add this

Friday, September 2, 2016

vong quốc hận

Quảng Điền, Huế






Vong Quốc Hận

Phạm Đạt Nhân


            Thương nữ bất tri vong quốc hận
            Cách giang do xướng Hậu đình hoa 

Hai câu cuối vừa nêu của bài thơ Bạc Tần Hoài (Tần Hoài Dạ Bạc) đã từng gây hoang mang tranh luận cho hậu thế. "Không biết mối hận mất nước” thì đã rõ, nhưng khúc Hậu Đình Hoa là gì mà ghê gớm lắm vậy?  Xin thưa là vì bài ca nầy liên quan đến việc mất nước, đến người sáng tác, đến thân phận ca nhi, đào hát, đến thái độ của thi hào Đỗ Mục trong bài Bạc Tần Hoài và dư chấn âm vọng của bài thơ.
Hậu Đình Hoa là một trong ba tập thơ do Trần Thúc Bảo [thường được biết trong sử sách là Trần Hậu Chủ đời hậu Trần, thời Nam Bắc triều (420- 587) bên Tàu] tập hợp các bài thơ sáng tác trong các buổi tiệc tùng, vui chơi giải trí cùng các quan học sĩ. Khúc Hậu Đình Hoa được phổ nhạc từ một bài thơ hay nhất trong tập thơ cùng tên. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Trương Lệ Hoa, người được Trần Hậu Chủ đặc biệt sủng ái. Bài hát mang những lời tình tứ, du dương nhất.Trong các cuộc dạ tiệc thâu đêm, các ca nương, đào hát rất thích trình diễn bài nầy.
Trần Hậu Chủ (583- 587) là vị vua cuối cùng của họ Trần, nổi tiếng phong tình, ham mê thi ca, nhạc tửu, nhất là gái đẹp. Ông bị mất nước trong một cơn say khước: say rượu, say thơ, say nhạc, say tình bên cạnh người đẹp Trương Lệ Hoa đang hát khúc Hậu Đình Hoa. Từ đó, tên Trần Hậu Chủ gắn liền với tên Hậu đình hoa, trở thành điển tích của vết nhơ vong quốc.

Mãi đến 200 năm sau, ca nhi vẫn còn mê hát khúc hát nầy trong các cuộc vui chơi trác táng, yến tiệc linh đình. Dù trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, thương nữ vẫn bình nhiên hát khúc nhục ca nầy. Thi hào Đỗ Mục (803 - 852) một đêm đổ bến Tần Hoài gần kề quán rượu bỗng nghe vẳng lại từ bên sông tiếng hát của một thương nữ đang hát khúc ca Hậu đình. Động mối cảm hoài, Đỗ Mục sáng tác bài thơ Bạc Tần Hoài (Tần Hoài Dạ Bạc).

        Yên lung hàn thy nguyt lung sa
        D bc Tn Hoài cn tu gia 
        Thương n bt tri vong quc hn 
        Cách giang do xướng Hu đình hoa 

Dịch xuôi :  Khói lan tỏa trên mặt nước lạnh, ánh trăng lan tỏa trên cát. Đêm (ta) đậu thuyền trên bến sông Tần Hoài gần quán rượu. Ca nhi không biết mối hận mất nước nên ở bên kia sông còn hát khúc Hậu đình hoa.
 
T
rong thể thất ngôn tứ tuyệt, thường câu thơ cuối chứa đựng nội dung biểu đạt mà tác giả muốn gởi gắm tâm tình. Về sau bài thơ nầy được nhiều người dịch, mỗi người dịch đều trung thành với nguyên tác, song thái độ đối với nhân vật "thương nữ" thì mỗi người mỗi khác. Có người vừa trách móc vừa thương hại, có người vừa trách móc vừa khinh miệt.

Nhóm thứ nhất gồm có những dịch giả sau đây:

- Lâm Trung Phú :
            Cô gái vô tình quên mất nước 
            Hậu đình hoa hát vọng sang sông 

- Trần Trọng San :
            Cô gái không hay buồn mất nước 
            Bên sông còn hát Hậu đình hoa 

 - Nguyễn Hàm Ninh :
            Thương nữ biết chi sầu mất nước
            Cách sông hát khúc Hậu Đình hoa 

   
- Khương Hữu Dụng :
            Cô gái biết chi hờn mất nước
        Cách sông còn hát Hậu đình hoa


 Nhóm trên có người để nguyên chữ "thương nữ" có người dịch là "cô gái". Điều đó chứng tỏ có sự nhẹ tay, châm chước và cảm thông. Thật ra thương nữ có nghĩa là con hát, đào hát.
           
Nhóm thứ hai gồm có những dịch giả sau đây
:

- Mộng Sơn :   
                     Gái đêm quen sóng khuynh thành 
               Bên sông hát khúc Hậu đình hoa chơi 
- Hoàng Giáp Tôn  :
                     Gái còn hát Hậu đình hoa 
               Hờn mất nước chẳng xót  xa trong lòng
 
- Phí Minh Tâm :
               Cô ả biết đâu hờn mất nước
               Bên sông còn hát khúc Đình hoa 

Nhóm dịch giả trên dịch “thương nữ” ra “Gái đêm, Gái , Cô ả”, thể hiện thái độ coi khinh người ca nữ. Nhất là Mộng Sơn dùng chữ Gái đêm hơi nặng tay.

Dù dịch kiểu gì hay là diễn theo cách nào, cô gái hát khúc nhục ca vong quốc giữa hoàn cảnh nước nhà nghiêng ngả vẫn bị chê trách. Do đâu và vì sao cô gái phải chịu nỗi hàm oan nầy? Phải chăng đây là định nghiệp của kiếp cầm ca. Vì nghệ thuật và vì kế mưu sinh - phải làm đẹp lòng khách mua vui. Chẳng qua là vì khúc hát đã biến thành vết nhơ của Trần Hậu Chủ. Trần Hậu Chủ vì ham tửu sắc, thi ca để xảy ra mất nước, bị người đời sau nguyền rủa. Trách hôn quân sao không trách nịnh thần, đám học sĩ bao quanh. Giữa lúc đất nước ngả nghiêng, dân tình điêu đứng, đám học sĩ không dùng tài học của mình để can gián vua mà lại bẻ cong ngòi bút, làm thơ xướng họa, vịnh nguyệt thưởng hoa hầu hưởng chút hương thừa rượu cặn. Thời nào cũng vậy, ngụy trí thức tuy hàm học vị mà cam chịu kiếp sống vong thân, làm con rối cho quân quyền giựt dây.

Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách,
câu nói của người xưa vẫn còn tươi nguyên giá trị. Sự hưng thịnh hay tiêu vong của nước nhà thì kẻ thất học cũng phải có trách nhiệm huống chi người có học. Yêu nước là trách nhiệm của mỗi công dân. Không ai được quyền thoái thác trách nhiệm nầy cho người khác và cũng không ai được độc quyền yêu nước. Yêu nước không nhất thiết là phải cầm súng. Mỗi người thể hiện quyền yêu nước theo cách của họ và tùy vào khả năng điều kiện có thể. Trút hết trách nhiệm cho thương nữ là không công bằng.
Bài Bạc Tần Hoài cách chúng ta hơn một ngàn năm mà chừng như nỗi sầu mất nước vẫn còn âm ỉ: Mất biển đảo, mất những vị trí chiến lược trên đất liền, mất nguồn nước sông Mê-Kông, mất ngư trường đánh cá, mất nguồn hải sản, mất an toàn thực phẩm chẳng ngang bằng mất nước ư ?

H
ai câu thơ cuối trong bài thơ của Đỗ Mục như một lời chê trách, lời cảnh giác những ai quay lưng lại với mệnh nước; những ai bằng lòng với những quyền lợi nhỏ nhoi, bình an giả tạm để đắm mình trong những trò vui chơi giải trí. Bộ máy công quyền nắm vai trò định hướng thông tin đại chúng, bám sát các hoạt động giải trí tuyên truyền. Do vậy người dân chỉ có thể nói một chiều, nghĩ một hướng, làm một kiểu…
Những ai còn lương tri, lương thức, còn băn khoăn đến vận nước, đến dân tộc, tổ quốc đều bị nhóm quyền lực quy kết là âm mưu lật đổ chính quyền. Biết hận mất nước là một chuyện, nhưng làm thế nào để cứu nguy dân tộc lại là điều không dễ!  


hình nhà, hồ sen, vịt nuôi, ngỗng trời
Đôi lời cáo bạch
của người giữ vườn
ttt

Như anh Lý Toét ngu ngơ ra tỉnh, khi mới làm quen với internet, tôi bấm tay vô Next Blog đầu góc trái mỗi trang mới biết rất nhiều blog thiên hình vạn trạng, mọi thứ ngôn ngữ; có nhiều blog tiếng Việt nói chuyện khâu vá da thịt của các cô. Đi thêm nữa tôi gặp web Phạm Hạnh với đường hướng (thiếu chữ): Rằng từ vô ảnh vô thanh. Hát vu vơ giữa phong phanh cõi Người. Nghe như mục đồng ngồi mình trâu hát tự nhiên; nếu một ai ghi lại được thì có thể dùng làm những nhạc đề (theme, motif) cho những tác phẩm vĩ đại. (Thật vậy, mọi nhạc phẩm đơn giản hay phức tạp, ngắn dài đều được khai triển từ những motif /melody ngắn gọn ai cũng có thể tự huýt sáo miệng mà thành). Chủ xị (gọi yêu) Phạm Đạt Nhân ngồi trên lưng vô ảnh vô thanh rong ruổi trong cõi Người. Câu nầy đưa đến "Le Petit Prince" Saint Exupéry bay trong đêm (Vol de Nuit), trong chiến tranh (Pilot de Guerre) khắp cả cõi người (Terre des Hommes).

Phạm Quân đã nhiều lần nghĩ đến kẻ khốn cùng như qua ẩn dụ của văn sĩ trời cao nầy: Mozart bị ám sát (Mozart Assasiné), triệu triệu trẻ con bị đọa đày, chết trong tăm tối kéo xuống mồ những thiên tài như Mozart. Những bài về xã hội mang những lời chừng mực, nói ít để người tự đào thêm, đúng như câu nói tiếng Anh: Still water always is deep, nước không giao động là nước rất sâu. Số bài loại nầy, tuy vậy, không nhiều bằng bài về triết học và văn hóa Đông Phương.  Lời vinh danh thầy cũ trên web nầy cho thấy Phạm Quân là học trò của GS Nguyễn Đăng Thục chuyên triết Đông, khoa trưởng Văn Khoa ngày nào. Tôi đã tự nhiên “như người Hà Lội” chộp vài bài của Phạm Hạnh đưa vô khu vườn mới vỡ đất ươm cây. (Tích Hợp hay Cưỡng HônBất Bình Tấc Minh).

Vô ảnh, vô thanh không mang nghĩa néant, nihilist. tự hoại, hủy hoại.  Hình ảnh và âm thanh đã được tinh lọc, giữ phần tinh lý không góc cạnh, để không còn riêng biệt mà thành "vô". Vô thanh ấy giúp Phạm Quân nghe, như Đỗ Mục nghe, bài Hậu Đình Hoa từ miệng ca nữ “bất tri vong quốc hận”.
Từ cuộc rượu mất nước đến lúc neo thuyền bến Tần Hoài, có lẽ người đời cũng như Đỗ thi nhân hiểu “mất nước” một cách đơn giản, nước khác đem quân đến chiếm, chấm dứt triều vua đương quyền. Nhưng xã hội hầu như giữ nguyên, gần giống như nhà Trần diệt nhà Lý.

Các cuộc mất nước thời cận kim hay hiện kim không đơn giản như thế mà xã hội, nhân quần, tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật … nhất nhất đều bị mất, có thêm những thứ mới như đạo đức cách mạng chẳng giống bất cứ thứ đạo đức nào từ mấy chục ngàn năm.
Phạm Quân nhìn sự mất của một nước, một quê hương nhân bản theo nghĩa sinh cảnh học (ecology) lấy sự sống của người dân làm mục tiêu nghiên cứu: trích Mất biển đảo, mất những vị trí chiến lược trên đất liền, mất nguồn nước sông Mê-Kông, mất ngư trường đánh cá, mất nguồn hải sản, mất an toàn thực phẩm chẳng ngang bằng mất nước ư? ngưng trích

Nhưng vẫn còn nhiều, nhiều và nhiều con cháu của Vua Hùng vẫn hiểu mất nước quốc hận trong nghĩa xưa và nay, cng thêm nghĩa sinh cảnh học; nói khác, mất nước toàn diện, đầy đủ mọi khía cạnh, mất hết.-
.....................................................


No comments:

Post a Comment