add this

Monday, January 28, 2019

thi sĩ đạp xe bờ sông Hương

Image may contain: one or more people
Bức hình tạp nham đưa tôi đến du ký ngắn của một nữ lưu sống gần San Francisco, USA. The Pedaling Poet and The Perfume River, Vietnam của Asia Nichols đăng trên một web du lịch đầu năm 2014. Có tính chất dàn dựng, thuộc loại minh họa mang theo các lời trích dẫn, những đoạn thơ ngắn. Thật vậy, vào một tối, Asia và chồng ngồi trên ghế đá công viên bên bờ sông Hương và một người lớn tuổi đến mời đọc bài thơ; nhưng hình rất sáng; bài thơ viết trên giấy mềm xếp đôi, chữ viết thảo. trong lúc hình cho thấy cứng đơ và chữ lại nắn nót, rất học trò, thiếu nét phóng túng thường có của người cầm bút.

Mừng cho anh chị Nichols có một thoáng hương xưa, rứa là đủ rồi, xin tiếp tục lãng du. Asia nhé, đừng bị ảnh hưởng bởi cái nhìn bi quan của kẻ hèn nầy: Đại nội nghiêng sắp đổ xuống sông Hương (chiều thành nội).



 See the source image
thi sĩ đạp xe bờ sông Hương
Asia Nichols

Vào thời xa xưa, nơi xứ Huế, tình nhân không cần có ý niệm phương hướng để đến chỗ yêu đương. Họ chi theo khứu giác mà tìm đến Sông Hương. Một mùi hương ngọt ngào từ lòng sông đã lôi cuốn, lôi kéo bao nghệ sĩ, bao loài lãng mạn khắp kinh đô. Có người cho rằng mùi thơm quyến rủ ấy là do hoa rừng rơi xuống nước khi sông còn quanh co trong Dãy Trường Sơn (tiếng Việt trong nguyên bản). Nhưng theo một vị trưởng lão, chuyện ấy đã bao nhiêu thập kỷ rồi, khi chiến tranh và thời mới chưa làm cho rừng thiêng mất hết ngọt bùi.
Tôi không biết chuyện nầy trước khi đến thăm dòng sông lần đầu tiên. Tôi chỉ biết đêm đặc biệt đó, tôi cùng chồng ngồi trên ghế đá công viên bên bờ, góc đường Lê Lợi mà trí óc mất vào bối cảnh sông nước dịu êm. Một nhà hàng xây giống như hoa sen nở, thuyền rồng trôi nổi bồng bềnh, cầu Trường Tiền nhiều màu biến ảo soi qua nước …. chốn nầy hẳn là nơi nương náu của những kẻ yêu thương.
Dạo ấy vào tháng thứ năm trên đường phiêu du của chúng tôi ở Đông Nam Á. Khi đã thành vợ chồng và du lịch với tiền chắt vo dành dụm, những mộng mơ ân ái bị đánh bạt bởi xú khí trong nhà vệ sinh công cộng, hay thuốc đuổi muỗi xoa lên thân mình v.v… Nhưng Sông Hương cho tôi thoải mái; tôi có thể cầm tay chồng mà không cần nín thở; chúng tôi ngồi trên ghế đá triền miên những hân hoang ...
… cho đến khi một lớn tuổi tiến tới gần.
Ông ta đi chiếc xe đạp, có cái giỏ bằng kim loại móc trước. Tuy đã ở nước ngoài mấy tháng, tôi vẫn khó lòng từ chối lời xin của hành khất. Nhưng lần nầy tôi không muốn ông đánh mất niềm an lạc của chúng tôi. Cho nên khi ông thò tay vào cái giò thì tôi lắc đầu lia lịa. Ông đi tiếp đến mấy du khách người Pháp họ từ chối phăng. Không sờn lòng ông trở lại và hỏi chúng tôi có muốn đọc một bài thơ không. Lúc ấy tôi không có tim gan nào xua đuổi ông. Tôi liền nói: Được chứ, nào cho xem bài thơ đi.
Ông đưa tờ giấy xếp đôi, tôi phải mở ra xem phần tiếng Anh; tôi lướt qua mấy dòng chữ viết thảo trong khi ông vẫn còn đứng yên.
Người nầy tên Le Cong và bài thơ Những giấc mơ vàng cho thấy ông mong ước nối tiếp cuộc tình với thiếu nữ ông yêu. Có đoạn như sau:
Bây giờ em đã đi xa
Ngàn dặm cách trùng dương
Em hát tình ca; gió khóc la.
Ta dường như tìm được mùi hương của em
Nhưng rồi ta ngã nặng đau thương.
Linh hồn mất trong vô tận
Nhìn thấy em, nụ cười tan vỡ.
Méo mó nghề nghiệp ký giả, chồng tôi hỏi: Ông nói ngàn trùng xa cách đại dương; vậy thì cô ta bây giờ ở đâu?
Ông trả lời rằng nàng vẫn ở trong thành phố Huế, nhưng với ông là xa cách ngàn trùng vì nàng kết nghĩa phu thê với một kẻ khác.
Tôi hỏi ông làm sao mà sống qua sự thảm bại nầy. Ông đáp: Nếu tôi yêu thì tôi làm thơ, nếu không yêu thì tôi không làm.
Sự khác biệt giữ tôi và Le Công là ông ta tìm ra lối thoát dù trong những điều kiện không dễ dãi; còn tôi tôi cứ khư khư trong chiến thắng tình yêu mà không biết nắm từng phút sống mà cứ để cho đi qua.
Tôi bảo ông xã đưa ít tiền nhưng Le Cong không nhận. Nhà thơ cảm ơn chúng tôi đã chia xẻ nỗi niềm. Liền sau đó chúng tôi rời bờ sông để trở về trú xá rẻ tiền trong ngõ hẻm. Sau lưng chúng tôi, đèn từ các nhịp cong tiếp tục óng ánh trên sông, và trên cầu nầy xa xa chúng tôi còn thấy thi sĩ đạp xe, có lẽ đi tìm thêm một kẻ khác mời nghe chuyện tình vàng.---

See the source image
rêves d’or
La lune se couche sur les vagues
Oubliant la vie souffrante.
Tu t’appuies la tête sur mon épaule
Les yeux brillants de larme.
Tu chantais le jour n’est pas parti
De l’’embarcadère, la barque s’éloigne
Oh l’’après-midi passé avec la pluie.
Tu es l’histoire d’amour
Je voudrais être ton homme
Puisque tu es la fée.
Maintenant, tu m’as quitté
À mille lieues de distance.
Tu chantes d’un air aimé
Le vent crie en éclatant.
Je cours quérir ta douce fragrance
Et puis tombe dur.
L’âme se perd dans l’éternité
Te regarde, le sourire cassé.
Le bateau de la lune portant les rêves
S’enfonce dans l’air silencieux
Oh la rivière de Lumière
Laisse passer les rêves d’or.
Hoài Lê
Ghi chú: câu thứ ba: Tu appuies la tête, tôi tự sửa
thành “tu t‘appuies la tête”, em gối đầu em.
Nếu tác giả viết “ta tête” thì không hay nhưng đúng văn phạm.
Je me lave la main, tôi rửa tay của tôi

 Image result for perfume river vietnam 1968
mộng vàng
Trăng nằm trên đĩnh sóng
Quên hết cuộc đời đau khổ.
Em tựa đầu trên vai anh
Mắt long lanh vì nước mắt.
Em ca mừng ngày không trôi qua
như thuyền rời bến ra xa

chiều êm theo mưa mà từ ly.
Em chính là tình sử chính là tình yêu
Anh mong làm người em chọn
Vì chính em là nàng tiên.
Bây giờ em đã xa anh
Ngàn dặm cách lìa
Em hát khúc ca tình được
Nhưng gió khóc vỡ góc trời.
Anh chạy tìm mùi hương dịu nơi em
Nhưng ngã quỵ tan nát xác thân
Linh hồn đã mất mãi mãi
Vẫn trông em nụ cười đã vỡ.
Thuyền trăng chở đầy mộng ước
Tiến sâu vào không gian câm lặng lắng yên
Hỡi dòng sông ánh sáng
Xin từ bi đẩy trôi xuôi những giấc mộng vàng.

 See the source image
Golden Dreams
The moon is reclining on the waves
Putting aside the life sufferings
You lean your head against my shoulder,
Your eyes sparkling through the tears.
You praise that the day stays
The gondola leaves the pier, farther and farther.
the rain battered afternoon vacates too.
You are the embodiment of love, the history of love.
May I be recruited, may I be your choice,
Reason why, you (are) the goddess.
It’s now that you dump me,
Umpteen thousands of miles in distance.
You sing the song of achieved romance
(while) the wind cries explodingly.
I run fetching the mild fragrance of yours
And I fall badly hurt without the “dolce aroma”.
The soul (of me) erring in the eternity
Is watching you, smile broken versus broken smile.
The lunar sampan, filled up with aspirations,
ushered herself into the realm of tranquility.
O the river of light, of supreme brightness,
Please kindly let pass smooth the golden dreams.
(translation by ttt)

Hover to preview or click to install two fireflies


        chiu thành ni
tôn tht tu

Ta v đây bâng khuâng chiu Thành Ni
nhng tm tôn che nng dãy súng thn
xe tăng sét đạđầu Quc T Giám
biến Thượng T ngõ vào Budapest.

Đường Âm Hn miu linh tàn t
người hin sinh mà hn lc âm ty
màu âm hn ph khp thành ph
ém xung bùn nét vàng son mt thu.

Ôi Đại Ni, nôi sinh nhng oan khiên vô li.
n vi kiếm xin trao làm st vn
khi quyn uy, đạo lý, luân thường
phc v máu và tương tàn độ nht.

Chiu c đô bâng khuâng khúc nguyt tn
nét Liêu Trai, đẹp? mơ h? Không!
Rt trn tc, cái kinh thành nhà Nguyn.
S viết li un cong như lưỡi vt
người hung bo cm cân chân lý
khúc nguyt tn chuyn mình qua khánh tn
Đại Ni nghiêng sđổ xung sông Hương.-


                                         See the source image



Thursday, January 24, 2019

thơ xưa Islam sufi


Rumi và các thi nhân Sufi
hai bài thơ của Rumi
Jalāl ad-Dīn Muhammad Rūmī (1207-1273)

Sache que l’âme est la source,
Et toutes les choses créées,
Des ruisseaux.
Tant que demeure la source,
S’écoulent les ruisseaux.
Chasse le chagrin de ton esprit,
Bois l’eau de ce ruisseau ;
Ne crains pas que l’eau tarisse,
Car elle est sans fin…
Vois comme est devenu un tout ce corps,
Qui est une partie de ce monde de poussière !
Quand tu auras voyagé à partir de ta
Condition d’homme, sans nul doute,
Tu deviendras ange.
Quand tu en auras fini avec la terre,
Ta demeure sera le ciel.
Dépasse le niveau de l’ange :
Pénètre dans cet océan.
Afin que ta goutte d’eau devienne une mer
Plus vaste que cent mers d’Oman.

Nên biết rng linh hn là sui ngun
g
c ca mi dòng nước, và t đó
sinh ra v
n hu.
Khi su
i ngun còn hin din
các dòng n
ước có nước luân lưu.
B
hết su mun khi trí não
Hãy u
ng nước ca dòng sông.
Đ
ng s sui ngun cn khô;
n
ước không bao gi đến ch tn chung.
Hãy th
y rõ thân xác ny là mt khi
làm m
t phn b ca thế gii hng trn ny.
Khi b
n ct bước xa khi phn làm người
ch
c hn bn s thành thiên thn.
Khi đã xong vi
c trên qu đt ny
b
n s có ch trên tri.
Nh
ưng hãy vượt qua mc thiên thn,
b
ước vào đi dương ny,
lúc
y, git nước nh chính là đi bn
thành bi
n, cái bin ny trăm ngàn ln
to h
ơn Bin Đông. (ttt)


Please be advised that the soul is the source
and from its brooks all things are created.
As long as the source existed,
brooks keep flowing.
Root out the grief away from your mind
and drink the water of the stream.
Don’t be sucked by the fear that
the aqueous heritage might be exhausted
the latter will never end up with an end.
Look at how this body becomes morphed
into a wholeness as well as a part of
this dust made world.
Once having set forth beyond your human condition,
with no doubt, you will emerge as an angel.
When you finished doing mundane works on the earth
your future dwelling will be the heaven itself.
But, well, jump over the angelic line;
Penetrate into this ocean
So that your own drop of water turns into
a pelagic immensity, hundreds of times
larger than the Oman Sea. (ttt)


Rumi Painting
Rumi, tranh Boz Vakhshori, USA

Reason says, "I will beguile him with the tongue;"
Love says, "Be silent. I will beguile him with the soul."
The soul says to the heart, "Go, do not laugh at me
and yourself. What is there that is not his, that I may beguile him thereby?"
He is not sorrowful and anxious and seeking oblivion
that I may beguile him with wine and a heavy measure.
The arrow of his glance needs not a bow that I should
beguile the shaft of his gaze with a bow.
He is not prisoner of the world, fettered to this world
of earth, that I should beguile him with gold of the kingdom of the world.
He is an angel, though in form he is a man; he is not
lustful that I should beguile him with women.
Angels start away from the house wherein this form
is, so how should I beguile him with such a form and likeness?
He does not take a flock of horses, since he flies on wings;
his food is light, so how should I beguile him with bread?
He is not a merchant and trafficker in the market of the
world that I should beguile him with enchantment of gain and loss.
He is not veiled that I should make myself out sick and
utter sighs, to beguile him with lamentation.
I will bind my head and bow my head, for I have got out
of hand; I will not beguile his compassion with sickness or fluttering.
Hair by hair he sees my crookedness and feigning; what's
hidden from him that I should beguile him with anything hidden.
He is not a seeker of fame, a prince addicted to poets,
that I should beguile him with verses and lyrics and flowing poetry.
The glory of the unseen form is too great for me to
beguile it with blessing or Paradise.

Lý trí nói: “tôi s miệng lưỡi đ khiêu d hn”.
Tình yêu đáp: “Câm đi, tôi s
dùng linh hn khiêu d hn”.
Linh h
n nói vi con tim: Này, đng cười tôi và cười chính bn.
B
n nào biết hn là cái th gì đ ly gì mà khiêu d hn thành công.
H
n không bun ru, không lo âu, không tìm quên lãng
thì khá gì khiêu d
bng rượu trà hút sách.
Ánh m
t ca hn chính là mt mũi tên,
nh
ưng cái nhìn ca hn không cn cây n thn cng cáp.
H
n nào phi là tù nhân b xing chân vào cõi trn
thì khá gì đem vàng b
c, cung đin ra mà dem thèm d kh.
H
n là mt thiên thn, tuy mang cái b dng ca ging người,
không ham mê d
c vng thì khá gì đem gái đp mà câu.
Thiên th
n ra khi nhà cùng hình tướng tm y
nh
ưng ch lm mà đem hình bóng màu sc làm mi.
H
n không cn nga đàn nga đng vì hn dùng cánh bay;
th
c ăn là ánh sáng, điên sao mà đem cơm cháo đến dâng.
H
n không buôn bán, không phi gian thương trong ch đi
nên đ
ng dùng cái mê hoc thit hơn li l mà lun bàn.
H
n không b bùa mê ngãi lú cho nên tôi lãnh đn phi kêu la
khi phép than vay trách m
ướn hóa ra l bch.
Tôi bó tay, cúi đ
u, mt hết khí lc khi vn dng vô ích
lòng t
bi xoa du tưởng hn đau yếu.
T
ng đường tơ k tóc hn biết rõ li vòng vo gi hiu ca tôi
khi tôi đem nh
ng th tru tượng xáp gn
nh
ng th che khut nơi hn.
H
n không phi là k tìm danh vng,
không ph
i là mt hoàng t mê văn ngh nên không th
v
n dng thi phú trường thiên đi hi mà mua.
R
i c đến thiên đàng cc lc chng ích gì,
không th
ly dùng làm phương tin khiêu d
vì tôi không th
thy, nó quá to ln,
cái hào quang r
c r ca nhng phn,
nh
ng gì nơi hn không hin l dưới mt trn.

See the source image
chữ Arab (Arab calligraphy)
Lúc đầu tôi chỉ muốn đăng bài tiếng Anh. Tôi cố tìm bản tiếng Pháp để hiểu rõ hơn nhưng không có và gặp bài tiếng Pháp. Tôi giữ luôn đưa lên đây. Bài nầy khá lý thú ở chỗ đừng thỏa mãn dừng chân ở mức thiên thần. Kinh Phật cũng nói như thế; đi tới những cảnh sắc cao hơn, ra khỏi vòng sinh diệt. Phật nói: thấy chúng sinh đau khổ nên tạm dùng hai chữ Niết Bàn để xoa dịu ngay; ý kiến nầy được lập lại trong phẩm Hóa Thành Dụ kinh Pháp Hoa. Trở về Rumi, sau mức thiên thần, tác giả bỏ ngay ý niệm hình tướng; bình thường thì nói lên cấp thiên thần như binh nhì binh nhất, hạ sĩ …mà ông nói đến việc nhập thể với đại dương, đến chỗ vô phân biệt.
Nhảy vào đại dương ngõ hầu giọt nước của bạn thành biển. Câu kết nầy gần với công án sắp nói đến. Một hàn sĩ đến nhờ một ông lão giúp trả lời câu hỏi: làm sao cái nhỏ thành cái lớn, làm sao cái lớn thành cái nhỏ. Sơn nhân (sơn nhân là con khỉ người núi) nói ông bận, bảo chàng vô bếp xin bà xã hột muối sống, đem xuống hồ quẵng vào nước rồi đi về nhà luôn không cần trở lui.
Bài tiếng Anh đúng là “hờ hững tiếng thiên đàng”; Niết Bàn chỉ là tạm, viên thuốc bớt đau trong khi chữa trị lâu dài. Ở đây Rumi đề cao giá trị con người, đúng theo tinh thần nhân bản của phái Sufism bắt nguồn từ thời sáng chói của tư tưởng Islam.
Ngày xưa, các tâm hồn cao thượng gặp nhau dễ dàng. Vùng thung lũng Ấn Hà (Indus Valley) trước cuộc chiếm đóng của Alexandre đại đế đã biết văn hóa Hy Lạp, ngày nay chứng minh rõ ràng hơn là ba thứ tiếng Phạn, Hy Lạp và La Tinh là ba chị em. Nhưng ông vua nầy đã ra lệnh rõ ràng là phải đem văn hóa Hy Mã Lạp Sơn xuống Địa Trung Hải và đem văn hóa biển nầy lên núi để dân chúng hiểu biết nhau hơn; ông đã thành lập thành phố mang tên ông là Alexandria, Ai Cập, có thư viện lớn ảnh hưởng ngàn năm như thư viện Nalanda ở Ấn. Mahommet đã nhắc đến Tàu vì đệ tử Bedouin của ông mua bán theo đường tơ lụa. Ngày nay giao thông trên bộ và trên internet dễ dàng gấp triệu triệu lần thay vì thông hiểu nhau; thế giới thành lưỡng phân (bipolarization) như báo Anh đã viết. Ngày xưa các cụ nói chuyện không cần cell phone, ipad, email …

 A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512


Tuesday, January 15, 2019

quả báo

File:Hieronymus Bosch 096.jpg
quả báo
Phạm Lưu Vũ

Ông Hai Nhột hưu, bắt đầu sống đời sống của một con chuột. Mặc dù ẩn mình trong những biệt thự xa hoa, di chuyển trong những chiếc xe hơi đắt tiền, trước nhà vẫn có bốt gác, xung quanh vẫn có lâu la… nhưng vẫn là chui nhủi kiếp sống của một con chuột. So với trước kia, ông là con bò rống giữa hội nghị, là con rắn phì khói trước con mồi, là ông trời con trong một vùng lãnh thổ, là gã nai giả vờ ngơ ngác… thì bây giờ, dấu vết của một thời quyền lực và vơ vét đã khiến ông trở thành con chuột, còn không bằng con chuột, bởi con chuột vẫn có quyền yên ổn ở trong hang của nó.

Tài sản khổng lồ đã biến thành những ngôi mả chướng, chôn sống ông từng ngày, từng giờ… Oán hờn chồng chất đã biến khí trời thành độc dược, biến ánh sáng thành kim châm, biến bóng đêm thành hầm lửa… Người người nguyền rủa, đời đời nguyền rủa. Nó kết tinh thành gió chướng, thành siêu côn trùng, thành ám khí, nhỏ hơn hạt bụi, nhẹ tựa hư không. Nó luồn qua hàng rào, chui qua tường vách, xuyên qua cửa kính dày… Nó bám riết lấy ông, ngày cũng như đêm, lúc ăn cũng như lúc ngủ… Không gì cản nổi nó, trốn trời có thể khỏi nắng nhưng không thể trốn khỏi lời nguyền.

Nó khiến ông khốn khổ, tâm thần lúc nào cũng hoảng hốt như sắp có đại tang, mình mẩy suốt ngày ngứa mà không biết gãi chỗ nào, rát mà không biết rát từ đâu, toàn thân hầm hập như phải bỏng mà sờ vào lạnh ngắt như chạm phải tử thi. Sắc diện ông còn quái lạ hơn nữa, ngày mấy lần thay đổi, một bước đi là một bước chuyển màu. Ra ánh sáng thì xanh lét như tượng đồng, vào chỗ tối thì trắng bệch như ma trơi… kinh không thể tả.

Bác sĩ giỏi nhất nhì thành phố được triệu đến, thù lao bằng cả một gia tài được đưa ra, với những trang bị khảo nghiệm tối tân, có thể nom rõ vũ điệu của bầy vi khuẩn gây chứng hắt hơi, hay phát hiện mùi hôi của loài tiểu trùng gây bệnh thổ tả… thì cũng chịu, không lần nổi dấu vết của loài tinh linh sinh ra từ nguyền rủa, nhỏ hơn hạt bụi, nhẹ tựa hư không kia. Cơ thể vẫn bình thường, tóm lại là y học bó tay, nghĩa là không bệnh tật gì.

Các thái tử, thái tôn, công tằng, tôn nữ… họ hàng nhà Hai Nhột cuống cuồng nghĩ tới tiên sinh Quách Tử bên Chợ Lớn. Phải cầu đến ông thầy này thôi. Quách Tử gốc ba Tàu, huyết thống ba Tàu, vốn là lão nhân gia đoán vận hạng trong gia đình Hai Nhột. Nhân duyên mèo mả gà đồng kết giao từ hồi xem tướng cho ông Hai, bấy giờ mới là một thằng thợ tiện. Quách Tử bảo toàn quý tướng, nhất điểu nhãn, nhì thổ nhĩ, tam ngưu tị, tứ thiệt lang. Tướng này phú quý không để đâu cho hết. Vốn từng có người nhận xét tướng mình tiểu nhân đểu giả, cho nên gã thợ tiện tưởng lão thầy tướng nói đểu mình. Ai dè cơ trời xoay chuyển, váng sữa đổi màu, Hai Nhột cứ theo nước mà trôi, theo thuyền mà nổi, ngoài thì uốn lượn như con công, trong thì rình mò như con cú.

Thế rồi hoạn lộ hanh thông, phú quý nối đuôi nhau, tuần tự mà đến. Đường ăn thì từ chỗ đáng mười chỉ ăn có một mà vẫn còn phải lo, đến chỗ đáng mười mà ăn cả trăm, cả ngàn vẫn chả phải sợ thằng nào. Đường nói thì từ chỗ biết mười chỉ nói có một cũng chưa chắc có ai thèm nghe, đến chỗ biết mười mà nói đến trăm vạn cũng chẳng ai dám cãi… Lão ba Tàu họ Quách quả nhiên xem tướng như thần, từ khi Hai Nhột bắt đầu chui vào hàng quan tước, thì họ Quách đã trở thành lão nhân gia bọc mệnh cho gia tộc nhà Hai Nhột.

Quách Chợ Lớn được thỉnh đến, chứng kiến nỗi hoảng hốt và diện mạo quái dị của Hai Nhột thì cũng hết sức kinh ngạc, biết việc này tất không phải do bệnh tật hay khí huyết… gây ra, bèn vận công phu để truy tìm thủ phạm. Nguyên lúc này, Quách lão gia nhân đã luyện thành thục bốn món công phu, y chỉ trên bốn địa nghiệp căn bản của lão. Món thứ nhất gọi là “địa mục”, mắt có thể nhìn thấy ma quỷ, bất cứ hạng nào… món thứ hai gọi là “đế thính”, tai có thể nghe được ý nghĩ, từ người, súc sinh, ngạ quỷ cho đến địa ngục… món thứ ba gọi là “cẩu tị”, mũi có thể ngửi mùi bổng lộc, phân biệt tuổi vàng, thau… món thứ tư gọi là “thiệt xà”, lưỡi có thể phóng ra, nếm vị thức ăn trên bàn tiệc ở cách xa trăm dặm… Với bốn món công phu ấy thì không loài yêu tinh, quỷ quái nào có thể che giấu được lai lịch. Nhưng lần này thì họ Quách bất lực, vận hết công phu, ngửi đủ mười phương, nếm từ xa tới gần… vẫn tuyệt không thấy bóng dáng hay mùi vị… của loài ma quỷ nào đang quấy phá Hai Nhột.

Image result for yellow flowers pictures


Bất lực nhưng không bó tay, bởi họ Quách biết rằng nếu không phải do ma quỷ, gọi là chúng dị phần, là những oan gia trái chủ đã mạng chung gây ra, thì chắc chắn phải do oán khí của những người còn đang sống, gọi là chúng đồng phận kết thành. Chuyện này tất phải dùng đến món bảo bối gọi là “thi khí” của nhà họ Quách truyền lại. Quách lão gia nhân nghĩ vậy rồi bảo Hai Nhột cùng đám con cháu, lâu la hãy chờ, y tất sẽ có cách chữa trị.

Nguyên tổ của Quách Tử ngày trước là người không cha không mẹ nên vào làm con nuôi nhà họ Quách. Bấy giờ vào thời Xuân Thu, tổ họ Quách là Quách Yển nổi tiếng giỏi về thuật bói toán, có hai quyển sách quý, một quyển là “thiên hoãn thư”, dạy phép thỉnh tiên về để đàm đạo, một quyển là “địa khấu thư”, dạy phép gọi quỷ tới để chỉ đường. Quách Yển cất trong một chiếc hòm kín, cẩn thận để quyển thiên hoãn xuống dưới, quyển địa khấu đè lên trên. Tổ của Quách Tử rình biết vị trí của chiếc hòm, bèn lấy trộm quyển ở trên, tức là quyển địa khấu rồi trốn khỏi nhà họ Quách. Sách địa khấu được truyền ra bên ngoài, từ đó người Tàu mới học được từ cách gọi ma, vấn quỷ… cho đến cướp ruộng, cướp đất, cướp lãnh thổ... Truyền đến Quách Tử là đời thứ 99. Quách Tử cũng từng đem thuật cướp đất trong sách này ra dạy cho Hai Nhột. Món bảo bối “thi khí” cũng chép trong sách ấy. Quách Tử trở về nhà bắt tay vào chế bảo bối để Hai Nhột mỏi mòn trông đợi, suốt ngày giam mình trong bốn bức tường, không dám thò mặt ra ngoài vì sợ thiên hạ nom thấy cái tướng ma tươi quỷ sống của mình.

Mấy tháng sau mới luyện xong “thi khí”. Quách tiên sinh gọi một đệ tử ở tên là Tạ Di Hầu, sai mang đến dinh Hai Nhột. Nói “dinh” là chỉ chỗ ở, còn “phủ” là chỉ chỗ ngồi, bây giờ chỗ đó đã có người khác ngồi, thực ra hai chữ này dùng đảo lộn nhau, thế nào cũng được. Hai Nhột mở hộp đựng “bảo bối” ra, chỉ thấy bên trong một bộ đồ vàng xỉn, nom vừa xấu xí vừa tởm không thể tả. Nhưng “bảo bối” của lão nhân gia thì không thể xem thường, bèn mặc thử xem sao. Món “thi khí” quả nhiên kỳ diệu, chỉ một lát sau, thần sắc Hai Nhột trở lại hồng hào, bao nhiêu nỗi ngứa ngáy, hoảng hốt, bứt rứt… tiêu tan bằng hết, Hai Nhột mừng lắm, thưởng ngay cho Tạ Di Hầu một món lớn, dặn chuyển lời về tạ ơn họ Quách.
Di Hầu mừng rỡ, trở về đem kết quả báo cáo với sư phụ. Quách tiên sinh lẳng lặng không nói gì.

Hai Nhột lại bắt đầu xuất hiện, dự các buổi tiệc tùng, nhận huy chương… Ngờ đâu bảo bối chế bằng “thi khí” của Quách tiên sinh chỉ là vật dùng có thời hạn. Được khoảng ba tháng thì bắt đầu mủn ra, rơi rụng lả tả, chứng cũ lại tái phát, hở chỗ nào mụn đỏ mọc chỗ đấy, ngứa ngáy không chịu nổi, da dẻ lại đổi màu, gãi thì nước vàng chảy ra, tanh hôi không thể tả. Mấy công tử nhà Hai Nhột tức tốc sai người tìm đến Quách tiên sinh. Họ Quách chừng như cũng đoán trước việc ấy, bèn lấy ngay cái hộp đựng bộ “thi khí” khác đã chuẩn bị sẵn, lần này thì đích thân họ Quách mang đi, dắt theo Tạ Di Hầu.

Thầy trò đến trước dinh Hai Nhột, nhìn lên mà rợn người. Tòa lâu đài mới hôm nào bề thế, mà nay lá úa, hoa tàn, tường vách tróc lở, cánh cổng rỉ sét như đã bỏ hoang hàng trăm năm. Lúc nào cũng có hàng chục người thợ làm quần quật, sơn sửa lại từ đầu này đến đầu kia, sơn đến chỗ cuối thì chỗ chỗ đầu lại lở… cứ thế mà không hiểu tại sao. Riêng Quách tiên sinh có lẽ biết việc này, bèn vận “địa mục” lên nom kỹ, bỗng rùng mình thấy đám một côn trùng nhỏ hơn hạt bụi, rộng bằng manh chiếu lúc cuộn lại, lúc mở ra… Mắt thường nhìn như hư không, nhưng địa mục thì nhìn thấy rõ, như một làn khói xanh, uốn lượn dưới ánh sáng mặt trời, múa những điệu múa kinh hồn rồi bay vụt vào bên trong dinh, xuyên qua tường đặc, qua cả thép dày cứ như không khí. Quách tiên sinh biết đây là do những oán khí kết thành khói xanh, những nguyền rủa cuốn thành điệu múa, những căm hờn biến thành cơn lốc… đẩy nó đi, tìm đến đúng cái nơi cần phải báo. Đó là thân xác và hồn vía của Hai Nhột.

Hai Nhột vồ lấy bảo bối từ tay Quách tiên sinh, vội vã mặc ngay vào. Chờ cho nó phát huy tác dụng, người ngợm yên ổn rồi mới hớn hở tạ ơn mà hỏi:
“Tiên sinh, bảo bối gì mà nó… chóng hư thế?”
Quách tiên sinh không có ý trả lời, đang mải đảo mắt nhìn quanh căn phòng khách. Vẻ lộng lẫy trước kia thì vẫn thế, nhưng nét bóng lộn, sang trọng thì không thấy đâu nữa. Sàn nhà đổi một màu xám xịt, bàn ghế mốc meo, vẫn còn những dấu vết lau không xuể. Đôi mắt Quách tiên sinh dừng lại ở lọ hoa, những bông hoa nom nhợt nhạt, đồng loạt gục hết cả xuống. Hai Nhột cất tiếng hỏi tiếp:
“Lạ lắm tiên sinh ạ. Từ hôm đó đến nay, nhà này hoa vừa cắm đã héo, bàn ghế vừa lau đã mốc, trần nhà vừa sơn xong đã lở… là cớ làm sao?”

Image result for yellow flowers pictures


Quách Tử ngửa mặt nhìn lên trần nhà loang lổ. Bỗng rùng mình một cái nữa. Trên đó có bóng một con quỷ đang múa may, uốn lượn, y hệt vũ điệu của đám côn trùng ban nãy ở ngoài cổng. Cái bóng phình ra, thu lại, lúc to, lúc nhỏ, điệu nhảy khi hoãn, khi cấp… khiến Quách Tử chịu không rõ đó là loại quỷ gì. Quách Tử lại phải vận món “cẩu tị” của mình lên, ngửi thấy mùi hăng như cứt gà, lại phóng “thiệt xà” ra nếm thử, thấy vị cay như đít cà cuống, đích thị là loài quỷ Dạ Xoa, do những oan gia trái chủ đã mạng chung, vốn vất vưởng mờ mịt ở ngoài biển Đông, nay tìm về để báo oán. Hai Nhột tuy chưa cảm thấy gì, song tâm thần đã bắt đầu hoảng hốt. Biết trước câu hỏi của Hai Nhột còn chưa kịp thốt ra, Quách tiên sinh đã đánh trống lảng mà bảo một câu lửng lơ hơi có chỗ khó hiểu:
“Của bền tại người, người lành tại phước… Ngài hãy tích cực đi lễ chùa để cầu thêm phước báo. Từ nay nếu ngài ăn chay được thì tốt, nhưng hãy tránh những vị cay…” Hai Nhột tất nhiên nghe lời rồi hậu tạ cho thầy trò Quách Tử. 

Về đến nhà rồi, đồ đệ Tạ Di Hầu mới rụt rè thắc mắc:
“Thưa sư phụ, tại sao dinh ông Hai lại tàn tạ nhanh thế? Mới có mấy tháng trời?”
Quách Tử ghé vào tai Di Hầu nói nhỏ:
“Tại cái món “thi khí” ấy đấy”.
Di Hầu trợn mắt kinh ngạc. Chưa kịp hỏi tiếp thì sư phụ lại bảo:
“Ta cũng không giấu mãi nhà ngươi, bởi sắp có việc phải giao cho ngươi đây. Cái gọi là “bảo bối” ấy chẳng qua là những quần áo, vải vóc liệm cho tử thi, đến khi bốc mả, người ta quăng ở ngoài nghĩa địa, ta bí mật nhặt về, giặt giũ rồi chọn những tấm còn lành lặn, may thành quần áo cho Hai Nhột, gọi là “thi khí”…”
Di Hầu lè lưỡi kinh tởm. Lại nhanh nhảu hỏi tiếp:
“Thế tại sao nó ngăn được chứng bệnh ngứa ngáy, đổi màu da của ông ta?”
Quách Tử giảng giải:
“Bí mật ấy có chép trong sách “địa khấu” do Tổ của ta truyền lại. 
Nguyên chứng bệnh ấy là những oán khí, nguyền rủa… của người đang sống, gọi là “chúng đồng phận” kết thành. Nó nhỏ hơn hạt bụi, nhẹ tựa hư không, uốn lượn như đám côn trùng, nó xuyên qua tường vách, chui vào da thịt… không gì ngăn nổi. Nhưng nó rất kỵ những thứ liệm cho người chết, chôn ở dưới đất ba năm trở lên…”

Tạ Di Hầu nghe ra, xem chừng đã hiểu. Quách Tử bảo tiếp:
“Ở trong này thường chôn người chết một lần, gọi là hung táng nên không có tục bốc mả. Cho nên người phải ra ngoài Bắc, chờ đến mùa bốc mả, tìm đến các nghĩa địa để thu nhặt “thi khí” về đây. Thứ ấy sẽ còn phải dùng đến rất nhiều.”

Di Hầu vâng lời sư phụ, từ đó cứ đến cuối năm lại nhảy tàu ra Bắc, ngược xuôi như con thoi, “thi khí” đem về chất đống trong kho. Hai Nhột dùng hỏng bộ này, lại có ngay bộ khác thay thế, thầy trò Quách Tử được dịp tha hồ móc vào cái túi không bao giờ cạn của gia tộc nhà Hai Nhột.


Mọi chuyện trôi đi, có chuyện nổi lên, có việc chìm xuồng… Hai Nhột bên trong bọc “thi khí”, bên ngoài khoác complet, mặt mày tươi tỉnh, da dẻ hồng hào đi chùa lễ Phật cầu gia tăng thêm phước, dự hội nghị truyền thống nọ kia… đến nỗi quên béng lời dặn của Quách Tử. Một hôm trong bữa tiệc sơn hào hải vị, có món đỉa biển nom rất hấp dẫn, Hai Nhột vừa gắp đưa lên miệng, thì nó đã chui tọt xuống dạ dày, chỉ kịp cảm thấy có vị hơi cay cay, mới giật mình nhớ lại lời dặn của Quách Tử thì không kịp nữa rồi.

cách xa trăm dặm, Quách Tử vẫn để ý chuyện tiệc tùng của Hai Nhột, bèn vận “thiệt xà”, phóng lưỡi nếm suốt bàn tiệc, phát hiện có món đỉa cay ấy, chưa kịp lưu ý thì Hai Nhột đã nuốt gọn rồi. Âu cũng là cái “số” nó thế. Quách Tử lập tức gọi Tạ Di Hầu đến, ra lệnh gói ghém tiền bạc, tư trang… để hai thầy trò bỏ trốn ngay tức khắc. Di Hầu hết sức kinh sợ bèn hỏi lại, Quách Tử bảo:
“Tại người không biết đó thôi. Món “thi khí” của ta chỉ ngăn được “chúng đồng phận”, tức là món nợ của những người đang sống. Còn những oan gia trái chủ, tức là món nợ của những kẻ đã chết, gọi là “chúng dị phần” đã kết thành quỷ Dạ Xoa, lúc nào cũng bám theo ngài, nay nó đã chui vào trong bụng ngài, biến thành khối u thì ta không chữa nổi đâu. Bấy giờ thế nào ngài cũng tìm đến đây thì ta biết ăn nói như thế nào?”
Di Hầu nghe ra nhưng vẫn còn thắc mắc:
“Thế sao bọn Dạ Xoa không đột nhập vào người ngài như bọn “chúng đồng phận” kia?”
Quách Tử bảo:
“Bọn “chúng đồng phận” tuy lúc nào cũng xâm nhập được, song nó chỉ gây ra tai vạ ở ngoài da. Còn bọn quỷ Dạ Xoa thì chúng phải chui vào tận ruột gan phèo phổi… mà đòi mạng từ trong ra. Ta đã biết mùi của chúng hăng như cứt gà, vị của chúng cay như đít cà cuống, lại biết chúng phải có đủ “duyên” thì mới đột nhập được, nên đã dặn ngài phải tránh món cay. Ai dè hôm nay ngài nuốt phải món ấy, nó đã nhân đó mà nương theo để chui vào trong bụng rồi…”

Image result for yellow flowers pictures

Thầy trò Quách Tử trốn biệt. Quả nhiên mấy hôm sau, trong bụng Hai Nhột nổi lên một cục u. Người nhà Hai Nhột tức tốc tìm đến Chợ Lớn thì chỉ còn bóng chim tăm cá. Mấy tháng sau từ bệnh viện phát đi cáo phó: “Mặc dù được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, tuy tuổi chưa cao bằng ai đó mới chết, song bệnh quá hiểm nghèo…” nên ngài đã ra đi…

Đợi tang lễ xong xuôi mấy tháng, thầy trò Quách Tử mới dám mò về. Người nhà Hai Nhột nghe tin mừng rỡ, lập tức sai người đến mời. Thấy Quách Tử nhận lời sửa soạn đi, Tạ Di Hầu can:
“Sư phụ há không sợ nhà ấy giận mình, vì vụ bỏ trốn vừa rồi hay sao?”
Quách tiên sinh ung dung trả lời:
“Ta chỉ sợ căn bệnh không thể chữa được, cho nên mới phải bỏ trốn. Chứ căn bệnh đã có “bảo bối”, người ta tất sẽ cầu đến mình, thì ta đâu phải sợ làm gì.”

Quả nhiên người nhà Hai Nhột không hề đả động gì đến chuyện mất tích của thầy trò Quách Tử, mà lại đem một việc nghiêm trọng khác ra cầu cứu. Ấy là suốt mấy tháng nay, ngày nào gia đình cũng làm một mâm cơm cúng thịnh soạn, sơn hào hải vị mùi thơm ngào ngạt dâng lên bàn thờ, vậy mà đêm nào Hai Nhột cũng hiện về báo mộng, không vào anh trưởng thì anh thứ, cứ một mực kêu la, đói khát không thể chịu nổi. Không hiểu nguyên cớ ra sao và bây giờ phải làm thế nào?
Quách Tử nghe kể xong, ra vẻ người đã biết từ trước, thong thả phán ngay:
“Cụ nhà bị đói khát là phải thôi. Người sống ăn bằng cách cắn xé, nhai, nuốt… gọi là “đoạn thực”, người chết ăn bằng cách ngửi hương, gọi là “hương thực”. Nghiệp nhẹ ngửi được hương thơm, nghiệp nặng chỉ ngửi được mùi thối. Chuyện đã như vậy, thì tức là nghiệp của ông cụ nhà ta nặng lắm, không hưởng được mùi thức ăn còn nóng sốt đâu. Nên để thiu rồi hãy cúng thì cụ nhà ta mới hưởng được”.

Người nhà Hai Nhột nghe lời, nhất nhất làm theo, cứ để thức ăn thiu hẳn rồi mới đem cúng. Quả nhiên từ đó hết chuyện báo mộng. Lại đem một mâm vàng ra tạ Quách Tử, mời làm thầy bọc mệnh cho gia tộc của mình. Quách Tử nhận lời đem vàng về nhà, chia phần cho Di Hầu. Thầy trò bàn nhau tìm cách mở một xưởng lớn, chế ra thật nhiều “thi khí”, phòng khi có người phải dùng đến, tha hồ thu lợi.

Cũng chả cần phải đợi lâu. Câu chuyện về “thi khí” chữa căn bệnh chảy nước vàng, đổi màu da… của Hai Nhột chẳng hiểu sao đã loang ra khắp nước. Từ đó có khối người tìm đến đặt hàng, xưởng “thi khí” của thầy trò Quách Tử phát đạt lên trông thấy.-

xuất xứ: FB Phạm Lưu Vũ