Biên Hòa 1970 |
tri thiên mệnh
Khôi Vũ Nguyễn Thái Hải
Mấy hôm sau đám
cháy nhà ở khu đền thờ Đức Thánh Trần, tôi đang phụ cha tôi thụ phấn nhân tạo
cho giàn dưa tây thì cha tôi hỏi:
-
Cậu xóa hết nợ cho những khách hàng bị cháy nhà, số tiền khá lớn đấy, con có thấy
tiếc không?
Tôi
thật thà đáp:
-
Dạ tiếc.
Rồi
tôi hỏi ngược lại:
-
Thế cậu có tiếc không?
Cha
tôi gật đầu:
-
Cậu cũng tiếc. Nhưng họ đã bị cháy nhà, tài sản mất hết. Họ khổ hơn mình.
Một
hôm khác khi hai cha con đi lên hãng Coca-cola ở Khánh Hội trên Sài Gòn dự một
buổi họp khách hàng có xổ số, vé số của cha tôi chỉ sai một con số thì trúng lô
độc đắc là chiếc xe gắn máy hiệu Goebel. Ban tổ chức thưởng an ủi một cái cặp
da. Trên đường về, ngồi trên chiếc trắc-xông chở khách chật chội, cha tôi lại hỏi
tôi:
-
Hụt lô độc đắc, con có tiếc không?
Tôi
đáp:
-
Tiếc lắm! Thế cậu có tiếc không? Tôi hỏi y như hôm nào đã hỏi lại cha tôi một
cách ngẫu nhiên.
Nhưng
lần này thì cha tôi trả lời khác:
-
Không! Cậu không tiếc gì cả ...
Tôi
nhớ lại chuyện dưới giàn dưa tây nên hỏi:
-
Sao xóa nợ cho những người cháy nhà cậu lại tiếc?
Cha
tôi trầm ngâm một lát mới nói:
- Vì đó là những đồng tiền mình làm ra từ mồ hôi lao lực của mình, còn cái xe Goebel kia không phải của mình làm ra, được thì tốt, không được thì thôi, có gì mà tiếc!
Cha tôi là con út đời
vợ thứ nhì của ông nội tôi. Vì hoàn cảnh ông phải bôn ba xa xứ, rồi lưu lạc vào
đất Biên Hòa, làm nhà ở và buôn bán la-ve nước ngọt tại khu Phúc Hải. Ông hay kể
cho tôi nghe chuyện quê hương và nói về nhiều sự trùng hợp khó hiểu. Ông bảo
sông Thái Bình chảy qua quê ông có nguồn trong lãnh thổ Việt Nam, sông Đồng Nai
chảy qua Biên Hòa - nơi gia đình tôi ở hiện nay - cũng khởi nguồn từ trong nước.
Ông kể rằng ngày xưa ông nội tôi mua một khoảnh đất ruộng rồi đào ao lấy đất vượt
lên làm nền nhà, làm vườn tược và vì thế mà ông có tên là cụ Vượt; còn mảnh đất
nơi nhà tôi ở từ đó cho đến bây giờ cũng vốn là đất ruộng, cha tôi đã mua đất từ
nơi khác đổ lên để làm nhà, làm vườn.
Điều căn bản là tuy
theo nghề buôn, cha tôi lại có tính hào hiệp. Tôi biết có mấy trường hợp ông đã
cho không khách hàng gặp hồi túng thiếu số nợ của họ và dĩ nhiên là ông giấu mẹ
tôi. Tôi không biết ông có năng khiếu hoặc thích âm nhạc hay không, nhưng khi
tôi được một người hàng xóm dạy cho đánh đàn măng đô lin và đánh được trọn bài
'Lên Đàng' thì cha tôi rất thích, thường bảo tôi "trổ tài" cho ông
nghe, ấy là những buổi chiều khi tiệm buôn vắng khách hoặc một buổi tối khi tôi
không phải học bài, làm bài, còn ông thì rảnh rang, nằm ngửa trên ghế bố, tay
phe phẩy quạt, chân vắt chữ ngũ...
Sau
này ở khu Phúc Hải có thêm mấy người mở tiệm buôn la-ve nước ngọt như cha tôi
và họ giàu lên rất nhanh. Đã là học sinh trung học, tôi ham muốn biết nhiều
chuyện và cũng thuộc dạng hay thắc mắc. Tôi đã hỏi cha tôi:
-
Tại sao cậu buôn bán trước người ta mà không giàu có được như người ta?
Cha
tôi giải thích:
-
Buôn bán muốn làm giàu nhanh phải biết gian dối, đầu cơ, nâng giá... Gian dối
như mình có vốn nhưng lại nói với người cung cấp hàng cho mình là thiếu vốn,
xin chịu để chiếm dụng vốn của người ta càng lâu càng tốt. Đầu cơ là biết giấu
hàng khan hiếm hoặc mình đoán là sẽ bán chạy vào một dịp nào đấy để khi ấy mới
tung ra. Nâng giá là khi hàng thiếu, khách hàng cần thì mình bán giá cao họ vẫn
phải mua...
-
Cậu biết cách làm giàu nhanh, sao cậu không làm?
-
Biết và làm điều mình biết là hai việc khác nhau, con ạ. Mà tại sao bỗng dưng
con lại thắc mắc chuyện giàu nghèo?
Tôi
thú thật:
-
Có mấy đứa bạn học của con nhà giàu lắm. Chúng nó gọi những đứa như con là dân
xóm nhà lá!
-
Con xấu hổ à?
Tôi
ấp úng không đáp.
Cha
tôi nhỏ nhẹ:
-
Chỉ có kẻ trộm cắp, lừa gạt mới xấu. Người sống bằng đồng tiền do chính sức
mình làm ra thì lúc nào cũng cảm thấy thanh thản...
Rồi
một ngày nọ, trong lúc hai cha con ngồi ăn dưa tây dầm đường cát, ướp nước đá,
cha tôi đột nhiên trở lại chuyện buôn bán, chuyện làm giàu để nói với tôi khi
mẹ và em gái tôi đi chợ Biên Hòa, nhà chỉ còn hai cha con.
Cha
tôi nói:
-
Hồi mới đến đây lập nghiệp, cậu đã nuôi chí làm giàu. Bởi thế cậu mới chọn nghề
buôn bán. Người xưa nói: phi thương bất phú. Không buôn bán thì chẳng giàu được.
Nhưng vào nghề rồi, học hỏi người ta, biết hết những mánh khóe lọc lừa mà cậu
không thể làm được. Có lần cậu đã thử nâng giá hàng hiếm thì quả nhiên được lãi
to, nhưng lại mất cả tháng cứ ray rứt mãi, đêm nằm ngủ trằn trọc không chịu được.
Từ đấy cậu kết luận là mình không hợp với nghề buôn bán, định tâm chỉ xem công
việc này như một việc để kiếm sống và có chút tích lũy thôi...
Tôi
chăm chú lắng nghe mà chẳng đoán được cha tôi định nói gì thêm.
Cha
tôi hỏi:
-
Con phải trả lời thật với cậu là con có thích làm giàu không?
-
Con... con không biết...
-
Thôi được, nếu con chưa trả lời được thì ta tạm gác lại chuyện ấy. Nhưng con thử
nói cho cậu biết xem mai sau con thích làm gì?
Tôi
hớn hở:
-
Con thích làm bác sĩ.
-
Thế nếu không làm được bác sĩ con có buồn không?
-
Buồn chứ...
- Vậy thì cố học đi...
Câu chuyện dừng lại
ở đó và tôi vẫn chưa hiểu thực ra cha tôi định nói với tôi điều gì... Năm tôi
15 tuổi thì cha tôi đã ngoài năm mươi. Đúng ngày sinh nhật tôi vào đầu tháng
tám đang nghỉ hè, ngoài trời đang mưa sùi sụt, cha tôi tuyên bố với mọi người
trong nhà giữa bữa cơm trưa có canh riêu cá rô, thịt kho tàu và dưa muối chua:
-
Từ nay thằng Hải được giữ chìa khóa trong nhà này.
Trong gia đinh tôi, chỉ có cha và mẹ tôi được sử dụng chìa khóa. Lời tuyên bố của cha tôi chính là sự trao quyền cho con trai. Dĩ nhiên cha mẹ tôi vẫn là chủ gia đình, nhưng khi có việc gì định làm, cha tôi đều hỏi tôi nghĩ thế nào về việc ấy. Thoạt đầu, tôi lấy làm hãnh diện lắm nhưng càng về sau càng thấy lo vì rõ ràng từ việc làm cái gác gỗ cho tôi ở riêng đến việc không nuôi chim bồ câu nữa, từ việc xây tường nhà thay cho vách gỗ đến việc chọn xoài là giống cây trồng sau vườn, từ việc mua xe Lambro ba bánh đế chở hàng thay vì mua xe Lambretta, việc nhận người nào vào giúp việc bếp núc, việc sơn cửa màu gì, lát gạch bông kiểu nào... tôi đều thấy mình có trách nhiệm vì đã góp ý để cả nhà đi đến quyết định!
Cũng từ năm đó, cha
tôi lao vào một công việc mới làm việc xã hội, từ thiện. Ông đi chùa, đi đền, vận
động lập nghĩa trang, vận động cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn... Khi có việc phải
đi, ông giao tiệm luôn cho tôi quản lý.
Những
ngày ấy, khi đi học buổi sáng, buổi chiều tôi phải cắt đặt người trực bán hàng,
người đi thu tiền hàng, ghi chép vào sổ số tiền nhận được, nhận phiếu đặt hàng
của khách và hẹn buổi giao hàng...
Tối, trở về nhà, cha tôi hỏi công việc trong ngày và tôi phải báo lại. Ông nghe, không nói gì có nghĩa là tôi đã làm đúng. Ngược lại, ông hướng dẫn phải làm thế nào thì tốt hơn. Tôi nghe lời cha tôi vừa là một đứa con nghe cha dạy bảo, vừa là một ông chủ trẻ học cách điều hành, quản lý công việc.
Cha
tôi thường ra khỏi nhà một mình. Hiếm hoi lắm ông mới đi cùng mẹ tôi hoặc với
tôi do tính chất công việc đòi hỏi. Ông thích nên thường dành nhiều lúc trò
chuyện với tôi, kể cho tôi nghe việc ông làm hoặc những gì có liên quan.
Chẳng
hạn như ông hỏi tôi:
-
Con có lên chùa trên núi Bửu Long lần nào chưa?
Tôi
đáp có.
Ông
lại hỏi tôi biết gì về ngôi chùa trên ấy?
Tôi
nói:
-
Dạ con không biết .
Ông
liền say sưa giải thích :
Bưởi Biên Hòa |
Cha
tôi khi thì sáng lập, lúc thì đứng chủ công vận động xây dựng hoặc trùng tu cả
thảy một ngôi đền, hai ngôi chùa và hai khu nghĩa trang cho bà con Phật giáo
trong vùng. Vì được tham gia quản lý tiền bạc trong nhà, tôi biết - mà mẹ tôi
không biết - đã nhiều lần ông lấy tiền nhà dùng vào việc xã hội.
Dường như đoán được là tôi biết bí mật của mình, có lần ông nói nhỏ với tôi: " Cậu chẳng ăn chơi, bài bạc. Dùng cho mọi người cả thôi. Con đừng có cho mẹ biết, nghe chưa! ". Tôi nhìn nét mặt căng thẳng và ánh mắt " năn nỉ " của ông mà suýt bật cười...
Vũng Tàu 1970 |
Cha
tôi đẩy ly bia về phía tôi:
-
Uống đi rồi về...
-
Sao vội vậy cậu. Còn sớm mà...
-
Cậu không thích nhìn biển...
-
Sao vậy? Con lại rất thích...
- Vì con mới ngoài hai mươi, tuổi của biển; còn cậu thì đã sắp đến tuổi sáu mươi rồi, tuổi gần khuất núi, có muốn làm lại việc gì cũng không còn kịp nữa...
- Là sao hả cậu? Cha tôi khẽ lắc đầu không đáp.
Sự im lặng của cha
tôi đã gieo vào lòng tôi bao câu hỏi và nghĩ suy về sự bao la mà hữu hạn của biển,
về sự bao dung mà tàn nhẫn của biển, về sự vô biên và giới hạn, cái thiện ác,
buồn vui... của đời người. Phải chăng biển trước mắt cha tôi như một nhắc nhở về
những mơ ước không thành của một thời trai trẻ... Trên đường về, tôi chẳng thiết
ngắm những cánh đồng lúa mênh mông vùng Bà Rịa, dãy núi Dinh có những tảng mây
dật dờ trên đỉnh, những sạp bán trái cây đầy dọc ven đường Long Thành... mà cố
gặng hỏi cha tôi là ông có điều gì muốn nói.
Xe về đến xa lộ Biên Hòa nhộn nhịp, ông mới chợt hỏi tôi:
-
Thuở nhỏ con mộng làm bác sĩ, bây giờ tuy ra trường là dược sĩ, nhưng cậu lại
thấy con mê viết hơn nghề làm thuốc. Ở đời, không thể làm cùng lúc nhiều việc
được đâu. Sức người có hạn. Ham muốn càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Con thử
nói cho cậu nghe xem, nếu phải chọn một trong hai công việc, con sẽ chọn việc
nào?
Tôi
ấp úng và hiểu ra điều cha tôi muốn nói chính là sự lo lắng về những ngả đường
phía trước của tôi. Tôi khó trả lời ngay câu hỏi bất ngờ của ông vì quả thật tận
thâm tâm, tôi tham lam muốn thực hiện trong đời mình cùng lúc nhiều việc khác
nhau.
Cha
tôi lại nói như ngày tôi còn bé:
"Thôi
được, nếu con chưa trả lời được thì ta tạm gác lại chuyện ấy".
Nhưng
khác hơn hồi đó, lần này ông nói thêm với tôi mà như nói một mình:
-
Ở đời, khó nhất là biết mình!
Năm ấy tôi hai mươi ba tuổi, may mắn đã ngộ ra nhiều điều từ lời dạy và cuộc đời của cha tôi.---
Gia Định 1965 |
No comments:
Post a Comment