add this

Saturday, November 30, 2019

nồi cám heo Hongkong



Hương Cảng xuống Thượng Hải lên
How China’s Rise Has Forced Hong Kong’s Decline
Ian Johnson * ttt dịch

Nửa năm nay, dân chúng khắp thế giới theo giỏi các cuộc phản đối vì dân chủ ở Hongkong (HK) với một câu hỏi trong đầu: Lúc nào Bắc Kinh không còn kiên nhẫn nữa và lúc nào cuộc đàn áp sẽ bắt đầu? Ký giả chuyên nghiệp đến HK đang chờ một Thiên An Môn thứ hai để viết những bản tường trình đầy đủ vì người ở đây sành sỏi tiếng Anh để mô tả cuộc thư hùng chú bé với người không lồ; dân chủ / độc tài; quyền sống / bạo quyền.

Viễn ảnh đã hé mở qua cuộc bầu cử tuần qua (Nov 24) để chọn hội đồng hàng quận. Mặc dầu liên quan chính yếu đến các vấn đề địa phương, lần bỏ phiếu này là dịp tốt cho cử tri bày tỏ thái độ đối với các cuộc phản đối đang diễn ra.

Sự kiện rõ ràng là 71% cử tri hợp lệ đã đè bẹp các đảng thân Bắc Kinh, chỉ cho đám nầy chiếm 58 ghế so với 300 ghế thuộc kỳ bầu cử trước. Bao chí thể giới đã in những hàng tít lớn dành cho chiến thắng oai hùng của phong trào vì dân chủ.

B
ắc Kinh đã dùng những chuyển biến mới mẻ nầy một cách khéo léo trong “chiến lược kiên nhẫn”. Mặc dầu dân biều tình dùng bom xăng (Molotov cocktail) và dàn hàng ngang đối đầu với công lực, Bắc Kinh không đưa quân đội chính quy đến dẹp, cũng không cách chức “thừa sai khâm sứ” Carrie Lam, và còn cho phép bầu cử cấp quận.

Những diễn biến nầy đã được ca tụng, bàn thảo sôi động trên internet. Sự thể nầy đã làm lu mờ một một sự kiện đen tối: một HK thụt lùi từ một thị trấn quốc tế hàng đầu biến làm vật hy sinh, đóng vai thế chấp bất lợi để cho Tàu thành một cường quốc ồn ào nhức nhói.

Mặc dù mắc phải vài sai lầm, phong trào đối kháng đã gây thiệt hại cho quyền lực “mềm” của Tàu. Tàu đã giải thích sự bất ổn hiện nay bằng cách cho rằng những nguyên do xã hội-kinh tế đã tạo ra những xung đột, cho nên kỹ thuật sẽ đem lại giải pháp xóa tan những căng thẳng ấy. Lập luận nầy được bày tỏ lần nữa trong lời tuyên bố của Carrie Lam, sau cuộc bầu cử cấp quận vừa nêu. Bà nói sự bất mãn của dân chúng hiện nay bắt nguồn từ những vấn đề thâm sâu lâu ngày trong xã hội. Như vậy theo bà, nếu một số những vấn đề trong chính sách công cộng – ví dụ tiền thuê nhà quá cao – được giải quyết thì phe phản đối chỉ có thua thôi. Bà không nhắc lại lời kết án các thế lực ngoại bang xúi dục. (Các cuộc thăm dò đứng đắn cho thấy đa số người phản đối có học lực cao, thuộc giai cấp trung lưu, hành động vì sợ mất tự do).

Các lý thuyết  ấy nhằm che mờ sự thật rằng khi bị đặt dưới quyền cai trị của Tàu năm 1997, HK là một đô thị quốc tế, phồn thịnh hưng phát, có vai trò quyết định trong nền kinh tế thế giới. HK ngày nay bị lép vế bởi các đô thị Tàu khác, đặc biệt là Thượng Hải. Có người nói vì Tàu ngày một giàu thêm, nhưng tại sao HK không giàu thêm như các nơi khác, không kịp theo nhịp tiến kinh tài nầy?

S
ự lụn bại của HK không hoàn toàn vì lý do kinh tế. HK một thời đã có một đặc điểm ít thị trấn nào bì kịp. HK là đất dung thân của Lý Tiểu Long, Vương Gia Vệ, Trương Ái Linh, và một số nhân vật khác tạo thành xương sống, huyết mạch của nền chính trị thế giới. Nếu được khai thác đúng đường, nét đặc thù nầy sẽ cung cấp cho Tàu một phương tiện làm đẹp khuôn mặt mình khắp nơi. Bắc Kinh phần nào cho HK tiếp tục phát triển văn hóa nầy.

Nhưng trên thực tế, HK đã mất đà phát triển trên sân khấu quốc tế. Du lịch phát triển mạnh nhưng nhờ du khách người Tàu chiếm 80% khách viếng thăm. Mà lại không phải người Tàu văn minh lịch lãm mà là những thành phần lần đầu tiên ra khỏi cỗng làng. Số du khách ngoại quốc không tăng mà giảm trong thập niên nay.

Ngoại cảnh vẫn còn như biển, núi, nhà chọc trời, phi trường …nhưng ai cũng thấy HK chỉ là thủ phủ của một tỉnh nhỏ. Khu thị tứ vẫn còn nguyên những ngôi nhà gạch xây từ những thập niên 1960, 70. Nhiều đoạn đường dơ bẩn, đánh dấu từng khúc bởi những cửa hiệu hạn bét bán điện thoại giả, thẻ SIM. Trong lúc ấy, các thương xá êm ả bán những sản phẩm “quốc tế” có thể mua bất cứ chỗ nào trong lục địa Tàu. Nói chung thay vì thuộc thế kỷ 21, thành phố như còn ở những năm 1980.

Có thể bênh vực sự thoái hóa nầy bằng cách nói sự thịnh vượng của Tàu đổ vào các nơi khác thay vì HK. Nhưng đây là cách kết tội sự quản trị thất bại của Tàu. Tàu không đặt để những người lãnh đạo có viễn quan cần thiết giúp HK duy trì vị thể cũ của một trong những đô thị chủ chốt của nền kinh tế liên quốc (global) ngày nay. Trái lại, HK nằm trong tay lớp người tầm thường được Bắc Kinh chấp nhận trong số những kẻ đã bị huyền chức vì tội phạm. Ban quản trị thành phố luôn phải xin lệnh của Bắc Kinh trong mọi quyết định quan trọng, đã trở thành quan lại thời thực dân thay vì lãnh đạo một thị tứ tự trị và năng động.

2 triệu người biểu tình chông luật dẫn độ, ngày June 12, 2019
Điều nẩy giải thích vì sao chính quyền không biết cách hành động đối với cuộc khủng hoãng hôm nay. Những tính toán sai lầm của Carrie Lam đã làm cho tình hình xấu xa hơn, hổn tạp; từ những tiếng nói ôn hòa và khôn ngoan thành thật không đất đứng. Những tính toán sai lầm nầy phải kể như đánh mất độc lập thẩm quyền luật pháp, khinh thường người phản đối, không thâu hồi kịp thời các thể lệ bất xứng bất công, không chịu điều tra cách thức hành động đáng nghi của cảnh sát.

Lập luận bạo động đường phố sẽ làm cho chính quyền thỏa hiệp là một sai lầm đáng kể, nó trái lại biện minh cho hành động quyết liệt hơn về phía chính quyền. Gần một trăm năm từ lúc sinh, đảng CS luôn nhấn mạnh sự kiểm soát toàn diện và không thỏa hiệp. Chúng ta có quyền tiên đoán rằng rồi ra, Tàu sẽ dùng bạo động đường phố để biện minh cách đối xử cứng rắn hơn, cho cảnh sát nhiều quyền hơn và bắt giữ kẻ cầm đầu.

Chính sách “Tân Cương Hóa HK” (cách Tàu bình định Tân Cương), như dân HK hiện lo ngại, ít nhiều đã là một phần bộ trong chính sách “chế ngự" của Bắc Kinh. Thay vì làm chậm lại, bạo động đường phố sẽ đẩy nhanh việc sáp nhập HK.

Tuy vậy, sự căm tức của quần chúng đã xuất phát từ điều gọi là ‘’bạo động cơ cấu” mà Bắc Kinh đã quật lên đầu HK cả mười năm nay. Đó là sự xoi mòn xâm thực các thứ tự do một cách chậm chạp nhưng vững chắc, từ việc bổ nhiệm nhân viên quan thuế, cho đến việc giới hạn sử dụng tiếng nói địa phương, cho đến bắt cóc các nhà xuất bản chống đối. Cộng với việc Bắc Kinh từ chối hứa bằng văn kiện sẽ có phổ thông đầu phiếu, những biện pháp vừa nêu cho thấy Bắc Kinh đã bắt đầu kiểm soát HK thay vì chờ đến 2047 ghi trong thỏa ước bàn giao ký với Anh Quốc.

Dân chúng HK đã thấy từ mười năm qua. Khi hai nước bắt đầu thương thảo có kết quả, mười ngàn người đã bỏ đi, đem hết chất xám ra khỏi xứ. Kẻ ở lại hy vọng thỏa ước bàn giao với qui định dân chủ sẽ được thi hành; nhưng cuộc đầu phiếu tuần qua đã làm nổi bậc sự kiện rõ ràng là Bắc Kinh thoái thác, không có thiện chí thực hiện việc cai trị dân chủ và qui chế tự trị của HK. HK tuần rồi, qua lá phiếu, đã biểu lộ đầy đủ sự vỡ mộng vì những yêu sách tự do bị từ chối, và niềm đau đến chết của một độ thị lớn, phô bày giữa đường phố cho cả thế giới nhìn xem.  Hongkong's Decline

=================================================================================



Thursday, November 28, 2019

tám phố Saigon, Nguyên Sa


tám phố Sài Gòn
Nguyên Sa (1932-1998)

Sài Gòn đi rt chm bui chiu
Cánh tay tà áo sát vòng eo
Có nghe 
đôi mt vòng quanh áo
N
ăm ngón thơ buđứng ngó theo.

Sài Gòn phóng solex rt nhanh
Đôi tay hoàng yến ng trong gants
Có nghe h
ơi th cài vương min
Lên tóc 
đen mm nhung rt nhung.

Sài Gòn ngi thư vin rt nghiêm
T
 hoa trong sách cũng nm im
Đầu thư và cui cùng trang giy
Nh
ng ch y dài trông rt ngoan.

Sài Gòn tđi hc mt mình
C
đèn theo gót bóng lung linh
M
t trăng theo ánh đèn: trăng sáng
Đôi mt trông vi theo ánh trăng.

Sài Gòn cườđôi môi rt tròn
Vòng cung m
đỏ, nét thu cong
C
u vng bc gia mưa và nng
Hay 
đã đưa dn sang nh mong.

Sài Gòn gđầu trên cánh tay
Nh
ng năm mười sáu mt nhìn mây
Chi
ếc tay tròn ánh trăng mười bn
Ti
ếng nhđang v dang cánh bay

Sài Gòn nng hay Sài Gòn mưa
Th By Sài Gòn đi Bonard
Guc cao gót nh mây vào gót
Áo la trăng mm bay xung thơ

Sài Gòn mai gi nhau bng cưng
Vành môi nghiêng cánh xung phân vân
Lưng tri không có bày chim én
Thành ph đi v cũng đã xuân. 

Image result for nguyên sa
Nguyên Sa và vợ, công viên Luxembourg, Paris 1954

==================================================================            

Nguyên Sa * Ngô Thy Miên * Thái Thanh

==================================================================

Paris Có Gì L Không Em?  
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
Em có đứng ở bên bờ sông?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng
Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút suơng sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa…
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sáng
Đã đắm trong lòng cặp mắt em?
Anh sẽ đàn những phím tơ chùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa vời đỡ nhớ nhung
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?

See the source image
Saigon 1970s

Wednesday, November 27, 2019

Thanks Giving


Image may contain: sky, outdoor and nature
suy cảm về ngày tạ ơn
tôn tht tuệ *2014

Hơn bảy năm nay tôi đã về vùng quê nhiều cây cối nhưng lá rụng không gây nhọc mệt như lúc còn ở quanh Atlanta. Trong mười hai cô Hằng một năm thì tôi đã để riêng một em lo quét lá, từ mấy cây ốc của riêng mình và mấy cây ốc bên hàng xóm đổ qua. Lá phải bỏ vào bao giấy thùng giấy, hay trong thùng nhựa. Nhà ở góc đường nên phải dọn gần 100 mét (300 feet) bờ lề. Lao động sinh ra sáng kiến, nói vậy nếu muốn ủng hộ duy vật sử quan.

Tôi mới nghĩ ra lấy cái máy cắt cỏ có lưỡi đôi để chém nát cỏ đổ xuống làm phân; lấy cái máy ấy nghiền lá un đống trên đường, hốt bỏ vào gốc cây hay ăn gian để đó mưa gió cuốn đi, đúng như tên tiểu bang "Gone With The Wind".

Cây trong thành phố, từ lòng đất phát ra giữa những vùng mà chủ nhân xem lá là thành phần bất hảo phải lượm ngay. Chính vì vậy chúng không có gì ăn; vì trong rừng lá chồng lên lá, mục rả trở về cỗi nguồn trong sự tuần hoàn của vạn vật. Không có gì ăn nên cây không thọ, vã lại, cây trồng hoặc cùi từ nhánh hoặc bứng không có rễ đột để đi xuống sâu dễ bị gió lật.

Cây trong thị tứ không có sự bảo vệ tự nhiên của môi sinh. Cây cối to nhỏ từ đại thụ cho đến dây leo sống chung và trừ khử bênh tật cho nhau. Ví dụ, cây sồi chống vi khuẩn A ở bên cạnh cây sếu sẽ giúp sếu trừ độc hại vi khuẩn nầy. Dựa vào nguyên tắc cộng sinh ấy, Lương Nông Quốc Tế đã phối hợp với Trung Cộng thí nghiệm thành công trồng nhiều loại lúa khác nhau ở các luống to lớn xen kẻ. Các loại ấy khắc chế địch thủ của nhau như sâu, rầy, nấm v.v....

Trở về chuyện quét lá, thật nhiêu khê, nhất là lúc đã giá lạnh. Tôi không bao giờ phiền trách những ngọn lá khô. Chúng đã làm cho bầu trời xanh mát, chận những tia cực tím, cực đỏ, nhả hơi nước trong bóng mát, làm cho máy lạnh bớt chạy, chúng đã hút smog do con người thải ra. Nay chúng tàn lụi, khô héo rơi xuống đất như mọi sự chấm dứt của cuộc đời khác dù là vua chúa, kẻ nghèo cùng v.v...

Với những công đức vừa nêu, lá khô đáng được giải quyết, nếu không với thái độ biết ơn cao quý thì cũng không nên cho kèm theo những lời mắn mỏ như Shit, God damn... Cha mẹ đã nuôi dưỡng con cái, lúc chết các vị phải được chôn cất tử tế. So sánh hai việc là điều khập khểnh quá to và quá nhỏ, nhưng trên cái nhìn hoàn vũ thì đại pháp bất tăng bất giảm, bất cấu bất tịnh v.v...

1984 tôi được yêu cầu cầu nguyện trong một bữa ăn đông người. Tôi xin trời đất làm sao cho mọi người được ăn chỉ bằng một phần nhỏ của bữa cơm nầy. Giữa chừng chủ nhà cho biết từ trước đến nay, bà chỉ nghe cầu nguyện làm sao cho chính mình được tiếp tục có ăn.

Thấy một ông quan đánh một nông dân, vua Louis 10 (hay 12?) ra lệnh mời ông ăn một bữa không có bánh mì. Hôm sau, khi được hỏi có được thù tiếp đầy đủ không, ông nói chỉ tiếc không có bánh mì. Nhà vua giải thích tại vì ông đánh một người làm ruộng. Phùng Khánh, tức là ni sư Trí Hải, người dịch Siddharta của Herman Hess, đã học bài liên hợp tình người từ một người chị. Bé Khánh, mặc chiếc áo lụa vàng, đến thăm người chị đã xuất gia ở chùa Viên Thông, chị chỉ cho biết bao nhiêu bàn tay đã góp sức mà có cái áo, từ người nuôi tằm hái dâu cho đến ông thợ may. Bài học đã đưa PK suy nghĩ học hỏi thâm sâu về sự liên hợp của các pháp trong sự sinh thành vạn sự hữu hình lẫn vô hình.

Lần hồi con người vì tiện nghi đã không thấy những khổ nhọc để cung hiến thực phẩm. Người Mỹ không thấy việc 12 quả trứng có khi chưa được một MK là một điều quá khó, nó nằm trong cái vĩ đại to lớn của nước nầy bên cạnh phi thuyền con thoi và những khám phá không gian cực đại, khám phá hạ nguyên tử cục tiểu.

Trước sự sung mãn quá mức, người thụ hưởng quên cảm ơn chính sách nhân bản lấy con người làm gốc, làm cứu cánh tuy con người cũng là một phương tiện sản xuất. Một bản tường trình của World Bank tin tưởng tuyệt đối rằng nạn đói chỉ là hậu quả của một nền chính trị phi nhân, chứ không phải thiếu tài nguyên thiên nhiên hay kiến thức. Gần ba chục năm trước, một giáo sư tại đại học UC San Diego đã nghiên cứu lối sống trên những vùng khó khăn như sa mạc Phi Châu cũng đi đến kết luận như vậy.

Bắc Hàn đói kém mà Nam Hàn thì thành một trong năm con rồng của Đông Nam Á. Sau 1975, heo ở Cà Mâu ăn gạo trắng vì ngăn sông cách chợ, dân thành phố thì bị tội buôn lậu và tịch thu nếu đen quá 15 kg khoai mì; các trạm kiểm soát từ Saigon đi Đà Lạt xông một mùi thối vì rau cải bị tịch thu chất đống. Sudan đã phục kích đốt cháy các đoàn xe cứu đói. Phụ nữ Afganistan dưới thời Taliban không được làm việc; không có tiền họ phải đi lượm bánh mì mốc, quết nhỏ trong cối đá cho con ăn. VN bị nạn đói năm Dậu vì Nhật thu gạo để biến thành nhiên liệu. Thập niên 1920 – 30, Staline đã cải cách ruộng đất ở Ukraine, thu hết sản lượng và đất đai và ra lệnh trồng những thứ cần cho kỹ nghệ Nga. Nạn đói đã hoành hành. Bức ảnh trẻ em lòi xương vẫn còn lưu trữ. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, nghe mà muốn chảy nước mắt.

Ở một điểm khác, người Âu Châu nhập cư lục địa Mỹ đã quên ơn người địa phương. Lớp người đầu tiên gần như chết đói và muốn trở về quê cũ; lạnh quá không thể trồng lúa mì. Người Da Đỏ chỉ cho họ phải làm đất và gieo hạt trước khi giá lạnh, lớp đá trên mặt thành một thứ cách nhiệt như người Eskimo ở trong nhà đá. Hạt được giữ ấm và ẩm sẽ nẩy mầm ngay khi băng tan.

Thế nhưng người mà Kha Luân Bố cho là tiền nhân của thánh Gandhi bị đánh đuổi giết chóc. Bò sừng dài cũng bị tiêu diệt, xương bò chất thành núi để chận đường lương thực của người Native Indian. Những ai sống sót thì bị tập trung vào các khu reservation. Họ đã mất hết mọi thứ kể cả truyền thống văn hóa. Họ được những đặc ân (sic) như uống rượu dễ dàng và được mở sòng bạc. Ngày nay người gốc Âu dùng tiền và thế lực vào khai thác hai điều nầy, nhất là mở casino. Các đội banh dùng hình ảnh người Da Đỏ như một thời thượng, chẳng có ý nghĩa tương thân hay ý thức lịch sử. Red Skin football ở Washington DC cũng giống như con ó Falcon của Atlanta; Seminole (bộ lạc) college football của Florida State U có khác gì con cá sấu Gator của Florida U. Cảnh người Da Đỏ, đội mũ có lông ngỗng, cỡi ngựa bên lề sân cỏ cùng các mợ cheerleaders sexy, chỉ tạo nên sự lạc lõng, đem người ta về những phim ảnh (nay đã lỗi thời) xem thổ dân là những thứ phải tiêu diệt, mô tả sức mạnh của súng đối với cung tên.

Văn minh vũ khí đã vào các reservation nầy, cách đây ít hôm (mùa Thanks Giving 2012), tại một khu tập trung North Dakota, có kẻ đem súng giết cả nhà người khác. Một chú bé giả chết nằm dưới xác của người anh đã thoát chết cùng một cô bé còn sống vì ham trượt tuyết sau đồi.

Sự bị ngược đãi nầy sẽ được vơi đi trên mức đại hùng đại lực đại từ bi, nếu sự đó được đem nhỏ lại vừa tầm với câu chuyện sau đây. Một thiền sư đã bị bò cạp cắn nhiều lần mà vẫn vớt chúng khỏi chết trôi. Trước sự chê cười thế gian, ông nói cắn là việc của nó, vớt là việc của tôi.

Trong thế giới hiện tượng, không có gì tuyệt đối, khóc cười bên nhau. Những người nhập cư đầu tiên đã tạo dựng những hạ tầng cơ sở, những con đường nhỏ, những con đê, những rừng thông, họ vẫn ôm ấp những ước mơ như không bị đàn áp về tôn giáo, muốn tổ chức chính quyền các cấp trong tinh thần tự trị để dân có thể tham gia. Họ không tránh được những sai lầm như xài phí tài nguyên thiên nhiên, tự tôn xem người Da Đỏ và Da Đen là những loài hạ đẳng.

Họ đã theo đường lối thực tiển, điều mà Staline mơ ước và khuyên cán bộ CS nên theo; họ không tha thiết triết lý trừu tượng như kiểu Descartes. Họ nói sự ồn ào huyên náo là kẻ thù của tự do tư tưởng, cho nên họ thiết kế các thành phố có chỗ nghỉ ngơi như công viên, những khu bảo trì thiên nhiên, họ nói người lái xe cày có quyền hưởng tiện nghi của xe du lịch nên đã chế tractor có cửa kính và máy nóng lạnh.

HK vẫn tiếp tục có những xáo trộn như vụ hiện nay 2014, tại Ferguson, Missouri với sự kiện một thanh niên da đen bị bắn mà người cùng da màu vơi nạn nhân cho là nhân viên công lực vi luật. Vụ nầy chưa tiến đến chỗ đốt thành phố Los Angeles sau khi tòa xử trắng án nhân viên cảnh sát đã hành hung Rodney King 1992. Nhưng tôi tin rằng những hà lạm ấy chỉ có tính cách ngoài da, có nghĩa là những hà lạm do các cá nhân đầy thiên kiến có từ trong lịch sử. Những sai quấy ấy không nằm trong một chính sách của một chính phủ như thứ chính phủ chủ trương thà giết lầm hơn bỏ sót; làng nào bất cứ làng lớn hay làng nhỏ bắt buộc phải có một địa chủ để đấu tố.

Tuy thành ngữ “freedom from wants” được biết nhiều qua miệng TT Roosevelt, giải tỏa con người khỏi sự bức bách của nhu cầu cuộc sống là suy tư, lo âu chính của mọi người từ chính giới, cho đến kỹ nghệ, kinh doanh. Ngày Tạ Ơn đừng quên Henry Ford, nhà đại cách mạng âm thầm. Đúng 100 năm trước, ngày 5 thg 1, 1914, Henry Ford đơn phương tăng lương công nhân từ $2,38 lên 5$ một ngày công 8 giờ. Tóm lược mục tiêu chính yếu là làm sao cho người thợ hãng Ford sẽ là người mua xe Ford. Lúc ấy một chiếc xe trị giá 3.000 dollar, chưa được một phần trăm dân chúng đủ sức mua. Nhà kinh doanh lập dị nầy đã đem giá thành xuống mức 500 đô và đưa ra thị trường 250 ngàn xế hộp vào năm 1913. Nhưng đồng lương mỗi năm của thợ thuyền chỉ có 354 đô. Một mặt Ford tiếp tục cải thiện hệ thống sản xuất một mặt tăng lương cho thợ thuyền.
Henry Ford
Dĩ nhiên kết quả trực tiếp là số người mua xe gia tăng; đồng tiền tạo nên những chu kỳ kinh tế mới. Quyết định của Ford dù muốn dù không đã khai sinh trào lưu tiêu thụ (consumerism), ngày một mạnh thêm cho đến ngày nay, kéo theo hệ quả là lối sản xuất quốc tế (global) làm cho nước Tàu từ nghèo rệp đến chỗ thành chủ nợ thế giới, đứng ra tranh bá đồ vương.

Ai cũng biết, 1907, Bôn chê vít cướp chính quyền Nga, một nước nông nghiệp lạc hậu. Biến cố nầy không xẩy ra theo biện chứng của CS, nếu không muốn nói trái ngược. Trong lúc ấy, HK đã phát triển kỹ nghệ, đã có cái mà Marx gọi là vô sản, lớp người không làm chủ phương tiện sản xuất mà chỉ đi làm công ăn lương. Mọi người mê say lý thuyết hay mê say một đế quốc theo kiểu mới vừa chính trị vừa mang tính chất chủ nghĩa. Họ cho rằng HK sẽ đi đúng sách vỡ. CS QT đã hoạt động rất mạnh ở Mỹ, trên báo chí, trong nghiệp đoàn và trong các tổ bạo động, phá hoại. Họ tin tưởng ngòi nổ sẽ xuất phát từ Detroit, kinh đô xe hơi.

Model T
Quyết định của Ford đã làm cho lý thuyết CS lạc quẻ. Công nhân Mỹ không bao giờ làm chủ xí nghiệp mà làm chủ chiếc xe hơi và căn nhà. Trong lúc ấy công nhân Nga làm chủ cả xí nghiệp, thuê phòng tập thể và không có xe hơi, chiều về phải xách lè kè bao lúa mì mua của hợp tác xã. (Sự thật nầy đã là đề tài cho nhiều câu chuyện tiếu lâm và các bức hý họa).

Ngoài ra Ford còn đóng vai trò bảo bọc (paternalism) công nhân qua các chương trình cải cách đời sống, và cải thiện nơi làm việc. Báo chí đã đi vào các công ty to nhỏ xem thợ thuyền làm việc ra sao vừa để bảo vệ cho họ và bảo vệ phẩm chất của vật dụng và nhất là thực phẩm vệ sinh.

An toàn của đời sống đã đi từ những sáng kiến cá nhân vào luật pháp, để thành những định chế pháp lý. Người đóng góp nhiều nhất phải kể là Tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) Khởi đầu là câu chuyện Bốn Thứ Tự Do.



tranh Norman Rockwell:
Freedom from want & freedom from fear

Tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng thì có ai lạ chi trên đầu môi từ ngày HK độc lập. Trong bài diễn văn về Tình Hình Liên Bang Dec 8 1941, FDR thêm vào hai thứ tự do khác: tự do đối với nhu cầu, tự do đối với sợ hãi. Người dân phải được chính quyền bảo vệ trước mọi thứ xâm lăng, trước mối sợ hải của chính quyền độc đoán; người dân phải có sự an toàn trong đời sống, không bị câu thúc bức bách bởi sự nghèo đói và ngu dốt. Những điều FDR nêu ra đã thành những đề tài nghiên cứu của xã hội học, nhân chủng học, nói chung là các khoa học xã hội.
Franklin D. Roosevelt

FDR đưa ra nhiều đạo luật có tính cách cấp tiến và bị Tòa Tối Cao cho là vi hiến. Nhưng rốt cục ông cũng đã tạo ra một khuynh hướng chính trị gọi là American Liberalism. Hiện nay đa số các đạo luật do ông ký đều bị hủy bỏ trong thập niên 1975-1985 dưới ảnh hưởng của chính sách bảo thủ, bớt quyền của chính phủ liên bang. Trong số ít ỏi những công trình còn sót lại, có ba điều hiện đang ảnh hưởng hầu như 100% dân chúng nhưng ít ai chú ý đến nguồn gốc.

Thứ nhất là đạo luật điện khí hóa nông thôn, một trong ba điều kiện để HK được xếp vào xã hội hậu kỹ nghệ (mọi thôn ấp đều có điện, nhà thương, trường học).Trong lúc ấy điện là một một giấc mơ của Staline, biểu lộ qua công thức: Xã Hội Chủ Nghĩa = độc tài vô sản + điện khí hóa. Điện đóng góp vào sự sản xuất thực phẩm rẻ nhất thế giới.

Thứ hai là điều các bạn thấy hằng ngày mà không để ý, nó nằm ngay cửa các ngân hàng: F.D.I.C. công ty bảo hiểm tiền bạn gởi. Federal Deposit Insurance Corporation, làm cho người ký thác yên tâm.

Thứ ba là đạo luật an sinh xã hội. Đó là nguồn gốc của hưu bỗng, trợ cấp tàn tật, tiền già, medicare, medical, medicaid, food stamps… (liên bang hay tiểu bang phối hợp).

Nhân Thanks Giving năm nay 2014, tôi lấy lại bài cũ từ 2012 thêm vào vài chi tiêt nhất là việc làm của Henry Ford và Franklin Roosevelt để thấy những phúc lợi ngày nay có được nhờ đóng góp của nhiều người. Hiện nay những người bi quan lo ngại cho sự sụp đổ của Hoa Kỳ với bằng chứng hơn 50% dân chúng nhận sự trợ cấp của chính phủ nhất là trợ cấp y tế vì lợi tức nằm dưới mức nghèo. Nhiều người trước kia xem ai nhận tiền trợ cấp là đáng ghét nay chìa tay nhận food stamp vì vật giá leo thang hay thất nghiệp. Có nhiều dấu hiệu cho thấy giai cấp trung lưu sẽ thành giống sắp bị diệt (endangered species). Trung lưu là giới mà, theo kinh nghiệm của chính trị học, giữ vững sự ổn định và liên tục của một quốc gia, lớp người làm lụng và đóng thuế.

Tôi không dám tổng quát hóa nhưng cứ nhìn phố xá ở tiểu bang Georgia thì thấy sự lo âu nói trên không phải là vô căn cứ. Những nơi phồn hoa xưa được cho thuê để bán hàng “loại một đồng” hay để làm nhà thờ đặc biệt cho người Nam Mỹ, mới thành Christian sau khi đã là Roman Catholic. Còn cho thuê là còn tốt, nhưng nhiều nơi bỏ trống.

Nền doanh nghiệp mất tính chất cộng đồng. Công nhân Mỹ không làm chủ xí nghiệp như ở Nga (?!) nhưng họ xem các xí nghiệp là của chính họ, trong tâm tưởng, trong thương yêu. Ngày nay các xí nghiệp đem ra nước ngoài giá nhân công thấp, cái gì cũng “out source”, cái gì cũng “global”. Tâm hồn doanh nhân để ở những nơi chậm tiến, đồng lõa với chính quyền địa phương để bóc lột; có tiền họ lại cất dấu ở những nước khác để tránh thuế.

Dân chúng phẩn nộ sự tham lam của giới tài chánh bằng cách chiếm bên ngoài các ngân hàng nhất là ở New York. Phong trào được mệnh danh là Occupy Wall Street. Họ đòi hỏi đánh thuế người giàu. Thuế vụ HK rất phức tạp, từ đầu dựa vào nguyên tắc rất dân chủ là thuế lũy tiến (progressive tax), tỷ lệ thuế gia tăng cùng lợi tức, với mục đích giảm sự chia cách giàu nghèo, đưa thuế vào ngân sách để tái phân lợi tức qua các công trình hữu ích công cọng. Nhưng trên thực tế, người giàu tìm mọi cách đóng thuế rất ít. Sở thuế chỉ có một công việc là vây khổn giai cấp trung lưu và người nghèo. Một người già chỉ thiếu thuế 2 dollars, nhưng không biệt nên bị phạt thành chưa được hai chục mà phải bị xiết nhà. Trong lúc ấy các chính khách, các giới nổi tiếng thiếu hằng triệu. Occupy Wall Street lưu ý một tệ trạng từ lâu là "kỹ nghệ vận động" (lobby) chính quyền lập và hành pháp làm giàu các công ty. Một danh từ mới đã ra đời mấy chục năm nay là "corporate welfare" (người nghèo thì ăn oen phe).

Cách đây hai năm TT Obama quyết định cho một công ty khai thác năng lượng mặt trời vay nửa tỷ để công ty nầy khai phá sản chưa đầy hai tháng sau. Công trạng của cựu thượng nghị sĩ Bob Dole là cho công ty ADM hai tỷ nói là để nghiên cứu sản xuất nhiên liệu từ bắp; nhưng ADM dùng tiền để chế thực phẩm từ bắp, nhất là mật bắp (corn syrup) thay đường. Các nhà dinh dưỡng tin rằng đường các loại nầy làm cho dân Mỹ phì lũ bệnh tật; nước ngọt chỉ là nước mật bắp.

Henry Ford đã quyết đi theo quan niệm “vertical”, thẳng đứng, nghĩa là công ty làm ra mọi thứ để ráp thành chiếc xe Ford. Vì vậy Ford nuôi cả những người may nệm ghế v.v…Về sau các hãng như GM, Chrysler cũng theo như vậy; không rõ bây giờ có còn như trước không.

Hiện nay phong trào New Economics đang cố gắng điều chỉnh những sai lạc trầm trọng.“Think tank” nầy gồm nhiều tổ chức trước đây nằm dưới cánh tay mẹ là Schumacher Center. Schumacher, nhờ làm việc ở Miến Điện, đã biết Bát Chánh Đạo; ông dùng một trong tám điều ấy, chánh mệnh, làm căn bản cho luận thuyết Buddhist Economics. Nhưng dù theo triết thuyết nào, cố gắng nầy nằm chung trong chiều hướng cải cách nhân bản mà Geiger đã tóm lược ý kiến phát biểu ở một đàm trường tại tiểu bang Maine:

Ngày nay, chúng tôi có thể nói không chút do dự rằng những sự thay đổi (có tính cách) cách mạng ở xứ nầy xẩy ra không phải vì giai cấp mà bởi vì tuyệt đại đa số người Mỹ, ở mọi tầng lớp xã hội, ngày càng được thỏa mãn nhu cầu làm người và làm dân. Nói khác, cuối cùng chúng tôi đã tự giải thoát khỏi lý thuyết Mát Xít và Âu Châu về giai cấp và về quần chúng cá đối bằng đầu không diện mạo riêng.
Cách mạng là thay đổi nhưng không phải thay đổi nào cũng giống nhau. Cuộc cách mạng Hoa Kỳ rất sâu rộng vì nó thay đổi quan niệm của dân chúng về ý nghĩa thế nào là làm người, làm một nhân thể.
Xin cầu chúc mọi người an lạc, free from fear, free from want.
Thanks Giving 2014

========================================================================

See the source image
Saigon 1965, ảnh của Van Barbre
============================