add this

Thursday, January 23, 2020

năm mới




See the source image
Đà Lạt ngày xưa ấy, một buổi sáng
Năm Mi An Bình
Tôn Tht Tu

Loanh quanh mấy ngày gần Tết, chẳng có gì đáng nói, cho nên nói chuyện tào lao là hay nhất, nhưng bậy một cấy là chuyện tào lao rồi cũng đưa đến triết lý, mọi con đường đều đưa đến Rome.

Mình chán chuyện vua chúa lắm rồi. Nhưng lão bà Elizabeth, 93 tuổi, còn chưa chịu ngồi yên khi cháu nội đem vợ ra riêng qua Canada ở. Hai trẻ phải trả hơn ba triệu đô tiền sửa sang ngôi nhà bà cho ở, bà là chủ nhà còn hưởng những lợi ích của việc sửa sang nầy; hơn nữa chính phủ cấp cho số tiền nầy, thế là bà hưởng hết. Tước hiệu Duke, Duchess sẽ giảm xuống thành Earl, và không được dùng danh hiệu His, Her Royal Highness; rứa mà thằng Harry vẫn được ở hàng thứ sáu lên làm vua, nếu 5 trự phía trước đều chết vì dịch Tàu hiện nay hay bị Iran bóp mũi. Rõ là tiền hậu bất nhất. Trong lúc ấy cha vợ thằng Harry đã từ con: tụi nớ chỉ thấy tôi khi thiên hạ chôn tôi xuống đất. Vì sao? ông Markle nói: mọi đứa con gái trên thế giới đều mong ước làm công chúa, mà con Meghan của tôi lại bỏ đi, tôi từ nó. Nào có khác chi: không chết người trai khói lửa mà chết người em gái hậu phương.

Hèn chi ông chủ một restaurant bên Tây đòi tự tử khi Guide Michelin (kỷ yếu du lịch ở Pháp) rút mất nhà hàng của ông một sao. Hèn chi ông tướng cảnh sát Bình, nếu tin Đặng Văn Nhâm, luôn ăn mặc áo quần tướng tay cầm "can" xưng tướng với bộ hạ.
Thầy Nguyễn Văn Trung biết chuyện ni sẽ đem ra giảng "avoir c'est être" (to have is to be). Có chức tướng thì mình thành tướng vĩnh viễn, thành một cục tướng to hơn cục đá trong đền thờ Muslim hay Kim Tự Tháp.

Phố Huế, đường Trần Hưng Đạo
Image result for dường Trần Hưng Đạo Huế
Thế mới biết Huế mình đã chửi ông Thái Lợi một cách phi triết lý. Được hỏi ông là ai, ngài nói: J'ai Thái Lợi. Tôi có tiệm buôn Thái Lợi bên phố Huế thì tui là ông Thái Lợi đây nì chứ còn ai; cũng như thiên hạ gọi ông Tăng Duyệt là ông Tinh Hoa, chủ nhà sách, nhà xuất bản.
Các thầy Huế đem câu: "J'ai Thái Lợi" cùng chữ "dix-six" (16) ra trêu chơi. Tui đâu có tệ đến "dix six" tui biết "seize" mà, rồi mới đến "dix sept" (17).

Bên kia bờ cực đoan là Tỳ Kheo Nagasena. Ông nói: Người ta gọi bần tăng là Na Tiên. Các pháp hữu cũng gọi bần tăng bằng tên ấy. Nhưng dù cho cha mẹ bần tăng có đặt cho bần tăng tên Na Tiên (Nagasena) hay một tên nào khác, thì chẳng qua cũng chỉ là những tên suông, đặt ra để phân biệt người nọ với người kia mà thôi. Trong những cái tên đó không hề có cái "ta" hay cái "của ta" như tà kiến và ngã chấp thường lầm nhận. (Kinh Na Tiên).
Chuyện Nhật, chú tiểu vô bạch thầy có ngài gì … ngài đến học, mươi lần cho biết các chức vụ từ to đến nhỏ như từ thống tướng xuống trung đội trưởng nhà sư đều nói không biết, tuy trên thực tế là người quen; bực quá ông bảo chú tiểu vào nói có ông gì… như Toda, Yoka, Honda, Toshiba...thì ông được mời vào; nhà sư bảo đó là bài học, xin hành giả lui gót hẹn kỳ sau.

Danh hiệu đi đôi với chính trị. Giặc lái là tài xế máy bay Mỹ ngụy, còn phe ta là anh hùng phi công biết tắt máy nghỉ trên mây chờ dịch đến mà thịt. Bạch Cung là nơi làm việc cuả người thân với ta; Nhà Trắng là hang ổ của thực dân tư bản. Lính ngụy gọi cán bộ là đồng chí thì được trả lời: tôi mà đồng chí với anh à, đấm buồi vào mồm". Dân Nam Kỳ thiếu giáo dục, tôi lớn thế nầy mà chúng gọi bằng "cậu".
Chỉ có người Huế là công bằng: Cụ Nguyễn Hoài cựu tổng giám thị, chủ tịch phong trào Cách mạng, đang hỏi cụ Thậm, cai trường, cất rớ nước lụt cá lúi nhiều hay ít. Cụ to cụ nhỏ đều là cụ, gam ma rơ hay gam mi nơ đều là nhạc; vợ lớn vợ bé đều là vợ cả.
De Gaulle thì không công nhận tên Kỳ, bèn hỏi: Qui est qui? Thằng xụt bệ kia là thằng chó nào? Âu cũng chỉ là de Gaulle mà thôi; phách tấu như bao giờ, cứ thúc đít Sihanouk kiếm địa.

Lâu quá không gặp nàng, lần cuối trước đó khi nàng đã lên mười tám, xa cách từ khi quen nhau tuổi mười ba. Nay lại là mùa Tết vui nhộn. Từ xa về nhà cha mẹ,  Nam California, nàng rất vui, nàng mi tau ngay trong khi đứa con gái đứng sau lưng đã 16, 17. Chỉ dăm ba câu, tôi từ giả, chào người mẹ mà không khéo đã thành má vợ của tôi. Tôi nói: mấy con của chú thím thật hạnh phúc. Con T. bao giờ cũng vui tươi như xưa". Bà quay lưng bỏ đi, tôi lặng lẽ ra về. Lúc ấy bà đang mặt áo tràng xám, tay cầm thẻ hương, tôi nghĩ bà bận tụng kinh.
Sau Tết tôi gặp cô em kế của nàng và được biết bà mẹ bất mãn tôi đã gọi cô chị bằng "con", cô chị đã là bà nầy bà nọ. Tôi tự trách đã không "up date" cuộc đời.
Cô em nầy tôi dấu kín dưới thành ngữ "Huế buổi chiều" trong ngoặc kép bên dưới. Cô em khác với cố chị; cô em trầm như những chữ Hán không ai đọc ra khắp xứ Huế, cô theo Trường Hán Học mở chung nhà với trường Mỹ Thuật. Một buồi chiếu mồng hai Tết, cô đã thả tôi ra đường tiếp tục cái bơ vơ của người nửa Saigon nửa Huế, sau mấy món ăn nhẹ ngày xuân.
Nói riết mà quên cấy ni là chính.
Huế, một buổi chiều không núm lại được “buổi chiều”, để “buổi chiều” trôi xuôi hay bước xuống đò qua sông. Đà Lạt, một buổi sáng không giữ được “buổi sáng”, để “buổi sáng” theo ánh mắt xuống khuất trong thung lũng sâu, rợp bóng anh đào. Những nam mô, những amen chẳng làm đếch được gì người ơi.-

===============================================================================


J. Strauss



No comments:

Post a Comment