add this

Wednesday, January 29, 2020

Hongkong Tân Cương gân gà khó nuốt

Protesters outside the Hong Kong Space Museum holding illuminated cell phones as part of the ‘Hong Kong Way’ human chain, August 2019
August 2019, nắm tay biểu tình trước Bảo Tàng Viện Không Gian HK, theo lối Baltic 1989


Hongkong Tân Cương
What Holds China Together
Ian Johnson *** ttt dich

Từ khi Mao chết cho Đặng Tiểu Bình cải cách kinh tế đến nay đã 40 năm; Tàu tiếp tục đối phó với các cuộc khủng hoãng. Nhưng nặng nhất và khó khăn nhất hiện nay là Hongkong và Tân Cương. Tô nhượng cũ của Anh cứ dài dài biểu tình, kéo cả triệu dân xuống đường chống lại việc Bắc Kinh áp đặt hệ thống luật pháp phi dân chủ kiểu CS; Tàu đã thực hiện một chiến dịch to lớn khắp nơi với tin tức sai lạc. Đó là phía Đông bên bờ Thái Bình Dương.

Về phía Tây sâu trong lục địa, sự thể bi thảm hơn, quá một triệu người Muslim bị tập trung “cải tạo” vì không chịu theo đường lối của Tàu bắt uống rượu, ăn thịt heo, và nhất là không chấp nhận tính cách tất yếu của một sự thống trị của Hán tộc. Mặc dầu được bao che bởi các bộ máy khổng lồ an ninh và tuyên truyền, sự bất ổn lục địa nầy mang nhiều ý nghĩa, nhiều nguy hại, hơn cuộc thảm sát Thiên An Môn [cả mấy ngàn người chết, cho Tàu một khuôn mặt kinh tởm trước mắt thế giới, kinh tế đình trệ và phân hóa dân tộc Tàu].

HK ném trứng thối ngày quốc khánh 2019

Đối đầu hai cuộc bất an nầy đồng thời đưa cả nước vào một vận hội mới, CS Tàu đã áp dụng những chính sách “kỹ thuật”: cho phép dân có thêm tự do – ví như du lịch ngoại quốc, kiếm tiền, sống nơi mình muốn, theo đuổi những mục đích cá nhân – chừng nào kẻ thụ hưởng tách xa (các vấn đề) chính trị.

Chính sách “phi chính trị nầy” không thể ngăn chận sự tự hỏi: ngoài bạo lực dã man, có cách gì khác hơn để giữ nước Tàu khỏi sự bất hòa, dung hợp các dị biệt trên một lãnh thổ rất lớn.

Năm 1984, khi Luân Đôn và Bắc Kinh đồng thuận giao hoàn tô nhượng HK cho Tàu năm 1997, phản ứng của Tàu rất náo động, như điện giật. Lịch sử 140 năm người ngoại quốc cai trị lãnh thổ Tàu sẽ cáo chung.
Mặc dù ớn gáy khi nhìn diễn biến Thiên An Môn, nhiều người vẫn xem các cải cách kinh tế thập niên 1990 là chuyện xẩy ra ở vùng xa với HK. Lạc quan về tương lai xuất phát từ điều khoản bảo đảm độc lập pháp luật và tài phán của HK trong 50 năm, cho đến 2047; bên cạnh lời hứa mơ hồ về một tương lai dân chủ hơn.

Việc giao hoàn nầy xẩy ra vào thời gian khắp thế giới CS đang thụt lùi và dân chủ đang lên. Do đó, các nhà phân tích hy vọng rằng HK – với nền pháp trị, tự do báo chí, tài phán độc lập, lập pháp tương đối dân chủ - sẽ là một mô biểu mà nước Tàu một ngày rất gần sẽ dùng trong việc cai trị và quản lý xứ sở.
Sự kết ước có hai chỗ sai lạc trầm trọng. Thứ nhất cả hai bên, không bên nào có thiện chí. Mãi cho đến 1991 (tức là lúc quyết định ra đi), Anh mới cho phép bầu cử trực tiếp hội đồng lập pháp của HK. Bắc Kinh, vốn dĩ không muốn dân chủ có đất sống ở Tàu, hẳn đã thấy rõ đó là mánh gian làm khó, sau 140 năm Anh mới chơi trò dân chủ thì Tàu cũng không tha thiết gì đến dân chủ trong 50 năm sắp tới.

Tận đáy ruột, Bắc Kinh muốn có một HK giống như cái HK mà Anh đã hưởng lợi: một tụ điểm, một giao lộ tài chánh, mậu dịch, nhưng “phi chính trị”. Chừng nào HK còn chuyên chú vào doanh thương, Tàu sẽ không xóa bỏ những vết tích thời qua như tự do báo chí, quyền dung dưỡng những nhà phản kháng.
Nhưng nền tự chủ thực sự và đầy đủ thì sao? Chả lẽ để HK làm một tín hiệu mới, một hình ảnh mới cho cả Hoa lục sao?

Sự kết ước nầy không để ý đến 7 triệu dân HK. Tuy hơn thế kỷ dưới sự cai trị của Anh, dân chúng vẫn tự cho mình là “Tàu” tuy không đồng quan niệm vô cùng chật hẹp của Bắc Kinh về lòng ái quốc. Anh khuyến khích không nên nhập một phe phái chính trị nào, ví dụ Quốc Dân Đảng cai trị Đài Loan hay CS Tàu ở lục địa, tuy hai lực lượng chính trị đều cấy ủng hộ viên hoạt động tích cực, biểu tình bạo động như 1967. Tinh thần “Tàu tính” một thời tạo nên phong trào văn hóa, ví như Louis Cha đã viết nhiều truyện kiếm hiệp và tiểu thuyết ca ngợi chống ngoại xâm. 

Nhưng hiện nay, quan niệm “làm người HK” đã trổi dậy, khơi mào từ thập niên 1970, phần lớn bắt nguồn từ sự tiêu thụ (consumerism) và văn hóa Quảng Đông như âm nhạc thời trang, phim Lý Tiểu Long, bên cạnh sự kiện cho mình là Tàu không phải là phi luân.


----------------------------------------
Hong Kong should be made an independent state. 
Hong Kong is our country. We are not Chinese
Billy Chiu Hin-chung Facebook
--------------------------------------------------------------------


A protester demonstrates outside the British Consulate in Hong Kong. Photo: Reuters
người Hongkong, Hongkongese not Chinese

HK đã tổ chức thắp nến tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn 1989, uy nghiêm trịnh trọng nhất thế giới.
Cuộc tưởng niệm nầy là một sự phản kháng trong im lặng, diễn tả mối lo âu thay cho cả dân Tàu, nói lên nhu cầu dân chủ hóa toàn quốc và các nạn nhân phải được vinh danh.
Vài nhà phân tích cho rằng hình thức ái quốc nầy sẽ đi chung với sinh mạng cả nước và làm xúc tác cho việc thống nhất.

Nhưng thực tế trong mười năm qua đã diễn ra trái ngược lại. Thống kê thăm dò cho thấy thế hệ sinh vào thời giao trả HK không đồng hóa với Tàu, bỏ văn hóa Tàu, và gắn bó với lịch sử cùng các định chế dân sự của HK.
Học giả Sebastian Veg cho rằng đó là hậu quả việc Bắc Kinh nhảy vào nội vụ của HK như ép học sinh phải học quan niệm ái quốc của Bắc Kinh, ví dụ thương yêu tổ quốc là thương yêu đảng CS; học những điều trái ngược với văn hóa nhân bản và văn hóa địa phương HK.

Cuộc thăm dò dư luận ngay sau Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, cho thấy đại đa số lớp người từ 19 đến 29 tuổi xem mình là người HK, không liên hệ đến hệ thống quyền hành của Tàu.
Những lần tưởng niệm Thiên An Môn hằng năm cho thấy sự thay đổi nầy. Lúc đầu tổ chức để ủng hộ dân chủ, các lần sau cho thấy sự ưu lo của dân cư HK; nhiều người cho biết lần đầu tiên đến dự như là công dân thế giới để ủng hộ nền dân chủ của HK chứ không vì liên hệ đến Tàu. Theo yêu cầu của giới trẻ, khẩu hiệu “yêu xứ sở” không còn được dùng trên các truyền đơn vận động hay trong các lời phát biểu của ban tổ chức.

Người HK đang hướng về chủ thuyết “địa phương”;  bảo vệ các thắng tích xưa như bến tàu Hương Cảng, xây trên đất lấp lấn của biển; giữ các khu gia cư khỏi bị triệt hạ để nối tiếp đường sắt từ bên Tàu trong lục địa; chống cường hào lục địa vào mua đất, tăng giá nhà cửa dân nghèo không có chỗ ở. Nếu Bắc Kinh ca ngợi sự tiếp thu HK là vinh dự chung, người HK tự cho mình là nạn nhân của đường lối thực dân thuộc địa kiểu mới.

Baltic Way in Moteris magazine.jpeg
Baltic Way: Nắm tay nhau 675 km qua ba xứ Esthonia, 
Latvia và Lithuania đòi Nga trả độc lập 1989

Người HK phản đối các chính sách thu hẹp hay hủy diệt nền tự trị, ví dụ dự luật dẫn độ về lục địa; dự luật nầy đã được thâu hồi nhưng nó đã giúp tăng trưởng sự bất mản ngày một thêm. Giới trung niên đã bắt đầu tham gia biểu tình, họ chia sẻ cảm nghĩ của giới trẻ không cần bàn tay bảo hộ của bất cứ ai, chỉ cần tự do.
Sự tha hóa ngày càng xấu thêm vì Bắc Kinh không thể đưa ra một hệ thống giá trị, một hệ thống công quyền đủ sức đáp ứng nguyện vọng chung. Người HK đã có tự do internet, tự do báo chí trong một vùng đất tuy không hoàn toàn dân chủ nhưng có pháp trị, không có luật rừng như Hoa lục. Họ đo tiêu chuẩn sống không bằng cây thước Cách Mạng Văn Hóa thời Mao, mà dùng cây thước của các thành phố Vancouver, Sydney, Bonn….Những tiến bộ kỹ nghệ, thương mãi ngày nay không làm họ quên thực tại là tham nhũng độc quyền của một nhóm người không do ai bầu lên, coi rẻ mạng người; những đều đó sẽ chụp lên HK, trước khi đáo hạn 50 năm ân huệ.

HK chào mừng Mỹ ủng hộ
Điều xô đẩy người HK xuống đường để đánh trận cuối cùng là sự thất vọng não nề và toàn diện. Có chính quyền ngoại quốc nào tiếp tay đâu. Họ chỉ ọ ẹ la lối, vẫn công nhận quyền Bắc Kinh đè đầu một tỷ rưởi người, mắc chi phải dính vào 0,5% dân số nầy ở HK. Họ phải ra tay chận sự đồng hóa không tránh được nầy.

Nếu HK bị thúc đẩy bởi sợ hãi, Tân Cương nằm trong thời kỳ tồi bại thảm thương nhất trên đế quốc Tàu. Giống như khu thị tứ sầm uất bán nhiệt đới bên biển Nam Hải, khu dân cư thưa thớt Tân Cương gồm sa mạc và ốc đảo cũng gánh chịu những hậu quả của lịch sử, của quá khứ. Cả hai đều nằm trong sự chi phối của một chính quyền tân thời thừa hưởng những biên cương và tâm thức của một đế quốc.

Triều đại cuối cùng của đế quốc Tàu được điều khiển bởi một nhóm sắc tộc nhỏ là Mãn Thanh, xưa kia là những chiến binh du mục phía bắc Triều Tiên và đã chiếm đế quốc Tàu trong tay nhà Minh năm 1644.
Mãn Thanh là lớp người đế quốc giỏi, kiểm soát hết dân Tàu tuy tỷ số Thanh và Hán dân là 3/1.000. Họ tiếp nhận các đường nét chính của văn hóa Tàu, nhất là Khổng Giáo; để rồi được người Tàu công nhận là triều đại cuối cùng tiếp nối chuổi dài triều đại cai trị xứ sở.

An ethnic Uyghur woman on crutches protests in front of a line of paramilitary police in Urumchi, in China's Xinjiang region, July 7, 2009.
Tân Cương 2009 phản đối đàn áp, mấy trăm người chết mấy ngàn bị thương

Nhà Thanh nới rộng biên cương phía bắc bao trùm Mông Cổ, phía tây gồm Tây Tạng và Tân Cương. Đấy là một thành quả đáng chú ý nhưng vẫn là một đế quốc theo kiểu xưa bằng đao kiếm; điều trị sức mạnh kinh tế của hằng trăm triệu dân vào lực lượng võ trang dưới quyền sử dụng của nhà Thanh. Khổng giáo và các tôn giáo duy trì giềng mối cấu kết của nước Tàu trung tâm (từ Bắc Kinh xuống HK, đến hết Tứ Xuyên); nhưng không ảnh hưởng phần còn lại bằng nửa diện tích đế quốc là vùng mới chiếm và có rất ít người Hán.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ 1911, các nhà lập quốc không biết tính toán ra sao về một ngôi nhà rung rinh thế nầy. Họ có thể bỏ những vùng mới chiếm, củng cố và xây dựng một chính quyền hoàn toàn Tàu trong phạm vi biên giới xưa của nhà Minh. Điều nầy giống như trường hợp đế quốc Ottoman thua trận Thế Chiến thứ nhất, mất hầu hết các lãnh thổ Trung Đông. Những kế hoạch gia như Ataturk phải co rúm chú tâm vào phần đất còn lại ở Tiểu Á, thành lập một chính quyền riêng cho người Turk. Dĩ nhiên là một giải pháp thất thường (như tất cả các quốc gia xây trên nền móng chủng tộc). Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới liền lạc, và một lịch sử thống nhất để làm quê hương Turk.

Chính quyền Tàu hiện kim chỉ mất một miếng đất nhỏ của nhà Thanh, là Ngoại Mông, sau thành chư hầu của Nga và hiện độc lập. Như vậy nước Tàu hậu đế quốc gồm rất nhiều chủng tộc không phải Tàu như Mông Cổ, Tây Tạng, Uighur, Hồi và gần 50 sắc dân sống ở miền Nam. Cộng chung số nầy không bằng số người Tàu, nhưng họ chiếm các lãnh thổ biên cương với diện tích bằng nửa toàn xứ.

Thay vì thả bỏ các vùng nầy, chính quyền Tàu, quốc lẫn cộng, đã bắt chước lối CS nhận đế quốc Nga hoàng (tuyên bố các dân bị trị được tự do khỏi chế độ phong kiến và có nền tự trị giả mạo). Do đó nhiều tỉnh được gọi là khu tự trị, trên danh nghĩa dưới quyền kiểm soát địa phương nhưng trên thực tế do Bắc Kinh điều khiền, chính quyền gồm hầu hết người Tàu, vài người địa phương làm cảnh.
Nói khác, Tàu cũng như Liên Xô là một đế quốc kết hợp bằng bạo lực nhưng không có lối cai trị thích hợp với những vùng mới chiếm.

Đó là nguồn gốc sự bất ổn hiện nay ở Tân Cương. Vùng nầy đáng lý là khu tự trị của người Uighur, gốc Turk, theo Muslim với 11 triệu dân. Nhưng thực tế là một thuộc địa của Tàu, người Tàu các nơi đến khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm chủ đất đai phì nhiêu.
Trong 25 năm qua một nhóm nhỏ Uighur phát động phong trào khủng bố, có dăm ba lần tấn công, đủ để cho Bắc Kinh có lý do nại rằng Tàu đang đương đầu với khủng bố kiểu al-Qaeda và đưa ra các biện pháp sắt máu.

Bắc Kinh đã thiết lập các trại tập trung và một hệ thống canh phòng theo giỏi tân tiến hàng đầu để quét sạch phong trào ly khai và thi hành đường lối xã hội thế tục: trẻ con không được đến mosque, thịt heo và rượu phải có bán trong nhà hàng.
Bắc Kinh tự mãn đã giải quyết vấn đề Uighur nhưng thật ra chỉ tạo thêm căm hờn oán hận cũng như đã hậu thuẩn một lớp người cai trị HK không chịu nghe tiếng nói của dân.

Mô biểu chính quyền tân thời cần đem ra áp dụng ở những nơi như HK, Tân Cương là quyền tự quyết. Giải pháp nầy không phải toàn bích như ở Catalonia và Basque ở Tây Ban Nha khi thực hiện. Nhưng nguyên tắc và đường lối tự quyết vẫn còn giá trị.

Một giải pháp khác là trở lui đường lối ôn hòa của nhà Thanh đối với sắc dân: chấp nhận các văn hóa khác nhau thay vì giả hiệu tự trị và ép buộc tiếng Tàu phải là tiêu chuẩn văn hóa khắp nơi. Ngày nay ở bên Tàu ai nói điều nầy đều được xem là mất trí.

Giới văn nghệ, các ngành học thuật đều lên tiếng yêu cầu Tàu có thái độ hòa giải với các sắc dân thiểu số, thay vì giữ thái độ làm cha (paternalism) bang bố nền văn minh Hán tộc. Người Uighur không đòi Tân Cương độc lập nhưng đòi hỏi ngôn ngữ của họ được ngang bằng chữ Tàu và được dạy trong các trường. HK không muốn tiếng Quảng Đông bị thay thế bởi quan thoại.
Các học giả cho rằng Tàu sẽ không khá nếu không ra khỏi đầu óc trụ vào Bắc Kinh (Beijing centric) thỏa mãn với điều gọi là “quốc tính” hẹp hòi. Tuy vậy họ vẫn tin Bắc Kinh cứ đi như vậy trong bạo lực, luôn nêu tối hậu thư: tuân lệnh hay bị tiêu diệt. What holds China Together

Phụ bản



References to leftist protesters waving Quotations from Chairman Mao were deleted in the police's official history. Photo: SCMP Pictures


1967 bạo động kéo dài 18 tháng từ giữa năm 1967 do phe nhóm của Mao Trạch Đông cầm đầu. Ngày nay cảnh sát HK đã viết lại lịch sử, đổ lỗi cho chính quyền Anh, sửa cách hành văn và bỏ các hình ảnh rõ ràng do TC điều khiển ví dụ hình nầy gồm thanh niên thường phục cầm cuốn sách của Mao The Small Red Book.
Xin tham khảo đầy đủ nội vụ 

No comments:

Post a Comment