add this

Tuesday, February 18, 2025

Nguồn gốc lễ Phục Sinh

Resurrection, He Qi

Nguồn Gốc Lễ Phục Sinh
The roots of the Easter story

Phục Sinh sắp đến, tín hữu Thiên Chúa Giáo (Christian) nghĩ đến hai nền móng căn bản trong đức tin của họ là: cái chết và sự sống lại của Jesus, xứ Nazareth. Việc nầy không có gì mới vì sự chú tâm nầy đã xuất hiện ngay từ thời Jesus bị hành hình. Tín đồ tin rằng phục sinh không những là một phép lạ mà là bằng chứng cụ thể rằng Jesus đích thực là vị cứu tinh người Do Thái (DT) mong chờ từ lâu để cứu họ khỏi bàn tay của bọn áp bức.
Nhưng phải chăng ý niệm phục sinh tự nó là một tin tưởng duy nhất trong thế kỷ đầu tiên của người DT?
Ý niệm TCG về một Jesus chết đi và sống lại không những làm nòng cốt của toàn thể giáo lý mà nó còn làm cho đức tin TCG tách khỏi Do Thái giáo. Tuy vậy, ý niệm phục sinh đã có từ bao nhiêu thế kỷ trước khi Jesus sống lại.
Isaiad, tìm thấy ở Dead Sea, viết thế kỷ 2 sau JC


Trong huyền sử Ai Cập, thần Osiris được bà vợ tên Isis làm sống lại. Từ đấy mà sinh ra ý niệm phục sinh: "Người thân của ngươi chết sẽ sống lại". Sớm nhất trong các tài liệu bằng chữ viết nói đến sự tái sinh là Chương Isaiah (Book of Isaiah) trong Thánh Kinh. Tập nầy đề cập tương lai tức là thời phán xét cuối cùng, vào lúc người chết sống lại để nhận phán quyết tối thượng của God. Isaiah tiên tri: Người thân của ngươi sẽ sống lại, thân thể ngóc lên đứng lên. Những kẻ chìm sâu trong đất bụi sẽ đứng lên, ca vang sung sướng".
Sau đó Chương Daniel lập lại ý niệm nầy.


Lúc Jesus còn sống, có rất nhiều hệ phái Do Thái giáo tranh nhau ảnh hưởng. Mạnh nhất là nhóm Pharisees đã đưa ý niệm phục sinh vào tư tưởng Do Thái. Theo sử gia thế kỷ thứ nhất Josephus, Pharisees tin rằng linh hồn là bất diệt, sẽ nhập vào thể xác sống lại. Lý thuyết siêu hình nầy đã làm người Do Thái dễ dàng chấp nhận ý niệm Jesus đã sống lại từ xác chết.
Vài thế kỷ sau, các đạo sĩ (Rabbi) đã kết nạp những sơ phát trong Thánh Kinh vào việc sống lại thể xác chết trong thời đại cứu thế (messianic era).

Một nghĩa địa ở Jerusalem
Người  DT tin rằng vị cứu thế đích thực sẽ phải là hậu duệ của vua David sẽ tiêu diệt kẻ thù và tái lập vinh quang hào nhoáng xưa của DT. Trong mấy thế kỷ sau khi Jesus chết, các đạo sĩ giảng rằng linh hồn sẽ sống lại khi vị cứu thế xuất hiện trên quả đất.
Chừng 500 năm sau khi Jesus chết, sách Talmud - tuyển tập quan trọng nhất về giáo luật sau Thánh Kinh - dạy rằng nếu không tin sự hồi sinh, ngươi sẽ không có chỗ đứng trong Thế Giới Sẽ Đến (Olam Ha Ba). Olam Haba là cảnh giới sống của các linh hồn sau khi chết. Đặc biệt, địa ngục không có trong dòng tư tưởng chính thống DT.

Cho đến nay, quan niệm God cho kẻ chết một đời sống được xác nhận trong Amidah, lời cầu nguyện của DT trong các thánh lễ sáng, chiều, tối mỗi ngày.

Đệ tử đầu tiên của Jesus là người DT, những người nầy đã đưa quan niệm phục sinh vào tư tưởng TCG. Tuy vậy, sự hiểu biết về phục sinh trong giới TCG đã đạt những mức độ chưa từng có sau khi Jesus chết.

Theo Phúc Âm Matthew, Jesus, một người DT gốc Galilée đến Jerusalem vài ngày trước lễ Quá Hải (Passover). Ông bị kết tội ly khai chống chính quyền La Mã cùng tội phỉ bán, gây xáo trộn trong dân chúng chuẩn bị hành lễ; lúc ấy Passover là lễ hành hương lớn, dân tứ xứ tụ tập ở Jerusalem.
Jesus bị bắt đưa ra tòa, bị kết án tử hình. La Mã muốn duy trì trật tự La Mã (Pax Romana), ngại rằng các xáo trộn nhỏ trong đám dân hành hương có thể đưa đến nổi loạn; nhiều người cho rằng Jesus là vua của Do Thái.
Jesus bị hành quyết vào ngày thứ sáu (Good Friday) và sống lại ba ngày sau. Cho nên Lễ Phục Sinh vào ngày chủ nhật (Easter Sunday).
Hàng đệ tử đầu tiên không những tin rằng Ngài đã sống lại mà còn tin Ngài là vị Cứu Tinh của người DT mong chờ từ lâu, Ngài thực hiện các lời tiên tri. Tiếp đến Ngài được tin là Đứa Con Thánh Linh của God (The Divine Son of God).
Bản chất của sự sống lại của Jesus là đề tài tranh luận của các học giả và các nhà thần học. Tín hữu tin gì? Phải chăng là một thân xác sống lại làm bằng thịt và máu? hay phải chăng đó là một thực thể tâm linh thuần túy?
Tuy nhiên, sự phục sinh nầy mang một ý nghĩa rộng lớn hơn trong bốn Phúc Âm mà ngày nay làm đức tin của 2 tỷ giáo đồ TCG. Đó là: Jesus đã thắng cái chết; một viên đá nền móng lớn nhất của đức tin TCG.-

====================================================

Nhà Sách Saigon, đường Lê Lợi
=============================



No comments:

Post a Comment