Ai
cách mạng hơn ai?
The True Vietnamese Revolutionaries
Liam Kelley Nov 3, 2016 Tôn Thất Tuệ dịch
Lịch sử VN cuối thế
kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 được mô tả như sau. Nhà Nguyễn đã không thể đối đầu với
người Pháp. Do đó thế giới xưa cùng nền Hán học cổ điển phải tiêu diệt, nhường
chỗ cho một thế giới mới của các nhà cải cách, các nhà cách mạng như Phan Bội
Châu; các vị nầy đã lập Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội để quảng bá quốc ngữ.
Nhưng hãy nghĩ lại
thử xem có gì không đúng hay không.
Phan
Bội Châu sống trong nước một thời gian rất, rất ngắn đầu thế kỷ 20; tác phẩm của
ông lúc ấy chưa được xuất bản. Cho nên hậu thế có thể tự hỏi PBC ảnh hưởng như
thế nào. Thứ đến, những người thuộc thế giới cũ xưa uyên thâm Hán học và thừa
kiến thức để thi vào làm nhân viên của hoàng triều, những vị nầy không biến mất.
Họ là thành phần ưu tú có học, đóng những vai trò quan trọng nhưng sử không nói
tới.
Sự bỏ qua nầy có lý do là lớp sĩ tử nầy tiếp tục viết Hán tự mà sử gia không thể đọc và hiểu được. Do đó những tài liệu bằng Hán tự bị bỏ quên, không ai dùng tới vì không hiểu. Theo thiển ý, lớp sĩ tử gọi là xưa nầy là những nhà cách mạng thực sự, vì họ đã làm thay đổi lối suy tư của người Việt. Trong lúc những người như Phan Bội Châu sống xa đất nước, tầng lớp “tại chỗ” nầy đã cố sức làm cho xã hội VN chuyển hóa tốt đẹp.
Một ví dụ sống động
và đầy ý nghĩa là ông Phạm Quang Sán. Sinh năm 1874, PQS đậu kỳ thi hương năm
1900 và làm quan giữ nhiều trách vụ khác nhau ở nhiều địa phương Bắc Việt trong
hơn 20 năm kế tiếp.
Từ
những năm nguyên sơ của thế kỷ 20, PQS học được nhiều điều về Tây Phương và các
kiến thức của Tây Phương. Ông muốn chia sẻ những điều vừa học cho giới có học bằng
cách xuất bản một cuốn sách ngắn, giới thiệu những tư tưởng mới.
Thật
vậy, năm 1908 đánh dấu lần xuất bản cuốn 幼學普通說約
Ấu học phổ thông thuyết ước (bàn về kiến thức tổng quát sơ đẳng). Mục đích của
sách, PQS giải thích như sau:
今當學界一新之日,而民間講習,猶多株守舊套。蓋以我國千餘年來,漢文傳習久已,印於國民之腦中,而國語新學汗漫難通,進化之阻力,實根於此
Kim đương học
giới nhất tân chi nhật, nhi dân gian giảng tập; do đa chu thủ cựu sáo. Cái dĩ
ngã quốc thiên dư niên lai, Hán văn truyền tập cửu dĩ, ấn ư quốc dân chi não
trung; nhi quốc ngữ tân học hãn mạn nan thông, tiến hóa chi trở lực thật căn ư
thử.
[Lúc nầy vào giai đoạn mới của nền học vấn,
giáo dục vẫn theo đường lối xưa cũ, vì tại nước mình hơn ngàn năm nay, Hán tự được
truyền từ đời nầy qua đời nọ, đã ăn sâu vào trí não người dân. Do vậy việc quảng
bá quốc ngữ không dễ thực hiện; trở ngại là ở chỗ nầy].
Nói khác, theo PQS, mặc dầu các tư tưởng mới được truyền bá bằng quốc ngữ, nhiều người vẫn không thể đọc và họ tiếp tục học Hán tự cổ điển.
Vì vậy PQS đã dịch qua Hán tự và chú giải rộng rãi cuốn sách bằng quốc ngữ nhan đề: Ấu học quốc ngữ tân thư 幼學國語新書, để cho người không biết quốc ngữ có thể đọc những tư tưởng mới.
Những
tư tưởng nào? Những tư tưởng về chủ nghĩa quốc gia. Sau khi đề cập ngũ luân của
Khổng Mạnh (liên hệ cha con, vua tôi, vợ chồng, anh chị em, thân hữu), tác giả
viết: dòng họ và xã hội là đồng bào của chúng ta hợp quần để thương yêu đất nước. 親族社會,皆吾同胞,合群愛國 :
thân tộc xã hội, giai ngộ đồng bào, hợp quần ái quốc.
Đó
là chủ nghĩa quốc gia tân thời, chưa từng có trước thế kỷ 20. Từ nay, những ý tưởng
mới nầy bắt đầu ăn sâu vào trí não người Việt.
Một năm sau tác phẩm của PQS, 1909, vài
quan lại của triều đình đã kết tập những luận văn mang tư tưởng mới thành một
cuốn sách: Ấu
học Hán tự tân thư 幼學漢字新書.
Các
quan lại triều Nguyễn thực tế đã thấy nhu cầu quảng bá các tư tưởng mới. Họ dùng
Hán tự vì Hán tự lúc ấy là ngôn ngữ chính. Họ thấy quảng bá bằng quốc ngữ sẽ rất
chậm vì hiện thời giới trí thức có học chỉ biết Hán tự.
Trong
khi giới sĩ tử vẫn ở trong nước và truyền bá tinh thần quốc gia, lòng ái quốc,
các nhà cách mạng như Phan Bội Châu cũng nói đến quốc gia nhưng nói ở xứ người,
xa cách quần chúng.
Những
người như PQS, những quan lại triều Nguyễn phổ biến chủ nghĩa quốc gia dân tộc
há không phải là cách mạng hay sao? Chắc chắn họ có ảnh hưởng nhiều hơn các lý
thuyết gia du thuyết khắp nơi, ngoại trừ quê hương xứ sở.
==================================================================
Nha Trang, đường Độc Lập, 1970 ==================================== |
No comments:
Post a Comment