đoàn kết giúp Ukraine trong hội nghị Madrid 2022. Tây phương có những lo âu riêng từng vùng. Phần Lan và Thụy Điển xem mối đe dọa từ Nga nhưng với Ý, Pháp và Đức, bất an đến từ Bắc Phi và làn sóng tỵ nạn như lụt lớn trong Thánh Kinh sẽ đảo loạn mọi cơ cấu xã hội. Tình hình nầy lồng vào sự lạm phát chưa từng có, làm cho các biện pháp tẩy chay trừng phạt kinh tế sẽ không thể duy trì lâu hơn, nhất là giá lương thực đang đưa đến nạn đói.

Hai đảng chính trị lớn ở Ý phản đối viện trợ quân sự cho U, không còn tha thiết với sự toàn vẹn lãnh thổ của U để đổi lấy các quan hệ kinh tế có lợi. Tại Tây Ban Nha, đảng đối lập đã vận động dư luận chống chính phủ gởi quân cụ, quân dụng cho Kyiv.

Về nước Pháp, từ lâu TT Macron khá ởm ờ nay uy thế bị giảm sút bởi thành công của nhóm tả của Jean-Luc Melenchon và nhóm cực hữu của Marine Le Pen; hai khối nầy mong muốn có một đường lối giữ mặt cho Nga, (không mới lạ vì Macron đã từng chủ trương như vậy).

Nhưng khó xử chính là Đức. Quốc gia nầy hiện nằm trong sự chi phối năng lượng của Nga. Sự câu thúc kinh tế nầy đã bắt nguồn từ lâu. Thủ tướng Đức Willy Brandt chủ xướng bình thường hóa ngoại giao với Nga trong thập niên 1960, trong khuôn khổ sống chung hòa bình. Những điều kiện tinh thần thuận lợi ấy đã giúp cho kinh tế Nga, đặc biệt ngành năng lượng, có chỗ đứng ở Đức, ngày một vững thêm; để rồi ngày nay Đức Quốc nằm trọn vẹn trong sự chi phối của Moscou về dầu hỏa và khí đốt.

Ngoài việc cắt đứt giao thương với Nga, Liên Hiệp Âu Châu (EU) đã quyết định khởi đầu thủ tục gia nhập của U và Moldova.

Ngoài hậu quả gia tăng chi phí tài chánh, Putin còn thấy nguy cơ EU nắm tay Nato đứng ngay ở cửa. Thế nhưng việc còn lâu. Dù cho một khi hai xứ nầy chính thức làm hội viên, EU muốn thành một thực lực chính trị thì EU phải tăng cường sức mạnh quân sự. Nhưng lúc nào và trong bao lâu Âu Châu chịu tốn kém để duy trì sức mạnh quân sự nầy. Sau thế chiến thứ 2, Âu Châu bắt đầu nền văn hóa tiêu thụ và hưởng lạc, và không chịu chuẩn bị đối phó những trường hợp bất trắc để ngăn chận chiến tranh kịp thời.

Ngoài Tây Phương, chiến dịch chống Nga không được hậu thuẩn như mong muốn. Ấn Độ hiện hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ, Úc và Nhật, đã từ chối chế tài Nga, nguồn cung cấp vũ khi chính cho Ấn.

Lời Biden kêu gọi Saudi Arabia gia tăng khai thác dầu chẳng có một hiệu ứng nào. Chính sách năng lượng mà Biden đem theo trong chuyến công du Trung Đông như đề tài tranh cử đã bay theo gió cát sa mạc không để lại dấu tích nào. Thái độ trịch thượng của Biden đối với thái tử nhiếp chính Mohammed bin Salman càng làm cho TT Mỹ không giữ được quân bình cán cân ngoại giao. Maroc, nước được Mỹ công nhận chủ quyền ở miền tây sa mạc Sahara năm 2020, bỏ phiếu trắng tại LHQ thảo luận lên án Nga xâm lấn Ukraine do Mỹ cầm đầu.

Thái độ bất hợp tác của thế giới bên ngoài Âu Châu không vì lý do thuần túy chính trị. Nguyên do chính là giá năng lượng và thực phẩm gia tăng phi tiển, hậu quả của những biện pháp chế tài đối với Nga. Các nước đang phát triển chịu thiệt thòi nhiều nhất. Viễn ảnh suy thoái toàn thế giới đang đè nặng nơi nơi. Trong trường kỳ, sự kiện Tây Phương đã vũ khí hóa trật tự quốc tế có nguy cơ tách biệt hoàn toàn với các cường quốc như Tàu và Nga.

Trên bàn cờ quốc tế ngày nay, Tây Phương không ở trong tư thế “chực sẵn” chiến thắng đánh bại Nga như họ mong muốn. Trái lại chính sách Ukraine của Tây Phương là một ngõ cụt, một bế tắt trên chiến trường, chỉ làm lợi cho Nga và tác hại cho Ukraine, và đi xa hơn quá lãnh địa nầy là cuộc khủng hoãng năng lượng và lương thực cho cả hành tinh.

Không ai đề nghị Tây Phương ngưng hổ trợ Ukraine. Nhưng song song với công cuộc nầy, Tây Phương phải tìm cách thương thảo ngưng bắn và đàm phán hòa bình một cách nghiêm trang và chân thật. Hòa hội sẽ mở đường cho Ukraine và Nga quyết định số phận các vùng đất hiện do Nga chiếm đóng (với kết quả ví dụ là trưng cầu dân ý vùng Đông Donbas). Nato cũng sẽ nêu rõ quan miệm mới về một nền an ninh rộng lớn hơn dành cho Âu Châu.

Lối thoát trên đây không phải là giải pháp lý tưởng; nó chỉ làm cho hai bên ngưng tay giao chiến, chưa phải là hòa bình bền lâu. Nhưng tiếp tục con đường hiện nay sẽ đem lại vô số hệ quả đau thương và tồi tệ hơn nhiều.-

Shlomo Ben-Ami, cựu ngoại trưởng Israel


No comments:

Post a Comment