add this

Friday, July 11, 2025

 

Hữu Thỉnh thỉnh thơ kẻ khác

THƠ ÔNG THỈNH GIỐNG HỆT THƠ REINIG!
FB Do Hoang July 5 2025 đăng lại từ FB Trần Xuân 


Chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh có bài thơ HỎI in trong tập "Thư Mùa Đông", nguyên văn:

Tôi hỏi đất :
Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước :
Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ :
Cỏ sống với cỏ như thế nào ?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người :
Người sống với người thế nào ?
Tôi hỏi người :
- Người sống với người thế nào ?
Tôi hỏi người :
- Người sống với người thế nào ?

Christa Reinig
Đọc hết bài thơ của Hữu Thỉnh, tôi ngờ ngợ đã đọc được bài này ở đâu rồi. Lục trí nhớ và tìm kiếm thì hóa ra đó là bài Sống Với Nhau Như Thế Nào? của nữ sĩ người Đức Christa Reinig, sinh năm 1926 tại Berlin, mất năm 2008 tại Munich.
Dưới đây là bài thơ của bà, bản tiếng Việt, không ghi tên người dịch.

Tôi hỏi đất :
Đất sống với nhau như thế nào ?
Đất trả lời :
Chúng tôi làm nền móng cho nhau
Tôi hỏi nước :
Nước sống với nhau như thế nào ?
Nước trả lời :
Chúng tôi hòa lẫn vào nhau
Tôi hỏi gió :
Gió sống với nhau như thế nào ?
Gió trả lời :
Chúng tôi nâng cánh cho nhau
Tôi hỏi mây :
Mây sống với nhau như thế nào ?
Mây trả lời :
Chúng tôi tan biến vào nhau
Tôi hỏi cỏ :
Cỏ sống với nhau như thế nào ?
Cỏ trả lời :
Chúng tôi hòa quyện và réo rắt bên nhau
Tôi hỏi người :
Người sống với nhau như thế nào ?
Không ai trả lời
Không ai trả lời
Không ai nói gì cả.
Vì người đang bận giận hờn và chà đạp lên nhau
Vì người còn chôn chặt nụ cười và không cùng chia sẻ
Vì người còn nghi kỵ và mưu chước lẫn nhau
Vì người còn nặng nỗi thương đau
Vì người còn quên cách yêu nhau
Vì người còn chưa biết được rằng sự sống vốn rất mau...tàn lụi...
• • • • •
Căn cứ tài liệu trên thì sau khi đọc bài thơ của Reinig, Hữu Thỉnh đã khôn khéo cắt đi vài đoạn, thay một số chữ; còn cấu tứ, diễn ý và hình thức thể hiện thì giống hệt bài thơ của nữ sĩ người Đức.
Ông Hữu Thỉnh đường đường là chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam, nhưng với việc làm mờ ám trên đây thật khó chấp nhận. 

============================================================

Huế trong sương sớm

========================================================




No comments:

Post a Comment