Hoàng tử Josaphat gạp ngời mù xin ăn |
Thánh Barlaam và Thánh Josaphat
Dẫn nhập (ttt).- Năm 1881 Max Muller hoàn tất luận văn On the Migration of Fables để bàn luận sự du hành di tản của các ngụ ngôn từ Đông Phương qua Tây Phương. Ông cho biết làn sóng ngụ ngôn, ẩn dụ từ Thung Lũng Ấn Hà, xuống vùng Địa Trung Hải là một trào lưu tư tưởng trội yếu, sách liên hệ được đọc nhiều hơn Thánh Kinh và sách cổ điển Hy Lạp.
Ấy cũng là lúc
thịnh thời của các nhà tư tưởng Hồi Giáo trong mọi lãnh vực, những thế kỷ 11,
12 và 13. Các vị nầy đã đem qua Tây Phương rất nhiều kiến thức của Ấn Độ mà bằng
chứng rõ nhất là các con số Arab chính là của Ấn, các quan niệm thần học, thi
ca, âm nhạc. Các nhà tư tưởng Ấn Độ luôn dùng ẩn dụ, ngụ ngôn để trình bày các ý
tưởng thâm sâu. Người mù xem voi là ngụ ngôn đầu tiên Tây phương biết
đến và do Phật Thích Ca nêu ra. Những chuyện kể vừa bình dân vừa thâm thúy dễ được
tiếp nhận.
Trường hợp thứ hai được lược dịch như dưới đây. Từ 1881 đến nay đã 140 năm, nhiều nhà nghiên cứu văn học và lịch sử cho thấy mỗi chặn đường câu chuyện mang một màu sắc và chiếc áo TCG bền nhất và rộng nhất; họ không đồng ý Joannes Damacenus là tác giả.
Lalita Vistara được dịch ra nhiều thứ tiếng giữa thế kỳ 19, Âu Châu mới thấy sự trùng hợp; tuy Marco Polo đã kể sự tích nầy khi ghi lai lần ghé thăm Tích lan thế kỷ 15. Mãi đến hậu bán thế kỳ 20, một mặt giới học thuật nghiên cứu theo từng bộ môn và trường phái; một mặt, sách báo của Tòa Thánh tìm cách giải thích một lối khác; ví dụ Barlaam và Josaphat không chính thức là những vị thánh, không được phong thánh đúng thủ tục; từ 1969 hai vị nầy chưa mất chức thánh nhưng không có tên trong chương trình thánh lễ cho các thánh.
Tuy mang thân thế y hệt sự tích Phật Thích Ca, Barlaam và Josaphat bị giết và trở thành thánh tử đạo. Do đó những lời ca tụng giáo hội tôn vinh Josaphat là tôn vinh Đức Cồ Đàm đầy tính cách gượng ép; Đức Cồ Đàm có những kẻ đối nghịch nhưng không bị giết. Đông Phương không dùng tử đạo (martyrdom) như một sức mạnh của tôn giáo.
Sự tích
Thánh Barlaam và Thánh Josaphat
Max Muller 1881
Tại triều đường của giáo
lãnh Almmansur, Sergius, TCG, giữ chức tổng giám đốc ngân khố. Ông có người con
trai, ông giao cho một tu sĩ Ý dạy dỗ; vị gia sư nầy thuộc dòng Cosmas bị bắt
bán làm nô lệ ở Bagdad. Khi Sergius chết con trai kế nghiệp, đồng thời giữ chức
cố vấn trưởng của giáo lãnh. Tuy quyền cao chức trọng, tân bộ trưởng tài chánh,
vì ảnh hưởng của tu sĩ giáo thụ Ý, đột nhiên từ chức, qui ẩn để nghiên cứu,
học hỏi trì hành tôn giáo.
Tại chủng viện Saint Saba
gần Jerusalem ông xuất bản nhiều tác phẩm uyên thâm, nhất là cuốn: “Trình bảy
giảng luận Đức Tin Chính Thống”. Điều nầy giúp ông trở thành nhân vật hữu quyền
cao nhất về chủ thuyết của Giáo Hội Miền Đông. Cho đến ngày nay ông vẫn chức vị
thánh của cả hai giáo hội Đông và Tây.
Tên của ông là Joannes; vì
sinh ở Damascus, ông có thêm tên Joannes Damascenus. Thế nào ông cũng biết tiếng
Arab, Ba Tư nhưng sở trường tiếng Hy Lạp biếu ông danh hiệu “người bằng vàng”.
Ông nổi tiếng là người bảo vệ những hình ảnh linh thiêng chống với chủ trương
phá bỏ của hoàng đế Leo, khoảng năm 726. Về tiều sử của ông, không thể
phân biệt đâu là thực đâu là huyền thoại. Nhưng có điều chắc là ông đã ở trong
triều đường của giáo lãnh muslim Almansour, chống lại chủ trương phá bỏ hình ảnh
tôn giáo của hoàng đế đương thời và đã viết nhiều sách thần học sâu sắc.
Cuốn sách, nói gọn là
Josaphat, tóm lược như sau:
Một ông vua Ấn Độ, kẻ thù
và kẻ thanh trừng TCG, có đứa con trai duy nhất. Các thầy chiêm tinh đều nói hài
nhi sẽ theo tôn giáo mới và sẽ đi tu khổ hạnh. Nhà vua, do đó, tìm mọi cách không để hoàng tử biết cảnh
khổ của trần gian mà thay vào đó thích thú khoái lạc và hưởng thụ. Một đạo sĩ
đã tìm cách thân cận với hoàng tử để dạy chủ thuyết TCG. Hoàng tử được phép ra
ngoài thành bốn chuyến và thấy người già, người bệnh, người chết. Hoàng tử
không những rửa tội mà còn từ bỏ giàu sang của cải; sau khi đã giúp cha và quần
thần cải đạo theo tín ngưỡng mới, ông theo bổn sư sống trong sa mạc.
Mục tiêu chính yếu của tác
phẩm là quảng diễn một cách đơn giản các đường lối chủ thuyết chính của TCG. Đồng thời cuốn sách là tác phẩm đầu tiên về thần học đối chiếu (so sánh);
so sánh cái hay của TCG đối chiếu với các tôn giáo chính yếu đương thời như
Chaldan, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái. Một trong những điều hấp dẫn của tác phẩm
là những ngụ ngôn, ẩn dụ dùng để giải thích các lý thuyết. Những ngụ ngôn và ẩn
dụ nầy được truy nguyên từ Ấn Độ.
Con vật một sừng là Tử Thần
luôn theo sát con người. Hố sâu là thế giới; cây nhỏ là cuộc sống; hai con chuột
trắng đen cắn rễ cây là thời gian ngày và đêm; bốn con rắn là tứ đại bốn yếu tố
cấu tạo thân thể; con rồng chính là địa ngục. Tuy bị bao quanh bởi những thứ ấy,
con người đủ sức quên chúng mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc đời người như những giọt
mật rỉ từ cây nhân sinh.
Ký thú là tác giả cuốn Josaphat
đã mượn nhân vật chính, hoàng tử Ấn Josaphat, từ nguồn gốc Ấn Độ. Trong cuốn
Lalita Vistara, cha của Phật là một ông vua. Khi đứa con vua sinh ra, Bà la môn
Asita tiên đoán cậu bé sẽ lớn lên trong hào quang; hoặc trở thành một anh quân
hùng mạnh hay từ bỏ ngai vàng sống khổ hạnh để thành Phật. Nhưng vua cha không
muốn điều thứ hai, giữ con trong các cung điện, đầy lạc thú ngõ hầu hoàng tử chỉ
nghĩ đến khoái lạc mà quên việc chiêm nghiệm nội tâm và tu tĩnh, không có dịp
thấy khổ, lão và tử. Nhưng sau đó hoàng tử được phép ra ngoài thành. Nơi ông dừng
chân nghỉ tạm đã được đánh dấu bởi các tháp mà nhà tu Pháp Hiển đã đến thăm vào
thế kỷ thứ 5, cũng như Huyền Trang đã đến vào thế kỷ thứ bảy. Bốn chuyến xuất
hành cho hoàng tử thấy lão, bệnh, tử và thấy một tỳ kheo khất thực tu khổ hạnh
từ bỏ dục lạc, tìm giải thoát cho chính mình.
Rõ ràng chuyện kể của Joannes
về Josaphat không sai khác với cuộc đời của Phật. 300 năm trước Joannes, Pháp Hiền
đã thấy các tháp ghi dấu tích Phật ra ngoài cung thành, trong các phế tích
thành Ca Tỳ La Vệ.
Nhiều tác giả Pháp, Anh, Đức
đã chứng minh sự trùng hợp nầy. Tại Pháp, Laboulaye đã lên tiếng trên tập san Débats.
Tại Đức, Liebrecht so sánh hai tập từng chi tiết một đều giống nhau. Và tại Anh,
Beal khi dịch cuốn “Cuộc Hành Hương của Pháp Hiền”, đã lưu ý lần nữa rằng chuyện
Josaphat vay mượn từ sự tích Phật, Lalita Vistara, Phổ diệu kinh.
Có điều là lịch sử văn học
không nói đến chuyện nầy. Tác phẩm Barlaam Josaphat nổi tiếng thời Trung Cổ.
Sách đã được dịch ra các thứ tiếng: Syrie, Arab, Ethiopia, Armenia, Do Thái, La
Tinh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Bohemia và Ban Lan. Năm 1204, một vị vua Na Uy
đã dịch ra tiếng Iceland. Và gần hơn, một giáo sĩ Jesuit đã dịch qua tiếng
Tagala của Phi Luật Tân.
Điều kỳ dị là Barlaam và
Josaphat hiện là hai vị Thánh của hai giáo Hội TCG Đông và Tây. Giáo Hội Miền
Đông ấn định 26-08 là ngày Thánh của nhị vị; bên Giáo Hội Miền Tây, nhị vị được
tưởng niệm ngày 27-11.
Đôi lần sự hoài nghi được nêu ra về tính cách lịch sử của hai vị nầy. Leo Allatius, trong cuốn Prolegomena đặt câu hỏi: phải chăng cuốn Barlaam Josaphat có thật hơn cuốn Cyripadia của Xenophon hay Utopia của Thomas More. Nhưng ông tự trả lời rằng với tư cách một tín hữu TCG ông không thể tin rằng chuyện nhị vị là giả tưởng; chuyện nầy thật vì không những được ghi trong sách Mena của Hy Lạp mà con ghi trong sử thánh tử đạo của Giáo Hội Vatican.
Theo Billius, tác giả Joannes
nói ông nghe kể từ những người không thể sai lạc. Như vậy, hoài nghi những lời
kết thúc nầy là tin sức hoài nghi của chính mình hơn là tin ở đức tin TCG.
Billius không chấp nhận thái độ nầy.
Bellarminus nói ông có thể
chứng minh sự thật về câu chuyện nầy bằng sự kiện rằng tác giả Joannes đã niệm
danh hiệu Thánh của (đạo sĩ) Barlaam và (vua thoái triều) Josaphat.
Leo Allatius cho rằng nhiều
lời phát biểu và các lần đối thoại của Josaphat do Joannes bày ra vì Josaphat mới
rửa tội, chưa có thể thuộc nhiều đoạn trong Thánh Kinh. Nhưng ngay sau đó Leo
đã bát bỏ ý nghĩ của chính mình, ông nói tuy mới rửa tội Josaphat được Đức Chúa
Thánh Thần chỉ bảo để có thể phát biểu đối đáp theo đúng Thánh Kinh.
Giám mục Avranches cũng hoài nghi rồi tự mình phủ nhận hoài nghi. Ông nói: thật vô cùng táo bạo nguy hiểm sai trái nếu nói hai nhân vật Barlaam và Josaphat không có thực; hãy xem danh sách thánh tử đạo thì biết. Vậy không có lý gì mà hoài nghi.
Đối với chúng tôi câu hỏi
phải chăng Barlaam và Josaphat có trong lịch sử hay giả tưởng đã mở ra một viễn
tượng mới hoàn toàn khác biệt. Chúng tôi ghi nhận lời tuyên bố của tác giả
Joannes rằng ông nghe kể chuyện Barlaam và Josaphat bởi những người đã ở Ấn Độ một
thời gian dài. Ở Ấn Độ, theo chuyện lưu truyền xưa nay có một hoàng tử sống vào
thế kỷ thứ 6 trước công nguyên; ông được tiên đoán sẽ từ bỏ ngai vàng, và quyết
định suốt đời tu tập tham thiền để thành Phật. Chuyện cũng kể rằng cha của ông
tìm mọi cách ngăn chận việc nầy, giữ ông trong thành xa cách với thế gian, cho hưởng
thụ khoái lạc vui chơi mà không biết, già, bệnh và chết. Chuyện cũng kể rằng cuối
cùng hoàng tử được phép ra khỏi thành, được mở mắt thấy sự phi thực của đời sống,
sự phù phiếm của dục lạc; hoàng tử đã bỏ cung điện tu tập giác ngộ và trở thành
nhà sáng lập một tôn giáo mới.
Chuyện tích nầy là sự tích
của Đức Phật Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni.
Nay nếu Joannes Damascenus
giữ nguyên câu chuyện và lấy tên Joasaph hay Josaphat (biến âm của Bodhisattva)
thế cho Phật; nếu thân thế đời sống của Josaphat trích từ cuốn Lalita Vistara,
nếu vậy thì
·
Giống như phần đầu
luận văn đã nói nhân vật Pirette của La Fontaine là Bà la môn trong truyện
Pankatantra, Thánh Josaphat là Phật trong kinh điển PG.
·
Phật là một vị
Thánh trong giáo hội TCG.
· Lich sử lắm khi kỳ quái hơn tiểu thuyết.
===================================================================
No comments:
Post a Comment