add this

Saturday, November 30, 2019

nồi cám heo Hongkong



Hương Cảng xuống Thượng Hải lên
How China’s Rise Has Forced Hong Kong’s Decline
Ian Johnson * ttt dịch

Nửa năm nay, dân chúng khắp thế giới theo giỏi các cuộc phản đối vì dân chủ ở Hongkong (HK) với một câu hỏi trong đầu: Lúc nào Bắc Kinh không còn kiên nhẫn nữa và lúc nào cuộc đàn áp sẽ bắt đầu? Ký giả chuyên nghiệp đến HK đang chờ một Thiên An Môn thứ hai để viết những bản tường trình đầy đủ vì người ở đây sành sỏi tiếng Anh để mô tả cuộc thư hùng chú bé với người không lồ; dân chủ / độc tài; quyền sống / bạo quyền.

Viễn ảnh đã hé mở qua cuộc bầu cử tuần qua (Nov 24) để chọn hội đồng hàng quận. Mặc dầu liên quan chính yếu đến các vấn đề địa phương, lần bỏ phiếu này là dịp tốt cho cử tri bày tỏ thái độ đối với các cuộc phản đối đang diễn ra.

Sự kiện rõ ràng là 71% cử tri hợp lệ đã đè bẹp các đảng thân Bắc Kinh, chỉ cho đám nầy chiếm 58 ghế so với 300 ghế thuộc kỳ bầu cử trước. Bao chí thể giới đã in những hàng tít lớn dành cho chiến thắng oai hùng của phong trào vì dân chủ.

B
ắc Kinh đã dùng những chuyển biến mới mẻ nầy một cách khéo léo trong “chiến lược kiên nhẫn”. Mặc dầu dân biều tình dùng bom xăng (Molotov cocktail) và dàn hàng ngang đối đầu với công lực, Bắc Kinh không đưa quân đội chính quy đến dẹp, cũng không cách chức “thừa sai khâm sứ” Carrie Lam, và còn cho phép bầu cử cấp quận.

Những diễn biến nầy đã được ca tụng, bàn thảo sôi động trên internet. Sự thể nầy đã làm lu mờ một một sự kiện đen tối: một HK thụt lùi từ một thị trấn quốc tế hàng đầu biến làm vật hy sinh, đóng vai thế chấp bất lợi để cho Tàu thành một cường quốc ồn ào nhức nhói.

Mặc dù mắc phải vài sai lầm, phong trào đối kháng đã gây thiệt hại cho quyền lực “mềm” của Tàu. Tàu đã giải thích sự bất ổn hiện nay bằng cách cho rằng những nguyên do xã hội-kinh tế đã tạo ra những xung đột, cho nên kỹ thuật sẽ đem lại giải pháp xóa tan những căng thẳng ấy. Lập luận nầy được bày tỏ lần nữa trong lời tuyên bố của Carrie Lam, sau cuộc bầu cử cấp quận vừa nêu. Bà nói sự bất mãn của dân chúng hiện nay bắt nguồn từ những vấn đề thâm sâu lâu ngày trong xã hội. Như vậy theo bà, nếu một số những vấn đề trong chính sách công cộng – ví dụ tiền thuê nhà quá cao – được giải quyết thì phe phản đối chỉ có thua thôi. Bà không nhắc lại lời kết án các thế lực ngoại bang xúi dục. (Các cuộc thăm dò đứng đắn cho thấy đa số người phản đối có học lực cao, thuộc giai cấp trung lưu, hành động vì sợ mất tự do).

Các lý thuyết  ấy nhằm che mờ sự thật rằng khi bị đặt dưới quyền cai trị của Tàu năm 1997, HK là một đô thị quốc tế, phồn thịnh hưng phát, có vai trò quyết định trong nền kinh tế thế giới. HK ngày nay bị lép vế bởi các đô thị Tàu khác, đặc biệt là Thượng Hải. Có người nói vì Tàu ngày một giàu thêm, nhưng tại sao HK không giàu thêm như các nơi khác, không kịp theo nhịp tiến kinh tài nầy?

S
ự lụn bại của HK không hoàn toàn vì lý do kinh tế. HK một thời đã có một đặc điểm ít thị trấn nào bì kịp. HK là đất dung thân của Lý Tiểu Long, Vương Gia Vệ, Trương Ái Linh, và một số nhân vật khác tạo thành xương sống, huyết mạch của nền chính trị thế giới. Nếu được khai thác đúng đường, nét đặc thù nầy sẽ cung cấp cho Tàu một phương tiện làm đẹp khuôn mặt mình khắp nơi. Bắc Kinh phần nào cho HK tiếp tục phát triển văn hóa nầy.

Nhưng trên thực tế, HK đã mất đà phát triển trên sân khấu quốc tế. Du lịch phát triển mạnh nhưng nhờ du khách người Tàu chiếm 80% khách viếng thăm. Mà lại không phải người Tàu văn minh lịch lãm mà là những thành phần lần đầu tiên ra khỏi cỗng làng. Số du khách ngoại quốc không tăng mà giảm trong thập niên nay.

Ngoại cảnh vẫn còn như biển, núi, nhà chọc trời, phi trường …nhưng ai cũng thấy HK chỉ là thủ phủ của một tỉnh nhỏ. Khu thị tứ vẫn còn nguyên những ngôi nhà gạch xây từ những thập niên 1960, 70. Nhiều đoạn đường dơ bẩn, đánh dấu từng khúc bởi những cửa hiệu hạn bét bán điện thoại giả, thẻ SIM. Trong lúc ấy, các thương xá êm ả bán những sản phẩm “quốc tế” có thể mua bất cứ chỗ nào trong lục địa Tàu. Nói chung thay vì thuộc thế kỷ 21, thành phố như còn ở những năm 1980.

Có thể bênh vực sự thoái hóa nầy bằng cách nói sự thịnh vượng của Tàu đổ vào các nơi khác thay vì HK. Nhưng đây là cách kết tội sự quản trị thất bại của Tàu. Tàu không đặt để những người lãnh đạo có viễn quan cần thiết giúp HK duy trì vị thể cũ của một trong những đô thị chủ chốt của nền kinh tế liên quốc (global) ngày nay. Trái lại, HK nằm trong tay lớp người tầm thường được Bắc Kinh chấp nhận trong số những kẻ đã bị huyền chức vì tội phạm. Ban quản trị thành phố luôn phải xin lệnh của Bắc Kinh trong mọi quyết định quan trọng, đã trở thành quan lại thời thực dân thay vì lãnh đạo một thị tứ tự trị và năng động.

2 triệu người biểu tình chông luật dẫn độ, ngày June 12, 2019
Điều nẩy giải thích vì sao chính quyền không biết cách hành động đối với cuộc khủng hoãng hôm nay. Những tính toán sai lầm của Carrie Lam đã làm cho tình hình xấu xa hơn, hổn tạp; từ những tiếng nói ôn hòa và khôn ngoan thành thật không đất đứng. Những tính toán sai lầm nầy phải kể như đánh mất độc lập thẩm quyền luật pháp, khinh thường người phản đối, không thâu hồi kịp thời các thể lệ bất xứng bất công, không chịu điều tra cách thức hành động đáng nghi của cảnh sát.

Lập luận bạo động đường phố sẽ làm cho chính quyền thỏa hiệp là một sai lầm đáng kể, nó trái lại biện minh cho hành động quyết liệt hơn về phía chính quyền. Gần một trăm năm từ lúc sinh, đảng CS luôn nhấn mạnh sự kiểm soát toàn diện và không thỏa hiệp. Chúng ta có quyền tiên đoán rằng rồi ra, Tàu sẽ dùng bạo động đường phố để biện minh cách đối xử cứng rắn hơn, cho cảnh sát nhiều quyền hơn và bắt giữ kẻ cầm đầu.

Chính sách “Tân Cương Hóa HK” (cách Tàu bình định Tân Cương), như dân HK hiện lo ngại, ít nhiều đã là một phần bộ trong chính sách “chế ngự" của Bắc Kinh. Thay vì làm chậm lại, bạo động đường phố sẽ đẩy nhanh việc sáp nhập HK.

Tuy vậy, sự căm tức của quần chúng đã xuất phát từ điều gọi là ‘’bạo động cơ cấu” mà Bắc Kinh đã quật lên đầu HK cả mười năm nay. Đó là sự xoi mòn xâm thực các thứ tự do một cách chậm chạp nhưng vững chắc, từ việc bổ nhiệm nhân viên quan thuế, cho đến việc giới hạn sử dụng tiếng nói địa phương, cho đến bắt cóc các nhà xuất bản chống đối. Cộng với việc Bắc Kinh từ chối hứa bằng văn kiện sẽ có phổ thông đầu phiếu, những biện pháp vừa nêu cho thấy Bắc Kinh đã bắt đầu kiểm soát HK thay vì chờ đến 2047 ghi trong thỏa ước bàn giao ký với Anh Quốc.

Dân chúng HK đã thấy từ mười năm qua. Khi hai nước bắt đầu thương thảo có kết quả, mười ngàn người đã bỏ đi, đem hết chất xám ra khỏi xứ. Kẻ ở lại hy vọng thỏa ước bàn giao với qui định dân chủ sẽ được thi hành; nhưng cuộc đầu phiếu tuần qua đã làm nổi bậc sự kiện rõ ràng là Bắc Kinh thoái thác, không có thiện chí thực hiện việc cai trị dân chủ và qui chế tự trị của HK. HK tuần rồi, qua lá phiếu, đã biểu lộ đầy đủ sự vỡ mộng vì những yêu sách tự do bị từ chối, và niềm đau đến chết của một độ thị lớn, phô bày giữa đường phố cho cả thế giới nhìn xem.  Hongkong's Decline

=================================================================================



No comments:

Post a Comment