Phóng vấn
Gorbachev
Anna Sadovnikova * tuần báo Der Spiegel, Đức
Nov 8, 2019 * ttt dịch ấn bản Anh ngữ
Mikhail Gorbachev giữ chức tổng thư ký đảng CS Nga và
quốc trưởng Liên Xô cho đến 1991. Trong thời gian tại vị ông xúc tiến thực hiện
các cuộc cải cách rộng lớn dựa theo hai chính sách perestroika (hoàn chỉnh cơ cấu
chính quyền) và glasnost (rộng mở tự do). Ông được giải hòa bình Nobel năm
1990.
Nay ở tuổi 88 ông sống trong một villa ngoại ô Moscou
và thường tham gia các cuộc thảo luận chính trị. Vì lý do sức khỏe của Gorbachev, một phần cuộc phỏng vấn nầy được thức hiện trực tiếp, phần còn lại bằng thủ bút.
DER SPIEGEL: Thưa ông, bức tường Bá Linh sập ngày 9 tháng
11, 1989. Nay đã 30 rồi, ông nhìn lại việc nầy thì nó ra sao?
Gorbachev: Cái
nhìn của tôi về tính chất nhất thống của nước Đức ngày nay không khác gì lúc xưa. Sự thống nhất nước Đức là một trong những việc
quan trọng nhất mà tôi đã làm. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đời sống của nhiều dân tộc.
Tôi trân quý ngày nầy, và ngưỡng mộ bất cứ ai đã bỏ công sức vào biến
cố nầy.
DER SPIEGEL: Sự sụp đổ bức tường nầy có làm ông ngạc
nhiên không?
Gorbachev: Chúng tôi theo sát tình hình diễn biến ở Đức.
Nhu cầu thay đổi có ở mọi nơi. Đầu tháng mười 1989, nhân kỷ niệm năm 40 thành lập
Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức), tôi thấy những thành viên trẻ của đảng cầm quyền
diễn hành theo hàng lối biểu lộ cảm tình với perestroika bằng cách hát to: “Gorbachev,
hãy giúp chúng tôi”. Các cuộc biểu tình tự khởi xẩy ra khắp các thị trấn Đông Đức,
ngày nào cũng có và càng đông hơn. Vô số biểu ngữ mang khẩu hiệu: Chúng tôi (chúng
ta) là một dân tộc duy nhất. Ngày 18 tháng mười, Erich Honecker phải bỏ nhiệm sở
và Egon Krenz lên thay. Ngày 3 tháng 11, một tuần trước khi tường Bá Linh sụp đổ,
trong phiên họp của Bộ Chính Trị, trưởng ngành an ninh quốc gia nói: “Ngày mai,
nửa triệu người sẽ xuống đường ở Bá Linh và các thị trần khác...”
DER SPIEGEL: Ông chuẩn bị phản ứng như thế nào?
Gorbachev: Không ai thắc mắc, hoài nghi quyền của dân Đức
tự quyết định số phận của mình. Nhưng quyền lợi của các lân quốc và cộng đồng thế
giới phải được chú ý và bảo vệ đúng mức. Trách nhiệm chính yếu của tôi là chận
đứng mọi khả thể bạo động. Chúng tôi thương thuyết ráo riết với (thủ tướng Tây Đức)
Helmut Kohl, Krenz, người Mỹ và các lãnh đạo khác ở Âu Châu. Chúng tôi ngăn chận,
không cho ước nguyện thống nhất Đức Quốc bị dùng làm phương tiện phục hồi chiến
tranh lạnh.
DER SPIEGEL: Giới lãnh đạo quân đội Đông Đức và đại sứ
Nga ở Đông Bá Linh có yêu cầu can thiệp quân sự hay không?
Gorbachev: Chúng tôi thông tri thảo luận với giới chính
trị, chứ không bao giờ liên lạc trực tiếp với hàng ngũ kaki. Đại sứ Nga tại chỗ
chỉ có nhiệm vụ tường trình chính xác tình hình chứ không phải để nêu các yêu sách.
DER SPIEGEL: Sau ngày 9 tháng 11, có ai yêu cầu tu bổ xây lại
bức tường hay không?
Gorbachev: Tôi không nghe lời đề nghị, lời yêu cầu như
thế. Tuy vậy tôi tin vẫn có những kẻ vô trách nhiệm hay những nhóm ngoài lề bàn
tán ý nghĩ dị hợm nầy. Ngăn chận diễn tiến lịch sử theo lối nầy chẳng khác
chận con tàu bằng cách nằm trên đường sắt.
DER SPIEGEL: Ông có được yêu cầu đóng cửa biên giới và
rải quân canh phòng dọc theo?
Gorbachev: Bà nói biên giới nào đóng cửa? Lính tráng hành
quân chỗ nào? Lúc ấy có 380.000 lính Nga đồn trú tại Đông Đức; từ trên xuống dưới
đều theo lệnh không can thiệp.
DER SPIEGEL: Sao ông lại để Đông Đức sụp đổ, Đông Đức
là đồng minh của Nga mà? Những nơi khác như các cộng hòa Baltic thì ông mạnh
tay hơn nhiều. Các cuộc biểu tình đòi Lithuania độc lập bị đàn áp tàn bạo.
Gorbachev: Chúng tôi xem Tây Đức là quốc gia bước vào
con đường dân chủ sau khi chế độ Hitler tan rả. Sự thống nhất được hiểu như là
sự thành đạt ước nguyện lâu ngày của người dân Đông và Tây Đức; nhận thức nầy ngày
hôm nay không khác với 30 năm trước. Trong mức độ hiểu biết của tôi qua thư tín,
người Đức không quên ơn Nga đã hổ trợ. Bà trách tôi về các cuộc đổ máu ở Latvia
và Lithuania. Với tư cách quốc trưởng, tôi chịu mọi trách niệm về mọi điều liên
hệ nơi đây. Nhưng nếu bà chịu khó nghiên cứu các tài liệu lúc ấy, bà sẽ thấy tôi
đã cố sức giải quyết các tương tranh bằng chính tri.
DER SPIEGEL: Khi lên cầm quyền năm 1985 ông đã thông
tri các quốc gia trong Khối Đông Ấu rằng họ có thể tự tồn độc lập với Nga. Lúc ấy
ông có ngờ một ngày nào đó bức tường giữa đông và tây sẽ ngã sụp?
Gorbachev: Thế thì bà tin rằng một bức tường giữa Đông
và Tây là lý tưởng hành động của chúng tôi sao? Là mô hình tương lai của chúng
tôi sao? Chúng tôi hình thành chính sách perestroika để đưa xứ sở ra khỏi ngõ cụt,
bước đường cùng. Để cho chính quyền và kinh tế thăng triển, chúng tôi cần
mối bang giao tốt đẹp không những với lân quốc mà cả thế giới. Chúng tôi không cần
bức màn sắt. Chúng tôi muốn gạt bỏ bức tường nghi kỵ giữa Đông và Tây, cũng như
mọi bức tường giữa các quốc gia, giữa các nhóm người và giữa các cá nhân.
DER SPIEGEL: Ông đã học tư tưởng Mát Lê; nhưng
sao ông lại tranh đấu cho quyền tự quyết của các quốc gia? Sao một người Mát xít
lại để cho bức tường Bá Linh sụp đổ?
Gorbachev: Lenine viết: một quốc gia không thể vừa có tự do vừa áp chế các quốc gia khác. Nhưng Staline đã biến Nga thành một nước thống nhất
có chính quyền tập trung. Các nước đồng minh đông Âu đều nằm dưới quyền giám thị
gay gắt của Moscou. Trong tinh thần perestroika, chúng tôi bỏ quan niệm chủ quyền
giới hạn. Khi chúng tôi nói với các nhà lãnh đạo các quốc gia nầy họ độc lập tự
quyết, thì lúc đầu không ai tin. Nhưng rồi lời nói đã chuyển thành hành động.
Do đó chúng tôi không can thiệp việc thống nhất Đức Quốc.
DER SPIEGEL: Ông mang lại sự tái thống nhất nầy, rồi ông
mất địa vị lãnh đạo và Liên Xô giải thể. Hôm nay nhìn lai ngày đó, ông cảm thấy
thế nào?
Gorbachev: sao bà không hỏi phải chăng tôi còn tiếc
nhớ perestroika. Dấu vết của perestroika còn tìm thấy trong lối suy
nghĩ về ngoại giao: nó bao gồm các giá trị phổ quát vĩnh cửu, tài giảm vũ khí hạch
nhân và bầu cử tự do. Chúng tôi không thể từ chối, không cho lân quốc – Đức, Tiệp,
Hung …- hưởng những quyền và tự do mà chúng tôi cho phép dân Nga được hưởng. Toàn
thể cấp lãnh đạo chính quyền đồng ý thay đổi là điều cần thiết. Lỗi chấm dứt
perestroika và sự giải thể Liên Xô nằm trong tay những người tổ chức đảo chánh
tháng tám 1991 và lợi dụng thế yếu của quốc trưởng liên bang.
DER SPIEGEL: Phải chăng ngày nay thế giới là nơi tốt đẹp
hơn vào thời chiến tranh lạnh?
Gorbachev: Tôi không một chút hoài niệm thương nhớ chiến
tranh lạnh, không muốn thời ấy trở lại. Chúng ta phải thừa nhận rằng sau chiến
tranh lạnh các lãnh tụ mới đã không thể tạo dựng một khung sườn an ninh tân thời,
đặc biệt ở Âu châu. Hậu quả là những giới tuyến mới được tạo thêm; bành trướng
về hướng đông, NATO đã đưa những lằn ranh nầy đến biên giới Nga.
DER SPIEGEL: Phải chăng bang giao giữa Nga và Tây phương
ngày nay tồi tệ không khác thời chiến tranh lạnh?
Gorbachev: Hai bên đã bắt đầu thấy cần thiết phải phục
hoạt các đường dây thông tin liên lạc. Cần nhiều thì gian mới tái tạo sự tương
tín. Tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu với việc tài giảm vũ khí hạch nhân. Mới đây,
tôi có kêu gọi các cường quốc hạch nhân ra tuyên cáo chung chống chiến tranh hạch
nhân. Nga Mỹ phải tiếp tục thương thuyết và tham khảo với các nước liên hệ.
DER SPIEGEL: Nhiều người Âu Châu tỏ ra quan ngại sau khi
theo sát các sự kiện ở Nga. Dường như Nga đã bỏ perestroika.
Gorbachev: Nhiều người khen tụng những thành quả tiến
bộ ở nước tôi. Chúng tôi đang gặp thách thức mới: đó là sự toàn cầu hóa.
Raisa Gorbachev (1932-1999)
Gorbachev: Điều quan trọng là dân chúng Đức, gồm cả chính
trị gia, cần hiểu biết về người Nga. Nga đã trải qua các thời kỳ chuyên quyền, nông
nô và chế độ đàn áp của Staline. Cả một lịch sử đầy rẩy những khó khăn khổ lụy.
Thập niên 1980, chúng tôi bắt tay cải cách. Có những lỗi lầm, có những
thất bại. Chúng tôi chưa lượng định chính xác đã đi bao xa trên con đường dân
chủ thực sự. Ngày nay chúng tôi tiếp tục đi tới, dùng những gì đạt được làm bàn đạp bước lên. Chúng tôi phải hành động theo đúng tinh thần các thỏa ước ký kết
trong thời gian thi hành tái thống nhất nước Đức.
tượng Lenine bị kéo sập 1990, Bucarest, Romania
bình luận ngắn, ttt
Gorbachev và Lenine
Gorbachev, cựu quốc trưởng Nga nói việc giúp tái thống
nhất Đức và cho chư hầu Đông Âu tự quyết không trái với tư tưởng Mát Lê. [Theo
Lenine, một quốc gia không thể vừa có tự do vừa áp chế các quốc gia khác]. Ông
kết án Staline dựng nên một chính quyền tập trung và áp chế các quốc gia trong
minh ước Varsovie.
Sự thật về Lenine không đúng như vậy. Không rõ Lenine
nói lúc nào chỗ nào, có thể trong luận văn về các nước thuộc địa để kích động
giải thực. Nhưng lời ấy không phù hợp với cuốn kỷ yếu của lãnh đạo đảng do ông
viết trước 1917. Cuốn “Que faire?” (Làm gì?) đặt vấn đề: ai nắm đầu ai?
(Staline rút gọn “ai với ai?"), hiểu là Nga sẽ nắm đầu các nước tư bản để
ghép vào hệ thống chư hầu của Nga, theo truyền thống đế quốc.
Một nước Nga có tự do ư? Năm 1921, kinh tế Nga lụn bại
vì chính sách tập thể hóa, Lenine cho hoạt động theo kiểu tư bản và đã tránh nạn
đói đang đe dọa. Song song với chính sách nầy, ông ban hành sắc luật qui định mọi
sự chống đối dù to hay nhỏ đều bất hợp pháp và sẽ bị nghiêm trị. Ông đã khai
sinh chế độ độc tài toàn diện; totalitarisme / totalitarianism .
Lenine đã thành lập công an mật vụ. Lenine chết sớm, chỉ có thì giờ đàn áp các xứ slave chung quanh; ông không hưởng kết quả thế chiến thứ hai để thấy minh ước Varsovie Đông Âu thành chư hầu đúng nghĩa.
Staline tiếp tục con
đường của Lenine, chỉ khác về mức độ, cường độ. Boris Pasternak, qua tác phẩm
Doctor Zhivago, đã kết án Lenine có trách nhiệm với mọi hành vi trong và ngoài
nước, chung cho những gì gọi là CS, vì Lenine là cha đẻ.Gorbachev, khi vẽ lại dòng lịch sử đầy khó khăn và tủi nhục, đã bỏ qua giai đoạn
Lenine nằm giữa nông nô và Staline. “Nga đã trải qua các thời kỳ chuyên quyền,
nông nô và chế độ đàn áp của Staline. Cả một lịch sử đầy rẩy những khó khăn”
Russia went through autocracy, serfdom and the repressive Stalinist regime. It
is a difficult history. Der Spiegel GorbachevLenine đã thành lập công an mật vụ. Lenine chết sớm, chỉ có thì giờ đàn áp các xứ slave chung quanh; ông không hưởng kết quả thế chiến thứ hai để thấy minh ước Varsovie Đông Âu thành chư hầu đúng nghĩa.
==================================================================================
nữ sinh Gia Long ngày nào
==================================
No comments:
Post a Comment