Nha Trang 1970 nàng nhìn về tương lai?
Tương lai . Định mệnh . Tự do
L’Avenir est-il déjà écrit?
JePense.org . ttt dịch
Nhắc đến tương lai có nghĩa tự tra hỏi về thời gian, định mệnh, sự tình cờ ngẫu nhiên và tự do.
Với một số người nầy, tương lai đã định sẵn. Ngoài ý muốn, chúng ta là những diễn viên một tấn tuồng đã soạn trước trong chuổi móc nối những nguyên nhân rõ rệt. Chúng ta không tự do, tuy tin là có tự do.
Với một số người kia, tương lai không được viết trước, hoặc giả vì tương lai lệ thuộc sự tình cờ ngẫu nhiên; hoặc giả vì chúng ta tham dự vào việc soạn thảo, chúng ta luôn thực hiện tự do.
Tương lai là phần thời gian đến sau hiện tại. Nhưng tương lai trước hết và trên hết là một viễn quan, một cái nhìn của tâm trí con người; tâm trí ấy tự phóng chiếu, đi trước, thấy trước, hy vọng hay lo sợ tương lai, giống như tâm trí ấy đã có kinh nghiệm với quá khứ.
Tuy vậy trong thực tế, tương lai là một phần của đời sống hiện tại: tư tưởng và hành động của con người đặt trên cái nhìn về tương lai. Do đó, con người tin rằng tương lai hiện hữu và lệ thuộc vào con người.
Giải quyết câu hỏi tương lai là trang giấy trắng hay đã viết xong, có hai luận thuyết trái ngược: định mệnh và tự do hay ngẫu nhiên.
Với một số người kia, tương lai không được viết trước, hoặc giả vì tương lai lệ thuộc sự tình cờ ngẫu nhiên; hoặc giả vì chúng ta tham dự vào việc soạn thảo, chúng ta luôn thực hiện tự do.
Tương lai là phần thời gian đến sau hiện tại. Nhưng tương lai trước hết và trên hết là một viễn quan, một cái nhìn của tâm trí con người; tâm trí ấy tự phóng chiếu, đi trước, thấy trước, hy vọng hay lo sợ tương lai, giống như tâm trí ấy đã có kinh nghiệm với quá khứ.
Tuy vậy trong thực tế, tương lai là một phần của đời sống hiện tại: tư tưởng và hành động của con người đặt trên cái nhìn về tương lai. Do đó, con người tin rằng tương lai hiện hữu và lệ thuộc vào con người.
Giải quyết câu hỏi tương lai là trang giấy trắng hay đã viết xong, có hai luận thuyết trái ngược: định mệnh và tự do hay ngẫu nhiên.
Theo thuyết định mệnh, mọi sự việc đều xuất phát từ một chuổi liên kết mật thiết nguyên nhân và kết quả. Mọi sự việc chỉ có thể xuất hiện theo một kế hoạch rõ rệt, một diễn trình bất biến, một sự nối kết toàn bích.
Tư tưởng và hành động của chúng ta cũng được định sẵn, mặc dù chúng ta tưởng là tự do. Lập luận nầy đã đánh mất ý niệm tương lai. Nếu mọi thứ đã định sẵn thì quá khứ, hiện tại và tương lai giống nhau và chỉ là một thứ: quá khứ là kính thủy soi tương lai, tương lai nằm trong quá khứ; hiện tại biểu hiện quá khứ và tương lai. Chỉ có một thứ thời gian là hiện tại, một thực thể sờ mó được, chân lý duy nhất.
Do đó, ảo tưởng có một tương lai lệ thuộc vào con người xuất phát từ sự không hiểu biết các nguyên do quá khứ. Điều nầy nằm trong khuynh hướng tự nhiên của tâm thức muốn tự phóng chiếu vào chỗ không biết.
Tương lai là một sự tạo dựng của tâm tưởng, của ước vọng, của sợ hãi, của nghĩ tưởng, khi không thấu triệt sự tròng tréo vào nhau của các yếu tố, của các sự kiện. Một khi chúng ta ý thức điều nầy, thì không có tương lai và quá khứ.
Theo luận thuyết đối nghịch, nếu con người tự do hành động, thì tương lai chưa bị định sẵn. Con người sẽ quyết định, sẽ soạn thảo (ít nhất phần nào vì những giới hạn tự nhiên của ngoại cảnh).
Tuy nhiên, quan niệm con người tự do không lấy gì làm chắc. Con người vẫn bị bao quanh bởi những điều kiện, những nguyên nhân phức tạp mà tri thức vẫn hạn hẹp, mặc dầu có tiềm năng rộng lớn song song với trách nhiệm đối với chính mình.
Theo luận thuyết đối nghịch, nếu con người tự do hành động, thì tương lai chưa bị định sẵn. Con người sẽ quyết định, sẽ soạn thảo (ít nhất phần nào vì những giới hạn tự nhiên của ngoại cảnh).
Tuy nhiên, quan niệm con người tự do không lấy gì làm chắc. Con người vẫn bị bao quanh bởi những điều kiện, những nguyên nhân phức tạp mà tri thức vẫn hạn hẹp, mặc dầu có tiềm năng rộng lớn song song với trách nhiệm đối với chính mình.
Thực tế, tự do nằm ở một nơi khác là con người biết từ chối những khổ đau, bỏ ảo tưởng làm chủ tình hình tuyệt đối, không giữ trong tay bất cứ thứ gì nặng đè lên người.
Do đó, chúng ta có thể tạo dựng một vũ trụ nội tâm, tức là chúng ta viết lên trang tương lai trong tâm thức. Đó là một tương lai được hình thành, không phải là tương lai chờ đợi, tương lai của ảo tưởng và khổ đau. Trái lại là một tương lai ý thức của bừng tĩnh, của chấp nhận và của tin yêu.
Nếu cần phải lựa chọn thì sự lựa chọn ấy xuất phát từ lương tri, mà lương tri nầy tự mở ra vì ý thức về chính mình, ý thức tự thân (connaissance de soi).
Các khuynh hướng tư tưởng và tôn giáo đều chú trọng đến tương lai, định mệnh và tự do. Những nền tư tưởng ấy di động giữa (a) điểm nầy là sự xác quyết một trật tự bên trên, không thể thay đổi mà con người chỉ phải đặt mình bên dưới tuân theo [tương lai đã viết sẵn] và (b) điểm kia là sự nhắc nhở mỗi thể nhân (có) các trách nhiệm cá nhân bao hàm trong tự do tâm niệm [chúng ta tự quyết về tương lai].
Dù nói theo siêu hình hay luân lý, các câu trả lời rất linh động. Các nền tư tưởng tinh vi cao khải đều kêu gọi mọi người từ bỏ ảo tưởng tự do ích kỷ để hội nhập vào một hình thái khác của tự do dựa trên sự chối bỏ tham vọng, chối bỏ chờ đợi và chối bỏ sợ hãi.
Sau cùng, tương lai của chúng ta gồm những sự lựa chọn của lương tri, của ý thức hơn là những sự lựa chọn vật chất. Những ý niệm về bừng thức, về tiến bộ tâm linh sẽ thay thế ý niệm tương lai.-
Người dịch ghi thêm
Bài văn ngắn nầy có âm hưởng triết lý Đông Phương và cũng nhờ trực giác ĐP mà bài không mang tính cách cố hữu của người Pháp là vô cùng trừu tượng. Tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ ý niệm ngẫu nhiên tình cờ ghép chung với tự do để nói tính chất bất định của tương lai không định sẵn. Tuy vậy tự do bao hàm một định hướng, khác với ngẫu nhiên.
Tác giả nhẹ nhàng đưa tới một kết luận dung hợp giữa cố định của thuyết định mệnh và ý chí con ngưởi tự do chối bỏ khổ đau. Điều nầy giống với quyết định của hành giả tu học PG: quyết định thành Phật sẽ thì sẽ thành Phật ngay tức khắc, nhân quả đồng thời. Tư tưởng của tác giả không ra khỏi tứ diệu đế; khổ đau là có thật nhưng có cách giải trừ.
Độc giả tây phương sẽ nhờ bài nầy mà hiểu trung đạo của PG về nghiệp. Tuy không phủ nhận nghiệp mà còn phân tích nghiệp đến mức tế vi, PG không chấp nhận tính cách bắt buộc của nghiệp, không chấp nhận nghiệp là một thứ fatalisme a+ b = c; trái lại đẳng thức nầy thay đổi tích cực hay tiêu cục. c có thể nhỏ hơn hay lớn hơn a + b. Kết quả mới nầy do con người tác động theo chiều thuận hay nghịch.
Số nợ ngân hàng có thể giảm bằng cách thay đổi lãi suất; có thể tăng vì bị phạt trả chậm v.v... Trong diễn trình cứu khổ tự thân, con người luôn có mặt và hành động. Tôn giáo nào cho tín đồ tự do triết lý ấy và không đe dọa được gọi là tôn giáo nhân bản (humaniste).
tôn thất tuệ
Như hầu hết các bạn, tôi sống trong khung cảnh Phật Giáo một cách tự nhiên như cá xuôi nước, trong niềm tin chung của gia đình vào các điều như phước đức, trong cái lâng lâng của hương trầm, trong tiếng kinh nhẹ nhàng có khi rất mơ hồ, như cái dư thừa mà các mái chùa giữ không hết. Không có vấn đề gì ngoài cái nghèo do chiến tranh và thời cuộc gây nên. Lớn lên giữa lúc Huế như có ai muốn đem cho nó một bộ mặt mới với những triết nhân mới từ Tây Phương hồi cố quốc, nơi có sông Hương làm họ đỡ nhớ sông mẹ là sông Seine.
No comments:
Post a Comment