lượng giác học
thời sáng chói của Hồi Giáo
M.N Kalife, ttt dịch
Các
sử gia về thời Trung Cổ thừa nhận rằng khoa học tiến bộ nhất của thế giới từ thế
kỷ 9 đến thứ 13 đã được trình bày quảng diễn bằng tiếng Arab . Những nhà bác
học Arab đã hiệu đính, viết sách trên giấy bản thay thế cho sách viết trên vỏ cây
(papyrus). Kỹ thuật tân tiến nầy đã đóng góp công sức thúc đẩy việc luân lưu kiến
thức, tô điểm rực rỡ đế quốc Abbasside bằng những tư tưởng triết lý, tôn giáo
và khoa học.
Việc
sáng chế mẫu tự Arab bắt đầu ở Syrie năm 500 do các giáo sĩ mang nhiệm vụ rao giảng
Phúc Âm các vùng quanh đế quốc Byzantin, tức là vùng bán sa mạc gồm các nước Ai
Cập, Arabie, Syrie và Irak. Dân chúng sống ở đấy được gọi chung là Arab vì
nói những thổ âm có gốc lẫn lộn vừa semititque vừa aramene. Các giáo sĩ nầy sáng
tạo các mẫu tự nương theo tiếng Do Thái, mà tiếng nầy cũng từ hai nguồn nói
trên.
Dấu tích đầu tiên của chữ Arab được tìm thấy trên các tự
bản đề năm 520 ở Syrie. Chữ viết nầy đã được chuyển đến La Mecque (Mecca) cuối
thế kỷ (thứ 6), nhờ các đoàn vận tải xuất phát từ vương quốc Arab đầu tiên ở Irak
ghé qua thánh địa để uống nước suối tiên Zemzem trước khi đi tiếp đến hải cảng
Alexendria trên bờ Địa Trung Hải để bán các món hàng gồm hương trầm, nước hoa,
gia vị mua từ Ba Tư, Ấn và Nam Á.
một tự bản (tablette, tablet) xưa, Ai Cập
Thế kỷ tiếp hé mở một nền văn minh mới, tuy rằng người
sáng lập Mohammet không biết chữ và khi chết năm 632 không để lại một chữ viết
nào. Cho nên, nhằm bảo toàn thông điệp thần thánh của ông, vị giáo chủ thứ ba
Othman (tại chức từ 644 đến 656) tom góp các bản viết lời của Allah truyền cho
Người Mang Thông Điệp nầy từ 612 đến 632. [Othman bị ám sát bởi bộ hạ của Ali;
Ali, con rể của Mahommet, sau đó thành giáo chủ thứ tư và bị sát hại năm 660
sau khi tạo ra sự chia rẻ trầm trọng với lý thuyết giáo chủ phải có huyết hệ với
người sáng lập).
Tuyển tập được gọi là Coran (có nghĩa là đọc lại
nguyên văn lời Allah dạy cho giáo chủ). Từ nay, tất cả các bộ lạc Bedouin ở
Arabie, tự nguyện hay bắt buộc theo đạo, phải biết đọc năm lời cầu nguyện hằng
ngày mà trước đây tín đồ học theo khẩu truyền. Từ nay Coran được dùng làm lý thuyết căn bản
cho các cuộc chinh phạt chiếm đoạt các lãnh địa xa xôi, nơi các sự nhập đạo phải
có sự bảo trợ của một người Bedouin.
Bedouins
Nhân cớ sự nầy, tiếng Arab trong Coran được dùng làm
ngôn ngữ chính thức của các lãnh địa mới theo đạo Muslim. Và như nói trên,
dùng để đọc năm lời cầu nguyện hằng ngày, dùng trong các mậu dịch
thương mãi và trong giấy tờ hành chánh tại các đế quốc Omeyyad (656-750) và
Abbasside (750-1258).
Tiếp theo, chữ nghĩa trong Coran thẩm nhập rộng rãi
các thổ ngữ trên đế quốc Muslim rộng lớn nhờ hệ thống Madrasa, trường công và
là trường đạo do các imam điều khiển. Việc truyền bá chữ Arab qua trường học nầy
làm người đọc liên tưởng đến việc truyền bá Latin trong các dân tộc Tây Âu bởi
các giáo sĩ mà Charlemagne giao nhiệm vụ truyền đạo trong đế quốc Carolinge.
Tuy vậy, cần nhớ rằng người Thổ Nhĩ Kỳ Seldjoukide, gốc
từ các thảo nguyên Trung Á, sau khi đã nắm quyền thế giới Arab vào thế kỷ 9, đã
thành lập các trường Madrasa nhằm mục đích khống trị dân chúng Ba Tư và Arab về
ý thức hệ. Trường chỉ dạy học thuyết bảo thủ sunny, gạt bỏ học thuyết Motazi và
bất cứ học thuyết nào theo Aristote.
Chủ thuyết sunny acharite được đứng vững nhờ nhà thần
học El Ghazali, kẻ thù công khai của phái Motazi; tư tưởng biện chứng của Motazi là mối nguy hại về ý thức hệ của uy quyền Thổ đối với dân Arab. Uy quyền nầy
có từ thế kỷ 9 khi người Abasside khẩn cầu các hoàng tử Thổ seldjouk bảo vệ chống
lại người Chites được giáo khu Caire trợ giúp. Dần dà, quân lính Thổ, từ Trung
Á đến, đảm trách an ninh cho giáo lãnh abbasside để hành sử quyền lực tôn giáo
với tư cách kế vị Mahommet.
Thế rồi năm 1258, Thổ hạ bệ giáo lãnh Abbasside cuối cùng
và tướt bỏ danh hiệu kế vị Mahommet. Nhưng làm sao nhóm Thổ nầy, mới ra khỏi rừng rú Trung Á, có thể cai trị thành công một vùng đất Arab vô cùng rộng
lớn vào lúc ấy?
Họ triệu dụng thành phần ưu tú Ba Tư vốn kình chống
người Arab. Thành phần nầy cống hiến đám quân phiệt Thổ kinh nghiệm dồi dào về cách
cai trị đế quốc xưa là assanide đã từng thua người Arab; tự nguyện phục vụ Phó
Vương Thổ duy trì uy quyền chính trị; Thổ phong chức giám sự (trong 30 năm,
1062-1092) một chính khách danh tiếng của Ba Tư tên Nizam al Molk, để quản trị
lãnh thổ ngút ngàn Arab.
Nizam Al-Molk thành lập hệ thống Madrasa, trường công
và trường đạo có nhiệm vụ truyền bá học thuyết acharide của nhà thần học Ba Tư
Al Ghazili. Ông vận dụng các nhà bác học Ba Tư để phổ biến học thuyết nầy ở Bagdad,
trung tâm văn minh của đế quốc Abbasside xưa nay trong ảnh hưởng của Motazi.
Học thuyết nầy truyền giảng sự thiên tạo của Coran và
ý thức hệ Mektoub cho phép Thổ thống trị một ngàn năm lãnh thổ rộng lớn Muslim
với dân cư ngoài gốc Thổ từ Iran đến Algérie. Cấm dạy triết thuyết bao dung gốc
Hy Lạp và thần học Motazi. Đường lối nầy đã giúp người Ottoman duy trì quyền lực
trên một đế quốc có dân cư ngoài nguồn gốc Thổ, sống trong sự ngu dân tôn giáo,
giao phó định mệnh vào ý Chúa theo đúng lời kinh “Inch’Allah”. Sự cấm đoán thảo
luận thần học nầy trái ngược với đường lối “Ánh Sáng” của người Abbasside thế kỷ
9 và 10.
Sự tuân thuộc tinh thần đặt trên các huấn lệnh của nhà
thần học Al Gazali mà giám sự Nizam Al Molk ca ngợi là sự toàn bích của Muslim.
Al Ghazili đã dùng các lắc léo trong luật pháp, ngụy
biện để kết án lý thuyết rộng rãi là chống đức tin, kết án thần học Motazi (chủ
trương tín hữu có trách nhiệm về hành động và cuộc sống của chính mình). Tính
cách giáo điều nầy đã đưa Muslim vào chính sách ngu dân dưới ách Thổ seldjouk,
mang tên Ottomam vào thế kỷ 14.
Nguồn gốc “Ánh Sáng” thời đầu của
Muslim
Uy tín của thành phần ưu tú đế quốc byzantine đã gây phấn
khởi cho giới ưu tú omay kiến tạo một đế quốc mới qua hình ảnh triết học
Aristote, những lần dài thảo luận thần học và tổ chức hành chánh của đế quốc
byzantine. Đế quốc non trẻ nầy đặt ở Damas. Nhờ cuộc xâm chiến Ai cập vào thế kỷ
thứ 8, người Omey nương theo sách trong đại thư viện Alexandria để học kiến thức
người xưa. Hơn nữa, học giả Arab còn trau dồi kiến thức bằng sự tìm hiểu các nguồn
tri thức khác ở Assyrie, Lưỡng Hà Địa, Ba Tư, Ấn Độ và Trung Hoa.
Giới ưu tú byzantine còn nêu rõ sự ngu dân trong đạo Hồi;
từ đó phát sinh trường phái Motazi, chủ trương duy lý và dung hòa với sự hiểu
biết của người xưa (nghĩa là trước khi có Muslim).
Như vậy, trong khi học các người xưa, trí thức Arab đã
làm giàu tiếng Arab và sáng chế đại số, quang học, lượng giác để đi cùng toán học
Euclid, vật lý Archimede, địa dư của Ptolemee, y học của Galien, luyện quý kim
của Hermes, triết học của Aristote.
Những phát minh Arab đặt trên viễn tượng duy dụng của
khoa học, căn nguyên tiến bộ khoa học từ thế kỷ thứ 9 đến thứ 12.
Khoa học Arab làm giàu tư tưởng Tây Phương nhờ các sự
giao dịch xuyên qua các cuộc thánh chiến từ 1092 đến 1270, cũng như xuyên qua vương
quốc Andalousie (Tây Ban Nha). Những sinh hoạt mới nầy giúp các nhà tư tưởng Âu
Châu thoát khỏi đường lối giáo điều của Giáo hội La Mã bằng cách tìm gặp lại
triết học Hy Lạp bị dìm từ cuộc xâm chiếm của các rợ vào thế kỷ 5.
Đây cũng là điều nuôi dưỡng nhân tố của đường lối nhân
bản Tây Phương, đặt để hạnh phúc con người trở lại trên trái đất và thành trung
tâm điều hướng mọi điều từ thế kỷ 14, mở đường cho thời kỳ Phục Sinh và Ánh
Sáng.
Ánh Sáng của đường lối Motazi
Danh từ “ánh sáng” để chỉ lối vào các tri thức về chân
lý của sự việc bằng lý luận tự do, dựa trên sự quan sát khách quan về các sự việc,
dựa trên sự đối chiếu so sánh độc lập giữa các ý tưởng hiện có, không phục tùng
một thiên kiến ý thức hệ nào, hay bất cứ giáo điều cấm kỵ nào. Vậy thì triết lý
trên đời của Hồi Giáo như thế nào?
Trong hai thế kỷ đầu, triết lý Arab không được định hình
theo các giáo điều, mà được hình thành qua sự cung hiến một tổng quan về vũ trụ
và về đời sống trên mặt đất nhưng không quên tham chiếu Coran (Coran lúc ấy được
giải thích một cách tự do). Triết lý Arab tìm được nguồn hứng khởi trong triết học
Hy Lạp (rõ hơn là Aristote), đồng thời mở các cuộc thảo luận lâu dài giữa các
trường phái tư tưởng chuyên nghị luận về Coran.
Lối xử dụng ngôn ngữ trong các cuộc thảo luận nầy gọi
là “kalam”, lời nói có lý luận, hữu lý. Phương pháp luận kalam đạt mức cao nhất
vào thế kỳ 9 với chủ thuyết Motazi trội yếu tại triều giáo lãnh Al Ma’moun (813-833);
Ma’moun từng nói: Coran là sách đầu giường của tôi, nhưng Aristote là người thầy
dạy tôi cách suy nghĩ.
Học phái Motazi trả lời giới trí thức byzantine chỉ
trích đạo Hồi ngu dân, thiếu óc lý luận triết học. Danh xưng nầy còn có nghĩa
là tách khỏi các trào lưu bảo thủ. Những triết gia thần học Arab nầy dùng luận lý
học của Aristote làm căn cứ bảo vệ đức tin của họ một cách duy lý.
Tức khắc, các trào lưu giáo điều chống đối; họ lập luận
rằng Coran không cần được biện giải biện minh với người Do Thái, người Thiên
Chúa, bằng vào sự kiện Coran được thiên tạo, trong lúc Thánh Kinh và Phúc Âm do
người tạo. Hơn nữa, Coran chấm dứt chu kỳ mặc khải với nhà tiên tri cuối cùng
là Mahommet, tiếp sau Moise và Jesus; như vậy Coran bất khả bác miễn.
Qua phương pháp luận Aristote, phái Motazi suy nghĩ về
nền móng đức tin Islam, bắt đầu với năm câu hỏi cốt trụ, để biết phải chăng:
- Coran được nhân tạo như Thánh Kinh hay Phúc Âm hay
là thiên tạo do Thượng Đế.
- Việc ác là do ý Thượng Đế làm ra hay là sự việc do
người làm ra.
- Tiền định (mektoub) hay tự do quyết đoán điều khiển con người
- Thuộc tính của Thượng Đế trong Coran là những ẩn dụ
hay phải hiểu theo nghĩa đen từng chữ.
- Kẻ có tội sẽ phải đày xuống địa ngục hay có thể chuộc
lỗi khi còn sống.
Một thế kỷ thảo luận triết lý đã đủ cho phái Motazi
thiết lập năm nguyên tắc đối nghịch với phái Sunny (Sunny chỉ dựa vào truyền thống
Nhà Tiên Tri).
Năm nguyên tắc dưới đây đã làm nòng cốt tư tưởng cho đế
quốc Abbasid trong hai thế kỷ 9 và 10.
1. Chủ thuyết độc thần - quan niệm về Thương Đế (TĐ) vượt
khỏi sự hiểu biết của con người. Cho nên những câu thơ trong Coran mô tả TĐ ngồi
trên ngai vàng phải được giải thích theo cách ngụ ý chứ không thể theo nghĩa từng
chữ. Từ đó Motazi đã ghép nhóm chống đối vào giới chủ trương nhân thể đã đem TĐ
bất khả tư nghị xuống thành một hình người. Motazi kết luận rằng chỉ một chi tiết
nhỏ nầy đủ để chứng minh rằng Coran không phải thiên tạo mà do người tạo theo tầm
hiểu biết của tín hữu, do đó Coran phải tiến hóa và thích ứng với thời đại.
2. Công lý tối thượng liên quan đến trách nhiệm về việc.
Motazi tuyên lập sự tự do quyết đoán, việc ác là một sự việc do người làm ra chứ
không do ý định của TĐ. TĐ toàn hảo không làm việc ác và không chỉ định con người
làm việc ác. Nếu mọi sai lầm của con người qui về ý định của TĐ thì việc trừng
phạt thành vô nghĩa vì người làm như vậy là để tôn trọng ý của TĐ. Lập luận bất
khả phản nầy cho phép Motazi bác bỏ sự tiền định, mekboub của các trường phái
Sunny.
3. Hứa hẹn và hăm dọa. Nguyên tắc nầy liên
quan đến sự phán xét người vào giờ chết và liên quan đến sự phán xét cuối cùng
trong đó TĐ thưởng kẻ vâng lời cho lên trời và phạt những kẻ bất tuân vào hỏa
lò.
4. Ở mức giữa, nguyên tắc nầy đối chọi với sunny. Kẻ
làm trọng tội (sát nhân, trộm cướp, thông dâm, vu oán thông dâm, uống rượu…)
không phải bị xử với tư cách người Muslim hay người ngoại đạo hoặc fakir; nhưng
ở mức độ trung bình, sẽ xuống địa ngục nếu không được chuộc tội bởi lòng thương
xót của TĐ.
5. Ra lệnh làm việc thiện và khiển trách kẻ phạm lỗi.
Nguyên tắc nầy cho phép nổi loạn chống chính quyền bất công để ngăng chận việc
ác lên ngôi. Nguyên tắc nầy đưa đến thù hận của nhóm Ulema và các cấp giáo lữ
vì làm mất uy quyền đối với tín đồ; đối với người Thổ Seldjouk thì nó thách thức
nguy hại quyền uy trên đầu người Arab.
Vì được đặt trên sự phán xét lý trí, năm nguyên tắc nầy
được giới trí thức ưu tú quảng bá khắp triều Abbasid và để rồi Mozazi đạt đĩnh
thành công năm 827 khi giáo lãnh Al Ma’moun công nhận là học thuyết chính thức
của giáo khu.
Tuy nhiên sau khi Ma’boun chết, nhóm Ulemas và các imam
bảo thủ vùng dậy để điều khiển đức tin của tín đồ bằng cách dẹp bỏ lý thuyết
trong sáng nầy vì nó giới hạn quyền uy của họ. Trong lúc ấy, chánh quyền
Abbasid, vì quá say mê thuyết Motazi, đã từ năm 833 đến 848 phát động một cuộc
thanh trừng khắc nghiệt, ép buộc người Sunny công nhận to tiếng nơi công cộng rằng
Coran là do nhân tạo chứ không phải thiên tạo.
Cuộc thanh trừng nầy tạo nên niềm chua chát trong
lương tâm dân chúng khi chính quyền abbassid không chịu can thiệp Byzantine thả
người Hồi bị tù vì không chịu từ bỏ giáo điều Coran là thiên tạo. Thái độ mất
lòng dân nầy đã giúp sức cho phe sunny tẩy sạch thuyết Motazi trong ý thức tôn
giáo, để quần chúng vui vẻ tiếp nhận chủ thuyết acharite của El Ghazali, kẻ thù
của Motazi, vào thế kỷ 11.
Acharite là một trong bốn trường phái chấp nhận Coran
thiên tạo, truyền thống của nhà Tiên Tri, và tiền định. Quan niệm giáo điều mới
nầy của đạo Hồi đã dẹp tắt “Ánh Sáng” từ thế kỷ 12.
Sau khi xem xét cuộc cai trị, lèo lái thế tục của giáo
lãnh Motazi Ma’mou, xin xét qua danh sách các nhà bác học trong thế giới Muslim
đã ảnh hưởng mạnh mẽ khoa học thời Trung cổ.
Các nhà bác học Hồi Giáo
Al Kindi (800-870) là triết gia Hồi giáo đầu tiên và
danh tiếng nhất. Ông đề cao luận thuyết nhân quả, xuất phát từ tư tưởng Platon.
Chính ông đã đưa ra cách tính thập phân dựa vào số O của Ấn độ, tứ đó các số
Arab trở nên thông dụng nơi nơi thay cho số La Mã (ghi chú người dịch: 9 số còn
lại là của Ấn, vì người Arab xử dụng nên được gọi là số Arab).
Al Farabi (870-950) mang danh hiệu bậc thầy thứ hai
sau Aristote, vì ông đã xác lập vị trí hàng đầu của triết học, nằm trên thần học.
Tác phẩm “Quốc Gia Kiểu Mẫu”, cổ súy một quốc gia đặt trên nền móng luân lý và
lý trí, cai trị bởi một ông vua triết gia. Cuốn sách nầy là mầm mống của lý
thuyết “quân chủ sáng suốt”, thế kỳ 18 Âu Châu.
Một người có tư tưởng bao la mang tên
Avicenne (980-1037) đã tổng kết sự hiểu biết của người đương thời và mở đầu cho
các bách khoa từ điển xuất hiện thế kỷ 18. Tác phẩm chính “Quy Tắc Y Học” được
dùng trong các đại học cho đến cuối thế kỳ 17.
Al Birouni (973-1048) đã kết hợp triết học và thiên
văn học trong cuốn “Vườn Khoa Học”. Sau lần tháp tùng giáo lãnh Mahmoud thăm Ấn
Độ, ông hoàn tất cuốn sử đầu tiên về tiểu lục địa nầy, cùng cuốn sử khác về thế
giới nhan đề: sử ký biên niên.
Sau khi phó vương Thổ bóp chết các tư tưởng triết học,
nền học thuật và tư tưởng Arab may còn cơ hội khai mở tiếp dưới sự cầm quyền của
phái Almohade ở Maroc và Tây Ban Nha.
Ibn Toufay (1115-1185) đã viết cuốn: Người hiện sinh,
con của kẻ thức: cuốn nầy xem như tiền thân của cuốn “Discours de la méthode” (phương
pháp luận) của Descartes. Ông đã mô tả cách thức một người sống đơn độc trên một
hoang đảo một mình đạt đến sự hiểu biết về thế giới và Thượng Đế bằng sức mạnh
duy nhất là trí thông minh tự nhiên và sự suy nghĩ thuần lý.
Cuối cùng, nền triết lý Hồi Giáo đến thượng đĩnh trong
thời Almohade với Averreoès (1126-1198) mang những tư tưởng làm giàu có cho các
triết gia Âu châu từ thế kỷ 13 đến 17. Giảng luận về Aristote, ông chủ xướng rằng
thế giới và vũ trụ hiện hữu vĩnh viễn nhưng tiến hóa theo những định luật nội tại
tuy cả hai đều do TĐ tạo dựng. Phủ nhận sự bất diệt của linh hồn và tiếp đó là
sự sống sót sau khi chết, Averroès đã lâm vào cuộc xung đột dữ dội với Muslim
chính thống và bị đày. Luận thuyết của ông về sự hiện hữu vĩnh viễn của thế giới,
không bắt đầu không chấm dứt, được xem có giá trị trường tồn qua danh hiệu “chủ
thuyết Averroes La Tinh” do trường Sorbonne tặng. Hai thế kỷ sau, Thánh Thomas
d’Aquin vận dụng luận lý theo lối Aristote của Averroes.
Liên hệ giữa khoa học và tri thức
Những thế kỷ đầu của Hồi Giáo chứng kiến một sự sôi sục
tinh thần và tư tưởng quá mức bình thường, chính vì Nhà Tiên Tri đã khuyến
khích giáo dục và khoa học trong các thánh điển. Có thể tìm ra những diệu uyển
đã gây phấn chấn cho học phái Motazi. Vài ví dụ:
- TĐ không tạo ra điều gì cao quý hơn trí thông minh; Ngài
kết tội những kẻ khinh rẻ thông minh.
- Dưới mắt TĐ, thế
giới là một cuốn sách đầy những dấu hiệu, những biểu tượng dành cho lý trí, và
dành cho kẻ hiểu biết.
- Theo đuổi khoa học là nhiệm vụ của mọi người Muslim.
- Đi tìm khoa học mãi tận bên Tàu, và xa hơn nữa nếu cần.
- Ai cất bước nghiên cứu khoa học sẽ được Allah mở cửa
đón vào thiên đường.
- Mực của nhà bác học linh thiêng hơn máu tử đạo.
- Kẻ không chịu thông truyền khoa học cho người khác
khi được yêu cầu sẽ xuống địa ngục”.
Ở một chỗ khác, Coran nhấn mạnh phải du hành, đi xa để
tìm hiều, để nghe ngóng; nghĩa là khoa học phải phát giác những điều bên ngoài
Coran. Hơn nữa Coran đã 49 lần dùng động từ “aquala”, xử dụng lý trí để cho việc
thiện lên ngôi, và xua đuổi việc ác, điều vượt xa giới luật của TĐ.
Dome of the Rock
Do đó năm 691, giáo quyền Omey đã xây ở Jerusalem ngôi
đền Hồi Giáo đầu tiên (Dôme du Rocher), theo một nghệ thuật mới dung hòa nghệ thuật La Hy của đế
quốc Byzantin và nghệ thuật của đế quốc sassanide mà họ mới chiếm. Cần biết hoa
học kiến trúc nầy không được qui định trong Coran.
Cũng vậy, không qui định trong Coran: triết học và
khoa học của “người xưa” mà kẻ chiến thắng Arab đã thu lượm trong các truyền thống
Hy Lạp, assanide và Ấn Độ từ thế kỷ 8 đến 9. Đáng ghi nhận rằng giáo lãnh Al
Ma’moum (813-833) đã xây dựng tại Bagdad “Ngôi Nhà Hiền Học”, tiếp ngụ các nhà
nghiên cứu của 17 trường phái triết học đương thời mà không có ràng buộc nào về
ý thức hệ. Ông đã dùng học thuyết Motazi
làm căn bản tư tưởng của chế độ, đã nói Coran là sách đầu giường nhưng Aristote
dạy cách suy nghĩ. Như vậy triết học Arab đã được tách khỏi sự bảo trợ giáo điều tôn giáo. Ông đã đi trước đường lối thế
tục đến 11 thế kỷ.
Không riêng gì cho Ma’moun, Aristote là bậc dạy cách
suy nghĩ cho mọi nhà nghiên cứu Arab. Chủ thuyết của Pythagore và của Hermes đã
được giảng dạy. Như có nói trên, nhờ sự học hỏi và dịch thuật các sách cổ học
Hy Lạp, tiếng Arab thành một ngôn ngữ đầy đủ cần thiết cho các nền văn minh, để
phân tích dễ dàng triết học và khoa học; trong lúc trước đó thứ tiếng nầy chỉ
mang tính cách thi ca, gợi lên những đêm sao sa trên sa mạc. Vậy thì chính nhờ
kiến thức bên ngoài Coran mà thổ ngữ xưa cổ ở thánh đô La Mecque đã trở thành một
ngôn ngữ rộng lớn phục vụ một nền văn hóa toàn diện phổ quát.
Sự cởi mở tinh thần nầy đã cho phép giáo khu Abbasside
có trình độ học thức uyên bác và nền khoa học chặt chẻ, không có chỗ nào trong
thế giới Arab sánh kịp.
Nhưng bất hạnh thay, sự thống trị của người Thổ trên
thế giới Arab đã áp đặt đường lối giáo điều sunny dựa trên truyền thống của Nhà
Tiên Tri vào thế kỷ thứ 7, giáo điều “Coran thiên tạo”, tiền định để đưa tất cả
tương lai của con người nằm dưới ý của Allah. Điều nầy đã vô hiệu hóa tinh thần
phê phán và sức sáng tạo cùng các ý hướng thay đổi cách mạng, ép buộc tín hữu sunny
giao phó định mệnh cho Allah và các thế lực chính trị.—
Bản tiếng Pháp:
هبة طوجي - لا بداية ولا نهاية
No comments:
Post a Comment