add this

Monday, September 26, 2022

Việc Gorbachev không làm

 

Berlin Wall: Thank you Gorbi










Việc Gorbachev không làm

Stephen Kotkin * The Times of London - Sept 9

Tôn Tht Tu lược dịch và tham luận

Mikhail Gorbachev – tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô USSR - từ trần Aug 30 (hoặc 31 tùy giờ địa phương) tại Moscou hưởng thọ 91 tuổi. Tùy theo từng loại lịch sử, ông có chỗ đứng đặc thù của riêng mình.

Ông là người duy nhất trong lịch sự hiện đại vào lúc vinh hiển nhất có thể được bầu làm tổng thống hay thủ tướng ở bất cứ quốc gia nào, ngoại trừ xứ sở quê hương của ông. Di sản của ông tiếp tục được duyệt xét hoàn toàn khác biệt ở Tây Phương và hai xứ Nga cùng Trung Cộng. Trẻ trung, đầy nghị lực, thích cải thiện, Gorbachev cùng dân chúng Xô Viết và thế giới can qua một thời sóng gió hy hữu nhưng tránh được tai ương vô lối rùng rợn cho quả đất nầy.

Gorbachev mắc phải hai sự sai lầm trầm trọng.

Thứ nhất, ông tin tưởng rằng hệ thống chính trị thừa hưởng từ thời Staline – độc quyền của đảng CS và nền kinh tế do nhà nước làm chủ và điều hành – có thể được cải cách một cách tốt đẹp thành công.

Thứ hai, Gorbachev giả định rằng dù không có sự cai trị tập quyền tuyệt đối của trung ương đảng CS, chính quyền Xô viết vẫn có thể sống còn. Nhưng Liên Xô USSR trên lý thuyết là một một liên hiệp tự nguyện có quyền ly khai.

Một khi ông quyết định đập vỡ guồng máy CS thì nước Nga để lại một quân đội và mật vụ KGB đối chọi với các nhà lập pháp cộng hòa và các tầng lớp dân chúng đang hăng say giành nhau kết quả bầu cử.

Gorbachev sẽ luôn được ghi nhớ bởi những điều ông không làm: khi xứ sở của ông sụp đổ, ông không kéo thế giới sụp đổ theo. Ông hết sức cẩn trọng, không dùng lại các phương pháp của Staline.

Năm 1989, Nga có gần một triệu quân đóng ở Đông Đức nhưng Gorbachev cấm nổ súng bắn dân Đông Đức đạp biên giới qua Hung Gia Lợi để vô Tây Đức. Ông đã để Đông Đức ra khỏi Liên Minh Varsovie, nhập chung với Tây Đức thành nước Đức thống nhất và tiếp tục ở trong liên minh quân sự NATO. Đức từ đó cảm tình với Nga và tạo cơ duyên để ngành năng lượng Nga đặt chân vào Âu Châu (đưa đến khủng hoãng chính trị năng lượng hiện nay qua chiến tranh Ukraine).

Sử gia cho rằng Nga, Iran và Tàu khó mà bị xóa kh3i mặt đất nhờ có một nền văn minh mấy ngàn năm. Nhưng Tập Cận Bình (và Tàu nói chung) đang nghiên cứu cẩn thận kinh nghiệm của Nga rút kinh nghiệm không để cho Tàu theo vết xưa nầy.

Tuy đã là một kẻ không danh vị trong thời Gorbachev, Putin cho rằng cái tên Gorbachev đồng nghĩa với sự tin tưởng ngông cuồng lòng thành của Tây Phương để không thấy sự phản bội tất yếu và sự cần thiết bảo vệ chủ quyền của Nga. Nhưng Putin không biết bài học của Gorbachev: Tây Phương quá mạnh, một mình Nga không thể đối đầu. Gorbachev luôn tin tưởng dân chủ tự do là một sức mạnh, nền tảng căn bản của sự phát triển kinh tế. Các sách về Gorbachev đều ghi lại lo âu của ông về con đường phi dân chủ mà Putin đang đưa xứ sở dấng thân vào. Putin đã tôn thờ triết gia tôn giáo Ivan Ilyn, chủ trương phát xít. Ông tự cho sứ mệnh bảo đảm rằng sự lệ thuộc tồi tệ kiểu Gorbachev sẽ không thể lập lại. Putin không những không cho làm quốc táng Gorbachev mà cũng không đến dự lễ truy niệm thu hẹp.

Putin tự ví mình với Peter đại đế hay nữ hoàng Catherine, hai vĩ nhân đã chinh phục các quốc gia từ Baltic cho đến Hắc Hải nhưng ông không biết rằng lúc ấy Hoa Kỳ chưa thành một quốc gia chứ chưa nói là siêu cường, hai thần tượng của Putin không gặp một sự chống đối nào. Gorbachev ngây ngô tin vào sức chịu đựng của khối CS nhưng không mù quán về sức mạnh của HK và các đồng minh tây phương của HK.

Gorbachev biết rõ ngân sách quốc phòng khổng lồ đã bóp nghẹt nền kinh tế. Tại LHQ Dec 1988, ông tuyên bố đơn phương tài giảm binh bị. Trái lại hiện nay, theo tài liệu của một viện nghiên cứu Thụy Điển, chi phí binh bị của Nga năm 2000 là 9,23 tỷ đô đã tăng thành 65,9 tỷ đô năm 2021. (Trong cùng thời gian nầy Trung Cộng tăng ngân sách quốc phòng từ 22 đến 293 tỷ đô). Nga không che dấu sự sút giảm ngân sách giáo dục, y tế và phát triển hạ tầng cơ sở.

Putin đã phá hủy những gì tốt đẹp mà Gorbachev đã đem lại cho nước Nga. Hoài cổ về một Liên Xô rộng lớn là một cảm tính dễ được thông hiểu; cảm tính nầy chính là nguyên do bất mãn Gorbachev đã để cho Liên Xô phân hóa giải thể nhưng ngôi nhà Liên Xô đã mục nát từ lâu.-

từ trái: Ronald Reagan, Nancy Reagan, Mikhail Gorbachev, Raisa Gorbacheva
dự dạ tiệc tại tòa đại sứ Nga ở Washington DC năm 1987

Viết thêm của người dịch

Gorbachev lên cầm quyền để biết rằng Liên Xô với những kế hoạch thập niên ngũ niên đã thua cuộc chạy đua kinh tế với HK dùng chính sách New Deal, tự do doanh nghiệp. Ông không mộng mơ, trái lại đi tìm những khả thể, theo ông chính trị là khoa đi tìm thực hiện những khả thể.

Ca dao VN: cầm vàng mà lội sang sông, vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng. Nhưng Gorbachev vừa tiếc vàng tiếc công. Tình hình Nga biến chuyển quá bất thường nhưng vận xui của ông tạo nên bởi một người do ông đưa từ tăm tối lên vinh quan mà bản chất là một gã say rượu tồi tệ nhất thế giới và là một kẻ theo cơ hội chủ nghĩa.

Yelsin có công vận động dẹp loạn đảo chánh bởi các tướng lãnh thủ cựu, về sau Yelisn lại chỉ trích Gorbachev đã đưa những người nầy vào chính quyền. Yelsin đã từ bỏ đảng CS và đã tạo được thanh thế chủ trương xã hội dân chủ nhưng uy tín không bằng Gorbachev. Yelsin chỉ trích những cải cách của Gorbachev quá chậm. Sự nôn nóng nầy làm quần chúng bỏ qua việc Yelsin say rượu đọc diễn văn ở Mỹ, say rượu mà té xuống sông. (Ở Mỹ Yelsin say rượu chỉ mặc đồ lót ra khỏi khách để đi mua pizza).

Putin nhất quyết Gorbachev giải thể Liên Xô nhưng Yelsin đã bí mật liên lạc với đại diện Belarus và Ukraine giải thể Liên Xô. Trái lại Gorbachev đã nhiều lần cố gắng duy trì nó. Giữ nguyên Liên Xô đúng sai là chuyện khác.

Gorbachev từ biệt chính trường với lời tuyên bố có nội dung: rất tiếc Liên Xô đã giải thể, nhưng nước Nga nay đã có tự do tôn giáo và chính trị, có dân chủ và nền kinh tế tự do thị trường, chấm dứt chế độ độc tài toàn diện, tài giảm binh bị và chấm dứt chiến tranh lạnh.

Gorbachev lên đĩnh cao quyền hành nhờ sự giúp đỡ của Andropov, ủy viên bộ chính trị bộ đặc trách an ninh, mật vụ, trùm KGB nhưng ông không có tâm thức mật vụ KGB như Putin. Hy vọng đó là nhân lành mẹ đem rửa tội một cách bí mật theo đức tin Orthodox.

Nói riêng nước Nga như một thực thể lịch sử và địa dư và cứ xem Gorbachev đã làm hại cho USSR, vài nhà bình luận đặt vấn đề so sánh giữa Putin và Gorbachev ai làm hại nhiều nhất. Những người nầy suy nghĩ trong bối cảnh Ukraine bị Nga xâm chiếm. Nhưng cách đặt vấn đề sai. Một bên Gorbachev đã lìa chính trường và lìa đời; một bên Putin còn sống tiếp tục có những hành động đáng ngại. Tuần qua, ngày 21 tháng 10 2022 quyết định động viên trưng binh một phần của toàn dân Nga dùng vào cuộc chiến mà ông nghĩ đã sẽ ăn trọn trong vài ngày, việc lấy 15% lãnh thổ Ukraine qua trưng cầu dân ý chưa thể lượng định hậu quả tốt xấu.

================================================

 

No comments:

Post a Comment