add this

Monday, September 19, 2022

Gorbachev

 




Mikhail Gorbachev

Masha Gessen New Yorker Tôn Thất Tuệ dịch

Aug 31, 2022 Mikhail Gorbachev, lãnh tụ Liên Xô cuối cùng chết ở Moscou hưởng thọ 91 tuổi. Trong 20 năm cuối đời, ông ít khi để cho ai phỏng vấn. Nhưng một lần khi xem lại bản thảo để cho lên khuôn, chúng tôi nhận thấy dạo ấy Gorbachev lắm lúc không nói hết một câu, hay chạy quanh ngoài lề. Nhưng nào ai biết, đầu óc của ông chỉ chứa hình ảnh của Raisa, người vợ đã qua đời. Ông nói: nếu có ai hứa cho tôi một thế giới tương lai, tôi sẽ gặp lại Raisa. Nhưng tôi không tin điều đó, tôi không tin ở God”. Raisa là người vợ sống chung 46 năm và đã qua đời 1999.

Ông nói tiếp: “Raisa cũng không tin như tôi. Nhưng bà ấy đi về hướng ấy nhanh hơn tôi”. Người nghe sẽ hiểu ‘hướng ấy’, bên cạnh ý nghĩa thần học, Raisa sống trong nhịp thay đổi thời hậu Liên Xô; trong lúc ấy Gorbachev luôn còn mang máu Liên Xô, và cuộc đời ông gắn vào guồng máy đảng.

Ông đã được đảng chọn khi mới bước chân vào đại học ở phía nam. Sau các chức vụ đảng nối nhau, cho đến 1985, ông được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng, địa vị cao nhất ở Liên Xô. Lúc ấy Gorbachev quá trẻ, như một thư sinh nếu so với số nhân viên chính trị bộ đã ngoài 80; lớp người cần tôn kính và nhớ ơn. Nhưng ông luôn giữ trung thành đủ để trả món nợ đối với đảng và các lãnh đạo già nua sắp chết.

Thời trai trẻ Gorbachev yêu đời, làm việc vui say để chinh phục Raisa. Đôi bạn cùng học đại học Moscou, chàng trường luật, nàng lớp triết. Bạn học của Raisa là những nhà tư tưởng hậu Liên Xô đã giúp Gorbachev hình thành hai chính sách đồng nghĩa với tên cá nhân của ông. Ấy là glasnost và perestroika.

Vài tuần sau khi nhậm chức tổng thư ký, Gorbachev đã cho biết ý định cải tổ và canh tân toàn thể xứ sở Liên Xô. Tháng sáu 1987, ông công bố perestroika, sắp xếp chỉnh đốn tất cả chính sách ở mọi lãnh vực. Tuy ông không nói ra, chỉnh đốn sắp xếp có nghĩa là tự do hóa: Liên Xô sẽ hợp thức hóa các xí nghiệp tư trong tầm cở trung bình; nới rộng kiểm duyệt, cho phép thảo luận công khai những điều xưa nay cấm kỵ.

Kiểm duyệt chưa bỏ hẳn nhưng các giới hạn không còn khắc nghiệt như xưa; điều nầy tạo nên một khối lượng chưa từng thấy trong công trình viết lách, xuất bản, làm phim, trình diễn sân khấu và âm nhạc. Đó là mục tiêu của glasnost.

Nhiều tờ báo chui, ít ai biết tiếng tuy đăng lại những bài có tính chất kinh viện học thức, nay in thêm không đủ phân phối. Dân chúng nối đuôi mua báo mới hay mua vé xem các vở tuồng mới của những soạn giả bị đàn áp bởi chế độ khủng bố của Staline. Lần đầu tiên từ khi Staline chết 1953, dân chúng được quyền công khai nói về quá khứ của xứ sở.

Khi đã rời chính quyền, Gorbachev muốn duy trì gia sản mới do ông tạo dựng. Năm 2008, ông hợp tác với một tờ báo độc lập thành lập một nhóm thân hữu thiết lập thư viện “khủng bố của Staline”. Với tư cách tổng bí thư, ông có thể đọc mọi hồ sơ. Từ đó ông biết sự khủng bố xẩy ra với người dân như bốc thăm. Người dân bị bắt và xử bắn, chẳng phải vì làm điều gì sai, hay nghi làm điều sai. Nhưng vì chính quyền địa phương phải thực hiện túc số (quota) bắt giữ và hành quyết trung ương đã ấn định. Ông cũng biết một thời gian khá dài, mỗi ngày có vài ngàn người bị xứ bắn, các cấp đảng ủy mỗi ngày chuẩn phê danh sách trang nầy qua trang nọ. Ông đã thành lập một ủy ban duyệt và hủy mấy triệu bản án thời Staline. Nhưng một viện bảo tàng như thế nầy không thể thành hình khi Putin cai trị, vì chính quyền Putin đang viết lại lịch sử xóa bỏ tội ác của Staline và phe nhóm.

Gorbachev vừa được khen và vừa bị kết tội giải thể Liên Xô (Liên Hiệp các cộng hòa xô viết XHCN). Ông đã thả tất cả tù nhân chính trị năm 1987 (ngày nay Nga nhiều tù nhân hơn số tù nhân thập niên 1980 mà ông đã thả). Khoa học gia Andrei Sakharov, khi hết bị câu lưu tại nhà, được bầu vào Quốc Hội Tối Cao và phê bình sự độc quyền của đảng CS; nhà nhân chủng học Galina Starovoitova chủ trương giải thể Liên Xô đề nghị thay sự cấu tạo thuộc địa áp bức nầy bằng một liên bang tự do.

Năm 1989, Gorbachev bẻ đôi gông cùm các chư hầu ở Âu Châu, những quốc gia Nga đã cai trị sau thế chiến 2. Lần lược, Ban Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc …hạ bệ các chính phủ thân Nga. Nhưng tại các quốc gia đã sáp nhập vào Liên Xô đòi độc lập thì Moscou đã dùng bạo lực đàn áp. Đó là những trường hợp Georgia, Latvia, Lithuania, Armenia, Azerbaijan, Moldova, Tajikistan và nhiều nơi nữa. Vào cuối đời, ông cho biết đã không chủ trương bạo động nhưng không thể kiểm soát bộ máy quân chính phức tạp của Liên Xô thời ấy và ông nhận là một lỗi của chính mình.Tuy vậy ông không muốn thấy một Liên Xô tan rả; khi hai cộng hòa lớn là Russia và Ukraine quyết định ly khai, ông vẫn cố giữ lại bằng cuộc trưng cầu dân ý; sáu trong 15 thành viên từ chối ở lại, ông nói rằng chín xứ còn lại vẫn đủ để có một Liên Xô hiện hữu.

Tháng tám 1991 một nhóm đảng viên già và cứng rắn đã đảo chánh, tái lập kiểm duyệt và quản thúc tại gia Gorbachev ở Crimea nơi ông đang nghỉ giải lao. Nhưng nhóm phản loạn chỉ hoành hành trong ba ngày. Gorbachev trở về thủ đô như con gà què, đã được thay thế bởi Boris Yelsin, người được ông đưa từ vị trí đảng thấp kém về thủ đô và giao cho nhiều trọng trách. Yelsin, đại diện Russia đã cùng đại diện của Belarus và Ukraine ký thỏa ước giải tán Liên Xô.

Gorbachev nằm trong số rất ít người tin tưởng rằng chính trị gia có thể tốt hơn không như nghĩ tưởng. Ông đã nhầm. Hơn 20 năm qua, Nga bị cai trị bởi một người có quan niệm ngược lại. Putin cho rằng con người đã hư hỏng, mục nát từ trong gốc mà ra; đó là thế giới quan căn bản của Putin.

Trong suốt thời gian thi hành perestroila, Putin là một sĩ quan mật vụ KGB cấp thấp, đồn trú tại Dresden, Đông Đức. Ông không bao giờ ở Nga để thấy không khí tự do thổi qua Moscou. Ông hận thù Gorbachev đã bỏ rơi các sĩ quan mật vụ tại chư hầu nầy, không cho họ thực hiện giấc mơ một đế quốc hùng mạnh rộng lớn từ Bắc Âu đến Đông Âu.

Putin đã vận động dân chúng và giới trí thức cho rằng Gorbachev chịu trách nhiệm tình trạng bất ổn hiện nay từ sự phá hủy những thành trì kiên cố xem như bất biến dựng lên trong thời gian hưng thịnh của CS.

Từ khi rời nhiệm sở, Gorbachev đã rút khỏi đời sống công cộng; ông lo việc từ thiện và không thể thành lập một viện bảo tàng về sự tàn ác của Staline.

Gorbachev đã than phiền việc Nga đàn áp biểu tình 2013 và việc Putin đưa ra những điều luật trừng trị sự khác biệt trong dư luận. Ông nói: tại sao phải sợ dân chúng? Nhưng ông không một lời về việc Nga sáp nhập Crimea 2014 và hoàn toàn im lặng trước sự xâm lăng Ukraine hiện nay.

Nhiều nhà quan sát đã vội cho rằng Gorbachev, một mặt là lãnh tụ chống Xô viết nhất (the most un-Soviet), một mặt vẫn giữ máu thịt của hệ thống Soviet, muốn Nga giàu mạnh như một đế quốc tuy ông hiện chưa thể hình dung. Nhưng làm sao đọc được tư tưởng của kẻ khác?!

=====================================================

 

No comments:

Post a Comment