add this

Wednesday, September 26, 2018

kinh tế Phật giáo, Buddhist Economics




kinh tế Phật Giáo
BUDDHIST ECONOMICS
Ernest Friedrich Schumacher

Chánh mệnh là một yếu tố trong Bát Chánh Đạo. Cho nên phần nầy cũng bao hàm những sinh hoạt kinh tế. Các xứ Phật Giáo (PG) thường xác nhận ý nguyện trung thành với di sản lịch sử của mình. Miến Điện nói: Một nước Miến Điện mới không thấy có sự đối nghịch giữa các giá trị tôn giáo và tiến bộ kinh tế. Chúng tôi sẽ thành công trong việc dung hợp những giá trị tôn giáo và tinh thần trong di sản quốc gia với các lợi ích của nền kỹ thuật tân tiến. Người Miến có nhiệm vụ linh thiêng là xếp đặt những ước vọng và hành động đúng với đức tin. Chúng tôi sẽ làm như vậy.

Đồng thời các xứ trong khung cảnh tinh thần giống vậy luôn luôn hiểu ngầm rằng họ có thể thiết lập các dự án phát triển kinh tế theo mô biểu của các nền kinh tế tân thời; họ kêu gọi các nhà kinh tế ở các nước gọi là tiến bộ đến làm cố vấn. Ví như trong việc đưa ra các chính sách sẽ theo đuổi; lập các dự phóng lớn như kế hoạch năm năm v.v…

Hình như không ai có thể nghĩ rằng một lối sống PG có thể kêu gọi hình thành một đường lối kinh tế PG, đối diện với những lối sống vật chất do nền kinh tế tân tiến đem lại. Các kinh tế gia, chẳng khác những chuyên viên, nói một cách bình thường, bị chứng mù về siêu hình, khẳn định rằng khoa học của họ là một khoa học mang một sự thật tuyệt đối và bất biến, không cần một tiền đề nào. Vài người đi xa hơn và nói rằng các định luật kinh tế không vướn bận gì đến siêu hình, như các định luật về sức hút của quả đất.

Dĩ nhiên, chúng ta không việc gì phải tranh biện với họ về phương pháp luận. Thay vào đó, chúng ta hãy làm những điều nòng cốt và hình dung các nhà kinh tế nầy dưới nhãn quan kinh tế tân thời và của PG.

Điều phổ quát được đồng ý chung là nguồn tài nguyên chính yếu là nhân lực. Nhà kinh tế tân thời xem lao động chỉ khá hơn điều tai ách phải chịu. Dưới mắt ông chủ, nhân công chỉ là một chi phí có thể giảm thiểu tối đa nếu không thể loại bỏ. Dưới mắt người làm công, đó là một sự “phi dụng”; đi làm là hy sinh sự an nhàn và thoải mái; tiền lương chỉ để bù trừ sự hy sinh nầy. Do đó lý tưởng của chủ là vẫn có sản phẩm mà không cần thuê mướn; lý tưởng của thợ là có tiền mà không cần làm lụng.

Hai thái độ nầy về lý thuyết và thực tế đưa đến nhiều hậu quả sâu xa. Nếu lý tưởng là loại bỏ thuê dụng, mọi phương pháp giảm thiểu giờ làm đều tốt đẹp. Lúc chưa có tự động hóa, phương pháp hữu năng nhất là “chia việc”; và ví dụ cổ điển nầy trong một xưởng được Adam Smith ca ngợi trong cuốn Wealth of Nation [tài nguyên quốc gia]. Đây không phải là việc chuyên môn hóa đã có tự ngàn xưa; trái lại đây là sự chia cắt diễn trình chế biến thành những phần li ti, ngõ hầu sản phẩm thành hình với tốc độ nhanh nhất mà không ai góp công sức gì hơn một hành động vô nghĩa của bàn tay không chuyên môn.

Quan điểm của PG về việc làm gồm ba điều liên hoàn: - giúp công nhân có cơ hội dùng và phát triển tài năng; - giúp người nầy vượt qua sự hướng ngã bằng cách cùng làm việc với nhiều người khác và - tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ cần thiết cho sự sống chung.

Quả là tội ác nếu tổ chức công việc của công nhân thành một thứ vô nghĩa, nhàm chán, mất năng lực và gây căng thẳng thần kinh. Lối nầy chỉ để ý đến sản phẩm chứ không phải người, không chút lương tâm, trái lại còn hủy hoại tinh thần và nghị lực.

Mặt kia cũng không kém nguy hại; cố tìm nhàn hạ thay cho việc làm được xem là một cách hiểu lầm về một trong những sự thật của đời người; nói rõ hơn, nhàn hạ và việc làm là hai điều bổ túc cho nhau trong diễn trình sinh sống và không tách nhau, nhờ đó mà thấy sự vui vẻ của công việc và sản khoái của nhàn nhã. Theo tầm nhìn PG, có hai thứ vận hành cần phân biệt rõ rệt. Một thứ bên nầy giúp phát triển kỹ năng và nội lực của con người và một thứ bên kia biến công việc thành một thứ nô lệ máy móc và con người đặt trong vị trí phải phục tòng thứ nô lệ ấy.

khung dệt thảm cổ điển
Hai điều trên khác nhau chỗ nào? Ananda Coormaraswamy, người có thẩm quyền chuyên môn bàn về Tây Phương nay và Đông Phương xưa, giải thích như sau. “Nếu không bị ngăn trở thì chính người thợ luôn luôn có thể vạch một đường rất tế nhị giữa cái máy và dụng cụ. Khung dệt thảm là một dụng cụ, một sáng chế để căng hàng chỉ dọc và người thợ dùng ngón tay dệt đường ngang. Nhưng khung dệt chạy bằng động cơ là một cái máy; sự tàn phá văn hóa nằm trong sự kiện là cái máy làm công việc của người.

Điều nầy cho thấy kinh tế PG khác với kinh tế dựa trên chủ trương vật chất hiện nay (modern materialism). Tinh túy của PG không nằm trong sự gia tăng nhu cầu mà nằm trong sự tinh khiết hóa phẩm hạnh và nhân cách. Đồng thời việc làm đóng góp một phần lớn trong việc hình thành tư cách phẩm hạnh. May cho những ai làm việc trong những điều kiện tôn trọng giá trị và tự do con người.

See the source image
khung dệt máy

Kinh tế gia kiêm triết gia Ấn Độ J.C. Kumarappa đã tóm gọn việc nầy như sau.
Nếu được trân quý và nằm trong sự áp dụng các quy chuẩn tốt đẹp thì việc làm quan trọng cho các khả năng tinh thần cao trọng, không khác vai trò của thực phẩm đối với cơ thể. Nó nuôi dưỡng và làm sinh động con người cao trọng và thúc đẩy sản xuất tốt đẹp tối đa vào mức có thể. Nó cung cấp một môi trường, một khung cảnh cho con người bảy tỏ những giá trị riêng và phát triển nhân tính.
Một thể nhân không có việc làm sẽ ở trong tình trạng thất vọng, không những chỉ vì thiếu lợi tức mà còn vì mất yếu tố làm sinh động và nuôi dưỡng nầy.

Kinh tế gia tân thời sẽ tính toán tinh vi tài tình để xem phải chăng sự toàn dụng làm ra tiền hoặc tốt hơn là bớt thuê mướn nhằm bảo đảm sự luân lưu lao động, ổn định lương bỗng v.v…. Nhưng theo giải đáp nào, tiêu chuẩn thành công duy nhất của ông ta vẫn là số lượng hàng hóa sản xuất trong một giai đoạn nào. Trong cuốn The Affluent Society (xã hội sung mãn), Galbraith nói: Nếu sự khẩn thiết biên tế về phẩm vật thấp, thì sự khẩn cấp phải thuê người cuối cùng trong lực lượng lao động cũng thấp không kém”. Ở chương khác ông còn nói tiếp:  nếu chúng ta có thể theo đường lối khiếm dụng để bảo vệ sự ổn định, chúng ta có khả năng cung cấp cho người thất nghiệp những vật phẩm khả dĩ cho phép họ duy trì mức sống hiện có”.  Như thế đã quá rõ sự thật rằng đầu óc của họ xem vật phẩm quan trọng hơn con người, xem sự tiêu thụ quan trọng hơn các sinh hoạt có tính chất sáng tạo. Nói khác, sự chú tâm đã chuyển từ công nhân qua vật phẩm, từ người qua người thứ cấp; và đó cũng là sự đầu hàng các sức mạnh quỷ quái.


Khởi điểm trọng yếu nhất của kế hoạch kinh tế PG là dự án toàn dụng, mục đích hàng đầu là cho mọi người có việc làm ”bên ngoài” (gia đình). Nhưng vấn đề không phải là sự tối đa hóa nhân dụng hay sản xuất.  Một cách tổng quát, phụ nữ không cần việc làm “bên ngoài”. Việc tuyển dụng ở mức độ lớn phụ nữ trong văn phòng hay công xưởng, đánh dấu sự thất bại kinh tế trầm trọng. Dưới nhãn quan PG, sự thể các bà mẹ vào công xưởng trong lúc trẻ con chạy rông là một điều phi kinh tế cũng như dưới con mắt nhà kinh tế tân thời đưa công nhân lành nghề vô lính là một điều phí phạm. Nếu nhà duy vật chú tâm vào sản phẩm, người PG chú tâm đến giải thoát.

Nhưng PG là Trung Đạo, không chống sự an lạc của thể xác. Chận đường giải thoát không phải là sự giàu có mà là sự đam mê giàu có.

Nòng cốt của kinh tế PG là sự đơn giản và bất bạo động. Đối với nhà kinh tế tân thời, thật rất khó hiểu sự kỳ diệu của lối sống PG và tính cách duy lý toàn diện, thật khó hiểu phương tiện tối thiểu đưa đến kết quả thỏa đáng trên mức bình thường. Nhà kinh tế luôn đo mức sống bằng số lượng tiêu thụ hằng năm; theo ông, kẻ nào tiêu thụ nhiều sẽ sung sướng ngon lành hơn kẻ tiêu thụ ít. Nhưng quan niệm nầy hết sức phi lý. Tiêu thụ chỉ là phương tiện của sự an lạc; mục tiêu của cuộc sống là đạt tối đa an lạc bằng tối thiểu tiêu thụ. Mục đích của áo quần là giữ cho cơ thể một nhiệt độ thích hợp và một bề ngoài dễ mến. Để đạt được, chỉ cần một cố gắng tối thiểu, không làm hao hụt vải và kiểu mẫu phải đơn giản để khỏi tốn công thợ, dành thì giờ làm việc khác. Ngày nay Tây Phương áo quần phức tạp đến mức rùng rợn và có khi đến man rợ. Chuyện áo quần nầy cũng xẩy ở các nhu cầu khác.

Làm chủ và tiêu thụ các sản phẩm chỉ là phương tiện đến một cứu cánh. Kinh tế PG nghiên cứu cẩn thận đầy đủ phương cách đạt các cứu cánh với những phương tiện tối thiểu. Ngược lại, kinh tế tân thời xem tiêu thụ là mục đích duy nhất của mọi sinh hoạt kinh tế và dùng các phương tiện sản xuất như đất đai, nhân công và tư bản. PG tìm đến sự thỏa mãn tối đa bằng một phương thức tốt nhất. Cố gắng dùng mô thức tối hảo kết quả và tối thiểu chi phí ít mất sức hơn số gằng tìm đến tiêu thụ tối đa. Cho nên chẳng ngạc nhiên khi thấy ở Miến ít căng thẳng và áp lực so với Hoa Kỳ tuy quốc gia Á Châu này dùng rất ít máy móc tiết kiệm sức lao động, không như ở Mỹ.

Đơn giản và bất bạo động liên hệ mật thiết. Mô thức tiêu thụ tối hảo để đạt tối đa thỏa mãn làm cho cuộc sống không bị một áp lực nào, người người không bị đòn cân não; ai cũng có thì giờ suy nghĩ và thực hành một trong những lời dạy căn bản của Phật: Không làm việc ác mà làm việc thiện. Những kẻ sống trong sự sử dụng tối thiểu các tài nguyên ít có khả thể siết cổ nhau, so với lớp người sử dụng tài nguyên tối đa. Cũng vậy, những kẻ sống trong các cộng đồng tự túc ít có khả thể dùng bạo động so với số người lệ thuộc hệ thống mậu dịch quốc tế. Do đó, sản xuất từ những tài nguyện địa phương để thỏa mãn nhu cầu địa phương là đường lối kinh tế hữu lý nhất. Sự lệ thuộc nhập cảng và sản xuất để xuất cảng đến các nơi xa cách và xa lạ hết sức phi kinh tế; chỉ hợp lý trong những trường hợp đặc biệt và trên quy mô nhỏ.

Một nét khác biệt sâu rộng giữa hai quan niệm kinh tế có thể tìm thấy trong cách dùng tài nguyên thiên nhiên. Triết gia chính trị Pháp, Bertrand de Juvenal, đã vẽ chân dung “người Tây Phương” với các điều đặc hữu, nay có thể dùng để tả kinh tế gia tân thời.

Ông ấy chỉ lo có một thứ chi phí là trả tiên công thợ; ông không quan tâm đã phung phí bao nhiêu khoáng chất, và tệ hại hơn nữa là không để ý đến số sinh vật bị hủy diệt. Ông chẳng biết đời sống con người là một phần bộ không thể tách khỏi môi sinh, dưới mọi hình thức, dưới mọi điều kiện. Cảm thức về sự tương hợp với môi sinh đã không được khơi dậy vì thế giới được điều khiển từ trung tâm thị thành, nơi dân cư không thấy một hình thức nào khác về đời sống, ngoài việc thấy các nhân thể xung quanh. Hậu quả tai hại là thái độ hung bạo đối với những thứ mà con người phải lệ thuộc để sống còn; đó là nước và cây.

Giáo lý của Phật không những chú trọng đến từ bi với chúng sinh mà cả với cây cỏ vô tri. Mỗi người theo Phật cứ vài năm phải trồng một cây, chăm sóc cho đến khi nó tự sống. Nhà kinh tế PG không thấy khó khăn khi chứng minh rằng sự thi hành giới luật nầy sẽ đưa đến sự phát triển kinh tế thực sự to lớn và không lệ thuộc ngoại viện. Nhiều sự lụn bại kinh tế ở Đông Nam Á (cũng như các nơi khác trên thế giới) bắt nguồn từ sự khinh thị cây cối. Kinh tế tân thời không phân biệt vật liệu tái tạo được và không tái tạo được vì chỉ xem mức thành công bằng giá thành. Các thứ nhiên liệu như dầu hỏa, than đá, củi và sức nước không có gì khác nhau ngoại trừ chi phí. Thứ nào rẽ nhất là tốt nhất, không chọn là phi lý là phi kinh tế.  Kinh tế PG không suy nghĩ theo lối ấy, tức là lối không thấy, hoặc bỏ lờ, sự khác biệt căn bản giữa một bên là nhiên liệu không tái tạo được như dầu hỏa, than đá và bên kia là nhiên liệu tái tạo được như củi và thủy lực. Sản phẩm không tái tạo được chỉ nên dùng trong trường hợp đối đế nhưng phải rất cẩn thận và chú ý việc bảo tồn. Còn như nếu dùng bừa bãi và ngông cuồng là một hành vi bạo động.

Đành rằng bất bạo động hoàn toàn khó có thể thực hiện, nhưng người có ý thức phải để ý đến khía cạnh bất bạo động trong mọi hành vi. Dùng một ví dụ, các kinh tế gia Âu Châu tân thời không chấp nhận là một thành đạt to lớn nếu đem hết gia sản nghệ thuật đưa qua Mỹ bán và hốt bạc; cũng giống vậy, một nhà kinh tế PG sẽ nhấn mạnh rằng lớp người theo một đời sống kinh tế dựa trên nhiên liệu không tái tạo được là những kẻ ăn bám tư bản.

Lối sống nầy không có tính cách bền lâu, thường tồn, mà chỉ được biện minh như một lúc xung động tạm thời. Các tài nguyên không tái tạo được trên thế giới, nơi có nơi không, nhưng đâu đâu số lượng cũng chỉ rất giới hạn. Do đó việc khai thác theo nhịp độ gia tăng là một hành vi bạo động chống thiên nhiên, đồng thời việc nầy cũng đưa đến bạo động giữa người với người.

Sự kiện đơn thuần nầy là một để tài cần được kêu gọi suy nghĩ, kêu gọi những người dù sống trong các xứ PG mà không giữ gìn các giá trị tôn giáo và văn hóa quốc gia để rồi chỉ trong phút chốc quy phục đường lối vật chất của nền kinh tế tân thời. Trước khi từ chối lý thuyết kinh tế PG và xem đó như một hoài niệm, họ cần soát xét lại, suy nghĩ lại xem đường lối kinh tế phát họa bởi các kinh tế gia tân thời phải chăng khả dĩ đủ sức đưa đến nơi mong muốn hay không.

khúc cuối của cuốn The Challenge of Man’s Future giáo sư Harrison Brown thuộc California Institute of Technology đưa đưa ra một sự lượng định giá trị như sau.

Tại căn bản, xã hội kỹ nghệ không vững vàng và cần được hướng trở lại nông nghiệp. Những điều kiện tự nhận đã đem lại tự do cá nhân thì lại bất ổn lung lay không thể giúp các cá nhân tránh xa các tổ chức cứng cỏi và sự kiểm soát toàn diện cay nghiệt. Khi duyệt xét những mối đe dọa sự sống sót của nền văn minh kỹ nghệ, ai cũng nhận rằng sự bảo vệ tự do cá nhân khó mà đi chung với sự tái lập sự ổn định.

Đồng ý hay không đồng ý với Brown không làm độc giả bỏ rơi câu hỏi phải chăng sự tân tiến hóa không kể đến những giá trị tôn giáo và tinh thần, phải chăng có thể đưa đến các kết quả tốt đẹp. Quần chúng bình dân đủ sức thấy những hậu quả tai hại: hủy diệt nền kinh tế nông thôn, ngọn sóng thất nghiệp lên cao trong đô thị với một khối người bần cố không có thức ăn cho thể xác và linh hồn. Kinh nghiệm thực tế và các viễn ảnh dài hạn, thôi thúc chúng ta trình bày (và mong được nghiên cứu sâu rộng) cả với những ai tin tưởng rằng sự tăng trưởng kinh tế quan trọng hơn bất cứ giá trị tinh thần và tôn giáo nào.

Image result for Poverty in America

Vn đề không phải là lựa chọn hoặc sự tăng trưởng tân thời hoặc sự nằm yên cổ truyền. Vấn đề là tìm một lối đi đúng, tức là “Trung Đạo” giữa sự tôn sùng vật chất ngày nay và sự bất động cổ truyền. Tóm lại là tìm ra “chánh mệnh”, đường lối tốt đẹp, không chỉ bắt chước mù quán lối sống vật chất của các xứ gọi là tiến bộ.

Công việc mới nầy, trên hết, đòi hỏi một sự phát triển có ý thức và có hệ thống một trung đạo về kỹ thuật, đã được gọi là “kỹ thuật trung dung”. Kỹ thuật trung dung có nhiều sinh lực hơn, có sức sản xuất nhiều hơn kỹ thuật lỗi thời của Đông Phương thời xưa nhưng không bạo động, hết sức ít tốn kém và đơn giản hơn kỹ thuật tiết kiệm lao động của Tây Phương thời nay. (ttt dịch) 

*********************************


Ghi chú của người dịch

ef schumacher E.F. Schumacher sinh 1911 tai Đức và qua đời 1977 tại Thụy Sĩ vì bệnh tim nhân khi du thuyết xứ nầy. Trốn qua Anh để tránh độc tài Hitler, ông lại bị câu lưu chỉ vì mang dòng máu Đức. Nhưng trong thời gian an trí nầy, Schumacher viết nhiều luận thuyết kinh tế chiếm cảm tình kính nể của John Maynard Keyenes. Học giả Hồng Mao nầy đã can thiệp cho ông ra khỏi tù và dạy đại học Oxford, và sau đó làm trong phái bộ tái thiết Âu Châu sau thế chiến 2.

Schumacher hoạt động thương trường hay giáo dục trong lãnh vực nhiên liệu. Năm 1955, Schumacher đến Miến trong vai trò cố vấn kinh tế cho thủ tướng U Nu và ông đã làm quen với hệ thống tư tưởng Phật Giáo, có lẽ đấy là sự thay đổi tâm linh của một người từ trẻ là một kẻ vô thần, nhưng sự thay đổi quan trọng nhất là ông đã gia nhập giáo hội Vatican năm 1971, tuy điều ông thích thú nghiên cứu – là huyền nhiệm của thời khởi thủy – không phải là căn bản của Vatican. Phải chăng ông đã thấy huyền nhiệm Đông Phương từ khi đến xứ Miến Điện. 


Schumacher đã viết luận thuyết Buddhist Economics khi Miến đã giúp ông hiểu thêm về Đông Phương tuy Đông Phương đối với ông không xa lạ, ông đã biết Gandhi và các học giả khác trong vùng Á Châu. Từ đó nhan đề nầy thành tên một ngành học thuật có rất nhiều ảnh hưởng, thuộc chiều sâu, không ở trong dạng marketing của các tổ chức thiền fitness. Điểm nổi bậc của kinh tế PG là ý niệm tổng gộp an lạc (gross national happines) bên cạnh tổng gộp sản lượng (gross national product). 

Schumacher đã gây được một phong trào kinh tế nhân bản của các tổ chức dưới danh xưng chung New Economics, chú trọng đến môi sinh và kinh tế thiết thực cho cuộc sống chứ không vì sự thổi phồng của một nhóm thủ lợi. Khi Obama đến Cuba, nhóm nầy đã bày tỏ quan ngại rằng nông dân đảo quốc nầy sẽ bỏ canh tác lương thực mà trồng những thứ cần thiết cho kỹ nghệ Mỹ rồi sẽ bỏ trống khi không còn nhu cầu. Cũng giống như nông dân VN đã biến ruộng thành nơi nuôi tôm, đào quá sâu không thể trồng lúa trở lại khi không còn thị trường. Sự thay đổi canh tác nguy hại nhất là thập niên 1930, Ukraine phải trồng theo nhu cầu kinh tế của Nga; hằng triệu người chết đói.
Luận thuyết Buddhist Economics xuất hiện lần đầu tiên một cách khiêm tốn, trong tập kỷ yếu Asia: A Handbook. Về sau Schumacher đã in chung với nhiều bài khác thành cuốn Small is Beautiful.


Xin đọc thêm trên blog nầy: Hột Kê Ngọc

********************





Tuesday, September 18, 2018

tháng mười, octobre, october




Octobre
Anatole LE BRAZ   (1859 -1926)
à Maggie

Octobre m'apparaît comme un parc solitaire:
Les mûres frondaisons commencent à brunir.
Et des massifs muets monte une odeur légère,
Cet arôme plus doux des fleurs qui vont mourir.

L'étang, les yeux voilés, rêve, plein de mystère,
Au fantôme ondoyant de quelque souvenir ;
Une langueur exquise a pénétré la terre,
Le temps même a plié son aile pour dormir.

Le ciel, plus imprécis, fait l'âme plus profonde.
On sent flotter en soi tout le passé du monde.
Et, secoué soudain d'un grand frisson pieux,
L'on croit ouïr au loin des rumeurs sibyllines,
Tandis que, dans la pourpre ardente des collines,
Semble saigner encore le sang des anciens dieux.-

October
Anatole LE BRAZ   (1859 -1926)
dedicated to Maggie
translated by ttt

To me, October seems like an empty park:
The quite mature foliage begins to get browned.
From the quiet flowerbeds comes up a light smell,
The subtler aroma of the floral species pending death.

The lake, eyes veiled, soaked in mysticism, ponders about
The capricious phantom of a kind of remembrance;
A graceful languor has infiltrated the earth,
Even the time has her wings folded for dormancy. 


The sky, no less fantastical, renders the soul more profound.
One feels floating in self the entire past of the world.
And, jolted suddenly by a vigorous tremor,
One gets convinced of hearing cryptic distant sounds;
Meanwhile, in the passionate purple of the hills, deem so it does,
the blood of the ancient gods keeps, and keeps, spilling.

tháng mười

Anatole LE BRAZ   (1859 -1926)
tặng Maggie

Ta vẫn nhìn tháng mươi như một công viên trống rỗng
cây cỏ già đã bắt đầu đỏ úa
thoảng một mùi hương từ những luống trồng
chính là tinh tiết thơm dịu của những loài hoa sắp chết.

Hồ nước yên - chìm trong huyền nhiệm và trong mắt nhòa -
đang chiêm nghiệm về hồn ma lởn vởn
hồn ma của những kỷ niệm một thời qua.
Một nét trầm buồn duyên dáng xuyên thủng lòng đất
và thời gian xếp cánh ngủ say.

Mây trời mơ hồ ẩn hiện đẩy linh hồn vào chốn sâu cùng 
ta cảm nhận trong lòng thế sự bồng bềnh theo ngày cũ.
Nhưng bất thần trúng phải một chấn động long trời
ta dám nói đang nghe những âm thanh, mật hiệu từ xa.
Giữa lúc ấy, trên đồi tím đam mê nồng nhiệt,
dường như, máu của các thiên thần xưa cổ vẫn còn rơi. (ttt dịch)


Vivaldi

***************************************************


Saturday, September 15, 2018

qua ông kính của Võ An Ninh


qua ông kính của
Võ An Ninh
************



Võ An Ninh sinh ngày 18 tháng 6 năm 1907 tại Hải Dương  
mất ngày 4 tháng 6 năm 2009 tại Saigon
hưởng thọ 102 tuổi.
Thời Pháp thuộc ông làm việc tại Sở Kiểm Lâm Hà Nội
với tư cách nhiếp ảnh gia.
Năm 1938 ông được xếp ưu hạng trong một cuộc triển lãm tại Paris
và cùng năm ấy ông được giải nhất 
trong cuộc triển lãm quốc tế tại Bồ Đào Nha.


A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512




Hàng ngàn nạn nhân nạm đói năm 1945 
từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên...
dồn về khu Hoàn Kiếm để xin cứu trợ

Nạn nhân trước Chợ Cửa Nam, Hoàn Kiếm


Dân chúng chận xe lính Nhật chở gạo, 
cướp lương thực và bị đáp đập tàn nhẫn.



Phụ nữ quét gạo rơi trên đường


Xuân 1951, Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân chết đói 1945
được khánh thành tại nghĩa trang Hà Nội.

***********


La Banque de l'Indochine Hanoï
Ngân Hàng Đông Dương Banque de l'Indochine, Hà Nội, 1950


Ga xe lửa Hà Nội 1950


1950, rạp hát Hà Nội được sửa thành rạp ciné cho quân đội


Đại lý chính thức của Velosolex tại Phố Hàng Đào 1950


Địa điểm  nầy chứng kiến cuộc rút quân người Pháp năm 1954

Một chiếc xe Peugeot D3A trên Phố Hàng Đào 1951

Ngân Hàng Đông Dương Banque de L'Indochine, Hải Phòng 1950


Chợ vải Hải Phòng 1951


Sông Tam Bạc ở Hạ Lý, Hải Phòng, 1950


Đường Quảng Đông, khu Tàu Hải Phòng, 1950, với xe Renault Goélette


Bưu điện Hải Phòng 1950


Hàng hóa bốc dỡ lên xe Citroen P54 tại hải cảng Hải Phòng 1950


Bến tàu Hải Phòng 1950

*******

Dinh Độc Lập (Palais Norodom), hoàn tất 1873 sau 5 năm xây cất 
theo thiết kế của kiến trúc sư Hermitte 
theo phong cách "néo baroque" thời Napoleon III
Hình 1950 đã được in trên bưu thiệp

*******

Đội bạn, châu thổ sông Hồng

Đôi bạn chiều quê Bắc Việt

*************

Vuong Tuyet Nga's photo.

Monday, September 10, 2018

bình loạn với bình an


bình an 
vô danh

Ngày xưa có một vị vua treo giải thưởng lớn cho họa sĩ nào có thể vẽ được một bức tranh ý nghĩa nhất mô tả sự bình an. Rất nhiều họa sĩ dự thi. Nhà vua xem xét hết mọi bức tranh nhưng chỉ có hai bức là nhà vua thích nhất và vua phải chọn một bức thắng giải.

Một bức tranh vẽ một hồ nước tĩnh lặng. Hồ nước trong tranh như một tấm gương tuyệt hảo, phản ảnh những ngọn núi hùng vĩ bình yên, vững chãi bao bọc xung quanh. Trên cao là bầu trời xanh trong với những đám mây trắng như bông tuyết. Mọi người xem bức tranh đều nghĩ đây quả thật là bức tranh tuyệt vời diễn tả sự bình an.
Bức tranh kia cũng có núi non hùng vĩ, nhưng chúng rất hiểm trở, gồ ghề và trơ trụi. Bên trên là một bầu trời xám xịt, mưa rơi tầm tã và sấm chớp đầy trời. Bên hông núi có một thác nước ầm ầm chảy. Cảnh này chẳng có vẻ gì bình an cả. Nhưng khi xem kỹ, nhà vua thấy sau thác nước là một bụi cây nhỏ mọc bám vào kẽ nứt của tảng đá. Trong bụi cây, chim mẹ xây tổ và an nhiên ngồi trong tổ giữa cuồng phong bảo tố...thật là bình an.
Nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai bởi vì “bình an” không có nghĩa là sống nơi không ồn ào, không phiền phức hay không khó khăn. Bình an có nghĩa là đang sống trong lòng của những hoàn cảnh trên, nhưng tâm vẫn an nhiên tự tại. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình an.



bình loạn về bình an
tôn thất tuệ

Viễn tượng  

Có anh họa sĩ biết ông vua nầy lắc léo như các thiền sư, nên anh đem mực, sơn...đổ lên mình rồng và nói:
- Tâu bệ hạ, thần đã vẽ xong. May cho bệ hạ, hôm nay bệ hạ ăn chay có phước còn không thần còn bạt tai bệ hạ vì đề tài ngớ ngẩn.
- Xin họa nhân cho ta biết vì sao ngớ ngẩn.
- Thần mới học lóm hôm qua ngoài chợ. Tâm của bệ hạ không bình yên thì có trời mà vẽ cho vừa lòng thánh thể. Cây vốn lặng mà gió thổi liên hồi.
- Nhưng quả nhân muốn có một bức tranh cho người đời thấy bình yên là cái chi chi.
- Với bậc thánh nhân, tâm thân là một. Đệ tử chúng đẳng không thấy cái tâm mà thấy cái thân mà cái tâm cũng chính là cái thân. Tâm bệ hạ bình yên thì thân bệ hạ bình yên. Thằng chăn trâu nó thấy bệ hạ, nó tưởng ông địa nó tới nó ôm, ngoáy ngoáy cái lỗ rún của bệ hạ, kêu cả lũ kéo bệ hạ chơi trốn tìm. Thân bệ hạ là bức tranh yên bình. Ngồi trên ngai vàng mà nghĩ đến tù nhân đói lạnh, không nghĩ chuyện lấy đất của cải của ai, không nghĩ chuyện cướp vợ của thằng tù mình giam vô lối. Có kẻ nói ông Cồ Đàm ngông: xứ cực lạc không có tên tội ác huống là tội ác, bệ hạ có thể làm cho vương quốc mình có ăn có học thì vô tam ác đạo chi danh hà huống hữu thiệt. Ông Cồ Đàm nói không sai. Xóm làng đất nước bình yên thì tranh nào đẹp hơn. Tâm bình thế giới bình.
Thần là thợ vẽ, ngày ngày vẽ mấy con nộm thợ mã ngoài chợ, tô phết những cái mặt không hồn, có bình yên nhưng bình yên chết; thần muốn vẽ trên thân người sống như long thể của chúa thượng.
- Quả nhân sẽ chết, bức tranh của họa sư (bây giờ lên chức) mất luôn, không có chi để dạy đời.
 Về cái lẽ vô thường, luận vương Long Thụ biết hơn mọi người chỉ sem sém em em ông Cồ Đàm. Rứa mà ông đứng bảy năm trước cửa thành chờ có dịp nói chuyện với nhà vua về đạo lý để tái lập và duy trì cái bình yên cho thần dân muôn loại. Một ngày tâm lành dáng thiện của quân vương giá trị hơn thế kỷ cai trị của kẻ mặt mày ó đâm. Lo chi chuyện sống chết.
Nhà vua đồng ý rằng đề toán hình học phẳng Euclide đặt sai trong không gian có hơn 3 chiều nên bãi chầu. Vua bình yên tha tội chết phạm thượng cho kẻ khùng.
Viễn tượng  2
Cách đây hơn mười năm, đệ có đọc một bài trên Los Angeles Times trình bày mấy chục bức tranh tàu vẽ làm sao mà người nhìn thấy như đang động, cái động tự nhiên không phân chia kiểu xuân hạ thu đông, trúc cúc mai lan, ngư tiều canh mục. Nếu nhà vua của chúng ta muốn cái động có trong tĩnh như một chân đứng yên cho chân kia bước tới, họa sĩ nên vẽ kiểu nầy. Lão Tử lấy mặt hồ (thủy tĩnh) tượng trưng cho an bình, cho công lý bình đẳng, tĩnh trong ý thức chận sự bất tĩnh, chận sự vô đạo thượng điền tích thủy hạ điền khan.
Nhà vua thích bức thứ hai là phải. Quân vương đã bao lần ngồi trên mình ngựa, quát thét ba quân. Nhà vua đã thấy cái ồn ào cái giận dữ ở tâm lẫn cảnh.
Con ngựa hồng chạy êm theo gió, vua không thấy nó xao động nữa. Lúc nầy vua như bầy chim mẹ con trong bức vẽ. Ngài không chú trọng vũng nước dưới vực sâu, như bầu chứa tất cả những gì trên đổ xuống, đồng thời chia nước xuống thấp hơn nữa. Ngài không tha thiết ruộng trên ruộng dưới nhiều ít nước. Ngài chẳng quan tâm có kẻ mua chiếc xe hơn triệu đô la trong khi cả một gia đình khác sống qua ngày mỗi tháng chưa được ba chục đô.
Bức thứ hai phù hợp với bộ dàn bên trong nên vua chọn làm giải nhất. Triết-gia-vua phán:
Bình yên không có nghĩa là không ồn ào, không giận dữ. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong trái tim ta.
Như những lời khác của đại thánh nhân, câu nầy được hiểu tùy theo trình độ của người nghe.
Tâm hay cảnh là nét chính ở đây.
Chẳng phải phướn hay gió động mà tâm động.
Bị vợ chưởi mắng om sòm, đã né ra thềm mà còn bị cả thau nước đổ lên đầu, Socrate bình thản nói: sấm sét rồi, bây giờ trời mưa. Người phàm như đệ chưa thấy cái điều, cái sự giữa một bên là thau nước cùng sự la hét và một bên là sự an bình trong đại triết gia Hy Lạp. Đệ vẫn còn thấy là hai như một bên bùn và một bên hoa sen. Đệ vẫn còn trong vòng tục đế chưa đến chân đế để thấy hoa sen và bùn là một, quá lắm là liên đới cọng sinh. Đệ thường nghe giấy rách phải giữ lấy lề, phong ba bão táp, bùn nhơ mình phải giữ mình. Xin được ba điều: phân biệt phải trái, chấp nhận điều không thay đổi được và can đảm làm điều thay đổi được. Điều không thay đổi được theo kiến thức nhỏ bé của đệ vẫn ở ngoài ta tuy kề sát nách, đệ chưa đến chỗ nhận chúng nằm bên trong vì vòng cọng nghiệp.
Cứ giả định nhà vua chánh chủ khảo đã làm bao việc tàn phá cuộc sống để có ngôi vua, hay ít ra nhà vua đã sống trong những dòng thác kinh hoàng của cuộc đời và tha thiết sự sống. Nếu giác ngộ là hành vi nhanh như cái chớp, cái nhìn của nhà vua nơi tổ chim làm cho ông giác ngộ sự yên bình sống động, không phải là tĩnh vật, không phải là nature morte, không phải là still life trong hội họa. Ông chọn bức tranh vì nó hợp với khuôn dạng nội tâm, một tâm thể.
Hy vọng kinh nghiệm tâm linh nầy cũng là chứng nghiệm của một vị vua có thật trong lịch sử. Asoka, sau bao trận chiến tàn ác, đã trở về sự bình yên của nội tâm, đem sự bình yên cho ngoại cảnh. Giờ đây Asoka không muốn bão táp nữa, sợ quá rồi, giờ đây xin "kỷ sở bất dục vật thi ư nhân". Nhà vua muốn cái gọi là yên bình, độc lập không bị điều kiện hóa bởi, và không đối đãi với, bão táp, giận dữ.

Viễn tượng  
3

Đức Phật gặp đống xương vừa của đàn bà vừa của đàn ông, Ngài bảo đệ tử tách chôn riêng. Đó là một sự phản kháng vì trái với tập tục đương thời dù không đi kèm với bão táp và giận dữ, tâm của Ngài bao giờ cũng không giao động.
Nhân danh cái bình yên nội tâm, người ta có khuynh hướng buộc tội những phản kháng tự nhiên trước những thảm trạng của nhân loại. Phải biết phẩn nộ, phải can đảm nói cái bất thiện song song với việc ca ngợi cái thiện. Bạn không nên vì những châm ngôn rất kêu như xóa bỏ, hòa hợp để khóa miệng những kẻ nói lên bất công, nói lên tiếng nói của kẻ bị đày đọa.
Nhưng lại nữa, chỉ có bình yên nội tâm mới giúp mình thấy cái thiện cái bất thiện, không bị tà kiến che lấp.
Nếu định nghĩa của nhà vua không vừa lòng một ai, ông cũng đã đặt một vấn đề cần thiết. Trong vòng đối đãi, không thể nói an bình mà bỏ quên thác lũ. Nếu bạn không thích thác lũ (ai mà thích!) bạn nên thương những người đang ở trong sự chi phối của thác lũ dù họ la to hay câm miệng.


Isaac Albeniz Asturias  Ana Vidovic





Tuesday, September 4, 2018

vợ Việt chồng Hàn



See the source image

bóng mây trên chùa
thuongcangthuquan wordpress

Khi mới gặp lại, hai vợ chồng Uyển định gọi tôi sang Seoul chơi một lần cho biết. Tôi chưa được đi Hàn Quốc nhưng biết có lẽ mình sẽ không bao giờ bay qua bên đó hay qua một nước khác xa xôi kể từ lúc bấy giờ. Bởi mấy năm nay già yếu, nên khi vừa nghĩ đến cảnh ngồi lên máy bay là tôi liền cảm thấy ngộp thở.

Chợt nghĩ, chuyến đi xa cuối cùng của tôi có lẽ sẽ là đi thẳng ra sông Sài Gòn. Tôi có dặn các con khi nào tôi ra đi chơi thực sự thì hãy đốt hết trơn và thả tro xuống sông Sài Gòn… cho nó nhanh và rẻ, cho trọn một kiếp người chuyên mặc xà lỏn, xi líp nhảy từ nắp xà lan này sang nắp xà lan khác đã mấy chục năm nay.

Cuộc đời tôi không được sang trọng giống mấy người Hàn Quốc như anh Kim hay giống người có chồng nước ngoài như Uyển. Cuộc đời tôi mấy chục năm rồi ít khi được áo quần tề chỉnh, cuộc đời tôi chuyên mặc mấy món xàlỏn-xilíp-xúchiên. Hôm đó, ba người chúng tôi đang ngồi uống cà phê bên quận Một, nghe tôi hò xà-xi-xú như vậy Uyển liền bật cười: Nghe anh nói sao sến sến giống một bản vọng cổ dưới quê ghê đi.
Sau những năm tháng xa nhau biền biệt, những người trong quá khứ chúng tôi đã được ngồi bên nhau nhiều lần suốt hai năm nay, không biết đó là vui đoàn viên hay ngỡ ngàng gặp lại. Hai năm trước, khi gặp lại vợ chồng họ và cảm nhận được những điều không vui vẻ không an lạc giữa hai người đó, tôi nói: Cứ tưởng chừng như ai đó đau khổ, cứ tưởng chừng như ai đó hạnh phúc, cuối cùng xem trong bản thân của bất cứ ai đó cũng chỉ là những hư vô.

Anh Kim lúc này làm ăn hay dạy học lúc ở Seoul, lúc ở Bangkok, có lúc ghé sang Sài Gòn… để thăm vợ và ba đứa con, khi nghe tôi nói vậy liền góp vài câu diễu cợt: Cứ tưởng chừng như ai đó được, cứ tưởng chừng như ai đó mất, cuối cùng ai đó cũng chẳng là ai.

Từ lúc gặp lại hai người đó, tôi có cảm giác rất nhạt nhẽo khi nghe những câu chuyện Hàn-Việt oái oăm mà anh Kim hay kể, thí dụ như: Người đàn bà dân tộc Mèo còn trẻ tuổi quê ở Hà Giang đã có chồng ở Việt Nam mà anh tình cờ gặp được ở một cái chùa lớn bên Hàn. Lúc ấy cô gái Mèo này hết sức hoang mang, cô độc… vì bị chồng Hàn đuổi ra khỏi nhà phải lang thang lên chùa xin tá túc.

Chồng Việt của cô người Mèo này mất vì nghiện nặng ở Hà Giang. Hai năm sau khi chồng mất, qua môi giới cô ta kết hôn được với một người thanh niên Hàn quốc trẻ. Sang Seoul được hai tháng thì phải ra tòa ly dị vì người chồng phát hiện cô ta đã có chồng ở Việt Nam, mà người chồng cũ ấy lại chết vì bệnh nghiện ma túy.

Anh chồng người Hàn của cô gái người Mèo, khi ra tòa, nói với quan tòa rằng anh ta rất ghê sợ bệnh Sida, anh ta nghi ngờ vợ mình đã nhiễm Sida từ người chồng cũ. Quan tòa hỏi: Vậy từ khi cô ấy qua Hàn Quốc, anh có chăn gối thường ngày với cô này chưa? Anh ta lấp liếm: Hình như có chút đỉnh.
Anh Kim phân tích thêm: Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất của việc ly dị này không phải là sợ Sida, mà là vì người đàn ông Hàn quốc ít khi muốn lấy một người đàn bà đã có chồng, mà là vì cái quan niệm “trinh tiết” đối với họ vẫn còn quan trọng lắm. Họ chỉ muốn kết hôn với người con gái nào còn “origin”. Khi khám phá vợ mình không còn trinh tiết họ sẽ kiếm mọi cách để ly hôn.

Anh Kim tiếp: Cứ tưởng chừng như đàn ông Nhật giống đàn ông Hàn, té ra không phải. Người đàn ông Nhật không bao giờ quan tâm đến quá khứ của vợ, họ không màng vợ họ ngày trước đời sống tình cảm ra sao, có gia đình chưa, bồ bịch nhiều không. Họ chỉ quan tâm đến hạnh phúc hiện tại. Người Nhật không ghen với quá khứ, có người kết hôn cả chục lần và cuối đời vẫn sống hạnh phúc. Nhưng người đàn ông Việt và người đàn ông Hàn thì khác, họ ưa ghen với quá khứ của vợ mình.


Image may contain: tree, plant, outdoor and nature
vườn Huế

Tôi hỏi lại: Anh cũng hay ghen tuông giống vậy à? Kim đáp không buồn cũng không vui: Ngày đó tôi yêu Uyển lắm, mà lấy được Uyển rồi tôi lại luôn có cảm giác mình đã giật vợ của người khác. Tôi không nghĩ tới chuyện “origin”, tôi quen biết cả hai vợ chồng Uyển lâu rồi mà. Tôi chỉ tiếc sao mình không phải là người chồng đầu tiên của Uyển. Tôi cũng tiếc nuối thứ tình cảm kéo dài hai mươi mấy năm bỗng một ngày tan vỡ.

Anh Kim kể chuyện cô gái người Mèo cho vợ là Uyển nghe một lần, hai lần rồi ba lần. Lần thứ tư thì Uyển phát chán: Thôi, đừng kể chuyện đó nữa, nói chuyện khác đi. Kim làm như không nghe thấy lời phàn nàn của vợ, cứ tiếp tục: Dù cho em có rớt vô hoàn cảnh như người đàn bà dân tộc Mèo đó tôi vẫn không thể xa em, tôi không thể thiếu em được nữa rồi. Với lại chúng ta đã có ba con.

Kim đau khổ kể lại với tôi là Uyển không hề cảm động chút nào về câu nói đó, cô cứ nhắc mãi với chồng tới chuyện bao giờ có thể ly hôn. Sau hai mươi năm sống với nhau và có ba đứa con, Uyển không còn yêu Kim được nữa hay từ trước tới giờ cô không hề yêu chồng. Hồi xưa đó, cô chỉ cần lấy một ông chồng nước ngoài để thoát ra khỏi một Sài Gòn u ám cách đây hai mươi mấy năm. Hồi đó, Uyển cũng đã có một anh chồng người Việt, nhưng có lẽ anh này cũng u ám như cái không khí bao chung quanh anh ta nên Uyển không chịu nổi mà phải bỏ Sài Gòn đi theo anh Kim.

Tôi có vị trí khá đặc biệt, tôi quen biết Uyển và anh chồng người Việt từ khi chúng tôi còn học chung trường. Ra trường, ba người chúng tôi mỗi người một việc ít liên lạc với nhau. Tôi tình cờ cũng thành bạn làm ăn của anh Kim, một người Hàn Quốc đẹp trai sang Việt Nam đi học tiếng Việt và tập làm ăn buôn bán vào những năm 1990. Anh Kim lớn hơn ba người bạn Việt chúng tôi gần con giáp.

Đám cưới của Uyển với anh chồng đầu tiên người Việt vào năm 1988 tôi có đến dự, tôi nói với họ: Hôm nay là ngày mình rất buồn hai người có biết không? Tôi còn nhớ mãi anh chồng người Việt cà khịa nói: Trong cuộc đua bao giờ cũng có kẻ thắng người thua, mày buồn cái gì? Chắc tôi say nên bảo: Tôi có dám đua với anh đâu nào?

Uyển chắc cũng uống say nên không dấu diếm cái cảm giác hết sức chua chát mệt mỏi của mình: Đua cái gì mà đua, mấy anh đang chơi trò mèo bắt chuột, chuột thì chỉ có một con nên sẽ có con mèo thua. Chỉ tội con chuột cái, từ đây nó sẽ phải phục dịch con mèo thắng, nó phải chui rúc hết chỗ này tới chỗ kia kiếm miếng ăn để đem về nhà nuôi con mèo đực.

Người chồng Việt của Uyển ngày đó khá lười, anh ta không làm gì hết kể từ ngày bước chân ra khỏi trường. Chưa lấy nhau nhưng sống già nhân ngãi non vợ chồng, Uyển đã phải tần tảo làm hết việc này việc kia để nuôi anh ta. Cô có lần nói với tôi: Tiền kiếm được em chia cho anh ta phân nửa, phân nửa còn lại đi chợ nấu ăn chung. Tôi hỏi: Chia cho anh ta lắm tiền thế để làm gì? Uyển thở dài: Để anh ta đủ tiền uống rượu và thù tiếp bạn bè.


một cô gái Mèo, Hà Giang

Còn anh ta có lần nói với tôi: Tao không thể chịu nổi cảnh đi làm việc trong công sở hay trong nhà máy, tao không thể làm đầy tớ cho mấy thằng ngu, tao thà ở nhà thất nghiệp vợ nuôi. Với lại đi làm mà không chấm mút tham nhũng thì làm sao đủ tiền nuôi vợ con, thế là lại dơ bẩn. Nghĩ tới chuyện đi làm lính cho mấy thằng ngu là tao muốn chửi thề. Thôi ở nhà ngủ vùi cho nó khỏe.

Lấy nhau xong… Uyển vẫn tần tảo làm đủ thứ việc kiếm cơm nuôi anh chồng làm biếng như ngày chưa cưới chồng. Khi thì đi dạy kèm, khi thì xin đi dạy chính thức, tối có khi làm yaourt bỏ mối…

Một hôm hồi xa xưa đó, thấy Uyển bơ phờ chạy xe đạp trên đường, tôi chặn lại mà thở dài: Bỏ chồng đi em, thấy em khổ sở anh rất xót xa mà cũng oán hận sự hèn nhát của chính anh ngày trước. Ai đời vợ làm việc như con trâu trong khi chồng chỉ biết nằm ngủ và đi nhậu? Uyển chua chát: Cái gì đến thì sẽ đến, anh không cần phải quan tâm. Ngày nào đó có ai tốt hơn đến với em, chỉ cần nói thương em mà không quan tâm chuyện em đã có chồng, chắc chắn em sẽ chọn người đó và bỏ hẵn anh chồng làm biếng.

Nói như thật, mấy năm sau trong lúc lao đao tuyệt vọng Uyển gặp anh Kim rồi ly dị anh chồng Việt. May mắn Uyển chưa có con với anh chồng làm biếng. Biến đi một khoảng thời gian rất dài tôi không gặp cặp vợ Việt chồng Hàn vì hai người dắt nhau về Seoul sinh sống làm ăn, sinh con đẻ cái bên đó. Hai người đã tìm cách đi học tiếp và sau đó vừa đi dạy học, vừa kinh doanh, vừa nghiên cứu, nhưng có điều…

Hai năm trước gặp lại, biết có một cái gì đã đổ vỡ giữa anh Kim và Uyển, tôi nói với Uyển: Anh Kim rất tốt, tốt hơn những người đàn ông Việt và Hàn mà anh từng được gặp. Rõ ràng anh ta tốt hơn người chồng cũ làm biếng của em. Anh ta không thô lỗ như nhiều người Hàn Quốc lấy vợ Việt, chắc anh ta thuộc con nhà có ăn học đàng hoàng.

Anh Kim làm nghề kinh doanh rồi dạy học thêm bên Hàn, vừa là nhà nghiên cứu đầu ngành về lịch sử Đông Nam Á bên đó. Còn có lần hỏi Uyển đang làm gì và đang sống nhiều ở đâu giữa Sài Gòn hay Seoul, cô ấy trả lời tôi: Em làm thinh mọi lúc mọi nơi.

Mấy lần nghe anh Kim kể đi kể lại chuyện người đàn bà Mèo lấy chồng Hàn, tôi cười: Tôi cũng nghe vợ anh nói chuyện đó với tôi mấy lần rồi, hình như vợ anh còn phàn nàn với anh “Thôi, đừng kể chuyện đó nữa, nói chuyện khác đi” phải không? Anh Kim không khó chịu chút nào, chỉ tỏ vẻ buồn phiền: Thế mới biết, vợ tôi cũng đã kể câu chuyện nhàm chán đó cho rất nhiều người bạn nghe rồi. Thế mới biết, cô ta không còn thích thú nghe tôi nói chuyện như cách đây hai mươi năm, cô ấy thích nói chuyện với những người khác hơn tôi.

Hình như Uyển hay nói với nhiều người nữa chứ không phải với riêng tôi là cô đang chán ngán cuộc sống với một anh chồng người Hàn Quốc già cổi và ưa lải nhải lắm rồi. Mà thế giới đổi thay, con người đổi thay, biết đâu tôi cũng đang chán ngán một “cái tôi” già cổi của chính tôi lắm rồi mà mình không chịu nhận rõ ra.

Vào buổi hoàng hôn chập choạng, có những cái mà mình cảm thấy thích vào buổi ban mai tới buổi chiều bỗng thấy vô duyên lạ, cũng như cách đây ba mươi mấy năm khi thấy Uyển cận thị xanh xao ốm yếu trong sân trường Văn Khoa tâm trạng tôi luôn thấy nao nao, mỗi ngày không thấy Uyển đi học tôi lo như phát sốt…

Ngày xưa đó một hôm biết chuyện của tôi, Uyển hỏi tôi: Anh đang lo lắng cho mấy người trong trường giống như em vậy? Tôi phì cười: Ba hay bốn cô cận thị gì đó anh không nhớ rõ, anh đang trong thời đói meo nên thấy ai cũng ngon cũng đẹp cũng đáng yêu, miễn là có đeo kính cận cho nó ra vẻ trí thức. Uyển cũng cười: Được như vậy em cũng sẽ không còn lo lắng khi nói cho anh biết rằng em đang thương người khác chớ không phải thương có mình anh. Tôi lại đùa: Có bao nhiêu người khác vậy?


Image may contain: 3 people, people smiling
Marie Curie, Saigon, 197...

Nói chung, thời đi học tôi để ý tới một Uyển xanh xao thơ mộng nhiều lắm. Nhưng… Cách đây hai năm, khi gặp lại Uyển và anh Kim, thấy Uyển tròn trịa trong bộ áo quần xúng xính, tôi buộc miệng than: Sao lúc này em mập thế? Uyển đớp chát: Hết yêu nổi em rồi phải không? Nhưng em không hề ngạc nhiên. Thời gian có thể thay đổi tất cả, những cái gì mình thích mình cần lúc ngày xưa có khi bây giờ mình không cần và mình rất ghét.

Tôi lén nhìn và thoáng thấy nét đau đớn trên khuôn mặt đẹp lão của anh Kim… tôi biết ngay đã có cái gì đó đổ vỡ giữa hai người rồi. Mà thú thực, tôi không hề vui khi thấy điều tan vỡ đó.

Một lần khác anh Kim hỏi tôi: Anh còn nhớ câu chuyện cô gái trẻ người Mèo quê ở Hà Giang không? Tôi hửng hờ: Sao, có gì mới hả?
Anh Kim: Tôi giúp cho cô ấy xuống tóc xin đi tu chính thức trong chùa ở Incheon rồi. Tôi: Sao anh quan tâm quá vậy? Anh Kim: Thấy tội nghiệp cô ấy từ lúc mới gặp ở chùa nên tôi theo dõi người ta mãi. Hồi đó cô này không biết tiếng Hàn nên khó khăn giao tiếp lắm, tôi thì biết tiếng Việt nên giúp cô ta chuyện này chuyện khác. Hồi đó bị đuổi khỏi nhà chồng nên cô ấy lang thang lên chùa, tôi gặp cô ta ở đó.

Tôi lại hỏi: Có khi nào cô ấy chỉ đi tu một thời gian rồi bỏ tu không? Anh Kim: Không, chắc là đi tu luôn rồi đó. Mà chuyện cũng đơn giản thôi… Sau khi được tôi giới thiệu, cô người Mèo được sư trụ trì nhận làm tạp vụ trong chùa. Một hôm có nhà sư Việt nào đó qua bên này thuyết giảng, nghe xong thuyết pháp cô gái ấy khóc năm ngày năm đêm rồi quyết chí đi tu suốt đời.
Tôi hửng hờ: Ông sư nào mà tài giỏi quá vậy, bài thuyết pháp đó tên gì vậy? Anh Kim mau mắn: Tên ông sư dù đang nổi tiếng nhưng dài quá nên tôi quên mất rồi, tôi chỉ nhớ bài thuyết pháp đó có tên là Bóng Mây.

Tối hôm đó ở Sài Gòn tôi đi tìm kiếm bài thuyết pháp Bóng Mây trên mạng. Trong tâm thức ưa xét nét của một người học văn chương, khi nghe hết xong tôi thấy bài thuyết pháp đó không có gì hay và sâu sắc lắm như anh Kim nói, chỉ có điều nhà sư trẻ tuổi này có tài nói chuyện khá lôi cuốn và có duyên thu hút được mấy cô gái Việt thuộc lớp người nông thôn bình dân đang hết sức cô đơn vì đang bị ganh ghét hay ruồng bỏ bên xứ người giống như cô gái dân tộc Mèo kia.

Nhà sư này nói giọng miền Tây ấm áp… thỉnh thoảng lại biết pha trò một cách hiền hòa, mà trong cuộc sống của những người đàn bà Việt xa xứ cô đơn ở bên Hàn người ta đang rất thiếu vắng những tiếng cười ấm áp thân thiện ủi an từ những người đồng hương tử tế. Mỗi ngày qua, bọn họ đang sống trong sự ghẻ lạnh của một xã hội mà họ chưa kịp làm quen. Nhiều người không biết nói tiếng Hàn, cái trở ngại ngôn ngữ ấy càng làm họ khó khăn hòa nhập.

Tôi có nói lại cái cảm giác, cảm thụ văn chương của riêng tôi khi nghe bài thuyết pháp Bóng Mây này với Uyển: Anh thấy tội nghiệp cho cô gái người Mèo đó quá, chỉ nghe một bài thuyết pháp khá bình dị như vậy thôi cũng đã là một niềm an ủi hạnh phúc lớn lao, tạo ra được một ngã rẽ cuộc đời. Mà không biết cô ấy suy nghĩ có đúng hay không, hay chỉ vì một phút động lòng do cô đơn trống vắng lâu ngày, tình cờ gặp được một người đồng hương tử tế an ủi mình mà đã đi đến một quyết định vội vàng.

Uyển bảo cô cũng nghe qua bài thuyết pháp Bóng Mây lâu rồi và cũng có những cảm xúc về văn chương giống y như tôi, nhưng rồi Uyển trầm tư: Giống như nhạc bolero, khi nào mình rớt vào đúng hoàn cảnh bi lụy của bài hát đó thì mình sẽ thấy nó đau đớn thiết tha, khi mình không rớt vào đúng hoàn cảnh đó thì mình sẽ chê nó sến. Anh là đàn ông và sống đời đơn giản ở Việt Nam, chúng em lấy chồng sang đây như rớt vào một cái hố xoáy của hai nên văn hóa khác biệt, những cư xử ghẻ lạnh của người Hàn bên xứ lạ thường làm chúng em bị tổn thương sâu sắc. Có một người đồng hương sang Hàn thuyết giảng cho mình nghe, dù người đó là một nhà sư hay một linh mục, nếu họ biết nói một cách tử tế thân thiện sự an ủi của Phật hay của Chúa đối với cuộc đời lấy chồng xa xứ bẽ bàng của chúng em, thì chúng em sẽ biết ơn vô cùng anh à.

Có lần tôi nói với anh Kim: Bóng Mây… hình như đời ai cũng có bóng mây, nên cô gái dân tộc Mèo kia khóc năm ngày năm đêm trước khi đi đến quyết định bỏ tất cả để đi tu suốt cuộc đời sau khi thấy và biết được cái bóng mây của đời mình anh có biết không?

Anh Kim: Bóng Mây còn là sự xung khắc giữa hai nền văn hóa Hàn và Việt. Hai mươi năm nay vì hoàn cảnh đói khổ nhiều người đàn bà miền quê Việt Nam đã sang Hàn Quốc lấy chồng. Trong con mắt của gia đình chồng họ thường là những người nghèo đói ít học kém văn hóa phải tha phương cầu thực bằng cách kiếm chồng kiếm tiền ở bên Hàn, sau đó có dư chút đỉnh thì gởi tiền về quê phụ giúp gia đình. Những người đàn bà Việt dù ít học ngu dốt hay quê mùa cách mấy cũng biết rõ sự rẻ rúng của gia đình chồng và những người hàng xóm bên Hàn đối với họ. Họ hận lắm…

Anh Kim tiếp: Những người Việt bên Hàn thường tìm cách lãng quên sự rẻ rúng khinh thường của xã hội Hàn Quốc đối với họ bằng tôn giáo, bằng cách siêng năng đi chùa và tìm quên trong kinh kệ. Có mấy chùa lớn bên này người Việt góp tiền lập riêng một khu nhỏ để tiếp đón nuôi ăn miễn phí những người Việt cô đơn bị ruồng bỏ, những người Việt không có giấy tờ nhập cư hay đi lao động chui… Những người quan tâm tới người Việt xa xứ như tôi hay vợ tôi thường đi đến những ngôi chùa này để tìm cách giúp đỡ họ.

Bỗng anh Kim thở dài… Nhưng rồi, một hôm đi chùa Uyển nói với tôi: Anh dù có tốt cách mấy cũng không làm em quên được cái ánh mắt ghẻ lạnh của gia đình anh khi em mới sang đây. Cũng may em không phải lên chùa mà sống, cũng may em không bị anh đuổi ra khỏi nhà như cô gái Mèo kia.

Uyển có nói thêm với tôi: Bên đó, mỗi khi lên chùa em vẫn tìm cách nói chuyện riêng với cô gái Mèo này. Một hôm cô gái ấy nói: Chồng của bà thật tốt, ông ấy giúp đỡ tôi nhiều lắm. Ngày tôi bị đuổi ra khỏi nhà lang thang lên đây vì không biết tiếng Hàn nên không biết ăn nói làm sao để người ta cho ở lại Cửa Phật thì ông ấy tình cờ đi chùa nên nhận giúp đỡ tôi. Nhờ ông ấy mà sư trụ trì cho tôi ở lại đây làm công quả, tới giờ tôi có biết nói tiếng Hàn đâu, tôi dốt lắm bà à.

Tôi thở dài: Vậy mà sao em cứ đòi ly dị anh Kim, anh ấy quá tốt đi chớ? Uyển cũng thở dài: Em quyết định hết rồi, em về lại bên này còn ba đứa con em sẽ tiếp tục qua lại bên đó học hành. Chúng nó sẽ sống với cha, anh Kim sẽ không cô đơn đâu… Chỉ tốt bụng không chưa đủ anh à, còn nhiều cái khác nữa để hai người có thể đến với nhau và mãi mãi bên nhau. Thú thực với anh hai mươi năm nay em đã cố gắng yêu nhưng không thể yêu chồng dù biết chồng rất yêu mình. Có phải đó là vì hai nền tảng văn hóa cũng như quá khứ của chúng em quá khác biệt?
Người cô đơn mãi mãi chính là em. Về bên này em cũng sẽ cô đơn nhưng có một Sài Gòn dù còn rất u ám nhưng là thứ quá khứ thân thuộc luôn ở bên cạnh để làm bạn. Nếu em ở lại bên kia, vì xa lạ vì cô đơn em cũng sẽ lên chùa và có khi giống như cô gái Mèo kia, một hôm thấy được Bóng Mây em sẽ cạo trọc đầu xin đi tu mãi mãi.

Tôi hỏi: Em có còn một chút cảm tình nào với người chồng Việt hay không? Anh nghĩ thời gian trôi đi, em cũng bỏ đi, anh ta chắc đã có những thay đổi tốt đẹp nào đó rồi? Em có liên lạc thường xuyên với anh ta hay không? Hay vì sợ người chồng Hàn buồn mà em cắt đứt dây chuông? Rồi ngập ngừng tôi hỏi tiếp: Chuyện ly dị với anh Kim và quay lại Sài Gòn có liên quan gì tới người chồng cũ hay không?

Uyển: Không, cái gì chết thì đã chết. Tình yêu đã hết là tình yêu đã chết, không còn gì nữa đâu, có muốn đào lên tình yêu cũng không hề sống lại. Sự nhẫn nhục chịu đựng bất công của người đàn bà trong gia đình lâu ngày biến tình yêu đầu tiên thành nỗi căm phẫn oán ghét cho tới chết. Ở Việt Nam cũng vậy mà ở xứ người cũng thế, cứ mỗi lần nhớ tới những ngày trẻ lao đao nuôi chồng ở không tại Sài Gòn là em lại oán em: Sao hồi đó mày ngu thế?

Uyển kết luận tình cảnh bên Hàn: Chúng em không thể quên được sự tổn thương mà em phải chịu những ngày mới qua Hàn. Cũng như cô gái dân tộc Mèo có lần nói với em: Chồng bà thật tốt, nhưng dù ông ấy có giúp đỡ tôi nhiều cách mấy đi nữa thì tôi vẫn không thể quên chuỗi ngày tuyệt vọng khi bị người ta đuổi ra đường vào một ngày mùa đông giá lạnh.

Mà thôi, hãy xem đó là một bóng mây.

Sài Gòn, ngày 13 tháng 08 năm 2016



A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512

Mấy lời vụng về, ttt
Có lần tôi đã nhắc lại ý kiến của một người khác nói rằng tiểu thuyết lắm khi làm mình hiểu lịch sử nhiều hơn là sử ký, ông nêu trường hợp Chiến Tranh và Hòa Bình của Leon Tolstoy. Đem điều nầy vào trường hợp "Bóng Mây Trên Chùa" thì quá lớn. Mượn chút xíu thôi, bài nầy với một đề tài đã có cả không biết bao nhiêu lần nói tới dưới nhiều hình thức, chuyện gái Việt lấy chồng Cò Ria, nhưng thiển nghĩ nó cho mình ý niệm rõ ràng hơn như Nhà Mẹ Lê của Thạch Lam cho thấy sự cùng tận của cảnh nghèo. Không mắc mớ gì phải hỏi chuyện thật hay hư, nhưng lối viết có khác hơn lối "nhiếp ảnh", như Nguyễn Đức Lập có nói với chính tôi ông viết lại như ống kính. Nơi đây, tác giả hay đúng hơn là người kể chuyện (narrator) cho thấy chính mình cũng tham dự vào điều gọi là trùng trùng duyên khởi. Thấy Uyển mặt mày xanh xao trên chiếc xe đạp cũ tần tão nuôi chồng nhậu nhẹt, "tôi" đã phải nói thẳng với nàng rằng "tôi" tự trách không can đảm đưa nàng vào vòng tay che chở của "tôi".
Thiếu nữ người Mèo làm tôi nhớ đến Ikeda Daihatsu, chủ tịch hội cư sĩ Nhật kể chuyện một thiếu phụ Nhật đã tự tử vì nghèo nhưng nhật ký cho biết vì không chịu được sự cô đơn; do đó nếu bà đã gặp một hội viên cùng khai mở năng lực nội tâm thì đời sẽ khác và có khi giàu có hơn. Ông Kim đã đưa cô Mèo qua một khúc quanh, không hiểu "issue" của cô có được giải quyết tận cùng hay không. Cứ như trong bài, cô và Uyển không bao giờ quên những mối hận thù.
Mấy ông thiền đạo mạo sẽ đến khuyên giải xóa bỏ hận thù. Ôi cô Mèo của tôi! Cô Mèo và cả thế hệ cha mẹ sinh ra và lớn lên trong vùng lấy hận thù làm sức mạnh chính trị gây bao nhiêu tội ác, nay người ta lấy cái xóa bỏ buông bỏ bô bô trong miệng của lũ tu hành giả hiệu để làm bài thuốc an thần "chiến tranh chính trị"; sử gia đầy tớ sẽ ghi đây là thời hưng thịnh của Phật Giáo, ghi những khẩu hiệu suông.
Mong cô Mèo và cả Uyển thấy được chân nguyên, trầm luân gãy cánh với thời gian, tránh xa cái loa đầu ngõ, quán niệm một khúc nhạc vũ trụ thần bí, mà nhạc cụ có bọng đàn là khóm trúc, dây đàn vắt vẻo núi cheo leo, bàn tay ngọc là móng chân con cú vọ.-