add this

Wednesday, January 29, 2020

Hongkong Tân Cương gân gà khó nuốt

Protesters outside the Hong Kong Space Museum holding illuminated cell phones as part of the ‘Hong Kong Way’ human chain, August 2019
August 2019, nắm tay biểu tình trước Bảo Tàng Viện Không Gian HK, theo lối Baltic 1989


Hongkong Tân Cương
What Holds China Together
Ian Johnson *** ttt dich

Từ khi Mao chết cho Đặng Tiểu Bình cải cách kinh tế đến nay đã 40 năm; Tàu tiếp tục đối phó với các cuộc khủng hoãng. Nhưng nặng nhất và khó khăn nhất hiện nay là Hongkong và Tân Cương. Tô nhượng cũ của Anh cứ dài dài biểu tình, kéo cả triệu dân xuống đường chống lại việc Bắc Kinh áp đặt hệ thống luật pháp phi dân chủ kiểu CS; Tàu đã thực hiện một chiến dịch to lớn khắp nơi với tin tức sai lạc. Đó là phía Đông bên bờ Thái Bình Dương.

Về phía Tây sâu trong lục địa, sự thể bi thảm hơn, quá một triệu người Muslim bị tập trung “cải tạo” vì không chịu theo đường lối của Tàu bắt uống rượu, ăn thịt heo, và nhất là không chấp nhận tính cách tất yếu của một sự thống trị của Hán tộc. Mặc dầu được bao che bởi các bộ máy khổng lồ an ninh và tuyên truyền, sự bất ổn lục địa nầy mang nhiều ý nghĩa, nhiều nguy hại, hơn cuộc thảm sát Thiên An Môn [cả mấy ngàn người chết, cho Tàu một khuôn mặt kinh tởm trước mắt thế giới, kinh tế đình trệ và phân hóa dân tộc Tàu].

HK ném trứng thối ngày quốc khánh 2019

Đối đầu hai cuộc bất an nầy đồng thời đưa cả nước vào một vận hội mới, CS Tàu đã áp dụng những chính sách “kỹ thuật”: cho phép dân có thêm tự do – ví như du lịch ngoại quốc, kiếm tiền, sống nơi mình muốn, theo đuổi những mục đích cá nhân – chừng nào kẻ thụ hưởng tách xa (các vấn đề) chính trị.

Chính sách “phi chính trị nầy” không thể ngăn chận sự tự hỏi: ngoài bạo lực dã man, có cách gì khác hơn để giữ nước Tàu khỏi sự bất hòa, dung hợp các dị biệt trên một lãnh thổ rất lớn.

Năm 1984, khi Luân Đôn và Bắc Kinh đồng thuận giao hoàn tô nhượng HK cho Tàu năm 1997, phản ứng của Tàu rất náo động, như điện giật. Lịch sử 140 năm người ngoại quốc cai trị lãnh thổ Tàu sẽ cáo chung.
Mặc dù ớn gáy khi nhìn diễn biến Thiên An Môn, nhiều người vẫn xem các cải cách kinh tế thập niên 1990 là chuyện xẩy ra ở vùng xa với HK. Lạc quan về tương lai xuất phát từ điều khoản bảo đảm độc lập pháp luật và tài phán của HK trong 50 năm, cho đến 2047; bên cạnh lời hứa mơ hồ về một tương lai dân chủ hơn.

Việc giao hoàn nầy xẩy ra vào thời gian khắp thế giới CS đang thụt lùi và dân chủ đang lên. Do đó, các nhà phân tích hy vọng rằng HK – với nền pháp trị, tự do báo chí, tài phán độc lập, lập pháp tương đối dân chủ - sẽ là một mô biểu mà nước Tàu một ngày rất gần sẽ dùng trong việc cai trị và quản lý xứ sở.
Sự kết ước có hai chỗ sai lạc trầm trọng. Thứ nhất cả hai bên, không bên nào có thiện chí. Mãi cho đến 1991 (tức là lúc quyết định ra đi), Anh mới cho phép bầu cử trực tiếp hội đồng lập pháp của HK. Bắc Kinh, vốn dĩ không muốn dân chủ có đất sống ở Tàu, hẳn đã thấy rõ đó là mánh gian làm khó, sau 140 năm Anh mới chơi trò dân chủ thì Tàu cũng không tha thiết gì đến dân chủ trong 50 năm sắp tới.

Tận đáy ruột, Bắc Kinh muốn có một HK giống như cái HK mà Anh đã hưởng lợi: một tụ điểm, một giao lộ tài chánh, mậu dịch, nhưng “phi chính trị”. Chừng nào HK còn chuyên chú vào doanh thương, Tàu sẽ không xóa bỏ những vết tích thời qua như tự do báo chí, quyền dung dưỡng những nhà phản kháng.
Nhưng nền tự chủ thực sự và đầy đủ thì sao? Chả lẽ để HK làm một tín hiệu mới, một hình ảnh mới cho cả Hoa lục sao?

Sự kết ước nầy không để ý đến 7 triệu dân HK. Tuy hơn thế kỷ dưới sự cai trị của Anh, dân chúng vẫn tự cho mình là “Tàu” tuy không đồng quan niệm vô cùng chật hẹp của Bắc Kinh về lòng ái quốc. Anh khuyến khích không nên nhập một phe phái chính trị nào, ví dụ Quốc Dân Đảng cai trị Đài Loan hay CS Tàu ở lục địa, tuy hai lực lượng chính trị đều cấy ủng hộ viên hoạt động tích cực, biểu tình bạo động như 1967. Tinh thần “Tàu tính” một thời tạo nên phong trào văn hóa, ví như Louis Cha đã viết nhiều truyện kiếm hiệp và tiểu thuyết ca ngợi chống ngoại xâm. 

Nhưng hiện nay, quan niệm “làm người HK” đã trổi dậy, khơi mào từ thập niên 1970, phần lớn bắt nguồn từ sự tiêu thụ (consumerism) và văn hóa Quảng Đông như âm nhạc thời trang, phim Lý Tiểu Long, bên cạnh sự kiện cho mình là Tàu không phải là phi luân.


----------------------------------------
Hong Kong should be made an independent state. 
Hong Kong is our country. We are not Chinese
Billy Chiu Hin-chung Facebook
--------------------------------------------------------------------


A protester demonstrates outside the British Consulate in Hong Kong. Photo: Reuters
người Hongkong, Hongkongese not Chinese

HK đã tổ chức thắp nến tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn 1989, uy nghiêm trịnh trọng nhất thế giới.
Cuộc tưởng niệm nầy là một sự phản kháng trong im lặng, diễn tả mối lo âu thay cho cả dân Tàu, nói lên nhu cầu dân chủ hóa toàn quốc và các nạn nhân phải được vinh danh.
Vài nhà phân tích cho rằng hình thức ái quốc nầy sẽ đi chung với sinh mạng cả nước và làm xúc tác cho việc thống nhất.

Nhưng thực tế trong mười năm qua đã diễn ra trái ngược lại. Thống kê thăm dò cho thấy thế hệ sinh vào thời giao trả HK không đồng hóa với Tàu, bỏ văn hóa Tàu, và gắn bó với lịch sử cùng các định chế dân sự của HK.
Học giả Sebastian Veg cho rằng đó là hậu quả việc Bắc Kinh nhảy vào nội vụ của HK như ép học sinh phải học quan niệm ái quốc của Bắc Kinh, ví dụ thương yêu tổ quốc là thương yêu đảng CS; học những điều trái ngược với văn hóa nhân bản và văn hóa địa phương HK.

Cuộc thăm dò dư luận ngay sau Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, cho thấy đại đa số lớp người từ 19 đến 29 tuổi xem mình là người HK, không liên hệ đến hệ thống quyền hành của Tàu.
Những lần tưởng niệm Thiên An Môn hằng năm cho thấy sự thay đổi nầy. Lúc đầu tổ chức để ủng hộ dân chủ, các lần sau cho thấy sự ưu lo của dân cư HK; nhiều người cho biết lần đầu tiên đến dự như là công dân thế giới để ủng hộ nền dân chủ của HK chứ không vì liên hệ đến Tàu. Theo yêu cầu của giới trẻ, khẩu hiệu “yêu xứ sở” không còn được dùng trên các truyền đơn vận động hay trong các lời phát biểu của ban tổ chức.

Người HK đang hướng về chủ thuyết “địa phương”;  bảo vệ các thắng tích xưa như bến tàu Hương Cảng, xây trên đất lấp lấn của biển; giữ các khu gia cư khỏi bị triệt hạ để nối tiếp đường sắt từ bên Tàu trong lục địa; chống cường hào lục địa vào mua đất, tăng giá nhà cửa dân nghèo không có chỗ ở. Nếu Bắc Kinh ca ngợi sự tiếp thu HK là vinh dự chung, người HK tự cho mình là nạn nhân của đường lối thực dân thuộc địa kiểu mới.

Baltic Way in Moteris magazine.jpeg
Baltic Way: Nắm tay nhau 675 km qua ba xứ Esthonia, 
Latvia và Lithuania đòi Nga trả độc lập 1989

Người HK phản đối các chính sách thu hẹp hay hủy diệt nền tự trị, ví dụ dự luật dẫn độ về lục địa; dự luật nầy đã được thâu hồi nhưng nó đã giúp tăng trưởng sự bất mản ngày một thêm. Giới trung niên đã bắt đầu tham gia biểu tình, họ chia sẻ cảm nghĩ của giới trẻ không cần bàn tay bảo hộ của bất cứ ai, chỉ cần tự do.
Sự tha hóa ngày càng xấu thêm vì Bắc Kinh không thể đưa ra một hệ thống giá trị, một hệ thống công quyền đủ sức đáp ứng nguyện vọng chung. Người HK đã có tự do internet, tự do báo chí trong một vùng đất tuy không hoàn toàn dân chủ nhưng có pháp trị, không có luật rừng như Hoa lục. Họ đo tiêu chuẩn sống không bằng cây thước Cách Mạng Văn Hóa thời Mao, mà dùng cây thước của các thành phố Vancouver, Sydney, Bonn….Những tiến bộ kỹ nghệ, thương mãi ngày nay không làm họ quên thực tại là tham nhũng độc quyền của một nhóm người không do ai bầu lên, coi rẻ mạng người; những đều đó sẽ chụp lên HK, trước khi đáo hạn 50 năm ân huệ.

HK chào mừng Mỹ ủng hộ
Điều xô đẩy người HK xuống đường để đánh trận cuối cùng là sự thất vọng não nề và toàn diện. Có chính quyền ngoại quốc nào tiếp tay đâu. Họ chỉ ọ ẹ la lối, vẫn công nhận quyền Bắc Kinh đè đầu một tỷ rưởi người, mắc chi phải dính vào 0,5% dân số nầy ở HK. Họ phải ra tay chận sự đồng hóa không tránh được nầy.

Nếu HK bị thúc đẩy bởi sợ hãi, Tân Cương nằm trong thời kỳ tồi bại thảm thương nhất trên đế quốc Tàu. Giống như khu thị tứ sầm uất bán nhiệt đới bên biển Nam Hải, khu dân cư thưa thớt Tân Cương gồm sa mạc và ốc đảo cũng gánh chịu những hậu quả của lịch sử, của quá khứ. Cả hai đều nằm trong sự chi phối của một chính quyền tân thời thừa hưởng những biên cương và tâm thức của một đế quốc.

Triều đại cuối cùng của đế quốc Tàu được điều khiển bởi một nhóm sắc tộc nhỏ là Mãn Thanh, xưa kia là những chiến binh du mục phía bắc Triều Tiên và đã chiếm đế quốc Tàu trong tay nhà Minh năm 1644.
Mãn Thanh là lớp người đế quốc giỏi, kiểm soát hết dân Tàu tuy tỷ số Thanh và Hán dân là 3/1.000. Họ tiếp nhận các đường nét chính của văn hóa Tàu, nhất là Khổng Giáo; để rồi được người Tàu công nhận là triều đại cuối cùng tiếp nối chuổi dài triều đại cai trị xứ sở.

An ethnic Uyghur woman on crutches protests in front of a line of paramilitary police in Urumchi, in China's Xinjiang region, July 7, 2009.
Tân Cương 2009 phản đối đàn áp, mấy trăm người chết mấy ngàn bị thương

Nhà Thanh nới rộng biên cương phía bắc bao trùm Mông Cổ, phía tây gồm Tây Tạng và Tân Cương. Đấy là một thành quả đáng chú ý nhưng vẫn là một đế quốc theo kiểu xưa bằng đao kiếm; điều trị sức mạnh kinh tế của hằng trăm triệu dân vào lực lượng võ trang dưới quyền sử dụng của nhà Thanh. Khổng giáo và các tôn giáo duy trì giềng mối cấu kết của nước Tàu trung tâm (từ Bắc Kinh xuống HK, đến hết Tứ Xuyên); nhưng không ảnh hưởng phần còn lại bằng nửa diện tích đế quốc là vùng mới chiếm và có rất ít người Hán.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ 1911, các nhà lập quốc không biết tính toán ra sao về một ngôi nhà rung rinh thế nầy. Họ có thể bỏ những vùng mới chiếm, củng cố và xây dựng một chính quyền hoàn toàn Tàu trong phạm vi biên giới xưa của nhà Minh. Điều nầy giống như trường hợp đế quốc Ottoman thua trận Thế Chiến thứ nhất, mất hầu hết các lãnh thổ Trung Đông. Những kế hoạch gia như Ataturk phải co rúm chú tâm vào phần đất còn lại ở Tiểu Á, thành lập một chính quyền riêng cho người Turk. Dĩ nhiên là một giải pháp thất thường (như tất cả các quốc gia xây trên nền móng chủng tộc). Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới liền lạc, và một lịch sử thống nhất để làm quê hương Turk.

Chính quyền Tàu hiện kim chỉ mất một miếng đất nhỏ của nhà Thanh, là Ngoại Mông, sau thành chư hầu của Nga và hiện độc lập. Như vậy nước Tàu hậu đế quốc gồm rất nhiều chủng tộc không phải Tàu như Mông Cổ, Tây Tạng, Uighur, Hồi và gần 50 sắc dân sống ở miền Nam. Cộng chung số nầy không bằng số người Tàu, nhưng họ chiếm các lãnh thổ biên cương với diện tích bằng nửa toàn xứ.

Thay vì thả bỏ các vùng nầy, chính quyền Tàu, quốc lẫn cộng, đã bắt chước lối CS nhận đế quốc Nga hoàng (tuyên bố các dân bị trị được tự do khỏi chế độ phong kiến và có nền tự trị giả mạo). Do đó nhiều tỉnh được gọi là khu tự trị, trên danh nghĩa dưới quyền kiểm soát địa phương nhưng trên thực tế do Bắc Kinh điều khiền, chính quyền gồm hầu hết người Tàu, vài người địa phương làm cảnh.
Nói khác, Tàu cũng như Liên Xô là một đế quốc kết hợp bằng bạo lực nhưng không có lối cai trị thích hợp với những vùng mới chiếm.

Đó là nguồn gốc sự bất ổn hiện nay ở Tân Cương. Vùng nầy đáng lý là khu tự trị của người Uighur, gốc Turk, theo Muslim với 11 triệu dân. Nhưng thực tế là một thuộc địa của Tàu, người Tàu các nơi đến khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm chủ đất đai phì nhiêu.
Trong 25 năm qua một nhóm nhỏ Uighur phát động phong trào khủng bố, có dăm ba lần tấn công, đủ để cho Bắc Kinh có lý do nại rằng Tàu đang đương đầu với khủng bố kiểu al-Qaeda và đưa ra các biện pháp sắt máu.

Bắc Kinh đã thiết lập các trại tập trung và một hệ thống canh phòng theo giỏi tân tiến hàng đầu để quét sạch phong trào ly khai và thi hành đường lối xã hội thế tục: trẻ con không được đến mosque, thịt heo và rượu phải có bán trong nhà hàng.
Bắc Kinh tự mãn đã giải quyết vấn đề Uighur nhưng thật ra chỉ tạo thêm căm hờn oán hận cũng như đã hậu thuẩn một lớp người cai trị HK không chịu nghe tiếng nói của dân.

Mô biểu chính quyền tân thời cần đem ra áp dụng ở những nơi như HK, Tân Cương là quyền tự quyết. Giải pháp nầy không phải toàn bích như ở Catalonia và Basque ở Tây Ban Nha khi thực hiện. Nhưng nguyên tắc và đường lối tự quyết vẫn còn giá trị.

Một giải pháp khác là trở lui đường lối ôn hòa của nhà Thanh đối với sắc dân: chấp nhận các văn hóa khác nhau thay vì giả hiệu tự trị và ép buộc tiếng Tàu phải là tiêu chuẩn văn hóa khắp nơi. Ngày nay ở bên Tàu ai nói điều nầy đều được xem là mất trí.

Giới văn nghệ, các ngành học thuật đều lên tiếng yêu cầu Tàu có thái độ hòa giải với các sắc dân thiểu số, thay vì giữ thái độ làm cha (paternalism) bang bố nền văn minh Hán tộc. Người Uighur không đòi Tân Cương độc lập nhưng đòi hỏi ngôn ngữ của họ được ngang bằng chữ Tàu và được dạy trong các trường. HK không muốn tiếng Quảng Đông bị thay thế bởi quan thoại.
Các học giả cho rằng Tàu sẽ không khá nếu không ra khỏi đầu óc trụ vào Bắc Kinh (Beijing centric) thỏa mãn với điều gọi là “quốc tính” hẹp hòi. Tuy vậy họ vẫn tin Bắc Kinh cứ đi như vậy trong bạo lực, luôn nêu tối hậu thư: tuân lệnh hay bị tiêu diệt. What holds China Together

Phụ bản



References to leftist protesters waving Quotations from Chairman Mao were deleted in the police's official history. Photo: SCMP Pictures


1967 bạo động kéo dài 18 tháng từ giữa năm 1967 do phe nhóm của Mao Trạch Đông cầm đầu. Ngày nay cảnh sát HK đã viết lại lịch sử, đổ lỗi cho chính quyền Anh, sửa cách hành văn và bỏ các hình ảnh rõ ràng do TC điều khiển ví dụ hình nầy gồm thanh niên thường phục cầm cuốn sách của Mao The Small Red Book.
Xin tham khảo đầy đủ nội vụ 

Sunday, January 26, 2020

Sài Gòn cái tên của ngày hôm qua

Sài Gòn
cái tên ca ngày hôm qua


Không biết từ bao giờ, trong phòng lưu niệm trên tầng chót của tháp Eiffel, Paris, đã có tên Sài Gòn trên bảng ghi khoảng cách từ đây đến những thành phố lớn trên thế giới. Trong khi đó, tại đài thiên văn Greenwich, London nằm ngay trên kinh tuyến gốc số 0, tên “Sài Gòn” được khắc trên bảng tọa độ các đô thị tiêu biểu cho các múi giờ. Tọa độ Sài Gòn là kinh tuyến Đông 106 độ – 43 phút.
Sau năm 1975, nhiều bản đồ thế giới có ghi tên địa điểm hcm city với hàng chữ chú thích: “formerly Saigon“ . Thế nhưng, trong mắt nhiều người Việt trong và ngoài nước, tên Sài Gòn không chỉ là địa danh, không chỉ là hoài niệm xa vắng mà cao hơn nữa từ lâu rồi, đó còn là một địa chỉ quốc tế, một icon – biểu tượng – đầy sức sống kỳ lạ của Việt Nam qua nhiều thế kỷ thương đau.


Mở cửa 200 năm trước
Tên Sài Gòn được người Anh viết là “Sai-gong” trong quyển A voyage to Cochinchina in the years 1792-1793 của John Barrow, in năm 1806, cách đây 209 năm! Có lẽ đây là quyển sách xưa nhất bằng tiếng Anh viết về Việt Nam và cũng là quyển sách nước ngoài xưa nhất nhắc đến tên Sài Gòn. Tác giả quyển sách là một nhà nghiên cứu Anh đã từ Batavia (Jakarta-Indonesia) cập bến Sài Gòn vào thời kỳ Nguyễn Ánh đang xây dựng kinh thành Gia Định trở thành hậu cứ lớn để tấn công Tây Sơn. John Barrow ghi nhận “Sai-gong” là nơi nhà vua xứ Đàng Trong đóng đô, hơn nữa còn là thương cảng nhộn nhịp tàu bè đến mua bán, nhất là xuất cảng gạo. Mặc dầu còn mới mẻ, Sài Gòn đã thay thế Hội An và Quy Nhơn, hai thị tứ tiêu điều vì chiến tranh, để mở cửa Đàng Trong ra với bên ngoài. Rất đáng kể, Sài Gòn còn có xưởng đóng tàu theo kiểu Tây dương (châu Âu) và có quân cảng, hậu cứ của hải quân nhà Nguyễn. Khi tác giả có mặt tại “Sai-gong”, tại cảng đã có 7 thương thuyền của Bồ Đào Nha, một chiến hạm Pháp thuộc đội quân của Giám mục Bá Đa Lộc và nhiều thương thuyền khác. Chính chiến hạm Pháp đã đưa Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh đi cầu viện vua Napoleon đệ tam…

Tòa Đô Chánh
Và rồi, hơn 50 năm sau cuộc gặp gỡ Việt-Pháp đó, éo le thay, Pháp đã xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Không hạ được Đà Nẵng để tiến chiếm kinh đô Huế, quân Pháp chuyển qua đánh Sài Gòn. Quân nhà Nguyễn gắng sức nhưng rồi thành Gia Định thất thủ ngày 17.2.1859. Cuộc chiếm đóng của người Pháp ở Sài Gòn và đất Nam kỳ sau đó không dễ dàng. Sau bốn năm bình định, đến ngày 15.6.1865, chính quyền Pháp mới chính thức ban hành sắc lệnh lập ra “Ville de Saigon ” – Thành Phố Sài Gòn. Từ đó, Sài Gòn chuyển qua một quỹ đạo văn minh mới.

Kỹ nghệ hóa sớm nhất
Người Pháp đã đem văn minh phương Tây đến Sài Gòn trộn với chất phương Đông sẵn có của nó để tạo ra một Sài Gòn mới mẻ và độc đáo. Rất thuận lợi, Sài Gòn đi vào kỹ nghệ hóa cùng thời những phát minh to lớn  của loài người: xe lửa, máy bay, đèn điện, đường dây thép, điện ảnh… Sau 30 năm xây dựng, người Pháp đã cải biến Sài Gòn thành đô thị tân tiến đầu tiên ở Việt Nam sánh vai cùng nhiều đô thị châu Á đã phát triển trước đó như Singapore, Penang, Hồng Kông, Thượng Hải, Tokyo.
Cho đến đầu thế kỷ 20, Sài Gòn đã có cơ sở hạ tầng tân tiến và hoàn chỉnh: bưu điện, nhà máy điện, nhà máy nước, kỹ nghệ đóng tàu, đường nhựa, đường xe lửa, giang cảng và sân bay… Chính nhờ kinh nghiệm xây dựng Sài Gòn và ngay cả phương tiện và nhân lực của Sài Gòn mà người Pháp đã xây dựng tiếp “Ville de Hanoi”, “Ville de Tourane ” (Đà Nẵng) và một loạt thành phố khác vẫn hiện còn ở Việt Nam.

Saigon thập niên 1920
Thời cơ và số phận đã bắt Sài Gòn đi trước trong kỹ nghệ hóa, tân tiến hóa. Những nhà máy, công ty, chợ đầu mối, thương xá, ngân hàng, hãng xe đò, xe lửa đầu tiên của Việt Nam đều ra đời từ Sài Gòn. Cũng từ đây, hình thành nên những nghề nghiệp mới: thợ thuyền, kỹ sư, doanh nhân và ngay cả những ngành nghề mới: nhật trình (báo chí), tiểu thuyết, nhà in, nhà sách… Ngay cả về giáo dục, từ Sài Gòn đã “khai sinh” việc giảng dạy chữ quốc ngữ trong trường học và sử dụng chữ quốc ngữ trong công sở và báo chí. Cũng từ Sài Gòn, đã hình thành hệ thống tiểu học – trung học, trường dạy nghề, trường sư phạm, trường cấp tỉnh, trường cấp miền (chỉ riêng đại học, người Pháp mới lập ra trước nhất ở Hà Nội để tạo ra một đối trọng mạnh mẽ với nền giáo dục Nho học lâu đời).

Dòng sông ra biển lớn
Sông Sài Gòn là dòng sông lớn, dễ dàng ngược xuôi ra biển. Vựa lúa Nam bộ và hàng hóa cả nước theo sông Sài Gòn ra với thế giới. Những tuyến đường viễn dương lần lượt ra đời: Sài Gòn-Singapore-Marseille, Sài Gòn-Hongkong-Thượng Hải-Yokohama và xa hơn nữa đến San Francisco và New York. Chẳng mấy chốc, có thêm đường hàng không Sài Gòn-Paris nối châu Âu, Sài Gòn-Hongkong nối với Đông Bắc Á và Mỹ. Những tuyến đường biển đường không, báo chí và viễn thông xuất phát từ Sài Gòn đã mở rộng chân trời, mở rộng tầm nhìn không chỉ cho người Sài Gòn mà còn cho người Việt Nam, người Đông Dương ra với năm châu. Đầu thế kỷ 20, một thế hệ thanh niên mới được các sĩ phu yêu nước nhóm lửa đã mau chóng từ Sài Gòn “xuất dương”, tìm đến những đất nước tiên tiến cả Đông lẫn Tây để học hỏi, kiếm sống.

Cho đến trước 1945, Sài Gòn đã rõ nét là một trung tâm giao thương và hàng hải nhộn nhịp, một trung tâm kỹ nghệ lớn, nhất là sơ chế nông sản, có vị trí quan trọng. Nói như ngôn ngữ bây giờ, Sài Gòn là một móc nối không thể thiếu trong chuỗi cung ứng từ Á sang Âu và từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á. Sài Gòn còn là một thành phố mang phong vị Á-Âu, với gần 500 ngàn dân đến từ tứ xứ và nhiều châu lục. Sài Gòn là “thủ đô kinh tế” của Đông Dương, nơi có dinh Toàn quyền, có các tòa lãnh sự và đại diện thương mãi của các cường quốc Anh, Mỹ, Nhật và nhiều nước khác. Khi chiến tranh Thái Bình Dương xảy ra năm 1941, người Nhật đã đặt đại bản doanh tại Sài Gòn để điều hành cuộc chiến Đông Nam Á. Sài Gòn đã hứng bom không quân Mỹ nhưng may mắn không bị nhiều tàn phá. Những diễn biến chiến tranh khốc liệt hơn 30 năm sau đó càng làm thế giới biết đến tên Sài Gòn không chỉ liên quan vận mệnh kinh tế mà còn là vận mệnh chính trị của cả Đông Dương và khu vực.

Yêu kiều giữa chiến tranh
Năm 1948, chính quyền Quốc Gia Việt Nam do Vua Bảo Đại dựng lên, đặt thủ đô ở Sài Gòn. Lần đầu tiên trong lịch sử, Sài Gòn trở thành trung tâm hành chính và quân sự cả nước. Kế đến năm 1955, Sài Gòn lại tiếp tục làm thủ đô cho miền đất từ vĩ tuyến 17 trở vào của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Trong nửa đầu thập niên 1950, phố xá Sài Gòn bắt đầu có biến đổi một ít so với thời kỳ trước 1945. Nhiều công sở trung ương, công sở ngoại giao, nhiều phố phường thương mại mọc lên. Sài Gòn bắt đầu có cấp quận. Người các tỉnh đổ về tỵ nạn chiến tranh và kiếm sống gia tăng làm thành phố từ 500 ngàn dân tăng lên gấp đôi, gấp ba. Nhiều khu ổ chuột, định cư tạm bợ ra đời: Bàn Cờ, Vườn Chuối, quận 4… Những con kênh lớn như kênh Tàu Hũ bị nhà dân lấn chiếm hai bên bờ. Thành phố phát triển trong chiến tranh, không giữ được quy hoạch cũ, mau chóng xộc xệch.

Từ 1955 đến 1965, Sài Gòn có mười năm yên bình để phục hồi lại vẻ yêu kiều trước chiến tranh. Song sau đó, mười năm kế tiếp từ lúc có những xáo trộn chính trị dồn dập, quân Mỹ đổ vào, cường độ chiến tranh gia tăng khốc liệt thì Sài Gòn bước qua một giai đoạn phát triển gấp gáp. Sài Gòn trở nên một thành phố có đủ sự lãng mạn, cái đẹp vốn có từ thời thuộc địa Pháp đến những đường nét mới tự do theo kiểu Mỹ. Cùng lúc đó, Sài Gòn lại phải mang vào những tác động thô bạo và tàn bạo của chiến tranh. Song cũng chính vào thời kỳ phát triển với nhiều mâu thuẫn như thế, Sài Gòn vẫn được thế giới biết đến như một thành phố có sức sống đa dạng, mạnh mẽ, năng động. Tất cả các hoạt động và thành tựu kinh tế, văn hóa, giáo dục, giao tiếp quốc tế của Sài Gòn, nhất là con người Sài Gòn, phong cách Sài Gòn có được từ 1865-1975, đã trở thành một tài sản quý giá không thể thiếu, một ấn chứng không thể bác bỏ khi lịch sử sang trang.

Sài Gòn với vốn liếng lịch sử hơn 100 năm đi ra biển lớn, hơn 100 năm đấu tranh và xây dựng đã trở thành một cái tên tự hào chung cho cả nước. Sài Gòn còn là một cái tên quốc tế đã thành danh, một thương hiệu được tin cậy trong nước và th6e1 giới. Những thế hệ Việt Nam ngày và sau này có hiểu biết được cái thâm sâu độc đáo của Sài Gòn mới có thể yêu Sài Gòn sâu sắc hơn nữa. Và không thể không đồng thuận với những thế hệ trước về việc giữ gìn và vinh danh những giá trị đẹp của Sài Gòn, từ những hàng cây cho đến những kiến trúc và quang cảnh  độc đáo, từ những con người cá tính và đóng góp phong phú, từ những ý tưởng và cách nghĩ, cách làm phóng khoáng. Sài Gòn đã và đang có những giá trị quốc gia và quốc tế không thay thế được.

Hãy yêu Sài Gòn hơn nữa, đừng để Sài Gòn bị lãng quên và sa chân vào những tai ương trên những con đường phát triển đô thị thiếu tầm nhìn. Đừng để Sài Gòn trở thành một đô thị vắng tên trên bản đồ thế giới.              Nguoidothi.net.vn

Thursday, January 23, 2020

năm mới




See the source image
Đà Lạt ngày xưa ấy, một buổi sáng
Năm Mi An Bình
Tôn Tht Tu

Loanh quanh mấy ngày gần Tết, chẳng có gì đáng nói, cho nên nói chuyện tào lao là hay nhất, nhưng bậy một cấy là chuyện tào lao rồi cũng đưa đến triết lý, mọi con đường đều đưa đến Rome.

Mình chán chuyện vua chúa lắm rồi. Nhưng lão bà Elizabeth, 93 tuổi, còn chưa chịu ngồi yên khi cháu nội đem vợ ra riêng qua Canada ở. Hai trẻ phải trả hơn ba triệu đô tiền sửa sang ngôi nhà bà cho ở, bà là chủ nhà còn hưởng những lợi ích của việc sửa sang nầy; hơn nữa chính phủ cấp cho số tiền nầy, thế là bà hưởng hết. Tước hiệu Duke, Duchess sẽ giảm xuống thành Earl, và không được dùng danh hiệu His, Her Royal Highness; rứa mà thằng Harry vẫn được ở hàng thứ sáu lên làm vua, nếu 5 trự phía trước đều chết vì dịch Tàu hiện nay hay bị Iran bóp mũi. Rõ là tiền hậu bất nhất. Trong lúc ấy cha vợ thằng Harry đã từ con: tụi nớ chỉ thấy tôi khi thiên hạ chôn tôi xuống đất. Vì sao? ông Markle nói: mọi đứa con gái trên thế giới đều mong ước làm công chúa, mà con Meghan của tôi lại bỏ đi, tôi từ nó. Nào có khác chi: không chết người trai khói lửa mà chết người em gái hậu phương.

Hèn chi ông chủ một restaurant bên Tây đòi tự tử khi Guide Michelin (kỷ yếu du lịch ở Pháp) rút mất nhà hàng của ông một sao. Hèn chi ông tướng cảnh sát Bình, nếu tin Đặng Văn Nhâm, luôn ăn mặc áo quần tướng tay cầm "can" xưng tướng với bộ hạ.
Thầy Nguyễn Văn Trung biết chuyện ni sẽ đem ra giảng "avoir c'est être" (to have is to be). Có chức tướng thì mình thành tướng vĩnh viễn, thành một cục tướng to hơn cục đá trong đền thờ Muslim hay Kim Tự Tháp.

Phố Huế, đường Trần Hưng Đạo
Image result for dường Trần Hưng Đạo Huế
Thế mới biết Huế mình đã chửi ông Thái Lợi một cách phi triết lý. Được hỏi ông là ai, ngài nói: J'ai Thái Lợi. Tôi có tiệm buôn Thái Lợi bên phố Huế thì tui là ông Thái Lợi đây nì chứ còn ai; cũng như thiên hạ gọi ông Tăng Duyệt là ông Tinh Hoa, chủ nhà sách, nhà xuất bản.
Các thầy Huế đem câu: "J'ai Thái Lợi" cùng chữ "dix-six" (16) ra trêu chơi. Tui đâu có tệ đến "dix six" tui biết "seize" mà, rồi mới đến "dix sept" (17).

Bên kia bờ cực đoan là Tỳ Kheo Nagasena. Ông nói: Người ta gọi bần tăng là Na Tiên. Các pháp hữu cũng gọi bần tăng bằng tên ấy. Nhưng dù cho cha mẹ bần tăng có đặt cho bần tăng tên Na Tiên (Nagasena) hay một tên nào khác, thì chẳng qua cũng chỉ là những tên suông, đặt ra để phân biệt người nọ với người kia mà thôi. Trong những cái tên đó không hề có cái "ta" hay cái "của ta" như tà kiến và ngã chấp thường lầm nhận. (Kinh Na Tiên).
Chuyện Nhật, chú tiểu vô bạch thầy có ngài gì … ngài đến học, mươi lần cho biết các chức vụ từ to đến nhỏ như từ thống tướng xuống trung đội trưởng nhà sư đều nói không biết, tuy trên thực tế là người quen; bực quá ông bảo chú tiểu vào nói có ông gì… như Toda, Yoka, Honda, Toshiba...thì ông được mời vào; nhà sư bảo đó là bài học, xin hành giả lui gót hẹn kỳ sau.

Danh hiệu đi đôi với chính trị. Giặc lái là tài xế máy bay Mỹ ngụy, còn phe ta là anh hùng phi công biết tắt máy nghỉ trên mây chờ dịch đến mà thịt. Bạch Cung là nơi làm việc cuả người thân với ta; Nhà Trắng là hang ổ của thực dân tư bản. Lính ngụy gọi cán bộ là đồng chí thì được trả lời: tôi mà đồng chí với anh à, đấm buồi vào mồm". Dân Nam Kỳ thiếu giáo dục, tôi lớn thế nầy mà chúng gọi bằng "cậu".
Chỉ có người Huế là công bằng: Cụ Nguyễn Hoài cựu tổng giám thị, chủ tịch phong trào Cách mạng, đang hỏi cụ Thậm, cai trường, cất rớ nước lụt cá lúi nhiều hay ít. Cụ to cụ nhỏ đều là cụ, gam ma rơ hay gam mi nơ đều là nhạc; vợ lớn vợ bé đều là vợ cả.
De Gaulle thì không công nhận tên Kỳ, bèn hỏi: Qui est qui? Thằng xụt bệ kia là thằng chó nào? Âu cũng chỉ là de Gaulle mà thôi; phách tấu như bao giờ, cứ thúc đít Sihanouk kiếm địa.

Lâu quá không gặp nàng, lần cuối trước đó khi nàng đã lên mười tám, xa cách từ khi quen nhau tuổi mười ba. Nay lại là mùa Tết vui nhộn. Từ xa về nhà cha mẹ,  Nam California, nàng rất vui, nàng mi tau ngay trong khi đứa con gái đứng sau lưng đã 16, 17. Chỉ dăm ba câu, tôi từ giả, chào người mẹ mà không khéo đã thành má vợ của tôi. Tôi nói: mấy con của chú thím thật hạnh phúc. Con T. bao giờ cũng vui tươi như xưa". Bà quay lưng bỏ đi, tôi lặng lẽ ra về. Lúc ấy bà đang mặt áo tràng xám, tay cầm thẻ hương, tôi nghĩ bà bận tụng kinh.
Sau Tết tôi gặp cô em kế của nàng và được biết bà mẹ bất mãn tôi đã gọi cô chị bằng "con", cô chị đã là bà nầy bà nọ. Tôi tự trách đã không "up date" cuộc đời.
Cô em nầy tôi dấu kín dưới thành ngữ "Huế buổi chiều" trong ngoặc kép bên dưới. Cô em khác với cố chị; cô em trầm như những chữ Hán không ai đọc ra khắp xứ Huế, cô theo Trường Hán Học mở chung nhà với trường Mỹ Thuật. Một buồi chiếu mồng hai Tết, cô đã thả tôi ra đường tiếp tục cái bơ vơ của người nửa Saigon nửa Huế, sau mấy món ăn nhẹ ngày xuân.
Nói riết mà quên cấy ni là chính.
Huế, một buổi chiều không núm lại được “buổi chiều”, để “buổi chiều” trôi xuôi hay bước xuống đò qua sông. Đà Lạt, một buổi sáng không giữ được “buổi sáng”, để “buổi sáng” theo ánh mắt xuống khuất trong thung lũng sâu, rợp bóng anh đào. Những nam mô, những amen chẳng làm đếch được gì người ơi.-

===============================================================================


J. Strauss



Saturday, January 11, 2020

người lính chưa qua sông



Xuân Lộc thất thủ
Người Lính Chưa Qua Sông
Nguyn Phúc Sông Hương
Tiểu Đoàn Trưởng. Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
(Cho cháu TrúcVy khi cháu khôn ln để cháu hiu và thương ngày xưa ca ông ngoi)

Ngày thứ mười hai của trận chiến, từ khi lên Bộ Tư Lệnh họp và nhận lệnh trở về, Tiểu Đoàn Trưởng luôn trầm tư. Nhiều lần Tiểu Đoàn Trưởng nhìn Tiểu Đoàn Phó như muốn nói gì đó nhưng rồi lại lắc đầu, yên lặng. Qua vô tuyến, các đại đội báo cáo vẫn tiếp tục hoạt động lục soát trong khu vực trách nhiệm và tìm thấy rất nhiều xác lính CS và các loại vũ khí trong rừng cao su hướng Tây Nam thị xã. Tiểu Đoàn Trưởng cho lệnh các đại đội trưởng: "không cần thiết phải thu lượm chiến lợi phẩm." Đến sáu giờ chiều, Tiểu Đoàn Trưởng họp các đại đội trưởng cho lệnh chuẩn bị di chuyển lúc sáu giờ ba muơi phút. Im lặng vô tuyến kể từ giờ phút này. Bảy giờ kém mười lăm, khi Tiểu Đoàn vừa đến điểm tập trung tại ngã ba Tân Phong sát quận đường Xuân Lộc, Tiểu Đoàn Phó và các đại đội trưởng mới biết lệnh bỏ Xuân Lộc. Mọi người tái mặt nhưng không ai nói gì. Tiểu Đoàn Truởng nhìn sâu vào mắt Tiểu Đoàn Phó Nguyễn Mạnh Tông như muốn san sẻ nổi buồn và sự lo lắng của bạn mình. Nguyễn Mạnh Tông có vợ và mẹ vợ đang ở Xuân Lộc. Bây giờ quân rút, số phận người thân ở lại sẽ ra sao khi quân lính CS tràn vào phòng tuyến trống nội ngày mai. Nguyễn Mạnh Tông nhìn Tiểu Đoàn Trưởng gật đầu và nói trong xúc động: 

- Không chỉ riêng gia đình tôi mà còn rất nhiều gia đình vợ con binh sĩ Sư Đoàn phải chịu ở lại. Buồn và lo thật nhưng đành chịu. Nếu Thiếu Tá có cho tôi biết trước, tôi cũng sẽ không về từ biệt gia đình. Mọi người ai cũng biết đến bài học rút quân đầy cay đắng của quân dân vùng Cao Nguyên vừa mới tháng trước đây thôi. Gia đình kéo theo, lính không còn lòng dạ nào để chiến đấu...

Rút bỏ Xuân Lộc theo tình hình biến chuyển của chiến trường, và tình hình chung của đất nước, nhưng dù sao đi nữa, lòng người lính Sư Đoàn cũng vô cùng đau xót khi phải bỏ vùng đất nhà quen thuộc. Và còn nữa: sự liên hệ mật thiết với người ở lại, ra đi chẳng khác gì ruột cắt làm đôi. Đêm đó trên đường hành quân, anh em binh sĩ nhận ra được Tư Lệnh Sư đoàn kiêm Tư lệnh mặt trận Xuân Lộc, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, cùng di chuyển đường bộ với họ... Tại sao Tư Lệnh không xử dụng trực thăng riêng của ông? Buổi trưa họp ở BTL, Tiểu Đoàn Trưởng nhận thấy Tư Lệnh không được khoẻ, gương mặt hốc hác với đôi mắt sâu và thâm quầng của một người mất ngủ. 
Thế mà đêm nay rút quân ông lại không xử dụng trực thăng riêng của mình để được khoẻ thân và an toàn như nhiều cấp Tướng lãnh chỉ huy khác? Thêm một lần nữa, vị tướng trẻ chứng tỏ tinh thần sát cánh chiến đấu cùng với thuộc cấp, trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong những giờ phút sinh tử. Với một cấp chỉ huy như vậy thì anh em binh sĩ làm sao mà không hăng say chiến đấu... Nhìn lại, ba năm giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng dưới quyền ông, vỏn vẹn chỉ có ba chai Martel mình tặng ông trong dịp Tết. Đáp lại khi Tiểu đoàn về trú đóng gần bộ Tư Lệnh Sư đoàn, ông đã ưu ái tổ chức tiệc, dạ vũ cho tất cả sĩ quan tiểu đoàn và chính ông cùng tham dự, lên sân khấu đàn và hát cho anh em binh sĩ nghe.
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo
Image result for 18th Division South Vietnam
Sư đoàn 18 rút khỏi Xuân Lộc, xe tăng và bộ binh càn qua chốt địch chận trên đường 22 mà đi, về đến Bình Giả vào sáng hôm sau gần như toàn vẹn. Chỉ riêng anh em chiến sĩ Lữ Đoàn Dù tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc rút sau, trách nhiệm đoạn hậu nặng nề đã chạm súng với quân CS bám theo. Trở về căn cứ Long Bình vài ngày để bổ sung vũ khí. Ngày 25 tháng Tư, Tiểu đoàn theo Trung đoàn lên lập phòng tuyến tại vùng Trãng Bom, ranh giới Biên Hòa, Long khánh. Cùng với một Chi đoàn M113 thuộc Thiết Đoàn 5 do Đại Úy Nguyễn Sơn chỉ huy, Tiểu đoàn dàn quân bên này hào sâu cắt ngang Quốc Lộ 1. Quân số Tiểu Đoàn sau trận Xuân Lộc còn lại trên 300. Một điều khiến các cấp chỉ huy Tiểu đoàn rất vui là không một người lính nào đào ngủ dù mấy ngày ở Long Bình, Biên Hòa, nơi anh em có nhiều cơ hội để bỏ về Sài Gòn, nơi có gia đình đang trông đợi. Tất cả anh em không đành lòng bỏ lại bạn bè, cấp chỉ huy, tất cả cùng chấp nhận đồng lao cộng khổ cho đến giờ phút cuối cùng.


Sáng ngày 27 tháng Tư, xe tăng địch bò đến phía bên kia phòng tuyến. Hai chiếc M41 của Thiết Đoàn 5 nguỵ trang chực sẳn bắn đại bác 90 ly trúng một tăng địch. Nhưng, từ hai mặt phải trái cách quốc lộ 1 khoảng trên 100 mét, cùng một lúc lính bộ binh và xe tăng địch xuất hiện. Thì ra lực lượng địch biết không thể băng qua hào sâu nên len lỏi trong rừng, bọc vòng tạo thành thế gọng kềm để kẹp chặt Trung đoàn 48. Qua vô tuyến, lúc đó mới biết rằng Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn và Tiểu Đoàn 1 đóng trong đồn điền cao su Trãng Bom đã rút về hướng Nam từ lúc tờ mờ sáng. Như vậy tại tuyến đầu chỉ còn lại Tiểu đoàn 3 và một Chi Đoàn M113 trong lúc xe tăng và bộ binh địch ào ào tràn ra từ ba hướng.
  huy hiệu Sư Đoàn 18
Image result for xuân lộc battleSau lưng không còn lực để dựa thì còn đánh đấm gì được nữa! Nếu không nhanh chân thì chắc chắn sẽ bị quân CS bao vây cắt đường rút và diệt gọn. Tiểu Đoàn Trưởng lệnh cho các đứa em phân tán, rút nhanh ra đường. Tội nghiệp chi đoàn M113 của Đại úy Sơn phải tức tốc phân tán để đón những người bạn bộ binh trong lúc tăng địch bắn phá dữ dội. Nếu thiếu tinh thần chiến đấu và đồng đội thì anh em thiết giáp đã bỏ bạn bè bộ binh, vì thật ra M113 đâu phải là đối thủ của tăng T54 CS. Ngay cả M41 của mình cũng đã quá già nua yếu ớt đối với T54. Nhưng nếu M113 mà bỏ chạy thì đâu còn là chiến sĩ Thiết Giáp Quân lực VNCH. Hơn nữa, Tiểu đoàn 3/48 với Chi đoàn 3 Thiết Đoàn 5 đã quá quen biết giao tình qua bao cuộc hành quân chung khắp vùng 3 chiến thuật và bên kia biên giới Campuchea trong năm 1970. Chi đoàn M113 của Đại úy Sơn vốn đã quen địa hình nên sau khi đã gom được bộ binh liền rút rất nhanh. T54 địch đuổi theo, nhưng không làm được gì. Đây thật sự là một cuộc rút chạy.

Đáng buồn thật. Đáng buồn vì phải bỏ lại hai chiếc M41 anh hùng ở tuyến đầu, đáng buồn vì đơn vị chưa nổ một phát súng đã tìm đường thoát thân. Nhớ lại đêm nào ở mặt trận Bến Cát Bình Dương năm 1973, lính Tiểu Đoàn đuổi tăng địch, bắn cháy tăng địch, và mới hai tuần trước đây thôi lúc còn ở mặt trận Xuân Lộc, tăng địch là miếng mồi ngon cho M72. Đáng buồn khi nghĩ đến anh em chiến sĩ địa phương quân ở căn cứ Bầu Cá chiến đấu trong tuyệt vọng. Tội nghiệp cho những chiến sĩ và gia đình bị bỏ lại trong căn cứ Bầu Cá nhỏ bé, cô đơn. Ngày 28 tháng tư, Tiểu đoàn đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tá Nguyễn Văn Nô, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 làm tuyến án ngữ mặt bắc căn cứ Long Bình. Ngày hôm đó, chỉ có tăng của hai bên bắn nhau, còn bộ binh ngồi chơi, la hét cổ vỏ mỗi lần tăng địch bị trúng đại bác 90 ly của M41. Lúc này mà có M48 lâm trận thì T54 của địch chắc phải cháy như cây đuốc nhiều hơn nữa. Từ đồi cao nhìn xuống Quốc lộ, người lính Sư đoàn hết sức khâm phục những người bạn Nghĩa quân Hố Nai, chỉ với súng carbin và M16 trong tay cũng bố trí chận đánh bộ binh địch nếu địch dám xâm phạm vào vùng đất xóm làng thân yêu của họ. Ngày 29 tháng tư, lúc 5 giờ chiều, Tư Lệnh gọi Trung Tá Thiết đoàn trưởng Thiết Đoàn 5 và Tiểu đoàn trưởng 3/48 đến BTL trong căn cứ Long Bình để họp cùng Tướng lê Minh Đảo, Trung Tá Nguyễn Văn Nô và Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/48.

Khi đang họp thì chuông điện thoại reo vang. Tướng tư lệnh nhấc ống nghe. Một phút sau ông bỏ máy với vẻ chán nản và nói: - Tổng Thống Dương Văn Minh hỏi chúng ta có giữ được Long Bình Biên Hòa để chờ thương thuyết không? Ông nhìn thẳng hai thuộc cấp rồi chậm rải từng tiếng một: - Phải giữ bằng mọi giá, đây là vòng đai cuối cùng để bảo vệ Sài Gòn! Ông nhướng đôi mắt sáng lên: - Thiết Đoàn của Trung Tá Nô chưa suy suyển bao nhiêu phải không? Còn em, quân số Tiểu đoàn còn được bao nhiêu? - Thưa Thiếu Tướng, còn đủ, chưa mất mát người nào từ khi rời khỏi Xuân Lộc! Nhìn hai anh em chúng tôi, Thiếu Tướng nói với giọng cương quyết: - Các em phải chiến đấu toàn lực, không được để mất thêm một tấc đất nào!

Trên tấm bản đồ hành quân vùng 3 Chiến thuật, đầy ký hiệu màu đỏ chỉ các đại đơn vị địch: Quân đoàn 1 từ hướng Bắc theo QL 13, QĐ2 và 4 từ hướng Đông Bắc đang áp sát Biên Hòa, QĐ 3 từ Tây Bắc theo QL 1 gần Củ Chi, các Sư đoàn, Trung đoàn, tổng cộng gần 16 Sư đoàn quân CS với những mũi tên đỏ cùng chỉ hướng Sài Gòn. Trung Tá Nô lắc đầu khi nhìn khuôn mặt hốc hác vì thiếu ngủ và lo âu của vị Tư Lệnh. Mình cũng vậy thôi phải không Trung Tá, nhưng dù sao thì chúng ta ngày quần thảo với địch quá mỏi mệt, đêm nằm xuống đầu không kịp suy nghĩ đã bị hơi đất xông lên kéo giấc ngủ đến rất mau. Những giấc ngủ mệt nhưng có còn hơn không. Tư Lệnh thì chắc không ngủ được bởi cái đầu chứa đầy hình ảnh những mũi tên đỏ chỉ về Thủ đô.


Ngày mai sẽ có giải pháp, Tổng Thống Dương Văn Minh vừa nói như vậy. Giải pháp như thế nào. Giải pháp gì khi chúng ta đang ở trong thế yếu? Nhượng bộ và nhượng bộ mà thôi. Lời nói của Tổng Thống khi ông nhậm chức ngày hôm kia rỏ ràng đã tỏ ra quá nhiều nhân nhượng và sợ hãi kẻ thù, làm mất tinh thần toàn quân. Ông dùng hai chữ "anh em" để chỉ kẻ xâm lược như một đòn tình cảm, nhưng chắc chắn ông chẳng bao giờ được phe bên kia đáp ứng trong "tinh thần anh em" đó. Khoảng 11 giờ đêm 29 tháng Tư, đài phát thanh Sài Gòn phát lời huấn lệnh của tướng ba sao Vĩnh Lộc, quyền Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH: - Các người cố gắng giúp Tổng Thống hoàn thành nhiệm vụ lịch sử! Có phải chăng đây là lời giả biệt của vị Tướng ba sao? Linh cảm cho anh em chiến sĩ biết rằng lại thêm một cấp chỉ huy cao cấp đào ngủ, bỏ nước ra đi. Có một chút gì cay đắng, buồn bực và khinh thường trong lòng những người chiến binh. Không! Chúng tôi không bỏ hàng ngủ! Vẫn còn những người lính Bộ Binh và Thiết Giáp đầy gian khổ nguy nan này, vẫn còn rất nhiều đơn vị trên các trận tuyến chung quanh Thủ đô yêu quý. Sư đoàn 5 ở Lai Khê của Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Sư Đoàn 25 ở Củ Chi của Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, và hàng hàng lớp lớp chiến sĩ anh hùng các đại đơn vị Tổng trừ bị Dù, Thủy Quân Lục chiến, Biệt Động Quân. Những cánh chim đại bàng của không quân VNCH vẫn còn bay, những hạm đội của Hải quân vẫn còn trên sông ngòi, mặt biển Tổ quốc.

M48 "Patton"
M48 Patton at 1st Cavalry Division Museum 1.jpg

Đêm đó, pháo địch từ mọi hướng rót xuống Long Bình như không ngừng nghỉ. Khoảng 3 giờ sáng toàn thể các đơn vị được lệnh rút khỏi Long Bình kéo về bờ Nam sông Đồng Nai làm phòng tuyến. Lúc qua thành phố Biên Hòa, thật ngạc nhiên khi nhìn thấy rất nhiều xe tăng tối tân M48 bố trí khắp nơi trong thành phố. M48 nằm đây để chờ T54 của địch vào thành phố rồi mới nổ súng hay sao? Biết còn có cơ hội nổ súng hay không? Sao Tư Lệnh Quân đoàn Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn không tăng cường M48 cho chiến tuyến Trãng Bom mà giao trách nhiệm nặng nề cho những chiếc 41 có từ Đệ Nhị thế chiến? Tiểu đoàn Trưởng nuốt nước bọt đắng khô cổ nhưng nước mắt thì như muốn ứa ra đầy uất ức. Người ta quý những chiếc tăng 48 này hơn những mạng người. Một chiếc tăng M48 giá mấy triệu Mỹ kim trong lúc giá một người lính bằng 12 tháng tiền tử tuất. Thôi đi, đừng suy nghĩ vẩn vơ, ngươi chỉ là một sĩ quan chỉ huy nhỏ, cầm Tiểu đoàn còn chưa xong, biết gì mà vội trách móc các cấp chỉ huy cao cấp của mình!

Ngày 30 tháng Tư lúc trời vừa hừng sáng, đơn vị vừa xuống xe đang bố trí gần khu Nghĩa trang Biên Hòa thì quân CS với xe tăng treo cờ MTGP dẫn đầu đoàn Molotova theo xa lộ hướng về Sài Gòn. Họ đi một cách ngang nhiên như đoàn xe diễn hành. Mấy chiếc tăng dẫn đầu, thỉnh thoảng còn nổ súng bắn vu vơ vào hai bên đường, còn bộ binh trên xe Molotova vẫn ngồi yên. Hỏa lực từ vài chiếc M113 trên đồi Nghĩa trang bắn theo nhưng đoàn xe CS vẫn tiếp tục theo hướng đã định. Lúc này thì Bộ Binh đã tách rời Thiết Giáp. Không biết Thiết Đoàn 5 sau đó về đâu, còn Bộ Binh gồm Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 48 với Trung đoàn trưởng Trung Tá Nguyễn Chí Công và toàn bộ Tiểu đoàn 3 cùng băng đồng tìm cách về Sài Gòn. Trung Đoàn phó là Trung Tá Khôi đi cùng Tiểu đoàn 1/48 cũng trực chỉ hướng Thủ Đô.

Người lính lúc này sốt ruột lắm. Phải di chuyển cho nhanh về tiếp tay với các lực lượng bạn ở Sài Gòn để giữ cho được Thủ đô yêu quý của người miền Nam. VC từ trong các làng, sau các lùm tre bắn đuổi theo, anh em cũng không cần bắn trả lại. Thỉnh thoảng nghe những tiếng nổ lớn từ hướng Sài Gòn, và nhìn những cụm khói đen bốc cao từ lòng Thủ đô, bước chân người lính như muốn bốc lên khỏi những cánh đồng đất bùn đang làm chậm bước. Thấy lính Sư Đoàn, anh em Địa Phương Quân bỏ đồn bót, xách súng đạn chạy theo để cùng về Sài Gòn chiến đấu. Đồn bót làm gì nữa khi Sài Gòn sắp mất. Nhưng!!!... Lúc đó khoảng mười giờ, cái thời gian lạ hoắc và đáng nguyền rủa. Bàng hoàng, sửng sốt, tuyệt vọng bỗng ào đến giữ chặt cứng những bước chân, làm mắt hoa lên và tim như nghẹt thở khi tiếng nói của một người xa lạ vang lên từ chiếc radio nhỏ người lính mang theo bên mình.

Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, ông là ai? Chắc ông không phải là Nguyễn Hữu Hạnh, con cọp Ba Đầu Rằng nổi tiếng, từng khiến CS kinh sợ ở Biệt Khu 41 Phước Bình Thành. Nguyễn Hữu Hạnh này là Nguyễn Hữu Hạnh xa lạ vừa được tổng thống hai ngày phong chức tham mưu trưởng QLVNCH. Chúng tôi nghi ngờ ông không phải là một vị tướng lãnh của QLVNCH, bởi vì nếu thật ông là tướng từng cầm quân trận mạc thì chắc ông đã không quên ý chí kiêu hùng của người lính VNCH.
Chúng tôi, những con xe đã ủi hết cuộc đời, những con tốt đã liều lĩnh qua sông, những con mã chạy không kịp thở, những con pháo tự nổ tung xác để làm gì trong bao nhiêu năm tháng qua, để bây giờ phải lắng nghe, tuân thủ cái lệnh buông súng đầu hàng nhục nhã!? Quý vị không thấy nhưng chúng tôi thấy những bạn bè đã hy sinh đang sống lại, khóc lóc và nguyền rủa... Ngay cả những oan hồn người lính CS chết trên đường vào Nam cũng đang cười vào đầu óc ngây thơ của quý vị đang ngồi trong dinh Độc Lập, trong bộ Tổng Tham Mưu!! Đầu hàng! Thật quá dễ.

Chúng tôi có thể làm được điều đó ngoài mặt trận, nhưng những người lính trực diện với súng đạn đã không làm vì còn danh dự, trách nhiệm đối với Quân Lực và Tổ Quốc. Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến ngày QLVNCH phải đầu hàng. Thực tế tại các chiến trường trong nhiều năm chiến đấu đã cho chúng tôi niềm tin rằng QLVNCH mạnh hơn quân CS Bắc Việt trên mọi mặt. Chúng ta yếu kém hơn họ trên mặt trận tuyên truyền láo khoét mà thôi. Chao ơi, nào ai muốn chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhưng có ai nhận chúng ta là huynh đệ không? Và họ có nghĩ gì đến tổ quốc Việt Nam hay là chỉ phục vụ cho tổ quốc CS bạo tàn? Chúng ta không muốn chiến tranh, chúng ta chỉ là kẻ tự vệ. Kẻ tự vệ bao giờ cũng sáng ngời lý tưởng, huống gì lý tưởng chiến đấu của chúng ta là hai chữ Tự Do. Này, các "người anh em", hãy đến đây nhận lấy vũ khí, rồi trả thù, hành hạ, đánh đập, tù ngục chúng tôi. Khi buông súng là mặc nhiên chấp nhận tất cả. Và để rồi xem ý nghĩa hai chữ "anh em" mà thượng cấp chúng tôi dùng sẽ như thế nào! Anh em đồng đội của tôi ơi, cho đến giờ phút này, tuy lòng đau đớn nhưng chúng ta thật bình thản, không hề mảy may sợ hãi, bởi vì chúng ta đã cầm súng để tự bảo vệ mình. Chúng ta chiến đấu trong tinh thần dân tộc máu đỏ, da vàng, không thẹn với lương tâm bởi tinh thần mã thượng và nhân đạo của con nguời đối với con người nơi trận tuyến. Chúng ta quý mạng sống kẻ thù như mạng sống của mình. Chưa, chưa bao giờ chúng ta nhẫn tâm ném một trái lựu đạn xuống hầm VC vì tiếng khóc của bà mẹ, của người vợ van xin cho đứa con, cho người chồng lầm đường. Chưa bao giờ chúng ta căm thù, hành hạ kẻ vừa bắn ngã đồng đội anh em mình bởi vì chúng ta hiểu đó là quy luật của chiến trường. Những người lính hai bên ai cũng muốn mình chiến thắng. Người lính miền Nam chúng ta nổ súng không có thù hận đem theo. Và đó cũng là một nguyên nhân mà chúng ta thành kẻ chiến bại ngày hôm nay.
VC tấn công Xuân Lộc
Image result for xuân lộc battle * * *
Lúc này là 11 giờ 30, mặt trời và mặt đất như chưa bao giờ biết nhau như những người lính chưa bao giờ phải buông súng đầu hàng. Gần ba trăm tay súng, bỗng chốc tự mình làm cho mình còn lại tay không. Tay không trong hiện tại đớn đau và tay không trong tương lai khốn cùng. Ba trăm con người sắp hàng bước đi trước họng súng của mười du kích CS. Có lẻ trong giây phút này đây quý vị trong Dinh Tổng Thống cũng không hơn gì chúng tôi. Nơi đây, những du kích này còn lo sợ chúng tôi phản ứng còn quý vị thì đang ngoan ngoãn vâng lời dạ thưa tôi xin bàn giao, tôi xin đầu hàng. Trong dinh tổng hống không có mẹ già khóc, không có những em nhỏ nhìn theo mến thương, trước đám đông, nhiều đồng bào còn hoan hô các anh chiến sĩ QLVNCH. Đây là đồng bào thuộc xã Long Thạnh Mỹ, Thủ Đức, những con dân miền Nam nhân ái, yêu chuộng tự do. Họ đang đứng thành hàng hai bên đường, không phải để đón tiếp kẻ cầm vũ khí trong tay mà đón tiếp những người vừa bị lột trần giày, nón. Những nụ cười rất quen thuộc, thương mến mà kẻ chiến thắng cũng như quý vị cao chạy xa bay, đầu hàng không bao giờ được trao tặng.

Cởi dày, cởi áo phải chăng là khúc cuối của vở bi kịch? Phải, chính là bi kịch, nhưng đoạn cuối thì chưa đến. Vì là bi kịch nên cha, mẹ, anh chị, em đứng hai bên đường rơi nước mắt. Tất cả mọi người đều sợ chiến tranh, giờ đây chiến tranh đã chấm dứt mà sao đồng bào nơi đây không cảm thấy có niềm vui. Phải chăng khi đã thật sự thấy tận mắt những gương mặt hốc hác, những nụ cười không lành lặn, trọn vẹn, những áo bạc màu rách vai, những đôi dày vẹt đế đầy bùn đất... đồng bào mới hiểu được có những chịu đựng tận cùng của con người nơi các chiến sĩ miền Nam của họ. Và chính đó là tình thương chân thật. Mừng cho các con còn sống! Mừng cho các anh yên lành! Chúng con nghe mẹ nói, muốn cầm tay mẹ và thì thầm mẹ ơi, chúng con đang chết từ giây phút này, một cái chết dưới thấp hơn tất cả cái chết trên đời thưa mẹ. Các anh muốn nói với em rằng có những vết thương đang hằn sâu, sâu hơn những vết thương các anh nhận từ chiến trận.

* * *
Một tên xã đội trưởng du kích hỏi: - Ai là cấp chỉ huy ở đây? Mọi người chờ đợi. Tiểu Đoàn Trưởng trả lời: - Tôi! - Anh tập họp tất cả binh lính! Xã đội trưởng nói, giọng không được tự chủ khi đối diện với mấy trăm con người mắt nhìn hắn như trêu ghẹo... Lúc đó trong sân chùa Long Thạnh Mỹ, những người lính ngồi bệt xuống đất, cởi những chiếc vớ nhà binh rồi đưa lên mũi ngửi, mỉm cười nhìn nhau. Phải không bạn, chúng mình mang những đôi vớ này đã mấy ngày từ hôm rút khỏi Trãng Bom mà không có thì giờ để thay chiếc khác. Cởi những đôi vớ ra, bàn chân thật thoải mái nhưng tâm hồn sao lại u uất. Mùi hôi của vớ không nặng bằng mùi phiền muộn. Khi thấy anh em binh sĩ cởi giày, nhiều bà con chạy về nhà lấy dép ra cho.

Lính và dân trao đổi giày nhà binh và dép nhẹ với những nụ cười như muốn nói với nhau: "Cám ơn em đã cho anh đôi dép, đôi dép khiến đôi bàn chân anh nhẹ nhàng. Cám ơn anh đã nhường cho em đôi giày lính, đôi giày này sẽ tiện lợi cho em trong những tháng ngày tương lai". Thấy đồng bào vui mừng khi nhận đôi bốt mòn đế, người lính ngạc nhiên nhưng rồi chợt hiểu. Phải, chính từ giờ phút này đây, những cuộc đời sẽ thay đổi, những khốn khó đang chực chờ. Tội nghiệp các em đang độ tuổi lớn khôn, chỉ mới ngày đầu mà đã thấy ra con đường tương lai đen tối!

Khoảng hai giờ chiều thì đồng bào đem thức ăn đến sân chùa Long Thạnh Mỹ. - Các con ăn cơm cho đở đói! - Các chú ăn cho thật no nghe! - Các anh cứ tự nhiên như ăn cơm của mình! Đồng bào trong xã mời các anh, thương các anh lắm! Đã lâu lắm rồi, đây là bữa cơm thịnh soạn nhất mà người lính chiến đấu được hưởng. Cơm gạo trắng, thịt heo kho măng thơm phức. Nhiều đồng bào đứng xem lính ăn, cười mãn nguyện. - "Trưa nay ăn thịt kho, chiều nay ăn cá lóc kho nghe các con!" Mẹ nói. - "Ra giếng chùa tắm cho mát rồi đi nghỉ cho khoẻ nghe các con!" Cha bảo.

Tội nghiệp vị sư già gần 70 tuổi, không quen mùi thức ăn sinh vật, nhưng cũng đi từ nhóm này đến nhóm khác thăm hỏi như là một người cha sau bao ngày xa xách con mình. Hầu hết anh em binh sĩ đều ăn uống tự nhiên, rất ngon lành. Những sĩ quan chỉ huy thì không bình yên như vậy. Có người không nuốt nổi vì nước mắt lưng tròng. Khóc vì tủi nhục và cũng vì sung sướng. Nếu chiến đấu không có lý tưởng, không vì tự do hạnh phúc của dân tộc thì sao có được bữa cơm đầy tình nghĩa đáp đền hôm nay. Buổi chiều sân chùa vắng lặng vì anh em binh sĩ vào chơi trong làng. Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng và vài sĩ quan ở lại nghe vị sư già nói chuyện. Trước đây, sư đã từng có chức vụ trong ủy ban kháng chiến Liên khu 5 ở miền Trung, nhưng sư bỏ trốn vào Nam khi nhận rõ bản chất của người CS. Sư nói: - Quân Đội miền Nam có lý tưởng nhưng không tinh nhuần lý tưởng, lại thiếu khôn ngoan xảo quyệt, nhân nghĩa giả như CS. Khi được hỏi về tương lai của miền Nam thì vị sư lắc đầu: - Thầy e rằng rồi đây ngay những chiếc áo tu nâu sồng nghèo khó cũng khó được mặc! Đôi mắt vị sư buồn nhìn về xa xôi: - Từ khi cuộc chiến bùng nổ lớn, mất miền Trung, đồng bào hàng hàng lớp lớp chết vì chạy giặc, kinh kệ không vào trong đầu óc thầy nữa! Đôi mắt sư nhìn sâu vào mắt mọi người với tiếng thở dài. Giọng một người run run: -- Vì đau khổ của chúng sanh mà tâm thầy không an, đôi mắt thầy hướng ra ngoài cửa Phật, còn chúng con hôm nay có được giây phút an lạc hiếm hoi trong cuộc đời. Chỉ sợ mai đây khi bước ra khỏi bóng chùa...

Sư chắp tay hướng lên bàn thờ Phật: - Mô Phật! Bây giờ thì mọi chuyện đã xong, chỉ mong rằng họ sẽ khôn ngoan giải quyết trong tình nghĩa huynh đệ, đồng bào ruột thịt thì mới mong oán oán không chất chồng! Lời Sư trầm hẳn xuống: - Các con rồi đây phải cố gắng nhẫn nhục chịu đựng, chấp nhận tất cả. Thầy tin rằng đồng bào mình không ai không thương các con. Hãy tạm quên lý tưởng mà luôn luôn nghĩ đến sự tồn tại thực tế của gia đình mình! Khi nghe Sư hỏi thăm gia cảnh mình, tự nhiên mọi người đều ứa nước mắt. Nước mắt sư cũng ứa ra. Vì thương nhớ quê nhà, lo âu cho đạo pháp hay biết trước số phận sắp tới của những con người còn trẻ đang quây quần trước mặt mà thầy khóc? Có lúc nào đó, lòng chợt nhớ đến mẹ. Không biết mẹ còn ở Huế hay lạc bước đến phương nào từ khi Huế mất. - Đêm nay thầy không thỉnh kinh, các con vào chánh điện mà nghỉ! Sư nói, rồi nhẹ nhàng đứng dậy. Anh em cũng đứng dậy chào người. Sư bước đi, dáng gầy xiêu xiêu. Màu nắng chiều tháng Tư nhạt nhòa trên vai áo nâu sồng, màu nắng loang lổ trên bậc thềm chùa như những mảnh vá của tâm hồn những người tạm nương nhờ cửa Phật đêm nay.

Buổi tối anh em binh sĩ về sân chùa đầy đủ. Dưới ánh trăng mờ mọi người nằm la liệt, có người ngủ say bất động như xác chết. Một vài tiếng ho, ú ớ từ đâu đó vang lên. Không ngủ được, Nguyễn Mạnh Tông ngồi dậy nói: - Anh Ba ơi, anh em mình đi một vòng trong sân thử xem!* Trần Văn Minh ĐĐT Đại Đội Chỉ huy, nghe nói cũng ngồi dậy: - Em đi với anh Ba và anh Tư! Tông hỏi: - Có cần đếm thử xem anh em còn đủ không? - Thôi khỏi cần. Chắc không có anh em nào bỏ đi đâu! Tiểu Đoàn Trưởng nghĩ thầm: "Anh em ai bỏ đi lúc này cũng được nhưng chắc không ai nỡ, anh em biết rằng nếu có người bỏ đi thì ngày mai các sĩ quan chỉ huy sẽ bị làm khó dễ. Anh em ở lại để tỏ rỏ tình huynh đệ và kỷ luật của đơn vị một lần cuối. Cám ơn các em. Chúng ta chỉ còn với nhau ở nơi yên tỉnh này một đêm thôi. Rồi ngày mai... "
* * *
Mọi người ngước mắt nhìn bầu trời phương xa đang treo lơ lửng một vài trái sáng. Chắc chắn đâu đó, quanh Sài Gòn và ngay trong lòng Sài Gòn giờ phút này vẫn còn có những người vẫn tiếp tục chiến đấu. Còn vùng 4 chiến thuật nữa. Vùng bốn không đầu hàng CS. Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng là những danh tướng, quý vị sẽ không tuân lệnh tổng thống Dương Văn Minh. Vùng bốn dân đông, kinh tế phồn thịnh sẽ là nơi quy tụ những anh hùng.
Khi ba người trở lại chỗ cũ thì thấy mấy anh em thuộc Trung đội Quân báo của thượng sĩ Bé đang ngồi nhìn dáo dác chung quanh. Bé nói: - Em giật mình thức dậy không thấy Thiếu Tá và hai Đại Úy nên gọi anh em dậy đi tìm! Tiểu Đoàn Trưởng cám ơn rồi bảo mọi người đi ngủ. Tình cảm anh em vẫn còn gắn bó quá, thật không có gì thay đổi dù Tiểu Đoàn Trưởng bây giờ không còn là Tiểu Đoàn Trưởng, sĩ quan không còn là sĩ quan... Đặt lưng nằm xuống, nhưng ba người vẫn không ngủ được. Giờ phút này, thật sự chỉ có giờ phút này mới nghĩ đến gia đình vợ con, mấy ngày qua chỉ nghĩ đến sự an nguy của đơn vị. Chỉ có những người lính chiến đấu mới biết rõ điều này hơn ai hết. Một đêm yên lành, thể xác bềnh bồng trôi qua đêm.

Sáng 1 tháng 5, nắng đã lên ngoài sân chùa. - Mời Trung Tá, Thiếu Tá uống trà! Nguyễn Toàn, nguyên là người phụ trách cơm nước cho Tiểu Đoàn Trưởng, pha trà và mời. -Thôi anh Toàn, đừng gọi Trung Tá, Thiếu tá, Đại Úy gì nữa, mọi người đều như nhau, cùng một hoàn cảnh cả! - Dạ, nhưng tụi em vẫn xem như không có gì thay đổi! Tiểu Đoàn Trưởng quay qua người lính quân báo bên cạnh, hỏi nhỏ: - Cây súng nhỏ của tôi cậu còn giữ không? Người lính nỡ nụ cười: - Em xin lỗi, em cố giữ như lời Thiếu Tá dặn, nhưng mấy anh em khuyên em ném nó đi, coi chừng Thiếu Tá nóng nảy làm bậy, khổ cho gia đình. Tụi em thấy mấy người du kích có vẻ nể nang chúng ta, họ không dám làm nhục Thiếu Tá và các vị sĩ quan đâu. Loạng quạng tụi em bẻ họng tụi nó hết!

Khoảng 11 giờ trưa, xã đội trưởng xuống gặp Tiểu Đoàn Trưởng, yêu cầu tập trung binh sĩ để nhận giấy chứng nhận cho ra về. Theo lời Tiểu Đoàn Trưởng, mọi người kéo nhau xuống tập họp tại sân xã. Tiểu Đoàn Trưởng và các Sĩ Quan nhận giấy rồi phát lại cho anh em binh sĩ. Đứng trước anh em đang tập họp, Xã đội trưởng VC nghiêm sắc mặt rồi nói: - Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam khoan hồng cho tất cả các binh sĩ nguỵ về với gia đình. Yêu cầu khi về địa phương phải đến trình diện chính quyền Cách Mạng. Các sĩ quan cấp úy cũng sẽ được ra về nội trong chiều nay. Riêng sĩ quan cấp Tá sẽ được chuyển lên Ủy Ban Quận quyết định. Ai nhận giấy tờ xong bây giờ có thể ra về! Xã Đội Trưởng dứt lời, đưa mắt nhìn anh em binh sĩ. Anh em vẫn đứng yên, mắt hướng về những người chỉ huy cũ chờ đợi.

Tiểu Đoàn Trưởng bước đến trước anh em nhưng miệng như không thốt ra được lời nào. Một phút rồi hai phút, bỗng trong hàng quân có tiếng khóc. Tiểu Đoàn Trưởng ứa nước mắt. Anh em ứa nước mắt. Tiểu đoàn trưởng nói và chớp chớp đôi mắt để làm khô nhanh hạt lệ đang ứa ra. - Ô kìa, sao lại... Anh em! Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ thấy một anh em nào khóc, ngay cả khi chứng kiến sự hy sinh của bạn mình. Bây giờ hết chiến tranh rồi, hết chết chóc rồi, anh em sẽ ra về xây dựng cuộc đời mới, sống hạnh phúc với gia đình vợ con thì tại sao lại làm như đàn bà thế, phải vui cười lên chứ. Cười như tôi đây này! Tiểu Đoàn Trưởng nói và cố mỉm cười. Cái mỉm cười lạ lùng nhất mà mọi người chưa bao giờ thấy. Anh em mỉm cười theo, có người cười thành tiếng nhưng vẫn có người còn sụt sùi. "TĐ 3/48 chưa bao giờ bại trận, ngay cả bây giờ cũng vậy, không được tỏ ra yếu đuối trước họ, không thể để họ xem thường tinh thần người lính miền Nam". Tiểu Đoàn Trưởng nói thầm với mình rồi quét đôi mắt sáng đầy cương quyết nhìn mọi người. Tiểu Đoàn Phó Nguyễn Mạnh Tông gật đầu nhận hiểu. Anh em nhận hiểu như đã nhiều lần nhận hiểu khi nghe cấp chỉ huy mình nói trước giờ xuất quân.
- Bây giờ anh em có thể ra về, nhưng hãy trả lời tôi trước khi chúng ta chia tay! Tiểu Đoàn Trưởng chống hai tay vào hông, một cử chỉ quen thuộc mỗi lần đứng trước hàng quân.
-Tất cả! Ngồi... - Xuống! - Đứng... - Dậy!
Cả ba trăm người trả lời cùng với động tác ngồi xuống và đứng dậy một lượt, âm thanh hùng hồn vang động làm rung rinh tâm hồn những cán binh VC và đồng bào có mặt khiến họ đều nhất loạt vỗ tay.

Khi mọi người bắt tay nhau từ giả, Tiểu Đoàn Trưởng quay qua hỏi trung sĩ Lê Văn Tạo:
- Ngoài anh Tạo biết gia đình Sơn, còn có ai biết nữa không?
- Chỉ một mình em biết thôi, em đã chuẩn bị tất cả rồi, xác Sơn đã được đưa lên xe lam, chốc nữa em sẽ đưa Sơn về nhà cho gia đình Sơn!

Giọng Tạo thật buồn và anh nói tiếp:
- Nó cố giữ cái máy truyền tin nên bị hụt cẳng khi qua sông, em kêu nó buông cái máy ra mà nó không chịu nghe... Đánh nhau không chết bây giờ lại chết, may mà sáng nay xác nỗi lên còn không thì ... - Có mấy trăm đây, em lấy mà trả tiền xe! - Thưa Thiếu Tá không, người chủ xe lam không lấy tiền! Sơn ơi! Cái chết của em đau lòng mọi người lắm, nhưng em sẽ bất tử trong lòng anh em bởi vì tất cả chúng ta không ai quên được những giờ phút Tiểu Đoàn lội qua sông để mong đến với Sài Gòn đang kêu cứu.

****
Gã tù binh đứng như trời trồng giữa buổi trưa ngày cuối tháng tư nắng gắt. Gã nhắm mắt lại, tai nghe lao xao những lời từ giả. Tay gã muốn cử động khi có bàn tay ai nắm chặt nhưng bàn tay gã như khô đi và cứng ngắt. Gã đứng đó và thấy một dòng sông đang chảy xiết với hình ảnh những người lính vội vã lội qua sông. "Sơn ơi! Sao em không chịu buông cái máy truyền tin, còn giữ nó làm chi trong giờ phút sau cùng khi không còn gọi được một ai, không nghe ai gọi mình!" Hởi con sông đang chảy xiết và sẽ chảy mãi trong trái tim đau đớn của ta! Ta làm sao quên dòng chảy ào ạt của ngươi đã nhận chìm, cuốn trôi đôi tay người lính đang nâng chiếc máy truyền tin lên cao, lên cao. Hởi người lính muốn qua sông về với Sài Gòn mà chưa qua được! Anh vẫn thấy đôi mắt em hướng về Thủ Đô buổi sáng 30 tháng Tư. "Ngày xưa khi anh mở mắt chào đời, Mẹ yêu, theo gương người trước chọn lời... đặt tên cho người nặng tình yêu nước vào nôi. Không biết con sẽ hát bài ca này bao nhiêu lần trong cuộc đời lưu lạc Mẹ ơi!... 
[trích tuyển tập Nhng Trn Đánh Không Tên Trong Quân S]

* (Các danh xưng anh Ba, anh Tư, anh Năm ... mà Sĩ quan Tiểu đoàn 3 dùng từ khi thiếu Tá Phương (anh hai) còn làm Tiểu Đoàn Trưởng năm 1972, lúc đó Tiểu Đoàn Trưởng hiện tại là Tiểu đoàn Phó, là anh ba)
.....................................................................................................
..........................................................................................................................................

http://everhartfamily.com/Vietnam/Vietnam3/CatholicMission3.jpg
Xuân Lộc 1965

See the source image
Cô Anh, nhân viên cửa hàng PX ở XL

=======================