add this

Friday, December 30, 2022

 

Chợ Xép thời xa xưa

Tôn Thất Tuệ

Với tôi, hình Phu Văn Lâu, Đại Nội v..v... có lẽ nhàm chán không gây một nỗi niềm. (Để khỏi mất lòng người Huế hăng bọ xít, nói rõ các bức hình chứ không phải đại nội trong thế tự thân). Tôi thích những nơi vô danh, một khúc đường vắng, một cảnh chợ nhỏ “phiêu bồng” đây đó. Hình Chợ Xép nầy đã làm ông bạn trở lui 75 năm thường theo mạ ra đấy. Me Xừ ni nhà ở đường Bộ Thị (Nguyễn Biểu) từ 1947 đến 1951 đi chợ xưa ở góc đường Mai Thúc Loan và Ngô Đức Kế; về sau chợ xích ra ngoài một ô đường.

Chợ Xép nằm ngay con đường theo bờ thành, sau khi bạn qua lọt cửa Đông Ba, chợ hai bên trái phải. Dân chúng sống bên đường chỉ cười thôi, chờ cho chợ vãng yên tĩnh mới trở lại, đã quen “thị tại môn tiền náo”.

Nói là chợ nhưng chỉ là một chỗ họp chợ ngay trước cửa nhà dân cư. Đường Nguyễn Thành từ Cống Lương Y đến Eo Bầu phía bên chân thành không có nhà cửa, cho nên chợ họp dễ; bạn hàng chỉ gánh hàng tới ngồi bán, mà không có thuế chợ; đường nầy phía chân thành bắt đầu có nhà cửa từ quán cà phê Ngõ Hạnh.

Bắt đầu từ phía phải của Mai Thúc Loan, Chợ Xép tiến qua phía trái; khi đông như dịp Tết, chợ kéo gần tới Eo Bầu. Một số rất ít tư gia mở quán và có thể giữ giúp hàng, lưa thưa như trong hình. Nói chung, chợ chỉ là chợ chồm hổm như dân Bến Ngự có lần đem rau cải ra bán ngay lề cầu. Do đó, hàng bán là những thứ tươi cần tiêu thụ ngay như thực phẩm, thịt cá, rau cải, không có hàng nằm như gạo, nếp, đường, những hàng cần có sạp.

Khi Mậu Thân ngưng tiếng súng, tôi từ Saigon về Huế đi qua Chợ Xép, chợ tiêu điều. Một bà già trong mưa lạnh đứng bán ớt tươi. Bà chỉ có cái ngảu to bằng miệng tô ăn phở, hai ba chục trái ớt vừa xanh vừa đỏ, loại nhỏ như ớt mọi ớt xiêm. Vì chuyến đi khó khắn, tôi được trợ cấp công cán khá lắm, tôi trả gấp năm, nghe thì to, gấp năm mấy chục trái ớt tý xíu. Tôi định biếu lại số hàng nầy nhưng lại thôi, sợ bà đứng tiếp mà bán trong mưa lạnh Huế đô.

Một lần tôi theo người chị họ từ Bến Ngự về nhà chồng đường Nguyễn Thành, đoàn đám cưới rước dâu phải đi bộ hàng một từ đường Mai Thúc Loan xuyên qua Chợ Xép. Những thứ mang theo như quả hộp phải đội đầu, khác nào lội nước lụt.

Hình cho thấy cái tơi dầu (nylon) bên cạnh tơi cá; ước chừng thập niên 1950; 1952 tôi được thưởng cái áo tơi dầu không tay như cái bao nylon bây giờ tiệm dry cleaner trùm các bộ veste. Hoa hậu trong hình mang chiếc áo dài cổ cao, hai vạt áo quấn quanh bụng, rõ là xắn quần vén áo.

Còn nhớ thời trang nầy chừng 1955. Một ký giả tên Phương, Đài Phát Thanh Huế, đã hóm hĩnh nhiều cách: đừng gọi, các cô không thể quay đầu; rồi ra các bà vợ tương lai sẽ rất cứng cổ, cổ các bà mềm quá phải niềng cho cứng không thì quặp xuống ngực. Nhưng nay nhờ kiểu áo các bà sẽ rất cứng đầu cứng cổ, đàn ông thì cứng theo kiểu đàn ông, không cứng theo kiểu các bà.

Lại nhớ người Huế không công bằng với đàn ông; cổ áo dài của các cô cao hai phân lên mười phân không ai phản đối. Nhưng cái quai nịt kiểu mới đơn giản như chữ I thì cho là cao bồi; từ hai pờ li qua một pở li quần đã bão táp nghiêng thành, huống hồ là xăng pờ li..

Hình nầy với tôi quá nhiều ý nghĩa. Nếu thiếu nữ gánh gồng nầy đi học Đồng Khánh, nàng đã sẽ tạo ra một loạt thi sĩ ca tụng nàng. Em đi học về, anh theo em về, lớ ngớ lộn cổ xuống sông mà chết vì tình. Nếu nàng vô chợ Đông Ba bán vải, bán đường thì mấy thầy giám thị Quốc Học bận bịu cấm túc học trò bỏ học đi nghễ. Dân sành diệu dòm gái cho rằng mấy o trong chợ Đông Ba yêu kiều thân thiện dễ thương hơn các cô Đồng Khánh. Nếu, nếu…Với những cái nếu, có thể bỏ Paris trong cái chai. Avec des “si” on peut mettre Paris dans une bouteille.

Cung điện nguy nga không bằng cái chợ xép; vì cung điện không có người ở, chợ đông người, trai khôn tìm vợ chợ đông. Đền thờ mênh mong, tượng ngọc, tượng đồng, tượng gỗ ngồi yên như xác chết.Thảo nào Âu Châu có câu nói: ông vua không thương yêu cung điện bằng kẻ bán khai yêu chòi tranh.

Đòn gánh có ba hình thái: thẳng, cong xuống và cong lên.

Với một khúc tre pheo thẳng bạn có hai đòn thẳng.

Khúc tre cong cho bạn một cong lên một cong xuống.

Cong lên để quân bình với trọng lượng như cái nhíp xe cong lên, thường thấy mấy bà gánh cá.

Biến thái của cong lên là đòn xóc (nhọn hai đầu) để gánh lúa, chỉ xóc vô hai bó lúa nặng.

Cong xuống dễ nằm yên trên vai hơn nhưng gánh nhẹ như gánh đậu hủ, gánh bún. Muốn gánh nặng hơn mà êm thì tháp phía trên một khúc dài bằng 1/3.

Trung bình là đòn thẳng như gánh nước. Người đẹp trong hình (nay 85? 90?) gánh hàng đi bán và dùng thúng lớn nên có gióng sáu, có thể nặng bằng hai thùng nước. Thùng dầu hôi 20 lít, hai thùng 40 lít, xấp xỉ 90 cân.

Trời mưa trơn trợt, mưa mô gió nấy, lạnh lắm người ơi.----

 


Friday, December 23, 2022

Cơn gió bụi, hồi ký Chúc Thanh

 

ấn bàn 1981 không nói chụp lúc nào ở Bắc Việt

Cơn Gió Bụi

Chúc Thanh

ourussacvxznvoiuewsarvourussacvxznvoiuewsarvourussacvxnvoiuewsarvsavvcvvcweeruioasiooiiurewa

– À, mẹ em nói nếu vô đây mà gặp được chị, nói nếu chị có tiền thì mua cho mẹ ba mét vải. Phòng khi mẹ đi theo ông bà, có mà liệm. Ở các thành phố, đô thị, người ta có chút tiền không biết sao, chứ ở trong quê nghèo, mỗi hộ chỉ có một cái chiếu cói. Liệm xác chôn xong lại rút chiếu về, để đến lượt người khác. Mẹ em không muốn thế, mẹ nói khi xưa có làm mõ cho làng cũng còn được chôn cất tử tế, ngày nay thời cộng sản, mới làm vậy, mẹ nói mẹ có tội gì đâu mà khi chết phải chôn trần.

ourussacvxznvoiuewsarvourussacvxznvoiuewsarvourussacvxnvoiuewsarvsavvcvvcweeruioasiooiiurewavc

Mùa thu, mùa Vu Lan còn níu kéo, mùa còn tưởng nhớ tới mẹ, tới cha. Tôi tưởng nhớ tới dì tôi, dì đây là mẹ kế, người bước sau một bước sau mẹ tôi vào gia đình bên nội tôi.

Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu sao dì tôi lại thành thân với cha tôi một đoạn đường và ngược lại. Nếu nói theo xưa, họ có duyên nợ vợ chồng chăng? Chớ thật ra hai người đó là hai mẫu người hoàn toàn trái ngược nhau từ hình dáng lẫn tính tình. Cha tôi, da trắng, dáng thư sinh, học thức, có nhiều tư tưởng sắc bén, ông nghiêm khắc pha lẫn lãng mạn. Cha tôi ham làm việc về trí óc nhưng có lúc cũng cần cù và khéo tay. Ông có lần đẽo và bào cho tôi một đôi guốc mộc bé bé xinh xinh lúc còn ở quê. Đôi guốc mà tôi nhớ mãi là tôi ôm trên tay nhiều hơn là để luồn vào chân. Ông nóng tính nhưng cũng suy nghĩ nhiều, không vội vã. Còn dì tôi vóc dáng không phục phịch nhưng khá lớn con và chắc nịch, cái chắc của một trong muôn vàn người đàn bà ở quê, chăm chỉ ruộng vườn, tham công tiếc việc. Dì tôi đó, da hơi sậm màu, răng đen nhánh với nụ cười tươi, người phúc hậu đầy vẻ chân phương và ít thấy ốm đau, hầu như không bao giờ.

Tôi chỉ nhớ lơ mơ là lúc mẹ tôi mất đi, một khoảng thời gian là ông bà nội làm đám cưới giết tới hai con heo và một con bò, rình rang cưới xin đón dì tôi về thế chỗ mẹ tôi. Nhà nội tôi ngày mùa, nhà đông công thợ gặt hái, cần phải có người quán xuyến và cần một người kế mẫu cho tôi. Khi tôi bắt đầu có trí nhớ, khi tôi thấy thằng cu em do dì sinh ra đã ở bên tôi, hai chị em cùng lớn lên, chơi cùng nhau, tìm cào cào, châu chấu, đuổi bướm hái hoa suốt quãng đời thơ ấu bên nhau. Dĩ nhiên là cũng có lúc cãi nhau, rồi lại chơi lại vui vẻ.

Có những ngày chị em tôi đi cất vó tép, có ngày cùng hè nhau chạy băng ngang cánh đồng vi vút đuổi theo tiếng sáo diều lên cao. Những buổi chiều mùa hạ ở thôn quê thật êm ả với đầy những sợi mây hồng vương trong gió. Có những chiều đông rét mướt, hai chúng tôi ngồi co ro trên thềm gạch, đợi dì về cho ăn cơm tối. Dì tôi đi làm đồng, dì khéo léo hay tát vũng đìa mang về những con tôm vàng đầy bụng trứng, có ngày là những con cá rô béo ngậy. Hai chúng tôi nhìn hau háu những con tôm con cá nướng vàng chảy mỡ và cong lên trên gắp lửa rơm. Mùi cá chín thơm pha lẫn mùi cơm gạo mới bốc hơi ngọt lịm. Dì đợi hai chị em tôi ăn xong, người vét nồi ăn cơm cháy với chút đồ ăn còn lại hay với chút muối mè và rau dền luộc đỏ cạch. Dì tôi chỉ thích ăn như vậy.

Quê tôi, ngày đó, đồng chua nước mặn, Thái Bình, gần biển ở vùng Bắc Việt xa xôi lắm. Ngày đó, ruộng vườn khít khao và giăng ngang dọc như mắc cửi, những năm 1950-1954, thời chưa cộng sản và nông dân tự do làm ruộng vườn riêng tư, của ai nấy lo làm, dù đôi khi nghe có chiến tranh Việt-Pháp rình rập ở xa xa.

Dì bước vô đại gia đình, ngồi thế chỗ mẹ tôi, người canh tác ruộng đất của nhà chồng, ngoài ra người còn làm thêm phần ruộng đất bên ngoại đã chia cho mẹ tôi lúc trước. Dĩ nhiên bà có quyền ấy vì bà nghiễm nhiên nuôi tôi với tấm tình âu yếm nồng nàn, không phân biệt con đẻ con chồng. Cha tôi thì không phải là một nông dân thuần túy. Ông còn bao nhiêu mộng ước, chí lớn chí nhỏ canh cánh bên lòng. Cha tôi ngày còn trẻ tuổi, đất nước ở giai đoạn giằng co giữa Việt Minh kháng chiến và chính quyền Pháp thuộc, cha tôi tự cho mình một trách nhiệm với quê hương, nên ông đi đi về về Thanh Hóa, Đống Năm, Quỳnh Côi, Phỉ Dực, Yên Bái… tôi có hỏi ông, ông bảo là ông đi có việc. Hồi đấy, chúng tôi còn quá nhỏ để hiểu biết những việc riêng tư của cha, chỉ thấy đơn giản là ông ít ở nhà, chỉ có mặt vào những ngày kỵ giỗ, ngày tết… rồi ông lại vội ra đi với cái túi xách vắt vai và một cây đàn banjo đeo bên sườn.

Dì tôi an phận ở quê nhà, làm việc và nuôi con. Nói cho văn vẻ là bà phải ghé cả hai vai gánh vác giang sơn nhà chồng. Cả ngày bà lăn lộn ngoài đồng ruộng, cầy bừa và trông coi công thợ mùa gặt hái, cắt rạ, đếm công. Bà thấy hạnh phúc vô biên trong công việc. Chỉ rất thỉnh thoảng, trời làm mưa dầm gió bấc, phải tạm ngưng công việc ở ngoài, người ở nhà xay thóc để có gạo ăn hằng ngày. Những ngày hạnh phúc đó, dì tôi vừa dần, vừa sàng gạo vừa dạy chị em tôi hát những câu vè rất phổ thông: 

Bà ơi cho cháu một xu

Cháu mua bánh gù cháu gởi về Nam

Ba cháu đi làm chè tàu thuốc lá

Mẹ cháu ở nhà, khổ quá bà ơi…

Dì chỉ biết hát loanh quanh vài câu thế thôi. Hoặc:

Con cò lặn lội bờ ao

Gánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non

Người về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Rồi bà dừng ở giữa những câu đó, mang gạo đã trắng đi cất. Bà không thể văn nghệ hơn một chút nữa! Ngay cả với cha tôi, dì cũng chân phương mộc mạc, bà không thích đưa đẩy hay săn đón dù cha tôi thuộc mẫu người lãng mạn và tình cảm.

Rõ ràng là dì tôi không phải người lý tưởng như cha tôi mong muốn. Mỗi lần cha tôi ghé về nhà, bà cũng mau mắn lo cơm nước cho ông, rồi úp lồng bàn bê khay cơm để lên phản, sau đó bà vội chụp nón lên đầu ra đồng ngay. Cha tôi quay qua quay lại không thấy bà đâu, ngồi ăn một mình, rồi lấy túi đàn ra, người nhẹ tay khéo léo lần từng cung bậc rồi khẽ khẽ hát theo:

Tung cánh chim tìm về tổ ấm

Nơi sống bao ngày giờ đầm ấm

Cũng có lần ông cố ý dạy chị em tôi hợp ca với ông, được chốc lát, hai đứa tôi nhố nhăng quá làm ông chán, ông lại ca một mình: “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi…” Nhạc của Đặng Thế Phong và Bùi Công Kỳ buồn đứt ruột. Cha tôi cũng say mê bản “Đêm Đông”, ông đờn ca nhiều lần mà mãi sau này, lớn lên sống xa cha, mỗi lần nghe ca sĩ Bạch Yến hát lại, tôi vẫn luôn bồi hồi nhớ về quãng đời thơ ấu xa xưa. Tôi có thể nghe rất nhiều lần bài ca ấy mà không hề chán, lần nào nghe, tôi cũng có cảm giác nghẹn ngào như lần đầu tiên. Tôi cũng không quên một điệp khúc “Hải Phòng nơi chân trời xa, Hải Phòng bao êm đềm qua” nghe hoài, riết, tôi nghĩ chắc là bố tôi đã có một đồng chí, một người yêu nào… ở Hải Phòng!

Cũng nhiều lần bố tôi đã phải phạt tôi và cu em quỳ gối vì ông tập cho tụi tôi ca bài “Tiếng hát sông Lô”, ông cố gắng hết sức mà không xong vì tiếng đàn làm chúng tôi không tập trung được, thì chúng tôi cũng đồng ca mà ca như chế nhạo bài nhạc.

Như tôi đã kể, dì tôi có thằng cu, nó kém tôi hai tuổi, dì tôi cảm nhận đó là điều may mắn trời cho. Cha tôi quý em tôi vì nó giống ông lắm. Còn tôi, ông thương không kém vì lẽ tôi mồ côi mẹ sớm. Dì thì thấy chị em tôi ríu rít bên nhau, bà coi tôi như một đứa con gái của bà, bà săn sóc vỗ về, tắm gội cho tôi luôn. Tôi thấm tình thương của dì qua những ân cần đó. Rồi càng lớn lên, tôi càng thương dì hơn vì bản tính dịu hiền, nhẫn nhịn và đơn giản của bà.

Dì tôi mỗi lần đi chợ phiên là hay dắt theo hai đứa con cho đi chơi luôn. Chợ phiên một tuần lễ mới họp một lần, chợ rất đông, chợ Giành, chợ Hồi, chợ Diêm Điền, Quang Lang, Hổ Đội, Bao Hàm… ở chợ nào dì cũng đãi chúng tôi ăn thỏa thê những món quà đặc biệt: nem rán, thịt quay với xôi, bún xáo măng… món nào cũng béo ngậy và thơm điếc mũi mà tôi thấy không ở đâu, sau này, còn tìm được những hương vị, những cảm giác dạt dào ấy.

Dì tôi vốn không biết chữ, mù tịt, không cả a cũng không cả b, nhưng bà có tài đếm tiền không bao giờ lầm lẫn. Chú Thi, là con nuôi ông bà, chú là người tá điền trung thành và là một phụ tá đắc lực bên cạnh dì mà chú cũng không biết đếm tiền nhanh và giữ tiền chắc chắn như dì. Đấy là dì không biết chữ đấy.

Có một lần địa phương khởi xướng phong trào chống nạn mù chữ. Họ kiếm chuyện đặt bảng hỏi chữ ở cổng chợ Giành. Ai đọc thông quốc ngữ thì đi vô ra chợ tự nhiên, ai không đọc nổi chữ thì phải quay về, khỏi vô chợ, hoặc cứ muốn vào thì phải chui qua lỗ chó chui. Dì tôi chịu thua, người lúng túng lùi xa bảng hỏi chữ, không mua bán gì nữa, đi về vậy!

Nhưng khi thấy mặt mũi chị em tôi thất vọng, bà dứt khoát quay lại lẹ làng chui để vào chợ. Tội nghiệp dì lúng túng, mặt hơi đỏ, kéo lê cái thúng đi chợ, lách, bò lọt qua lỗ hổng hẹp! Gần như phải bò. Hai đứa tôi vội vã chui theo, bám sát gấu váy dì y hệt hai con chó con níu vú mẹ. Vừa chui qua rào dì tôi cắp thúng đi vội vã, chị em tôi lẽo đẽo vừa chạy theo vừa nhìn quanh nhớn nhác sợ, mà sợ cái gì thì không biết! Chỉ biết hôm đó dì còn nặng túi tiền nhưng bà lơ là không có ý đãi tụi tôi ăn quà vồn vã y mọi lần. Kéo áo nhắc bà, bà nói lẹ ăn gì ăn đi, ăn mau còn về.

Hồi đấy, xa xưa, quê tôi Thụy Anh, nằm giữa vùng ảnh hưởng của Pháp và Việt Minh, gọi là vùng tề. Nhưng thật ra, ban đêm Việt Minh về kêu dân đi họp và đóng thuế cho mặt trận. Cũng có nhiều người theo họ vì lý tưởng quốc gia, sau nhận rõ Việt Minh tàn ác, nên rất nhiều người đi kháng chiến ban đầu đã bỏ Việt Minh, họ trốn về các thành phố như Kiến An, Hà Nội, Hải Phòng… gọi là dinh tê. Người dân vùng quê chịu một cổ hai tròng, ban đêm Việt Minh áp bức, ban ngày chính quyền Pháp bảo hộ lấy cớ truy quét Việt Minh, tổ chức cai trị làng xã, thị uy, đặt lý trưởng, thứ chỉ, tiên chỉ của mỗi đơn vị dân cư để kiểm soát.

Dân Việt Nam ở quê thời bấy giờ khó ngủ yên, ban ngày không được làm việc sinh hoạt bình thường. Rất nhiều lần, súng đạn hai bên giao tranh làm người dân phải rủ nhau đi tản cư lánh nạn, ít ngày tạm yên tiếng súng, người người lại rủ nhau lục tục kéo về làm ruộng rẫy để mưu sinh.

Giữa tình cảnh bất an đó, chú Thi tôi có lần khuyên dì, dì là chủ nhỏ trong nhà nhưng làm việc nhiều, dì có thể quyết định nhiều việc không thua ông hay bà và cả bố tôi, chú nhiều lần đề nghị:

– Hay là chị ơi, chị thưa với ông bà mình bán đi một ít vườn ruộng, bán đi ít nhiều lẫm lúa, mình mang tiền đó sang Kiến Sương, Tiền Hải lập một ngôi hàng xén buôn bán có lẽ hay hơn làm ruộng ở đây.

Dì lắc đầu phản đối:

– Tôi không biết buôn bán.

– Chị đếm tiền, giữ tiền giỏi, ông bà không tin tưởng ai bằng chị.

– Giữ tiền nhiều không hẳn là buôn bán giỏi, tôi yêu ruộng vườn, tôi thích sống ở làng quê.

– Ở quê, chị không thấy khổ sao? Thì đó, cả hai ông, ông Việt Minh và ông Tây có để yên cho chị cầy, bừa, cấy, hái không? Chị không thấy à… cái lần chạy loạn vừa rồi nhà ta đã xuýt chết hụt mấy lần.

– Tôi thấy, sợ lắm, mà thôi ráng chờ đi, ờ thì những thằng Việt Minh thì kiếm cách giết chết mấy thằng tây thực dân, rồi mấy thằng tây lại giết chết mấy thằng Việt Minh. Thứ đồ chết tử chết tiệt! Thôi cứ chờ cho hai đứa nó giết lẫn nhau, cho đến khi cả hai đứa đó cùng chết hết, chết cả đi là yên chuyện… 

- nhưng chị chờ đến bao giờ chúng nó mới chết tiệt… chúng nó có dàn trận đánh nhau lớn đâu mà chết hết đi cho mình sống yên. Thì chị thấy những lần đi chạy loạn tản cư đó đó, cái thằng bỏ mẹ Việt Minh lâu lâu rình cắn trộm thằng tây một cái, thằng tây điên lên nổi khùng bắn loạn xạ, đốt nhà chúng ta… chẳng thấy chết thằng V.M. nào cả, chỉ thấy chúng ta chạy trốn tan tác rồi khói lửa mịt mờ…Đúng là vậy, khi đồn bót tây bắn súng cối (ô bi / obus), đại bác lên các làng Việt Nam thì Việt Minh đã vắt chân lên cổ cao chạy xa bay rồi, chỉ có dân là hoảng sợ chạy loạn…

Chạy loạn hình như là chạy lung tung, vô hướng… chạy loạn là cái nghiệp dân của Việt Nam. Mới đầu cứ gọi là tản cư, đi giạt từ vùng nọ qua vùng kia… chỗ nào yên bình hơn là tới, ít ngày sau lại trở về, có những lần chạy kịp là may thoát chết, có những lần chạy không xong là có người bị bắt, bị bắn chết, trong làng lại có vài đám ma, lại buồn thiu ủ giột ít ngày…

Tôi cũng không hiểu sao, nhờ vào phép lạ nào mà chúng tôi còn sống đến ngày nay. Dì tôi cứ nói là có ông bà linh thiêng, Trời Phật cao xa che chở, chớ lần nào có giặc tới càn là chúng tôi cũng chạy sau hết mọi người vì dì tôi là người tham công tiếc việc nghe đồn có Tây lên, mà người còn thu vén áo quần, cho gà ăn, cho rơm vô chuồng trâu bò, cài then các kho lúa, v.v… Khi ba người chúng tôi thoát ra khỏi làng, đã nghe loáng thoáng tiếng súng “cắc bup” gần sau lưng, dì đi sau mọi người, mà cứ thấp thoáng nghe ngóng tình hình tạm êm êm là lò dò về trước, dì sợ nào ruộng quá khô phải gia công tát nước, mạ non quá cao mất nhiều ngày cấy. Vậy mà bà nói là bà không sợ cả Việt Minh lẫn Tây, bà chỉ sợ con trâu cái là vốn liếng của bà lỡ có bề nào mà bị chúng nó ngứa tay bắn lầm thì nguy!

Cứ thế, giặc giã, loạn ly, ruộng vườn giằng co theo năm năm tháng tháng. Cho đến một ngày nào đó ông bà tôi quá già yếu ra đi. Các cô tôi lần lượt về nhà chồng.

Năm 1950 cha tôi không lang thang nữa mà về quê sống. Ông cũng biết đi bó rạ, biết cuốn và cắt phơi thuốc lào, thuốc lá, gia đình tôi cũng có vài ngày hạnh phúc. Nhưng rồi cảnh ruồng bố bất an ở làng quê cứ tiếp diễn làm cha tôi chán nản. Sau tết nguyên đán 1951, người bỏ đi tay không, lặng lẽ qua Nam An, Cổ Cát, tìm đường ra Hải Phòng.

Tội nghiệp dì tôi luyến tiếc những ngày hạnh phúc vụt qua, người mở hầu bao lấy ra vài hào lẻ thuê người viết thư nhắn nhủ chồng:  “Em mong anh đi chín về mười…” đấy những lời thư kế mẫu tôi thiêng liêng là thế, mà mãi sau này tôi mới hiểu nó thật vô nghĩa với cha tôi. Ông cho là cải lương, ông không thích nghe, vì ông đã tìm thấy ở Hải Phòng nơi chân trời xa một hình bóng khác!

“Đàn ông họ tệ bạc quá!” Dì tôi khóc. Điều này tôi đồng ý với dì, tôi cũng khóc. Hình như tôi khóc nhiều hơn cả dì, vì dì là người đàn bà nhà quê, không có ý vượt qua lũy tre xanh của làng đi học i tờ thì làm sao dám ra thành phố tìm chồng, mà tìm làm gì khi người ta không còn yêu thương mình nữa? Thư đi hoài mà không có hồi âm riết rồi dì tôi chán và cam phận. Thỉnh thoảng dì la rầy tụi tôi bằng những lời vu vơ nho nhỏ.

Năm 1952, cha tôi cho người về đón tôi ra tỉnh sống với người. Những ngày đầu tiên ở phố phường, tôi rất khổ sở vì cảnh sống ràng buộc. Tôi khóc bao nhiêu ngày, ấm ức, tôi nhớ em tôi, nhớ kế mẫu, nhớ quê nhà, nhớ từ con đường đi lối về chợ, nhớ cánh đồng ngoài nội. Tôi từng khóc lóc xin trở về sống với dì và em. Cha tôi bảo: Không được, con đã lớn, con phải ở gần bố để còn đi học. Tôi năn nỉ ông mang cu em ra đây cùng đi học, mặt cha tôi đỏ bừng, người xuống giọng nhỏ nhẹ như xin lỗi: Bố cũng muốn như vậy lắm, mà không được mang nó đi, rồi dì con sẽ thương nhớ nó mà chết mòn mỏi. Tôi bệu bạo nói, cha mang dì theo luôn. Ông chỉ thở dài.

Tôi cứ việc khóc và nhịn cơm. Cha tôi khuyên can đôi ba lần không xong rồi bỏ mặc. Người phải đi làm việc. Khóc riết mặt mũi sưng vù rồi tôi cũng phải ngừng. Đói quá rồi tôi cũng phải ăn. Thế là hết, hết những buổi chiều vàng quê hương, hết chị hết em.

Tôi khắc khoải nhớ kế mẫu tôi và tôi cũng mất kế mẫu tôi từ đó. Trong giấc ngủ thị thành, tôi còn mơ thấy nụ cười đen nhánh của bà và tấm váy sồi theo gió đong đưa soàn soạt, như ở bên tôi.

Cũng trong những giấc ngủ thị thành tôi mơ tưởng mãi về một nơi xa xa, nơi có cây sung sây trái, nơi có cây khế nở đầy từng chùm hoa tím rung rinh. Tôi có lần còn nằm ngủ và thấy rõ ràng hai đứa ngồi chơi ở bờ ao, nghịch bèo rồi lộn nhào xuống nước, mặt nước có những vòng tròn với bóng hai con bọ ngựa tan loãng xa lần lần rồi mất tăm.

Thời gian qua mau không ngờ. Năm 1955 cha và tôi di cư vào Nam và không còn liên lạc tí gì với quê nhà. Chúng tôi sống ở Sài Gòn, cha tôi xây dựng lại cơ đồ, người có vợ khác và tôi có thêm nhiều em sau đó. Tôi lớn lên, đi học, đi làm việc, rồi tôi cũng có một gia đình riêng, hình ảnh quê hương ngày thơ ấu lùi xa dần và mất hút trong ký ức. Đôi lúc nhớ về người kế mẫu thương yêu, tôi kể cho chồng tôi nghe về bà, tôi còn đoan chắc là bà đã nhớ tôi nhiều lắm, tội nghiệp… Chồng tôi phán rằng: Nếu em ở lại quê với dì, em đã được mặt váy sồi, đội khăn mỏ quạ và đi gánh lúa hiên ngang bằng đòn càn…

Tôi lặng người hồi tưởng và chiêm ngưỡng trong lòng một giây, một bóng dáng nhạt nhòa thân yêu ngày bé.

*

Ngày 30/04/1975 Sài Gòn, cả miền Nam rơi vào tay cộng sản Bắc Việt. Một số người ở miền Bắc và có cả người ở quê tôi, lần mò vào Nam kiếm thân nhân. Dân đi tập kết cũng về tấp nập. Một số người buôn bán thấy cộng sản chưa kịp ra tay siết họng, nên họ đi đi về về buôn hàng từ Nam ra Bắc.

Nửa năm sau ngày mất miền Nam, tôi còn ở lại đó đã được gặp em tôi. Chuyện gia đình thiêng liêng là thế mà cả hai chị em ngần ngại một điều gì, ít khi nói tới. Chúng tôi mừng rỡ được gặp lại nhau và chỉ nói toàn chuyện vu vơ, ngoài lề cuộc sống. Mãi sau em tôi kể rằng sau hiệp định Genève, chia đôi đất nước thì cuộc sống ở Bắc hoàn toàn thay đổi, từ ngoài xã hội tới trong gia đình. Gia đình em, dì và em tôi không còn trú ngụ được trong những gian nhà khang trang của ông bà nội nữa, may mà được cho ở trong chuồng trâu, cạnh nhà bếp, đàn trâu thì vào hợp tác xã. Còn cây nhãn lồng cạnh chuồng trâu còn sây trái không? Mỗi mùa nhãn có còn có chim khuyên đến nhiều không? Tôi thoát hỏi em.

– Chị rõ lẩn thẩn. Mọi thứ đã khác xưa rồi. Cây nhãn đó em chặt nó lâu rồi. Em đốn nó vào một đêm mưa bão. Tại vì mình không được quyền có nó nữa thì mình để nó làm gì. Kỷ niệm có ăn được đâu, em phá bỏ cây nhãn mẹ em thì tiếc ngẩn ngơ và mọi người cứ tin là gió lớn nó phải gẫy đổ. Còn chỗ vườn có cây kiểng mà ông nội mình trồng những cây vạn niên thanh thì chúng đã lãnh đủ một trái bom, chỗ đó giờ là một cái ao. Mẹ em vào làm nông cho một hợp tác xã làng, đó là nhờ chú Thi cậy cục xin cho. Nhà em neo người, có hai mẹ con, nên chưa phải đói lắm, chớ có năm thiên hạ xung quanh đói nằm ngồi la liệt.

Tôi tròn xoe mắt thán phục và em tôi cứ tiếp tục giải thích: 

– Mẹ em vốn thiệt thà, mà rồi hợp tác xã nhà nước khắt khe quá, nên bà ấy phải vụng trộm lấy lén từng nắm gạo giấu trong quần áo lót. Nhưng nếu chú Thi đong đếm mà cho lén thì bà từ chối vì sợ. Ngày ngày khi được một nắm, khi được hai nắm gạo mà nuôi em.

– Rồi làm sao mà nấu nướng mà ăn?

- Thì chiều chiều, chạng vạng tối tối, đợi thật trễ khi nhà trên họ đi họp hành, mẹ ngâm gạo từ chiều trong cái nồi nhỏ cho gạo nở ra là tắt đèn, nấu vụng, buông mùng, mẹ và em ăn cơm trong mùng, trong bóng tối và phải ăn ít ít. Lần nào em cũng được ăn trước, mẹ ăn sau, mẹ nắm và vắt cơm nho nhỏ, ăn chậm rãi như nhai trầu. Mẹ ăn và luôn nhớ tới chị, mẹ bảo mẹ đang ăn cái phần ăn nhỏ bé của chị.

Em tôi mô tả cảnh sống cơ hàn với nét mặt bình thản, nó đã quen rồi và cũng chẳng cần quan tâm gì tới nỗi xúc động nơi tôi.

– Thế không bao giờ nhà nước bán gạo cho dân sao?

– Có, nhưng rất thỉnh thoảng, người ta ăn khoai mì, khoai lang nhiều rất nhiều hơn gạo lúa, thế nên ở Bắc Kỳ người ta không cần tới cái rá vo gạo nữa!

Nó cứ kể lể lung tung, tôi phải ngắt lời:

– Mẹ còn khỏe không?

– Mẹ em trời thương, ít khi đau yếu. Cách nay chừng mười năm, vì bị mất đôi bông tai vàng, lại bị quy vào tội ăn cắp, bà tức uất lên, đau dài dài cả năm ròng.

– Mẹ khá nhỉ, lại còn có cả bông tai vàng ư?

– Ôi, chị nói vậy tại không hiểu chuyện thôi, ăn còn không đủ, làm sao mua vàng, vàng đây là đôi bông tai của bà nội từ xưa. Khi bà mất bà mang theo, sau này, người ta quy hoạch hợp tác xã, đuỗi nghĩa địa. Mẹ em sang cát cho bà rời đi nơi khác. Trong lúc mày mò tìm, người kiếm lại được vàng của bà nội. Mẹ em kín đáo lắm, chẳng ai biết. Mãi 20 năm sau, lo chuyện cưới vợ cho em, mẹ mang hai chỉ vàng vào tận Nam Định bán chui lấy tiền lo cho em, lần ấy, mẹ mừng lắm vì đã mấy lần mẹ đi hỏi vợ cho em rất khó khăn. Lần đi bán vàng mẹ tin là bà nội phù hộ, mà lại thất bại, vì bị công an tra hỏi tiền và vàng ở đâu ra? Mẹ khai thiệt và bị quy tội là lấy vàng của cải của nhà nước, bà phải nộp trả cho nhà nước và đi tù vì tội ăn cắp của công! Còn em, chị hỏi em làm nghề gì hả? Em làm thợ mộc, thợ bào lẻ tẻ để kiếm ăn, em là con nhà Việt gian, có bố đi Nam, em không được vào hợp tác xã nào cả, em cũng không được vào quân đội hay một ngành nghề gì.

Nhìn em và nghe chuyện nó kể tới đó, tôi thoáng thấy nó mất hết vẻ tinh anh của một người, một con người. Nó mất thần khí, buồn buồn, cái buồn hiu của một con người bị gạt hoàn toàn ra ngoài lề xã hội dù là một xã hội bần hàn rách nát.

Đợi cho em uống hết ly nước ngọt tôi đổi đề tài:

– Mẹ giờ già rồi, mẹ có nhắn gì không?

– À, mẹ em nói nếu vô đây mà gặp được chị, nói nếu chị có tiền thì mua cho mẹ ba mét vải. Phòng khi mẹ đi theo ông bà, có mà liệm.

– Vải mà làm gì… còn sống, lo ăn mà sống.

– Ở các thành phố, đô thị, người ta có chút tiền không biết sao, chứ ở trong quê nghèo, mỗi hộ chỉ có một cái chiếu cói. Liệm xác chôn xong lại rút chiếu về, để đến lượt người khác. Mẹ em không muốn thế, mẹ nói khi xưa có làm mõ cho làng cũng còn được chôn cất tử tế, ngày nay thời cộng sản, mới làm vậy, mẹ nói mẹ có tội gì đâu mà khi chết phải chôn trần.

– Ờ, ờ, chị sẽ mua vải cho mẹ.

– Chị này, mẹ em lạ lùng lắm, bà ấy cứ tưởng là bà ấy còn giầu có lắm. Đêm về, khó ngủ, mẹ lại nhắc với em nói với chị nếu có dịp nào còn gặp lại, là nhà mình còn ba chục mẫu đất bên Đầm Dơi, mười sào ruộng tốt ở giữa làng có bằng khoán ruộng chiêm, ruộng mùa bên Gồ Rơi còn đủ cả. Lạ là không bao giờ mẹ thấy được cái nghèo khó, đói khát cả bao nhiêu năm trời.

Thế em gặp cha, thì cha, à mẹ có nhắn gì với cha không?

– Mẹ em không nhắn gởi gì với ông… Có gì mà nói nữa? Chẳng hiểu sao ngày xưa họ lại lấy nhau.

– Thì ông bà mình muốn thế, duyên nợ vợ chồng của họ ngắn ngủi quá.

Rồi chị em tôi cùng im lặng, không đứa nào muốn nói gì nữa. Chúng tôi cũng thấm buồn, cái buồn của một cảnh gia đình ngang trái, của một vận nước ngả nghiêng, rối bời, và của hết cả những cuộc đời dang dở. Trong cái bóng tối mờ mờ của một ngày sắp tàn, tiếng muỗi vo ve, chúng tôi ngồi yên lặng nhìn nhau, thoáng trong ánh mắt giao nhau như bùng lên những kỷ niệm xa xăm vụt hiện về vụt tắt.

– À, có một điều này, chị nhắc em mới nhớ ra.

 – Điều gì?

Thì mẹ em nhắn với ba là cái mền sakymen tháng rồi của cô Cả Đậu mang giùm từ Nam ra Bắc, nói là ba mua biếu mẹ. Nhưng mẹ nói đó không phải là quà ba cho mẹ đâu, mà là ba trừ nợ, vì gần nửa thế kỷ trước, có lần ba từ nhà quê ra đi, ba đã mang theo cái chăn dạ của mẹ. Mẹ bảo cái chăn đó của mẹ ấm lắm. Em chưa nói, em sợ làm phiền lòng mọi người trong nhà.

– Tôi đồng ý với em, thôi bỏ qua đi, đừng khơi lại chuyện cũ buồn lòng mà chẳng lợi ích gì cho ai.

Mà dì tôi là như thế đó, một người chân phương, giản dị, nhưng chắc chắn, chắc chắn cả với vết thương lòng thầm kín của bà. Bao nhiêu năm khói lửa chiến tranh, bom rơi đạn nổ, thương hải biến vi tang điền, lại bị xã hội cộng sản hà khắc đầy ải, dì tôi vẫn cố bám lấy quê chồng, với một lòng thủy chung nguyên vẹn.

Bà không quên được kỷ vật cũ, tấm chăn dạ ấm, đó là biểu hiện của hạnh phúc vợ chồng, một tấm tình thân ái nồng nàn của một quãng đời ngắn ngủi mà chồng bà đã lấy mất mang đi.-

Monday, December 12, 2022

Vô ra thằng cha khi nãy


 Mohajer 6

Iran nhờ kỹ thuật Âu Mỹ

Jorg Romer Der Spiegel Nov 11, 2022 * Tôn Thất Tuệ dịch

Từ mấy tháng qua cho đến nay, Nga tiếp tục khủng bố Ukraine bằng drone (máy bay không người lái) của Iran. Mổ xẻ những drone nầy, người ta tìm thấy rất nhiều bộ phận quan yếu làm bởi Tây Phương mặc dù lệnh cấm chỉ được la oan oan. Từ trên không, Nga đã tàn phá hạ tầng cơ sở của Ukraine đưa đến muôn vàn hậu quả khốc hại: không điện, không nước, không sưởi ấm, không việc làm...

Tình báo cho biết Nga đã dùng gần hết kho vũ khí mà oanh kích. Một tuần trung bình Nga bắn 70 hỏa tiển tầm xa (cruise missile) song song với các drone liều mạng mang theo những khối nổ với tầm sát hại vô cùng rộng lớn.

Drone lại rẻ trong lúc một hỏa tiển mất năm bảy triệu đô, mà sức phá hoại không kém.

Iran phủ nhận cung cấp drone cho Nga, chỉ nói đã chuyển một số ít trước khi xẩy ra chiến tranh ở Ukraine. Nhưng giới quan sát cho rằng Nga đã mua của Iran hai kiểu drone rồi sửa chút ít về quang tuyến.

Giống như Iran, Nga phủ nhận việc dùng drone của Iran, loại Shahed 136 và 131. Tuy vậy, theo hiệp hội Conflict Armament Research (CAR) Iran nói sai sự thật. CAR (chuyên dò xét việc chuyển vận vũ khí) đã cử một nhóm chuyên gia đến Ukraine tháo mở các loại drone của Nga bị Ukraine bắn hạ để nghiên cứu cấu trúc và cách vận hành các kiểu drone khác nhau của Iran: các kiểu drone liều mạng Shahed 136, Shahed 131 và Mohajer 6. Kiểu cuối mang theo hai quả bom do tia laser điều khiển.

Một quả bom không nổ dài 1,2 met, mang nhãn hiệu Qaem5, cho biết đã được chế tạo trước ngày May 22, 2022. Rõ ràng Iran đã chuyển giao sau khi Nga nổ súng. Hay ho hơn nữa, nhiều bộ phận rời đã chế tạo trong những năm 2020 và 2021. Thời gian nầy Tây Phương đã cấm chuyển giao cho Iran hàng điện tử làm vũ khí. Nhưng Iran vẫn mua được rất nhiều!!!!

Các bộ phận rời nầy được nhập cảng từ Á Châu, Âu Châu và nhiều nhất từ Bắc Mỹ. Tường trình của CAR cho biết 82% hàng bán cho Iran được làm tại Hoa Kỳ, USA. Phái bộ CAR đã lập xong danh sách 13 quốc gia sản xuất nhưng chưa tiện nêu danh tánh. Duy chỉ nêu Áo (Austria) đã sản xuất động cơ vận hành của drone Shahed 136 và Mohajer.

Kỹ thuật chuyền dây điện trong các mẫu cho thấy các drone nầy ráp hoàn tất bởi Iran. Kỹ thuật nầy giống như các drone khác của Iran dùng ở Trung Đông.

Phát giác của CAR nêu lên vấn đề cấm vận, giới hạn, có hiệu nghiệm mức nào. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu và LHQ nhiều lần, nhiều lần nhắc nhở cấm đưa vô tay Iran những món hàng quan trọng để làm vũ khí.

Năm 2015, LHQ đã thông qua quyết nghị đình chỉ chương trình bom hạch nhân của Iran. Quyết nghị nầy nhắm ngăn chận phát triển và thực hiện hệ thống chuyên chở hỏa tiển đầu đạn nguyên tử, cruise missile, và các máy bay không người lái trong vòng 300 km. Như vậy, drone Shahed 131 và 136 nằm trong sự ngăng cấm nầy. Chuyển giao các drone này không có sự thỏa thuận của Hội Đồng An Ninh LHQ vi phạm nghị quyết nói trên.

Iran mua những thứ vừa dùng cho dân sự và quân sự để chế biến drone. Những bộ phận nầy quốc gia thứ ba có thể bắt chước rồi cung cấp cho Iran. Nói vậy là để chạy quanh. Drone hiện nay đòi hỏi kỹ thuật thượng thừa nằm trong danh sách cấm vận. Nhưng Iran vẫn có mà dư dùng! Rõ là một thứ chợ đen ngoài vòng kiểm soát (hay a tòng?) của chính quyền.

Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu von der Leyen nói rằng việc Iran chuyển nhượng vũ khí gây nguy hại nền an ninh của nhiều quốc gia nhưng bà không nói rõ các trừng phạt dành cho Iran, đặc biệt đối với công ty hàng không Shaleh.

Lời nói nầy của bà chủ tịch đáng được chú ý khi một tàu dầu Do Thái bị tấn công. Tàu Pacific Zircon bị bắn thủng sườn một lỗ đường kính 76 cm khi đang chạy ngoài khơi Oman. Do Thái nghi drone Shaleh được bắn theo lệnh của Iran. Hải Quân HK cho rằng drone chế tạo bởi Iran đã gây ra sự thiệt hại nầy.

Xin tham khảo bài tương tự: súng Nga ruột Mỹ

========================================================

đường Trần Quý Cáp, Saigon 1965
================================

Saturday, December 10, 2022

mùi hương xuân sắc Bùi Giáng

 

Mùi Hương Xuân Sắc

Bùi Giáng dịch

“Sylvie: Souvenirs du Valois”, Gerard Nerval

 

1.- Đêm lãng phí

Tôi bước ra khỏi rạp hát. Rạp hát mỗi đêm tôi tới ngồi ở dãy ghế đầu ngay trước sân khấu, vận lễ phục xum xuê của kẻ mê gái mơ màng. Đôi phen rạp hát vắng teo. Tôi chẳng thiết đưa mắt ngó sân xem hát với đôi ba chục tài tử ham chuộng miễn cưỡng ngồi tại đó, với những chiếc mũ và y phục lỗi thời. Cũng chẳng thiết chi cái việc chen chúc ngồi chung một phòng với bọn khán giả ồn ào, với những thứ điểm trang hoa gấm, với những vòng vàng xuyến ngọc sáng ngời, và những khuôn mặt lồng lộng tươi vui. Tôi hờ hững với cảnh tượng phòng hát. Cảnh tượng trên sân khấu cũng chẳng thu hút được tôi – ngoại trừ cái xen thứ nhì hoặc thứ ba của một kiệt tác buồn thiu thuở đó: lúc bấy giờ, một trận xuất hiện kiều diễm quen thân bỗng làm rạng ngời khoảng không gian vắng vẻ, và bằng một hơi thở, bằng một tiếng ngân, bằng một nụ cười hây hây, bỗng trả lại linh hồn sinh động cho những khuôn mặt nhạt nhẽo ở xung quanh tôi.

Tôi cảm thấy mình rạt rào sống lai láng trong người nàng, và đối với tôi, chỉ duy có nàng là kẻ sống duy nhất trong thế gian. Nụ cười của nàng mở ra, thì lòng tôi ngập tràn hạnh phúc; tôi rung động khắp châu thân vì hoan lạc yêu đương, lúc nghe giọng nói của nàng ngân lên, giọng nói xiết bao êm ái, mace dù cao vút lanh lảnh pha chút phiêu bồng trọ trẹ cõi Hương Giang. Coi tề, tôi trộm nghĩ thiết tha, nàng mang trong mình xiết bao kiều diễm, nàng đáp lại xiết bao phấn chấn chiêm bao trong linh hồn tôi nhảy múa, — đẹp như man mác Vu Sơn, tươi như ánh vàng nguyên tiêu của nguyệt, xanh xao như đêm mờ ngất tạnh giá băng, giữa làn ánh sáng lưu ly mờ tỏ, chiếu tỏa bốn bề bằng lộng lẫy dung nhan, như những Nữ Thần Eirênê giữ cửa Thương Khung hiện ra trên nền màu nâu những bức bích họa ở cựu thành Herculanum!

 

Từ một năm rồi, tôi vẫn không nghĩ tới việc dò xét xem nàng là ai. Nàng từ đâu tới. Nàng ở đâu về. Tôi sợ sẽ làm hoen mờ cái tấm gương huyền ảo phản chiếu hình ảnh nàng cho tôi mở mắt ngó hôm nay. Nhiều cho lắm, thì tôi chỉ để tai nghe vài câu chuyện bàn tán có liên can tới nàng, tới người phụ nữ là nàng, chớ không phải là tới nàng người ca sĩ nguy nga. Tôi chẳng để tâm dò hỏi làm chi, nghe thì nghe suông, cũng nghe mơ màng như nghe chuyện phiêu bồng liên can tới Công Chúa Elide hoặc Hoàng hậu Trébizonde, — một người cậu của tôi, đã sống qua những năm cuối của thế kỷ 18, có sống thật trong đó thì mới rõ ra thế nào, cậu tôi đã từng sớm cho tôi biết rằng những cô đào mang linh hồn ca sĩ , thật ra không phải là đàn bà phụ nữ, vì tạo hóa lúc nặn hình hài các nàng, đã lãng quên không tạc cho các nàng một trái tim. Chắc hẳn là ông ta nói về những ca nhi thời xưa, thời đại thế kỷ mười tám, dở dang, những thất vọng, những ngang trái của ông, và đưa cho tôi ngó bao nhiêu những hình dung trên mặt ngà, những médaillon mặt ngọc, những hình tượng mặt vàng (mà ông dùng tô điểm cho những hộp đựng thuốc lá), những tờ thư vàng úa, những ân huệ mưa móc tàn rơi, kể cho nghe, kể hết, và toán định toàn thể ván bài lỡ dở nhâm nhi, cho đến nỗi từ đó về sau, tôi đã quen coi mọi ca nhi đào hát là thuộc loại người chả đáng chi cho lắm, mà quên mất rằng chuyện thời trước rất có thể khác hẳn chuyện thời nay.

 

Thuở bấy giờ chúng tôi sống trong một thời đại dị thường, giống những thời đại nối tiếp những cuộc cách mạng, hoặc những suy vong của những triều đại lớn. Không còn nữa cái cốt cách phong nhã oanh liệt như dưới thời Đầu Thạch Đảng. Không còn nữa cái lối trụy lạc thanh tao tội lỗi phong vận điểm trang như dưới đời Nhiếp Chính. Không còn nữa cái điệu hoài nghi, cuồng điên truy hoan như dưới thời Chấp Chính. Mà ấy là thời buổi của hoạt động mơ hồ, pha lẫn những ngại ngùng lười lĩnh, biếng nhác phân vân, những ảo mộng hoàng vân, những hoàng sa ốc đảo, những trăng tỳ hải, những sương phiêu bồng, những ước vọng siêu hình, siêu thể, những ý hướng, siêu nhiên, những phấn chấn mông lung, những chiêm bao bờ cỏ, những tiềm tàng bản tính phục hưng, hồi sinh nơi thạch tượng. Những ưu sầu vì bao cuộc bất hòa quá vãng, những phiền muộn vì linh cảm những tranh chấp tương lai, những hy vọng đi xuôi về ngược, những u tình vãng sự như yên, những mây giang nam, những cành sung cũ kỹ, những con chim từ bỏ nắng chiều… Vâng, có bề giống như những gì của thời đại Pérégrinus và Apulée.  Con người vật chất thô lậu tứ chi, vẫn triền miên mơ tưởng tới cái bó hoa tường vi kỷ độ đâm bông sẽ đem nhựa tái sinh đi về làm cho tâm linh mới mẻ, sẽ mang trời sương Hy Lạp về trên làn cánh trắng những phi tuyền tung rơi từ bàn tay Isis trong triều dâng kỷ niệm nhớ mai sau sắp buông cầm xốc áo… Nữ Thần ôi! Em trường sinh trẻ dại! Tiên Tử ôi! Em trẻ dại muôn đời. Hồn trinh bạch em kỳ ảo lôi thôi đi về trong chiêm bao lẽo đẽo trong những tĩnh dạ thâm canh, và kêu gọi mãi cái lời gì xui lòng ta xấu hổ vì những lời truy hoan lãng phí mất xuân xanh. Tuy nhiên, tham vọng lai rai không phải là linh hồn của tuổi trẻ chúng tôi thời đó. Và cái hiệu kèn dón dả vô độ tham lam những vinh quang hão, những tước lộc hờ, hồ dễ đã cuốn hút chúng tôi đi. Chúng tôi còn một chốn cư trú thiết tha, một doanh trại nguy nga là ngọn tháp ngà thi sĩ, để đi về xe mộng thổi thân thể lên trời {theo trận trường phong đổ lộc rung cây, với những mùi hương bốc ôn hinh một thuở Đạm Tiên nàng ấy không chồng. Phụng thần hôn tại phiêu bồng dặm khơi, Thư sinh nhất giới bên trời. Trút nghiên bút mộng trong lời tang du. Đằng Vương gác ngất non mù. Nguồn man mác gọi sương phù du tuôn…} A ces points élevés où nous guidaient nos maîtres, nous respirions enfin l'air pur des solitudes, nous buvions l'oubli dans la coupe d'or des légendes, nous étions ivres de poésie et d'amour… Tại những đỉnh chơi vơi, theo dấu chân của những bậc thầy hướng dẫn, chúng tôi cuối cùng đã hô hấp bầu không khí trong veo ở chín tầng thái hư tĩnh mịch, chúng tôi đã uống vào trong tim máu, niềm quên lãng ở giữa lòng những chén vàng, ly ngọc của những chuyện thần tiên, nương tử hoa đường, chúng tôi đã đê mê với men rượu thi ca và tình ái. Tình ái, hỡi ôi! Ái tình chung đúc vào những hình thể mơ hồ, những màu hồng thanh lục, những bóng ma siêu thể siêu thần. Ngó nhìn gần, người đàn bà thịt da trơn trụi coi có bề rất đáng bực trước con mắt thơ dại thanh xuân; phải làm sao cho các nường biểu hiện trong dáng dấp hoàng hậu hoặc nữ thần, và nhất là đừng có dại mà men lại sát bên tấm quần hoặc tà xiêm của họ. Thì mộng vỡ nhà ma đi đời. Amour, hélas! des formes vagues, des teintes roses et bleues, des fantômes métaphysiques! Vue de près, la femme réelle révoltait notre ingénuité; il fallait qu'elle apparût reine ou déesse, et surtout n'en pas approcher.

Tuy nhiên một vài đứa trong bọn chúng tôi không chuộng cái loại tư tưởng đăm chiêu lý tưởng nghịch lý rườm rà nọ, và xuyên qua những cơn mộng canh tân cựu phố Alexandrie, đôi lúc họ hươi cao bó đuốc của những Tà Thần hang hốc âm u, và trong một lúc, chớp lóe lên những đường rẽ lập lòe lửa ngân hoa, — Và thế đó, bước ra khỏi rạp hát với niềm u sầu chát chát do một cơn mộng tan tành để rớt lại dư hương, tôi liền chân chạy nhập bọn với một hội anh em gay cấn chịu chơi, ồn ào yến ẩm. Và thế đó, mối sầu chan chứa đành nhường chỗ, rút lui khỏi cõi lòng, trước sức tấn công của cái cơn cười vui nhiệt hứng cuồn cuộn của một vài bộ óc tài hoa nổi bật, linh hoạt mãnh liệt vô song, cao nhã tuyệt vời đôi lúc, — những bộ óc tài-khí-chịu-chơi như thường gặp vào những thời đại canh tân cách mệnh, hoặc tàn phế suy đồi, và những cuộc bàn cãi ngửa nghiêng xiêu đình đổ quán của họ dấy lên tới mức rạch đôi sơn hà, nghiêng trời trí dũng nào, mà thỉnh thoảng vài đứa, thuộc loại e dè chúng tôi, phải chạy tới bên cửa sổ xem chừng ngoài kia có đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh, những bọn Huns, những lũ Turcomans, hoặc những phường Cosaques có ì ầm kéo tới, rút trường kiếm ra, và đập nát những hiên hoa loạn trụy của bọn hùng biện lơ mơ, quáng gà dấm dớ, ngụy biện rỗng tuếch, ron ren mơ hồ khía bọt.

“Nâng cốc lên, nào thôi, các bạn. Uống cho nhiều, yêu cho lắm, đó là cách điệu hiền thánh chịu chơi, hào hoa số dách, phong nhã một cây, xum xuê tay tổ!”. Đó là ý kiến bọn trẻ tuổi nhất đám. Một trong những đứa đó bảo tôi: “Cũng đã khá lâu, tao gặp mày tại cái rạp đó. Trước sau vẫn chỉ một cái rạp nọ mà thôi, mỗi một phen ta tình cờ lui tới. Thế thì tại cớ mần răng? Mày tới làm chi mà năng đi năng lại như rứa? Mày lần khân lui tới là tại cái tà xiêm hây hẩy của con mẻ nào?”

Tại ai?... Tôi tưởng chừng như ngoài nàng ấy ra, thì nhân gian làm sao có thể tới lui vì một nàng khác? Tuy nhiên, tôi cũng thú nhận một cái tên. Thì thằng bạn tôi lấy giọng độ lượng bao dung mà rằng: “Ê! Thế ư! Nếu vậy thì mày thấy đó kia kìa cái thằng cha diễm phúc vừa dẫn nàng đi, và chiếu theo luật tắc tồn sinh của bang hội chúng mình, nó chỉ trở lại tìm cô nàng có lẽ là sau cái trường dạ thâm canh.”

Lòng không xúc động quá mức, tôi ngoảnh đầu đưa mắt ngó cái nhân vật mà thằng bạn vừa chỉ. Đó là một chàng trai ăn vận đứng đắn, gương mặt xanh xanh, có khí chất, phong thái đoan chính, và hai con mắt đăm chiêu tư lự dịu dàng. Y vãi đồng tiền vàng trên bàn cờ whist, và thua ván cờ mà vẻ mặt vẫn thản nhiên. Tôi nói: “Nó, hay một thằng khác, ta có bận lòng chi. Sau trước gì, thì cũng phải có một thằng đệ đơn, và gã đó xem xứng đáng được chọn lựa lắm. – Còn mày? – Tao ấy à? Tao theo dõi một hình bóng, chỉ có thế thôi.”

Không! Không thể thế được. Ở cái tuổi của tôi, con người ta không sát hại tình yêu bằng vàng bạc. Tôi sẽ không bao giờ làm cái gã đem tiền tài mà phá hoại tình yêu. Vả chăng đó cũng là một ý tưởng thời cũ. Ai nói với tôi rằng nàng gái nọ là một đàn bà có máu tham mê hơi đồng? Hai mắt tôi mơ hồ đảo vòng tờ nhật báo một lượt, và tôi đọc: “Hội Đố Lá Lục Tỉnh — Ngày mai những xạ thủ Senlis sẽ trao bó hoa cho những xạ thủ Loisy“. Những lời đó, xiết bao đơn giản, bỗng đánh thức dậy trong tôi cả một chuỗi dài hình ảnh, một tràng dài cảm giác bóng vang: một kỷ niệm vô ngần của mùi hương điền dã, của châu quận cũ từ hang thẳm lãng quên, tiếng vang xa xôi của những hội hè nô nức của tóc tơ tuổi nhỏ qua rồi. {“Con đường thẳng con đường cong cỏ mọc. Nhịp mơ màng những quang gánh lên vai. Hồn tuổi trẻ phiêu bồng trong tơ tóc. Trút tình hoa rụng gió ở bên ngoài…” – Dư vang tiếng trống tiếng còi. Rập rờn đầu liễu mộng hoài xanh buông. Xa xôi thôn ổ ngậm buồn. Thanh xuân gái dệt từng guồng hoa bay. Còn nghe điệu hát nghiêng mày. Sử xanh lần giở bên ngày phù du. Tráng hoa thêu gấm khơi mù. Giòng tuôn thúy lục xuân thu lên ngàn. Ta về ngóng lại dư vang. Rồi mai ly biệt lên đàng nhớ-nhung…} Le cor et le tambour résonnaient au loin dans les hameaux et dans les bois; les jeunes filles tressaient des guirlandes et assortissaient, en chantant, des bouquets ornés de rubans.

Ra khỏi phòng, tôi đi ngang phòng sách, và bỗng ngó một tờ báo. Ấy là để coi thị giá của chứng khoán thì phải. Trong những mảnh mòn hao của tình trạng phú dụ tôi, có một ngân khoản ngoại tệ khá to. Nghe đồn rằng, từ bao lâu bỏ lấp, giờ đây nó sắp được thừa nhận — ấy là do cuộc cải cách bộ viện… Tôi sắp giàu sang trở lại rồi.

Từ sự vụ đó, một ý tưởng duy nhất nảy ra: người đàn bà tôi yêu từ bao lâu thổn thức, người đó sắp là của tôi rồi, nếu tôi mà chịu muốn. – Lý tưởng vô ngần lục thanh tơ cỏ, tôi đương chạm nhè nhẹ vào hình hài của nó, ở đầu ngón tay tôi. Thật ư? Hay là chả thật? Hay lại là một huyễn tượng nữa? Hay lại do một lỗi ấn loát oái oăm của nhật báo? Nhưng những tờ khác cũng nói hệt như thế. – Cái số tiền đồ sộ bỗng dựng sững hình hài trước mặt tôi như một tượng vàng Moloch. Tôi thầm nhủ: “Gã thanh niên khi nãy sẽ nghĩ thế nào, sẽ ăn nói thế nào, nếu tôi tới bên cô nàng kia mà ngồi vào cái chỗ của gã?”. Tôi bỗng run lên một cái: niềm kiêu hãnh của linh hồn không chấp thuận chuyện kia.

Một chiếc xe bò ì ạch đón nhận những tặng phẩm kia bên đường, còn chúng tôi, những đứa con thơ của những miền xứ nọ, chúng tôi kết hợp thành hàng lũ lượt tới lui, chân bước, chân bồng, gối tròn gối méo, tay ẵm, tay ôm, những vòng cung thánh thót, những mũi tên mơ mòng, tự ban cho mình cái danh hiệp sĩ cổ sơ hồng hoang phiêu dạt – không biết rằng mình đang lặp lại giữa những thời đại tiếp tiếp điệp trùng, một buổi hội nữ vu tháng ba xuân sắc, còn lưu mãi trong cổ lục truyền qua sóng lớp phế hưng. – Un lourd chariot, traîné par des bœufs, recevait ces présents sur son passage, et nous, enfants de ces contrées, nous formions cortège avec nos arcs et nos flèches, nous décorant du titre de chevaliers, – sans savoir alors que nous ne faisions que répéter d’âge en âge une fête druidique, survivant aux monarchies et aux religions nouvelles.


 

Sylvie: souvenirs du Valois

 

Sylvie: Souvenirs du Valois

Gérard de Nerval

1.  Nuit perdue

d'un théâtre Je sortais où tous les soirs je paraissais aux avant-scènes en grande tenue de soupirant. Quelquefois tout était plein, quelquefois tout était vide. Peu m'importait d'arrêter mes regards sur un parterre peuplé seulement d'une trentaine d'amateurs forcés, sur des loges garnies de bonnets ou de toilettes surannées, − ou bien de faire partie d'une salle animée et frémissante couronnée à tous ses étages de toilettes fleuries, de bijoux étincelants et de visages radieux. Indifférent au spectacle de la salle, celui du théâtre ne m'arrêtait guère, − excepté lorsqu'à la seconde ou à la troisième scène d'un maussade chef-d'œuvre d'alors, une apparition bien connue illuminait l'espace vide, rendant la vie d'un souffle et d'un mot à ces vaines figures qui m'entouraient.

Je me sentais vivre en elle, et elle vivait pour moi seul. Son sourire me remplissait d'une béatitude infinie; la vibration de sa voix si douce et cependant fortement timbrée me faisait tressaillir de joie et d'amour. Elle avait pour moi toutes les perfections, elle répondait à tous mes enthousiasmes, à tous mes caprices, − belle comme le jour aux feux de la rampe qui l'éclairait d'en bas, pâle comme la nuit, quand la rampe baissée la laissait éclairée d'en haut sous les rayons du lustre et la montrait plus naturelle, brillant dans l'ombre de sa seule beauté, comme les Heures divines qui se découpent, avec une étoile au front, sur les fonds bruns des fresques d'Herculanum !

Depuis un an, je n'avais pas encore songé à m'informer de ce qu'elle pouvait être d'ailleurs; je craignais de troubler le miroir magique qui me renvoyait son image, − et tout au plus avais-je prêté l'oreille à quelques propos concernant non plus l'actrice, mais la femme. Je m'en informais aussi peu que des bruits qui ont pu courir sur la princesse d'Elide ou sur la reine de Trébizonde, − un de mes oncles, qui avait vécu dans les avant-dernières années du XVIIIe siècle, comme il fallait y vivre pour le bien connaître, m'ayant prévenu de bonne heure que les actrices n'étaient pas des femmes, et que la nature avait oublié de leur faire un cœur. Il parlait de celles de ce temps-là sans doute; mais il m'avait raconté tant d'histoires de ses illusions, de ses déceptions, et montré tant de portraits sur ivoire, médaillons charmants qu'il utilisait depuis à parer des tabatières, tant de billets jaunis, tant de faveurs fanées, en m'en faisant l'histoire et le compte définitif, que je m'étais habitué à penser mal de toutes sans tenir compte de l'ordre des temps.

Nous vivions alors dans une époque étrange, comme celles qui d'ordinaire succèdent aux révolutions ou aux abaissements des grands règnes. Ce n'était plus la galanterie héroïque comme sous la Fronde, le vice élégant et paré comme sous la Régence, le scepticisme et les folles orgies du Directoire; c'était un mélange d'activité, d'hésitation et de paresse, d'utopies brillantes, d'aspirations philosophiques ou religieuses, d'enthousiasmes vagues, mêlés de certains instincts de renaissance; d'ennuis des discordes passées, d'espoirs incertains, − quelque chose comme l'époque de Pérégrinus et d'Apulée. L'homme matériel aspirait au bouquet de roses qui devait le régénérer par les mains de la belle Isis; la déesse éternellement jeune et pure nous apparaissait dans les nuits, et nous faisait honte de nos heures de jour perdues. L'ambition n'était cependant pas de notre âge, et l'avide curée qui se faisait alors des positions et des honneurs nous éloignait des sphères d'activité possibles. Il ne nous restait pour asile que cette tour d'ivoire des poètes, où nous montions toujours plus haut pour nous isoler de la foule. A ces points élevés où nous guidaient nos maîtres, nous respirions enfin l'air pur des solitudes, nous buvions l'oubli dans la coupe d'or des légendes, nous étions ivres de poésie et d'amour. Amour, hélas! des formes vagues, des teintes roses et bleues, des fantômes métaphysiques! Vue de près, la femme réelle révoltait notre ingénuité; il fallait qu'elle apparût reine ou déesse, et surtout n'en pas approcher.

 Quelques-uns d'entre nous néanmoins prisaient peu ces paradoxes platoniques, et à travers nos rêves renouvelés d'Alexandrie agitaient parfois la torche des dieux souterrains, qui éclaire l'ombre un instant de ses traînées d'étincelles. − C'est ainsi que, sortant du théâtre avec l'amère tristesse que laisse un songe évanoui, j'allais volontiers me joindre à la société d'un cercle où l'on soupait en grand nombre, et où toute mélancolie cédait devant la verve intarissable de quelques esprits éclatants, vifs, orageux, sublimes parfois, − tels qu'il s'en est trouvé toujours dans les époques de rénovation ou de décadence, et dont les discussions se haussaient à ce point, que les plus timides d'entre nous allaient voir parfois aux fenêtres si les Huns, les Turcomans ou les Cosaques n'arrivaient pas enfin pour couper court à ces arguments de rhéteurs et de sophistes.

 « Buvons, aimons, c'est la sagesse! » Telle était la seule opinion des plus jeunes. Un de ceux-là me dit: “Voici bien longtemps que je te rencontre dans le même théâtre, et chaque fois que j'y vais. Pour laquelle y viens-tu? »

 Pour laquelle?... Il ne me semblait pas que l'on pût aller là pour une autre. Cependant j'avouai un nom. − «Eh bien!, dit mon ami avec indulgence, tu vois là-bas l'homme heureux qui vient de la reconduire, et qui, fidèle aux lois de notre cercle, n'ira la retrouver peut-être qu'après la nuit».

 Sans trop d'émotion, je tournai les yeux vers le personnage indiqué. C'était un jeune homme correctement vêtu, d'une figure pâle et nerveuse, ayant des manières convenables et des yeux empreints de mélancolie et de douceur. Il jetait de l'or sur une table de whist et le perdait avec indifférence. − « Que m'importe, dis-je, lui ou tout autre ? Il fallait qu'il y en eût un, et celui-là me paraît digne d'avoir été choisi. − Et toi? − Moi? C'est une image que je poursuis, rien de plus.

notes

En sortant, je passai par la salle de lecture, et machinalement je regardai un journal. C'était, je crois, pour y voir le cours de la Bourse. Dans les débris de mon opulence se trouvait une somme assez forte en titres étrangers. Le bruit avait couru que, négligés longtemps, ils allaient être reconnus; − ce qui venait d'avoir lieu à la suite d'un changement de ministère. Les fonds se trouvaient déjà cotés très haut; je redevenais riche.

Une seule pensée résulta de ce changement de situation, celle que la femme aimée si longtemps était à moi si je voulais. − Je touchais du doigt mon idéal. N'était-ce pas une illusion encore, une faute d'impression railleuse? Mais les autres feuilles parlaient de même. − La somme gagnée se dressait devant moi comme la statue d'or de Moloch. «Que dirait maintenant, pensai-je, le jeune homme de tout à l'heure, si j'allais prendre sa place près de la femme qu'il a laissée seule?». Je frémis de cette pensée, et mon orgueil se révolta.

Non! ce n'est pas ainsi, ce n'est pas à mon âge que l'on tue l'amour avec de l'or: je ne serai pas un corrupteur. D'ailleurs ceci est une idée d'un autre temps. Qui me dit aussi que cette femme soit vénale? − Mon regard parcourait vaguement le journal que je tenais encore, et j'y lus ces deux lignes: « Fête du Bouquet provincial. − Demain, les archers de Senlis doivent rendre le bouquet à ceux de Loisy». Ces mots, fort simples, réveillèrent en moi toute une nouvelle série d'impressions: c'était un souvenir de la province depuis longtemps oubliée, un écho lointain des fêtes naïves de la jeunesse. − Le cor et le tambour résonnaient au loin dans les hameaux et dans les bois; les jeunes filles tressaient des guirlandes et assortissaient, en chantant, des bouquets ornés de rubans. − Un lourd chariot, traîné par des bœufs, recevait ces présents sur son passage, et nous, enfants de ces contrées, nous formions cortège avec nos arcs et nos flèches, nous décorant du titre de chevaliers, − sans savoir alors que nous ne faisions que répéter d'âge en âge une fête druidique survivant aux monarchies et aux religions nouvelles.

 

Sunday, December 4, 2022

tranh cổ động súng, gun posters

  

  Crusader AR

tranh cổ động súng

Tôn Thất Tuệ

Trong các vị sáng lập tôn giáo, kể cả thứ nửa tôn giáo nửa triết lý, Mahomet là vị duy nhất dùng vũ lực binh bị ngay từ đầu. Trước tiên, Ngài dùng số người Bedouins, những giáo đồ đầu tiên để tranh giành ảnh hưởng của La Mecque ngõ hầu dồn sức mạnh cho Medina. Chức sắc phải là những bedouins, kiểu tay súng tay cày. Trong suốt thời gian Ngài con sống, chiến tranh là mối ưu tư để xây đắp Hồi giáo. Islamisme hình thành giữa vùng đất của giáo hội TCG Orthodox nên phải hiếu chiến mới tự tồn.

Tuy nhiên, Jesus Christ là vị duy nhất được cho đeo nhiều súng nhất, khi kỹ nghệ súng đạn Mỹ dùng Ngài làm marketing. Lời của Jesus được trích nguyên văn hay viết lại theo ý riêng để khuyến khích dùng súng lớn nhỏ. Nhiều nước tôn thờ Jesus theo những cách riêng. Duy chỉ người HK cho Ngài cầm súng và nhiều băng đạn quanh người.

Không quá đáng khi lập công thức: da trắng độc tôn = Bible + súng. Bible, hiểu là cuốn sách, ở HK bạn có thể đọc nơi nơi như ở phòng chờ khám bệnh, chờ xin giấy tờ như đổi bằng lái xe ... Bạn chỉ nhấc điện thoại gọi số 800 thì vài hôm sau bạn có ngay một copy bạn muốn: tân ước hay cựu ước, dịch bởi King James, hay viết theo lối xưa, hay viết theo lối nay, tùy bạn chọn, có thể sách giản lược có minh họa cho trẻ em. Bible belt cũng là gun belt như Georgia, Alabama, Tennessee, Kentucky....

Nhưng giới súng đạn luôn to tiếng Bible không ai biết nên Bible cần được dạy trong trường, đồng thời dạy kèm về vũ khí. Nếu Jesus có một khẩu súng liên thanh AR (automatic rifle) thì Ngài không bị đóng đinh mà sống mãi không bao giờ chết cho đến ngày nay và mai sau. AR đã không kịp cứu Ngài thì nay AR cứu bạn, cứu "the American Christian society".

Poster đặc sắc cho thấy một nam nhân đeo bên hông trái khẩu súng lục, bên phải cuốn Bilble với ghi chú: không có gì sai trái khi bạn đeo riết không rời khẩu súng và tôn giáo.

Tân Ước Luke đoạn 22-36 ghi lời Jesus: Let the one who has no sword sell his cloak and buy one. Kẻ kia không có gươm, hãy bảo hắn bán áo quần mà mua một cây. Cũng trong chương nầy, Jesus nói cùng một ý: if you don't have a sword, sell your cloak and buy one. Câu thứ hai được sửa thành: Jesus said: "if you don't have an AR15, sell you coat and buy one. Luke (22-36). Nếu công ty áo thun không tự sáng tác mà trích từ một nguồn tôn giáo thì hẵn đã có thêm một Bible hợp thời trang như XHCN đã thay đổi Truyện Kiều.

HK đấm đá nhau lung tung về tu chính án số hai công nhận quyền mang vũ khí. Nhưng con buôn đi cao hơn một nước: mang súng không hẳn chỉ là một quyền hiến định mà là một giới hạnh của Thánh Kinh phải thực hành. Quyền hiến định bạn có thể sử dụng hay không sử dụng. Một giới luật, một giới hạnh (a command), thì bạn phải thi hành. Một khi bức tường chia cách chính phủ và tôn giáo bị sụp đổ theo ý muốn của tổ chức tôn giáo thì chính phủ sẽ thi hành giới luật nầy, ai cũng phải đeo súng, mua súng. Kỹ nghệ nầy chưa đến mức cho đấy là một commandment để thêm vào “Ten Commandments”, họ còn ở mức dùng một chữ tương cận “a command”.

Những dòng bên trên, chúng tôi có đưa lên FB riêng và có một độc giả cho rằng những posters nầy nên đặt vào nghi vấn là chúng được cấu tạo bởi phe chống vũ khí, nói quá, nói xấu quá mức.

Hoài nghi nầy đúng về phương pháp luận. Nhưng AR được trình bày là một dấu hiệu của một người Mỹ chính cống, hào hùng và ái quốc, đồng thời người mua là một Christian đúng nghĩa theo Bible.

Ngoài những trích dẫn trên các tranh cổ động, trên các hình ảnh quảng cáo, lời trong Thánh Kinh được khắc vào một khẩu súng liên thanh AR. Sep 2015, Spike's Tactical đưa ra thị trường khẩu AR mang tên: Crusader (chiến binh Thánh Chiến). Một bên khắc phù hiệu có Thánh Giá dài của đoàn hiệp sĩ Thánh Chiến đi đòi lại đất thánh trong tay Muslim (từ 1095 đến1281). Bên kia trích thánh thi Psalm 144:1: "Blessed be the Lord my Rock, who trains my hands for war, my fingers for battle”. – Đội ơn God, nơi nương tựa và che chở tôi, đội ơn Ngài đã dạy tôi cách dùng cánh tay vào chiến tranh, cách dùng ngón tay vào các chiến trận.

Súng bắn thì có người chết, không chết bề ngang thì chết bề dọc. Đạn bắn ra không phân biệt Christian hay non-Christian. Trúng thì chết.

Nữ luật sư Jenna Ellis đã nói đúng sách vở rằng năm người chết ở Colorado không phải Christian, bên cạnh đau khổ chết không đúng lúc (untimely death) họ sẽ bị đọa đời đời.

Thiệt đúng rồi đa, cô ơi. Qui n'est pas avec moi [Dieu] est contre moi. (không theo ta là phản ta). Câu nầy là châm ngôn là lời God ghi trên trang bìa bản dịch Thánh Kinh Tin Lành 1871 của mục sư Louis Segond, Thụy Sĩ,  từ tiếng Hebreux và Hy Lạp.

Đường lên thiên đàng thì ai cũng thấy, xin Ngài đừng bận tâm, con sẽ tự giác đi vô thiên đàng. Nhưng ít hay không có ai tự giác vào địa ngục (chỉ tự giác đi tù cải tạo). Vậy cần có cai ngục, các sheriff, các ông cò lùa vô rồi đóng cửa.

Thần học tây phương không nói rõ ai đưa lũ vô thần vô địa ngục. Satan không lo việc nầy; Satan chỉ làm bạn lạc đường mang trọng tội. Truyền thống Tàu trong PGVN có mười ông thiện và mười ông ác, lo việc khen thưởng và trừng phạt. Thập thiện và thập ác ngồi hai bên chánh điện chùa Từ Quang.

E rằng God làm luôn cả hai chuyện, cứu rỗi và đọa đày. Lần trước tui có nói kiểu chợ búa, súng đạn làm God busy đưa người lên cõi Trên. Nay nếu lo luôn cửa địa ngục thì súng đạn làm cho Ngài quá bận rộn (more than busy).

======================================

nhà xưa thanh bình, Huê

================================================