Liam Kelley TRỊNH HOÀI ĐỨC, GABRIEL AUBARET AND THE PRODUCTION OF KNOWLEDGE ABOUT THE MEKONG DELTA. Dec 2017 @ Tôn Thất Tuệ dịch
Đầu
thế kỷ 19, Trịnh Hoài Đức, một học giả VN gốc Trung Hoa đã qui tập các tài liệu
về lưu vực Cửu Long trong tác phẩm Gia Định thành thông chí 嘉定城通志 (để hiểu biết về
thành Gia Định). Đến 1863, Gabriel Aubaret, một sĩ quan hải quân Pháp có biết
Hán tự đã dịch thành cuốn Histoire et description de la Basse Cochinchine
[pays de Gia-dinh]) (Lịch sử và mô tả vùng đất thấp Nam Kỳ, xứ Gia Định).
Trịnh
Hoài Đức hoàn thành sách nầy không lâu sau khi nhà Nguyễn đã cai trị lưu vực Cửu
Long. Và Gabriel Aubaret hoàn tất bản dịch không lâu sau khi khi Pháp thôn tính
xong vùng quanh Gia Định.
Như vậy hai ông nầy đầu tiên cung cấp sự hiểu biết về khu vực nầy cho độc giả hay chính quyền của mỗi người. Nhưng hai tác phẩm cho thấy thế giới quan riêng của mỗi người đã ảnh hưởng và hướng dẫn ngòi bút một cách khác nhau.
Từng được huấn luyên học tập cổ điển Hán tự, Trịnh Hoài Đức (THĐ) nhìn và mô tả khu vực nầy với những danh từ, thuật ngữ địa lý phong thủy Á Đông. Nhưng vì không biết và không quen thế giới quan nầy, Aubaret đã gạc bỏ yếu tố phong thủy trong nguyên bản, đồng thời tổ chức lại bố cục, ngõ hầu trình bảy một cách dễ hiểu cho độc giả Âu Châu. Nhưng khi làm việc nầy, dịch giả đã không giúp người đọc hiểu trung thực ý nghĩ tư tưởng của THĐ.
Sách của THĐ chia ra sáu chương như sau:
Tinh
dã chí 星野志
(chương về tinh tú)
Sơn
xuyên chí 山川志 (chương về núi sông)
Cương
vực chí 疆域志 (chương về lãnh thổ, biên giới)
Phong
tục chí 風俗志 (chương về phong tục)
Vật
sản chí 物產志 (chương về sản phẩm
địa phương)
Thành
trì chí 城池志 (chương về thành cao hào sâu)
Trịnh Hoài Đức |
Những
phạm trù, những tiểu mục nầy có thể tìm thấy dễ dàng trong các sách, các địa dư
chí của Trung Hoa trước khi văn minh Tây Phương được du nhập, cho thấy thế giới
được cấu tạo và vận hành như thế nào. THĐ không đi khác xưa khi ông mở đầu như
sau:
夫天麗星於上,地峙山於下,人毓秀其中。三才流通而物化成矣
Phu
thiên lệ tinh ư thương; địa trĩ san ư hạ; nhân dục tú kỳ trung. Tam tài lưu
thông nhi vật hóa thành hỹ.
(Trên
cao, trời làm cho các ngôi sao đẹp thêm. Dưới thấp, đất đưa núi lên cao. Giữa
trời và đất, người làm điều thiện, điều tốt. Ba thứ ấy, (thiên địa nhân) luân
lưu vận hành, chuyển hóa tốt đẹp sự vật và sự việc).
Quan
điểm nầy đã bắt nguồn từ Kinh Dịch và được nhắc lại nhiều lần hai ngàn
năm nay. Trời, đất và người mật thiết liên kết không lìa nhau. Đó là lý do ông
muốn độc giả trước tiên hiểu về tinh tú, rồi đến núi sông, rồi đến khu vực gần
trong phạm vi biên giới, rồi mới đến phong hóa và sản phẩm. Phong tục và sản phẩm
trong đời sống được tạo nên qua sự vận hành của các yếu tố nói trên.
THĐ
không gặp khó khăn khi khi tìm hiểu về tinh tú, sông núi vì đã có trong các sách
cổ điển như Xuân Thu 春秋 hay Tiền Hán Sử 前漢書. Nhưng các sách
xưa nầy không có chi tiết địa dư đồng bằng Cửu Long.
Ông nhắc lại sư liên hệ mật thiết thiên địa nhân khi mở đầu chương núi sông (Sơn Xuyên Chí) nhưng ông nhấn mạnh liên hệ giữa đất và người.
山為地之骨,水為地之血,孕毓流通,以成就此一方土地。其英雄豪傑忠臣烈女亦於是乎出,而寳藏興焉貨財殖焉。
San
vi địa chi cốt; thủy vi địa chi huyết, dựng dục lưu thông, dĩ thành tựu thử nhất
phương thổ địa. Kỳ anh hùng hào kiệt trung thần liệt nữ diệc ư thi hồ xuất, nhi
bảo tàng hưng yên hóa tài thực yên.
(Núi
là xương của đất, sông là máu của đất. Núi sông ấp ủ thai nghén mà sinh ra vùng
đất nầy. Anh hùng, hào kiệt, trung thần, liệt nữ sau đó mới xuất hiện, rồi đến
các vật phẩm quí, những món đồ vô giá).
Đoạn
nầy có âm hưởng của Vương Sung trong tập Luận Hành 論衡, tài liệu triết học
đầu tiên nói về tương tác giữa thiên nhiên ngoại cảnh và nhân thế. THĐ biết rằng
khí lực, năng lực phong thủy được chuyển qua các mạch 脈, cho nên có chỗ mạnh
chỗ yếu, chỗ nhiều chỗ ít. THĐ cố tìm
cho ra những mạch khí phong thủy trong đồng bằng Cửu Long.
Phương pháp của ông trước tiên là lục lọi những cổ thư, sách cũ của Trung Hoa, bắt đầu với những tập được chấp nhận bởi các học giả Khổng Mạnh, xem thử có gì trong kinh Phật và sau cùng là các sách phong thủy cận đại.
Chương
về núi có đoạn:
管子曰,天下名山,五千三百七十。淮南子曰,南極之山,曰暑門。史記曰,天下名山八,三在外,五在中國。十洲記曰,釋氏謂須彌山頂,四峰拔出,各高七百仞,每峰各主一方,天下南天下曰閻浮提。地理書曰,太祖者最高之山,為一方發跡之祖,群龍之所從出也。
Quản Tử viết: thiên hạ danh san, ngũ thiên tam bách thất thập. Hoài Nam Tử viết: nam cực chi san, viết thử môn. Sử Ký viết: thiên hạ danh san bát, tam tại ngoại, ngũ tại Trung Quốc. Thập Châu Ký viết: Thích thị vị Tu Di san đính; tứ phong bạt xuất, các cao thất bách nhận, mỗi phong cát chủ nhất phương. Thiên hạ nam thiên hạ viết Diêm Phù Đề. Địa lý thư viết: thái tổ giả tối cao chi san vi nhất phương phát tích chi tố, quần long chi sở tòng xuất dã.
Sách Quản Tử ghi rằng dưới bầu trời có 53.070 ngọn núi danh tiếng. Sách Hoài Nam Tử ghi rằng ngọn núi cực Nam tên là Cổng Nhiệt Đới Mùa Hạ. Sử Ký viết có tám ngọn núi danh tiếng, ba ngoài Trung Hoa và năm nội địa Trung Hoa. Thập Châu Ký ghi rằng Phật Thích Ca đã đề cập núi Tu Di có bốn đĩnh; mỗi đĩnh cao 700 dặm và ngự trị một lục địa; lục địa phía Nam là Diêm Phù Để. Sách Địa lý thư viết Đại Thánh Tổ là tên ngọn núi cao nhất và sinh ra các đại mạch, rồi phân thành các long mạch.
Về nước THĐ viết:
元中記曰,天下之多者水也,浮天載地,高下無所不至,萬物無所不潤。物理論曰,所以立天地者,水也。夫水者,天地之本也。吐元氣,發日月,經星辰,皆由水而興。九州之外皆水也。
Nguyên
Trung Ký viết: thiên hạ chi đa giả thủy dã. Phù thiên tái địa, cao hạ vô sở bất
chi, vạn vật vô sở bất nhuận. Vật lý luận viết: sở dĩ lập thiên địa giả. Thủy
dã, phu thủy giả, thiên đia chi bổn dã; thổ nguyên khí, phát nhật nguyệt, kinh
tinh thần, giai do thủy nhi hưng, cứu châu chi ngoại giai thủy dã.
(Sách
Huyền Trung Ký ghi rằng dưới bầu trời chỗ nào cũng có nước; nước phục vụ
trời và nuôi đất; dù ở nơi cao hay nơi thấp, không có vật gì không được nước
làm cho ẩm mát. Vật lý luận viết nước tạo nên trời và đất; do đó nước là
căn bản hiện tồn của trời và đất. Sự phóng phát năng lượng mặt trời và mặt
trăng, sự vận chuyển của các tinh hệ đều nhờ nước mà ra).
Những ghi ký trên không giúp tác giả biết thêm về sông núi Cửu Long; người Tàu chỉ biết bên trong nước Tàu và không thèm biết gì bên ngoài. Cho nên ông không dùng sách cũ mà phải theo truyền thống địa lý phong thủy Á Đông
Ông
giải thích thêm:
按群書,天地間山水甚多,古人皆約略以理,而括言之,不能窮究以指定其名號。是知一方者,自有一方之長,各隨所在之名山大川,以爲祖宗正幹,而分子孫支派,旁羅以接續之。大率都從所在之人稱呼者以名目之耳,不必抅泥其所從來,而溺于古書記載之舊聞者,斯可矣。
Án
quần thư, thiên địa gian san thủy thậm đa. Cổ nhân giai ước lược dĩ lý nhi quát
ngôn chi, bất năng quần cứu dĩ chỉ định kỳ danh hào, thị tri nhất phương giả,
tư hữu nhất phương chi trường, các tùy sở tại chi danh san đại xuyên, dĩ vị tổ
tông chánh cán, nhi phân tử tôn chi phái vị tổ tông chánh cán, bàng la dĩ tiếp
tục chi đại suất đô tòng sở tại chi nhân xưng hô dã dĩ danh mục chi nhĩ, bất tất
nê kỳ, sở tòng lai, nhi nịch vu cổ thư ký tái chi cựu văn giả, tư khả hỹ.
Theo
các sách ấy, giữa trời đất có rất nhiều sông nhiều núi; cổ nhân chỉ đề ra như
thế và diễn tả bằng lời lẽ tổng quát, chúng ta không thể tìm hiểu thêm và không
biết sông núi tên gì. Chúng ta chỉ biết rằng ở một khu vực được bàn luận, có chỗ
nhiều sức mạnh, tức là nơi có núi sông danh tiếng được xem như gốc tổ và từ đó
chia ra các nhánh nhỏ hơn đi khắp nơi và tiếp tục chi phân. Tại mỗi nơi dân
chúng tùy tiện gọi tên; cho nên khỏi cần đi lạc trong rừng tài liệu lạc hậu.
Như
vậy THĐ cho rằng có thể tin và dựa vào sự hiểu biết của người địa phương để định
danh sông núi, để biết núi nào cao, sông nào dài như những gốc phong thủy bắt đầu
những sông nhỏ hơn, núi thấp hơn.
Núi
trước nhất được nêu ra là Long Ẩn Sơn 龍隱山, núi rồng chìm ở
Biên Hòa. Núi nầy là bình phong phía sau văn miếu, đồng thời bao quanh văn miếu
(為文廟後屏,廻繞秀拔
vi văn miếu hậu bình, hồi nhiễu tú bạt).
Hà
Nội có văn miếu mà Biên Hòa cũng có. Văn miếu Biên Hòa được che chở phía sau bởi
núi rồng chìm. Danh hiệu Long Ẩn ám chỉ một hoàng đế trong tiềm năng, sẽ có. Sĩ
tử đến viếng miếu mang ước nguyện được ở gần hoàng đế nầy. Nó cũng hàm ý sức mạnh
phong thủy của núi, một sức mạnh làm cơ duyên nẩy sinh một hoàng đế. Với THĐ
cùng các nhà trí thức Đông Á, sự kiện văn miếu được bọc hậu bởi con rồng chìm
có nhiều ý nghĩa.
THĐ
có khi dùng chữ Nôm thay Hán tự để viết các địa danh như Núi Ba Ba thay cho Thần Quy
sơn 神龜山,
(Núi Rùa). Qui Sơn tuy là danh từ riêng, là một trong vô số thuật ngữ phong thủy
dùng để mô tả lưu vực Cửu Long.
Gabriel
Aubaret không hiểu gì về khoa phong thủy, cho nên bản dịch 1863 của ông đã loại
bỏ khía cạnh tối ư quan trọng trong tác phẩm của THĐ. Aubaret không giải thích
Long Ẩn Sơn mà chỉ giữ nguyên hai chữ “Long ân” cho nên người đọc không hiểu gì
hơn là một cái tên bình thường (như Street A, street B). Aubaret viết rằng văn miếu có ngọn núi chắn
phía sau làm cho quang cảnh đẹp thêm; [trông như một nơi du lịch hấp dẫn?]
Ý
nghĩa phong thủy của THĐ bị đánh mất không những vì lối dịch bừa bãi mà còn bởi
sự kiện dịch giả tổ chức lại cơ cấu cuốn sách.
Ba
chương đầu của Aubaret là:
-
Chiếm vùng đất thấp Nam kỳ của Cambodia *
-
Thôn tính Hà Tiên. Chiến tranh với Xiêm
-
Tây Sơn khởi nghĩa.
Ba
chương nầy không có trong sách của THĐ, tuy THĐ có nêu những yếu tố nầy trong
chương Cương Vực Chí nói về biên giới. Riêng ở ba chỗ nầy, lỗi của Aubaret
không phải là thêm nội dung nhưng ông đã thay đổi tầm mức trình bày và phá hủy
tính chất liên hoàn các chương theo lối trình bày của THĐ như một hệ thống ngăn
nắp của một địa phương chí 地方志 truyền thống Á Đông.
Nói
khác, Aubaret không dịch một cuốn sách Á Đông mà ông viết một cuốn sách Pháp dựa
theo các tài liệu nêu trong cuốn sách đó. Aubaret đã đem phần dẫn nhâp chương
núi sông trình bày bên trên bỏ vào phần cuối một chương mới là Système
géographique et climat (hệ thống địa
dư và khí hậu). Một chương như vậy không có trong sách gốc. Không những thế, ý
niệm về hệ thống địa dư vào thời ấy chưa xuất hiện ở VN và Á Đông. Quan trọng
hơn nữa, vì sự tách lìa nguyên bản khỏi ngữ cảnh, người đọc không thấy được
sông núi Cửu Long trong sự mô tả của THĐ.
Aubaret
không hiểu những cổ thư mà THĐ tham khảo, không biết sách Hoài Nam Tử là
gì, không hiểu Sử Ký Tư Mã Quan là gì. Ông chỉ nói ở cước chú rằng những
danh tự ấy là tên tác giả, hoặc là tên sách hoặc là địa danh.
Nói
cho kỳ cùng, năm 1863, Aubaret không cần hiểu căn bản triết lý Á Châu mà THĐ đã
dùng để lập một thế giới quan của chính mình. Aubaret chỉ cần vài tin tức địa
dư để giúp chính quyền thuộc địa cai trị khu vực mới chiếm là lưu vực Cửu Long.
Nhưng
ngày nay, nếu một ai muốn tìm hiểu Gia Định Thành Thông Chí của THĐ, thì
xin chớ dại mó tới cái gọi là bản dịch của Gabriel Aubaret, Histoire et
description de la Basse Cochinchine [pays de Gia-dinh].===
ghi chú của người dịch * nguyên bản tiếng Anh: The Conquest of Lower Cochinchina by Cambodia – Suzerainty – Colonization” hiểu là Cambodia chiếm miền thấp Nam Kỳ đặt nền cai trị thuộc địa. Nhưng bản tiếng Pháp của Aubaret nói sự chiếm đồng bằng của người Cambodia và đặt nền cai trị: Conquête de la Basse Cochinchine sur le Cambodge - Suzeraineté -Colonisation. Xin xem hình Table des Matières
========================================================================
Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt Gia Định 1973 ========================================= |