add this

Friday, March 31, 2023

God is a black woman (bài cũ)


 Vài suy nghĩ về Thiên Chúa Giáo
Some Queries on Christianity
ELINOR GENE HOFFMAN  * Tôn Thất Tuệ dịch

Một người chết vì điện giật và sống trở lại sau hai tháng điều trị. Ai cũng muốn biết cuộc đời sau cái chết ra làm sao. Triết gia, ký giả, các nhà thần học yêu cầu ông nói vài lời về kinh nghiệm hiếm có nầy. Ông luôn từ chối và nại rằng nói ra thì gây nhiều xáo trộn. Cuối cùng một vị đại danh nhân thế giới đến trịnh trọng nói: Cả thế giới trông chờ; xin ông vui lòng cho biết God hình thù ra sao. Ông đáp: Vâng, tôi sẽ nói, nhưng các ông sẽ rất buồn lòng. God là một bà da đen (she’s black).

Được chứ, sao không. God thông hiểu mọi điều và dạy người da đen thờ phụng God đàn ông da trắng; thì sao God không thể bảo người da trắng chúng ta (white anglo saxon) tôn thờ God đàn bà da đen?

Tôi không thể hiểu vì sao lại nhất quyết rằng các điều luật vàng trong Tân Ước “cao hơn” lời chỉ dạy của Thích Ca; không hiểu tại sao huấn thị của Jesus bảo yêu thương kẻ thù lại được xem là thần thánh hơn lời của Lão Tử, Socrate hay Gandhi. Tôi không thể tin một tạng điển từ vùng Palestine (Do Thái) lại linh thiêng hơn, xác thực hơn một tạng điển ở Trung Hoa, Ấn Độ hay Mỹ Châu.

Nếu chúng ta thờ phụng God trong thánh lý và chân lý, chúng ta không thể minh hiện God trong một đấng duy nhất. Chúng ta phải nêu rõ thánh lý và chân lý trong bất kỳ đấng tôn nghiêm ứng hiện God.

Chân lý phải toàn diện, không thể giới hạn trong một góc nhỏ của địa cầu như Palestine; nơi một cá nhân trong lịch sử; trong một nhóm người được lựa chọn thiết lập cách thờ phụng; và chỉ trong một ứng thân duy nhất. Ở bất cứ nơi nào tôi gặp được chân lý thì tôi nắm lấy và xem đó là linh thiêng. Các kinh nghiệm sống khác nhau sẽ vén lên những khía cạnh của chân lý; không có một nguồn duy nhất nào là đầy đủ và không sai sót.

Tôi tin rằng Tân Ước gồm rất nhiều sai lạc vì được dựng ra bởi những con người không toàn hảo. Nhiều chi tiết về đời sống của Jesus trái ngược và không nhất thống. Mà chân lý không thể không nhất thống. Theo tôi, ra lệnh đặt đức tin vào sự không nhất quán là tách rời God, mà God cưu mang chân lý.

Tôi xem việc Jesus hy sinh sinh trên thánh giá vì người là một điều vĩ đại. Tuy nhiên tôi không thể xem việc nầy to hơn, lớn hơn bất cứ sự hy sinh nào của những người chết vì một tin tưởng chính đáng và vì tin yêu. Hơn nữa, tôi xem việc hy sinh nầy còn nhỏ hơn, nhẹ hơn nếu thực sự Jesus biết trước sứ mệnh của mình, biết trước sẽ phục sinh. Không mấy ai từ chối hy sinh nếu biết chắc sẽ sung sướng trên thiên đàng; nếu biết chắc mình là God. Sự hy sinh sẽ to lớn hơn nếu người hy sinh không biết chắc (như đa số chúng ta) chuyện gì sẽ xẩy ra.

Tôi sẽ thấy cái chết của Jesus đáng ngưỡng mộ nhiều hơn và thành một gương sáng thuộc về thiên giới nhiều hơn nếu Jesus là một người phàm như mọi người trong chúng ta. Sự liễu mệnh ấy lại càng nhiều ý nghĩa hơn, nếu Jesus, như một kẻ có tầm vóc to lớn, chết để chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta không phải sợ hãi khi được chỉ định làm công việc tương tự. Việc bị đóng đinh trên cây chữ thập nếu xẩy ra trong trong khung ý thức nầy sẽ gây nhiều hứng khởi hơn, so với trường hợp Jesus là God và chết như một thủ tục cần thiết.

Tôi không tìm ra được một chút hữu ích nào khi phải đặt để trước mắt gương mẫu là một thể nhân chỉ có một đặc tính là siêu phàm. Với nhận định nầy, tôi phải bỏ cuộc vì tôi biết không bao giờ đến kịp sự to lớn vĩ đại ấy. Tôi không thể đi theo một thể nhân đứng ngoài thời gian, nếu tôi không có tiềm năng như vậy.

Jesus có mặt trên trần gian để dạy chúng ta, há chăng cho nên Jesus không thể giống chúng ta? Nếu Jesus không giống chúng ta thì làm sao chúng ta trở thành giống Jesus? Nếu chúng ta không có ý hướng trở thành Jesus thì vì sao Jesus đến quả đất nầy? Những câu hỏi nầy gây xáo trộn và bối rối.
Câu trả lời thỏa đáng theo thiển ý như thế nầy. Chúng ta cùng ở trong sự tiến hóa của ý đạo trong tâm hồn; chúng ta có một định hướng tối thượng chung, nhưng theo những lối riêng, với những nhịp độ riêng. Đây là một lối giải thích nhân ái trước các sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển và các điều kiện sống của người đời.

Hy vọng rằng nếu quyết muốn, chúng ta có thể theo gương của Jesus, Socrates, Gandhi, Schweitzer. Các vị nầy đã sống không sợ hãi, cho nên tôi tin rằng chúng ta có thể sống không sợ hãi.

Tôi thường tự hỏi vì sao Jesus không để lại một tài liệu viết nào về giáo lý. Tôi suy diễn, vì Jesus không muốn xây đắp những giáo điều (như hậu thế đã làm!?); Jesus muốn chúng ta phân biệt một bên là tôn giáo căn cứ vào các giáo luật có điều khoản, chương, mục và một bên là tôn giáo đặt trên đời sống thực sự của những người thấu hiểu ý nghĩa của sự hành đạo và có tư tưởng sung mãn về đạo.

Trong sự hiện diện của Jesus, tôi tìm gặp một niềm ân phước bao la vì Jesus chỉ cho người đời đâu là điều có thể làm được, nói khác là những khả thể. Qui chiếu vào thực tại nầy, tôi có sự can đảm mới, nguồn cảm hứng mới, lên đường đi tìm chân thiện mỹ; chân thiện mỹ là God của tôi.--

Manas Journal 07.08.1959


Viết thêm ca người dch

Elinor Gene Hoffman (EGH)  đã dấu kín cho đến phút cuối một Jesus trong tâm hồn của kẻ sống hiểu ý nghĩa của hành đạo. EGH đã mổ xẻ không thương tiếc một Jesus khác mà người đời cho mang một tính cách siêu phàm đứng ngoài thời gian. Bài viết trông rất kịch liệt, theo lối phân tích luận lý Tây phương.

Những ai đã quen với những ý niệm thị hiện, báo thân, ứng thân sẽ hiểu EGH dễ dàng hơn. Tây phương có thể mất dăm ba phút mới tới EGH trong câu: Nếu Jesus không giống chúng ta thì làm sao chúng ta trở thành giống Jesus?  Như Lai đã thị hiện tướng cướp để có thể gần với tướng cướp tìm cơ duyên chỉ dạy; Phật có trong trà đình tửu điếm. Đây không hoàn toàn là chỉ dạy mà sống chung. Thầy chính là trò, trò chính là thầy; hai bên quyện vào nhau, cùng thăng hoa cùng giác ngộ và thấy chân như đây rồi.

Độc giả sẽ không khó chịu khi EGH nói không ích gì phải cưu mang một Đấng chỉ có tính cách duy nhất là siêu phàm. Ấy là vì độc giả đã quen tinh thần bình đẳng của Đông Phương. Một trong mười danh hiệu của Đấng Giác Ngộ là thiện thệ. Thiện thệ là ngang ngang tầm thường, bình dân. Triết lý Đông Phương nói chung (PG nói riêng) không cao, rất thấp rất gần với người đời, nhưng xuyên qua mọi sự việc, sự vật, cho nên rất “siêu” và không cao. Thậm như Trang Tử còn nói: đạo có trong phân và nước tiểu. Kinh Pháp Hoa còn đòi hỏi “thân cận muôn ngàn đức Phật”, chúng sinh sẽ thành Phật.

Thế nào tác giả đã quen với Đông Phương và đã dùng quan niệm “pháp thân”: incarnate Him in only one being. “Incarnate” có ngữ căn là carnicea thể xác, tạm hiểu như thị hiện, minh hiện. EGH, qua cách hiểu của tôi, không cho God mang tính chất hình người (anthropomorphic), cũng chưa nắm vững toàn diện thực thể “God” mà chỉ hiểu đó là nguồn gốc hay chính là chân thiện mỹ.

Vì vậy God phải “incarnate” vào một vị như chúng ta để cùng nhau hiểu chân thiện mỹ, we all are friends. EGH không phủ nhận sự “God incarnation” của Jesus, nhưng xem đó chỉ là một trong những incarnation; và theo tác giả, mỗi thị hiện cho thấy thêm một khía cạnh của chân lý, của God. Sự trình bày của EGH gợi lên khá nhiều hình ảnh của Pháp Hoa. Các – nhiều - đức Phật ra đời tùy theo hoàn cảnh, dùng phương tiện khác nhau thuyết giảng nhằm mục đích khai thị ngộ nhập (chỉ cho thấy gặp và chứng đạo).

Thiết nghĩ EGH nằm trong trào lưu Tây Phương thế kỷ 20 muốn trở lại thời khởi thủy của TCG (early Christianism) có rất nhiều trường phái với phương cách riêng nhịp độ riêng và nhất là noi gương cuộc sống vô cùng đơn giản của Jesus. Vào thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantine đã ra lệnh triệu tập hội nghị giáo sự, mở đầu một nền thần học mới; những gì không thích thì vất bỏ, cái còn giữ thì thành luật, thành văn (canonized). Giáo hội đã tổ chức sít sao, giàu có mà con chiên ngoan đạo triết gia Nguyễn Văn Trung cho là đã phi thiêng (desacralized).

Nhiều người cho rằng Đông Phương (đặc biệt Zen của Nhật) đã tạo ra sự trở về nầy. Lập luận nầy không còn được chấp nhận. Mà ngược lại sự mong muốn trở về nói trên là một môi trường cho Zen phát triển; Tây Phương đã dùng tính chất khai phóng của Zen để thấy sự khép kín về thần học. Sử gia tìm thấy sự luân lưu các nguồn tư tưởng qua lại từ Hy Mã Lạp Sơn đến Ai Cập. Jesus ra đời khi La Mã đè bẹp Hy Lạp nhưng văn hóa Hy Lạp không bị tiêu diệt. Đại Đế Alexandre đã đem núi xuống biển, đem biển lên núi (Hy Mã Lạp Sơn và Địa Trung Hải). Jesus và Early Christianism xuất hiện trong bối cảnh nầy. (ttt)

Wednesday, March 29, 2023

God ăn thịt nướng uống bia



God ăn thịt nướng uống rượu

Dẫn nhập: Để khỏi bể đầu vì búa tạ từ mọi phía, xin chép lời ghi trên bản mục lục của bài God: An Anatomy. A recent book catalogs the Old Testament’s physical descriptions of God, who ate, probably drank, got mistaken for an ordinary man, and was likely circumcised. - một cuốn sách vừa xuất bản liệt kê các ghi ký trong Cựu Ước về nhân dạng của God dường như ngài ăn uống, nhậu nhẹt, và bị lầm với người trần thế và hình như bị cắt quy đầu.

Nhưng bây giờ mới bể cái đầu. Ai cũng biết thần học Christian nói rằng God sáng tạo thế giới gồm người, thú vật, giống vô tình ... từ số không (creatio ex nihilo) sinh ra ông A Dong và bà Ê Và, sau đó con cháu đùm đề lủ khủ. Thánh Kinh Hebreux (Do Thái) tới gần cụ thể với ông tổ Abraham, tiếp tục đến vua David. Vua nầy xây đền thờ thứ nhất và vua con Solomon xây tiếp to lớn đẹp đẽ nhất. David xuất hiện chừng 1.000 năm trước Jesus Christ, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nói rằng JC tiếp nhận nét tinh khôi của vua David (vào lúc Vatican chưa chịu làm sáng tỏ tính chất Hebreux của JC).

Dựa vào so sánh (par analogie), tín đồ có thể quán niệm đại lược hình thể của Đấng Sáng Tạo khi Bible nói God sinh ra con người theo hình ảnh của ngài. Ví như khi nghe nói thằng nhỏ nầy giống bố thì có thể hình dung phần nào khuôn mặt của người cha.

Theo bài điểm báo được dịch dưới đây, Francesca Stavrakopoulou (Stav) trình bày nhân dạng của God không theo thứ tự thần học nói trên. Theo bà, God sáng tạo con người khi đã có muôn vạn sự việc, sự vật. Như cha của God là El. Từ xưa đến nay El trong Do Thái Giáo rất mơ hồ quan niêm dưới hình thể Con Bò Đỏ (The Red Bull). El có vợ là một nữ thần đẻ ra 70 vị thần và một số vua chúa người trần (human kings). Stav không nói bà nầy đã đẻ ra God nên không có vấn đề gì khi bà mang tên Hebreux và trở thành consort của God. "Consort" có thể là vợ chính thức hay kẻ sống chung mà thôi. Bài điểm không nói tên vợ của God, chỉ nói God có vợ và ở chỗ khác nói God được cắt quy đầu sửa soạn thành hôn. God đứng ở vị trí Créateur (sáng tạo), Eva vị trí créature (thụ tạo), nay theo Stav nhị vị giao hợp trong sở thú. Như vậy, con cháu của Abraham (Do Thái và Arab) phải làm lại gia phả.

Người đọc rất khổ tâm vì không có một hệ thống quy chiếu (système de référence) thần linh hay thế tục (divin ou humain?); không mấu chốt thời gian. Nhất là việc sáng thế (genesis) khác với giáo lý xưa nay.

Do Thái xem lịch sử gồm chương sáng thế ký sẽ thành bộ sử toàn diện (histoire universelle) gồm cả loài người vì sự sáng thế đi từ số không (creatio ex nihilo) khác với quan niệm tương sinh duyên khởi của Đông Phương. Do Thái xem Cựu Ước là lịch sử quốc gia, những thứ xấu, thứ tốt đều giữ nguyên như những chuyện loạn luân, lường gạt anh em. Có lẽ vì vậy họ không quan tâm đến việc nữ thần Asherah đã làm vợ ông cha rồi làm vợ ông con.

Không phân định thần linh và thế tục là lề lối cấu tạo thần thoại Hy Lạp, không hoàn toàn ở trời xa như thần thoại Ấn Độ. Thánh Kinh Do Thái bị ảnh hưởng văn chương và văn hóa Hy Lạp; những chuyện thần thánh Stav nêu ra không khác mythologie grecque. Những đồng xu mang hình của God giống như đồng xu Hy Lạp chạm hình Thích Ca với ghi chú 'bodo'.

Lịch sử của Stav căn cứ phần lớn các huyền sử, huyền thoại. Khi viết về các vua Hùng, một sử gia người Pháp tin tưởng có những giai đoạn mà huyền thoại có giá trị hơn lịch sử, ông muốn nói vua Hùng có thật.
Chúng tôi có cảm tưởng God của Stav là một con người thế tục và tự cho mình là God như các vua La mã buộc dân chúng phải thờ, như kiểu vua Tàu có thiên mệnh. Về nhân chủng học, God của Stav không thể là da đen, tuy rằng dân tộc Ethiopie da đen được xem là quốc gia đầu tiên của Christianisme. Một ông God-King ở Do Thái hẳn phải da trắng như người Hy Lạp hay Hebreux.

Bishop Turneur cho rằng God da đen, nếu không vậy thì người da đen không có một hy vọng tương lai. Như vậy câu nói là: God phải là da đen (God should be black). Một số tín đồ PG Nichiren người Mỹ đen nói rằng Ngài Nhật Liên là da đen để tôn thờ tuy pháp môn nầy chủ trương thờ pháp thân vô hình tướng.


God ăn thịt nướng uống rượu

NY Review of Books * A Body that's Divine

Nếu có thể nhìn khắp thân thể của God, thì mắt người trần thấy những gì? Trong cuốn God: An Anatomy, Francesca Stavrakopoulou (Stav) đã kê rõ những điều trong Thánh Kinh mô tả hình tướng của God từ gót chân cho đến đĩnh đầu, ngõ hầu giúp trần thế có một hình ảnh rõ ràng về đấng linh thiêng ghi trong Thánh Kinh. Chuyên về Thánh Kinh Do Thái và tôn giáo cổ đại tại đại học Exeter, Stav trích thuật những lời đối chứng cung khai về việc đã thấy God trong một hình hài nhân thể như Abraham, Jacob, Moses, Isaiah, and Ezekiel. Không những mô tả các phần bộ thân thể của God, Stav còn cho biết cách ứng xử, xúc cảm và thị hiếu ăn uống rất “người” của God. Bà minh định chắc chắn rằng God thuộc nam giới. Bà luôn theo ngôn ngữ gốc của Thánh Kinh, và củng cố lập luận bằng các kết quả khảo cổ và những huyền thoại lâu đời nhất về hình ảnh của Yahweh (tên của God).

Stav cũng nói đến sự biến mất của thân xác nầy như trường hợp người mất tích hằng ngày hay trong chiến tranh. Thân xác nầy mất dạng từ từ, ngày một trở nên phi vật thể, bị che khuất và trừu tượng hóa. Dự án nầy làm nhớ đến tác phẩm God, Jack Miles xb 1996 dùng phê bình văn học mô tả God cầm đầu một thiên hùng ca của loài người. Nhưng phương pháp giảo nghiệm của Stav không mang thi vị của Thánh Kinh trong tác phẩm của Miles. Bà từ bỏ những ẩn dụ, những tỷ giảo, những chiếc áo màu xưa nay vẫn dùng để hình tượng đấng linh thiêng nầy.

Phái chính thống vẫn tin thuyền của Noak chở người và vật qua trận hồng thủy là một sự kiện lịch sử có thật. Stav còn đi xa hơn thế nữa. Trong chiếc thuyền này, God đã ăn thịt nướng các con thú mang theo. Bà nói rằng đưa God lên bàn mổ thì trong bụng God có đủ các thứ thịt ướp gia vị, bánh mì, bia và rượu. Như vậy các cố gắng làm mờ tính chất xác thịt của God rất sai quấy vì thể xác của God có bao giờ mất đi. Cho dù God được xem là không hiện hữu hay bất khả tri, hay các giáo điều cấm quan niệm God trong một hình hài, dù vậy, trong mắt trần thế God vẫn có một hình ảnh sống thật. Nghiên cứu mới đây của đại học Stanford cho thấy tại USA xưa nay, God hiện diện trong hình ảnh một người đàn ông da trắng để râu dài.

Vì God tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài, lý thuyết nhân dạng là một vấn đề chính trị. Thân thể của God là một đấu trường của trần thế. Cuối thế kỷ 19, HK sản xuất khối lượng lớn hình ảnh thờ phụng tôn giáo với Jesus Christ da trắng. Nhưng giám mục Henry McNeal Turner tuyên bố God là người da đen. Ông là người da đen đầu tiên TT Lincoln chỉ định làm tuyên úy của Quân Lực Liên Bang. Bị báo chí phản đối, Turner đáp rằng dân tộc nào không giống God thì không có một hy vọng tương lai.

Xem vậy, cuộc nghiên cứu của Stav mang nhiều ý nghĩa. Hình ảnh chính xác của God sẽ thay đổi lời giải đáp câu hỏi ai sẽ thống trị thế giới.

Trên đồng xu tìm được tại vùng đất Do Thái thế kỷ thứ 4 trước JC hiện giữ ở Bảo Tàng Viện Anh, Yahweh (God) ngồi trên chiếc xe bánh có cánh. Thân thể của ngài thon vừa, nhiều bắp thịt, sống mủi dài, cằm bệnh, tóc rậm chải thành từng lọn xoắng. Ngài để một bộ râu dài, dấu hiệu quyền năng tối thượng của vua chúa, mà các nữ hoàng đeo râu giả để chứng tỏ vị trí lãnh đạo của mình. Thật hiếm có một chi tiết mang tính chất Do Thái của God. Tuy nhiên đồng xu nầy, theo ức đoán, dựa theo các đồng tiền đã có ở Ai Cập và Hy Lạp mang hình các đấng thờ phụng.

“Hãy ca ngợi Yahweh vì ngài trông rất đẹp dáng”, Stav đã dịch thánh vịnh 147 như vậy. (Trong lúc ấy các dịch giả khác thì viết “Ngài rất lành, rất thiện) vì theo bà các chữ “Tob” và “na’m” mô tả các nét mặt, hình thái thân thể, chứ không phải là những đức tính trừu tượng. Theo Stav, vào ngày thứ sáu, God bước lùi vài bước nhìn tác phẩm của mình, God thấy kết quả ấy không những tốt mà còn đẹp nữa. Good là một nhà mỹ thuật và một nhà luân lý.

Theo các bài thơ xưa ghi trong tập Thánh Kinh Deuteronomy, Yahweh bắt đầu “nghề nghiệp linh thiêng” cuối thời đại đồ đồng như một thần linh hạng vừa nhưng năng động, sống trong vùng thấp phía nam sa mạc Negev. Theo huyền sử Lưỡng Hà Địa, các vị thần (gods) tụ tập chỗ cúng thịt như ruồi bu để được Yahweh chia cho ăn. Như Abel nói, ngài thích ăn nướng các con thú mới sinh lứa đầu. Stav viết rằng God thích ăn những chỗ béo ngậy như lòng, gan, thận hay miếng thịt gần đuôi cừu. God không những thích ăn thứ đã nướng chín đủ mà Ngài con ăn thứ còn nướng trên lửa hồng. God cũng thích uống rượu. Chuyện ghi trên các thạch bản tìm thấy trong phế tích ở Syrie kể rằng El, bố của Yahweh, đã nhậu say té nhào xuống đất như trái chín rụng.

Trong chương sáng thế ký, God có lần bị nhầm tưởng là người thế gian khi ngài đến lều của Abraham để xơi thịt bê thui và khi đô vật với Jacob bị trẹo chân. Trong chương Exodus, Ngài chỉ cho dân Do Thái trốn chạy (theo tàu thủy của Noah) cách thức tiểu và đại tiện để ngài không đạp trên phân thối. Đền thờ mà vua Solomon xây ở Jerusalem là nơi cư ngụ của Yahweh. Nhưng khi đền bị phá sập năm 587 trước JC thì tín hữu cho rằng Ngài tự ý bỏ đi.

Tạo dựng hình ảnh thân thể của God, Stav đánh mất thi tính của các câu thơ thánh thiện. Bà đã dịch lời của Isaiah như sau: Tôi thấy God ngồi trên ngai vàng, cao lớn mập mạp, để lộ phần dưới thân thể từ bụng xuống. Stav dịch khác với lối xưa; phần dưới nầy là phần chiếc áo thụng của God. Bà quả quyết rằng các tác giả Thánh Kinh nói rõ đó là thực thể xác thịt của bộ phận sinh dục.

Một nơi khác trong thánh điển, tu sĩ Ezekiel khi lưu đày ở Babylone thế kỷ thứ 6 trước JC đã thấy Yahweh trên chiếc xe bằng bích ngọc. Ngài cũng để lộ cái "motnavim" sáng chói như phát ra lửa.

Tiếng Do Thái motnayim xưa nay được hiểu là chỗ thắt lưng nhưng Stav hiểu là bộ phân sinh sản của God. Bà nói rằng có sự khác biệt giữa God và thế nhân: cái gì thế nhân phải che thì God trưng bày ra.

Dương vật của God đặt ra một vấn đề khó khăn cho các luận sĩ (tu tại gia, rabbinic). Adam được sáng tạo theo hình ảnh của God; Adam có cắt qui đầu (circumcised); vậy God cũng được cắt qui đầu; nhưng ai lảm việc nầy cho God? Đó là vấn đề. Theo huyền thoại xưa rất xưa của vùng Phoenix do nhà văn Byblos ghi vào thế kỷ thứ 2 trước JC thì chính El tự tay làm (El là cha của Yahweh). Nhưng một lối giải thích khác của vùng Ugarix, El nhờ các người thợ làm vườn chuyên cắt tỉa cành nho cắt giúp để sửa soạn thành hôn.
Yahweh có một bà vợ. Bằng chứng có thể tìm rất nhiều chỗ trong thánh điển. El kết hôn với Athita, nữ thần đầy quyền uy cho El 70 đứa con thánh thần và nhiều vị vua thế tục nuôi bằng sữa mẹ. Bà mang thêm tên Hebrew là Asherah và trở nên người chung sống của Yahweh. Nhiều tấm bia vào thế kỷ thứ 8 trước JC có ghi lới ban phước lành của đôi Yahweh & Asherah. Danh tự 'Asherah' xuất hiện 40 lần trong thánh kinh Do Thái. Thế rồi Yahweh mất vợ. Asherah bị cho là gái điếm đã đánh lạc đường các môn đệ của Yahweh và bị các thầy ký loại trừ. Nhưng tên bà luôn có trong các thánh ca ở tập Sáng Thế Ký dưới hổn danh "Vú và Dạ Con" và tập Jeremiah tả cảnh nhiều phụ nữ thắp hương cúng bà là Nữ Hoàng Thiên Cung.
Stav tìm ra sự liên hệ giữa Asherah và Eve, căn cứ vào các hình dung từ và ngôn ngữ trong tập Sáng Thế Ký. Tác giả mang lại một điều ngạc nhiên; theo bà, chính Yahweh chứ không phải Adam mới là cha của Cain. Eve vui sướng khi lâm bồn và nói rõ bà có đứa con là nhờ "sự giúp đỡ" của God (the Lord).

Học giả David Bokovoy đã dùng những chứng cớ ngôn ngữ để củng cố luận cứ rằng Eve đã cùng Yahweh sinh con đẻ cháu từng đoàn. Stav nói rõ God và Eve đã giao hợp trong Vườn Địa Đàng nhưng không quả quyết trái cấm đã chín chưa. Stav cho biết Yahweh là một tay cướp tính dục mạnh mẽ, bà đã mô tả sự việc trong một trang mà các học giả Thánh Kinh đã buộc lòng gọi bà đang viết porno. Trong chương 
Ezekiel, God đã gặp Israel trong hình hài bé gái mới sinh, dây rốn còn lòng thòng, máu me đầy người và bị vất trong rừng, ngài ra tay cứu độ nuôi dưỡng. Đến khi con bé ngực nở vào tuổi dậy thì thì ngài nói: con ở vào tuổi có thể làm tình và con thuộc về ta (You were at the age for lovemaking, you became mine”. 
Stav tiếp tục mổ xẻ thân thể God. Trong tiết mục "bộ phận sinh sản", Stav nói God có khả năng hành dâm thượng thừa và nhắc lại lời nhà tiên tri Habakuk nói đường vòng dương vật của God rất lớn. Tác giả tiếp tục nêu các tính chất "đàn ông" của God đến mức mâu thuẩn với các quan niệm hiện có.
Về sinh hoạt hằng ngày, God mặc áo chùng như các tín đồ hiện nay (thế kỷ 21) thường mặc. Cuối tuần ngài cũng nghỉ ngơi với các thiên thần; ngài cũng đến chỉ bảo cho các nhóm học hỏi giáo lý; ngài tiếp nhận của cúng hay làm lễ vật tự cúng, đôi lúc ngài khóc vì những thảm khổ do ngài tạo ra. 
Trở lại vấn đề nhân dạng, God có màu da nào? Mùa hè 1890, ông đạo Black Elk trong bộ lạc Da Đỏ Lokota, giữa lúc nhảy múa cúng tế, đã tiếp nhận mặc khải xuất hiện của một đấng thiêng tóc dài có cắm lông chim ó và toàn thân màu đó. Những chi tiết nầy gần giống màu da mà Stav nói là màu da nguyên thủy của God. Stav căn cứ vào kết quả khai quật khảo cổ ở Ai Cập, Lưỡng Hà Địa, vùng Levant. Các vật phẩm bằng đất nung đều có hình các chiến sĩ khiêu dâm màu da đỏ. Các hình thể thần linh cũng cùng màu. Các tu sĩ Rabbins đều tin rằng nguyên gốc God có màu da đỏ, rồi biến thái thành những màu rực rỡ như hồng ngọc và phát ra ánh màu sáng chói. Xuyên qua Thánh Vịnh 104, Yahweh toàn thân sáng đỏ khi ngồi ăn thịt cúng, sáng đỏ rực rỡ hơn cả than hồng nướng thịt.
Stav đi khá nhanh từ God đến Jesus mà nói JC có ánh hào quang sáng chói mắt, đã làm những người cứng đầu như Paul phải quy phục. Với sự xuất hiện của lý thuyết ba ngôi, God dần dần mất tính chất xác thịt, người ta lại nhìn God qua hình ảnh của Jesus như thấy đứa con mà tưởng tượng hình bóng người cha. Tuy vậy, các sách sử cũ đã cho biết God rồi ra cũng già và tóc bạc, da cũng không còn hồng như xưa và chuyển thành màu trắng.
Tiếp đó các nhà thần học trong Tân Ước đã dùng màu trắng tinh tuyền để chỉ JC. Khi JC đứng trên đồi giảng đạo thì toàn thân và y phục đều ở trong màu trắng toàn hảo mà không một thứ gì có thể làm hoen ố.
Các nhà thần học nầy đã tạo ra một đức tin mới có tính cách đấu tranh, công tội, trắng đen. Trở lại thời xa xưa, xã hội Hebreux và La Hy lấy màu đen làm tượng trưng của vẽ đẹp, sự oai hùng và thịnh vượng, có chút màu sắc phương xa. Nhưng nay người TCG xem màu đen là tội trọng, việc cứu rỗi làm cho màu đen bớt đen hơn và trắng hơn.
Giáo Hoàng Ai Cập Anathsius quan niệm quỷ sứ tội lỗi như một đứa con nít da đen. Lịch sử cho thấy vị chúa JC da trắng nầy đã chủ trì chứng giám những cuộc diệt chủng, bắt người làm nô lệ khắp thế giới; việc cải đạo được dùng để giải tội và thánh thiện hóa việc cướp của, bóc lột, tàn bạo để xây dựng các đế quốc Âu Mỹ. Stav đã thành công chứng minh đường đi từ một thứ thần học thô sơ đến vị trí thánh thần độc tôn da trắng ngày nay. Rất tiếc bà đã để cho chương nầy chìm giữa hai chương bụng và ruột già.

Bên trên chúng ta còn nhớ giám mục Turner, người da đen đầu tiên TT Lincohn chỉ định làm tuyên úy Quân Lực Liên Bang. Turner cho rằng ảnh hưởng của sự quy kết màu trắng cho God có tính cách khinh người và thoái trụy, gây các xấu xa.
Cuộc khám nghiệm tử thi của Stav đưa ra nhiều điều đáng suy nghĩ. Nhưng God trắng đã đứng dậy khỏi bàn mổ và bước đi.-

=========================================================

Trường Hạ Sĩ Quan, Đồng Đế Nha Trang

=============================================



 

Sunday, March 19, 2023

 


YÊU NHAU CHẾT CŨNG ĐÀNH

Tú Mỡ & Hồ Dzếnh

*******************************************************

Ý XUÂN - Hồ Dzếnh

Tri đp như tri mi tráng gương.

Chim ca tiếng sáng rn ven tường.

Có ai bên ca ngi hong tóc

Cho chy lang thành mt sui thương …

Sc biếc giao nhau cành bt cành

Nước trong h ngp thy tinh xanh

Chim bay cánh trĩu trong xuân ý

Em đi ch ai khut bc mành?

Gia mt tri thiêng tình rt đp

Rt bun và rt thanh thanh.

Mày ai bán nguyt, người ai nh

Em , yêu nhau chết cũng đành.

…………………………………………………..

LẠC NÀNG THƠTú Mỡ

Trong tun l y khá lâu lâu

Tú bn làm ăn vic ngp đu

Viết sái bàn tay ngi sn sng

Ngày thi trn mt ti ph râu.

Làm sao săn sóc được Nàng Thơ

Thương nh ôi thôi cũng phi l

Đành mc cô nàng đi lãng mn

Mt minh thơ thn chn lơ mơ.

By hôm mi được mt ngày tri

Xác tht linh hn được thành thơi

Mong mi tình nhân mau mn li

Cùng nhau vi hưởng lát vui tươi.

Càng mong càng thy bt hơi tăm

Có l cô nàng đ bng hăm

B bng hi lâu cho bõ ghét

Con người nht nho vi tri âm.

Mt mt nàng thơ chán m đi!

Hoa như kém thm lá không tươi

Gió bun rười rượi tri gay gt

Chim hót toàn nghe ging ma mai.

Ngi mãi bun tênh đng li su

Bn lòng xa vng lc vào đâu?

Lang thang đo bước tìm vơ vn

nhng chn thường khi vn hn nhau.

Mơ màng c đ mc tâm linh.

Dn bước chân đi khi th thành

Ti mt làng kia nơi tch mch

Đng quê bát ngát cnh thanh bình.

Ô kìa trên thm c xanh tươi

Ta gc thông cao bóng mt người

Đích th nàng thơ ngi lng lng

th hn theo ngn gió chơi vơi.

Rón rén tôi đi ti cnh người

Git mình sc tĩnh gic mơ màng.

Cô em trông thy tôi nim n

Xu mt làm ngơ b b bàng.

St st, cô nàng gin trách tôi

Người đâu h hng thế thì thôi

Tháng ngày ch thy đâm so di

Bó mc người ta chu l loi.

Lng ngm cô nàng dáng ti thân,

Lòng tôi cũng ti trí phân vân

Ming thì lúng túng câu t t

“Cam ph tình nhau đã my ln ...”

Nhưng mà còn biết tính làm sao

Bi cnh làm thơ chng được hào

Ví th cô nàng bao được t

Thân đi chi đến ni lao đao.

Song đã cùng nhau nng ước tình

Trăm năm vàng đá quyết đinh ninh.

Cuc đi chy go tuy lăn lóc

Há d thâm tâm nht tc thành.

Cô nàng nghe nói cũng nguôi nguôi

Đi gin làm thương ch ngm ngùi

Hôm y nhìn nhau khng khít quá

Nhà thơ h h được ngày vui.

Thế ri chán ngán đến hôm sau

công vic làm ăn đến ngp đu.

Nàng li mt nơi tôi mt no

gn nhau ri li c xa nhau.


Xuất xứ: Giai Phẩn, Đời Nay xb 1943 Hà Nội




 


Friday, March 17, 2023

Oscar 2023

 

Hồng Châu

Quan Kế Huy




 Oscar!

Tôn Thất Tuệ

Chừng 1998, tôi làm việc tại một college nhỏ. Có hãng ciné đến mượn sân football để dựng một phim về vụ toàn đội banh đại học Maquette tử nạn máy bay. Dịp nầy giúp tôi thấy hình ảnh một xã hội xưa, áo quần thiếu nữ thời hoàn kim 1950 đẹp như mơ, tuy vô cùng đơn giản. Tôi gặp một nam diễn viên, ông nói ông phải ở trên phim trường cả ngày nhưng xuất hiện trên khung vải tổng cộng chưa được 10 phút, không nói một tiếng. Ông đóng vai một security guard bảo vệ trật tự và an toàn của ông bầu “coach”. Ông đã dự tranh với nhiều người. Không những nạp chứng nhận đã hành nghề lâu năm mà còn nạp lời nhiều người xác nhận ông có lương tâm, yêu nghề.

Một bà trong nhóm chỉ huy giải thích cho tôi rằng đâu có phải mặc áo quần security guard là đủ. Cách đứng, cách nhìn, cách chạy theo ông bầu v.v…phải có kinh nghiệm mới trông giống như các nhân viên cận vệ nhà nghề bạn thấy hằng ngày trên TV mủa football. Ui cha, chỉ một anh cận vệ câm mà còn đến thế trong lúc các hoạt kịch, lính của Quang Trung đi giày Nike; diễn viên áo thụng khăn đóng mà mặc quần jean trắng.

Chúng tôi quá xa rồi đấy. Tôi không xem phim ông Quan Kế Huy đóng vai phụ. Tôi có thấy một cậu bé mặc áo cộc có nút bín bằng dây vải rất chi là Tàu. Với kinh nghiệm anh security guard bên trên, tôi nghĩ nhà làm phim phải chọn một cậu bé rất Tàu; tính chất Tàu của cậu cần thiết hơn việc làm security guard nếu thời gian xuất hiện lâu hơn, vai trò quan trọng hơn, biết nói không câm. Vì không phải bất cứ bé nào mặc áo Tàu là đóng vai Tàu được, dù là child star (danh tài tý hon).

Bàn về ông Quan Kế Huy, thiên hạ đánh nhau chửi nhau như những trái banh volley đầy màu sắc chính trị, bè phái, và dựa trên những ý niệm mơ hồ như chủng tộc, nơi sinh, thuyền nhân.

Trong khung cảnh tạp nham ô nhiễm với hoạt động của CS hải ngoại, những chứng nại xưa trong lý lịch như cải tạo, vượt biên không còn giá trị để minh chứng lập trường chống cộng. Vậy không nên vì lời của ông ta mà ghép cho ông một hình ảnh lý tưởng bền lâu trong nghĩa thuyền nhân phải là nạn nhân của CS ra đi sống chết tùy giông tố trên biển.

Có ý kiến rằng ông đến Mỹ từ nhỏ và đã thành Mỹ có chi mà hãnh diện vì là VN. Nếu không nhầm, có vài thiên tài VN sinh ra, lớn lên ở xứ người đã được vinh danh làm sáng chói nước Việt. Mấy vị nầy còn ít VN hơn ông Huy, vì ông sinh ra ở Chợ Lớn và có ở đó đến 1978. Ông Huy còn VN hơn cái ông bên Đức, Philipp Rosler, đã thành phó thủ tướng, mới chín tháng chưa biết lật đã được bồng ra khỏi xứ. Khi ông ủng hộ cờ vàng, ông được xem là đồng minh của người hải ngoại, khi ông trở cờ thì thiên hạ gọi ông là một người Đức.

Có ý kiến rằng ông Huy và gia đình thược thành phần Tàu đã Việt hóa 100% đến như không biết tổ phụ đã là Minh Hương, Tàu lai.

Có ý kiến rằng ông Huy được xếp là người Mỹ gốc Việt thì ông là người Việt mình, ông đến Mỹ như mọi người Việt khác. Ông Huy đến Hongkong và văn phòng tỵ nạn US sở tại lo cho đi định cư.

1982, tuy vẫn là người tỵ nạn, tôi làm việc cho VP tỵ nạn HK tại Bangkok để được đi lại thay vì ở tù trong trại Sikiw; tôi phụ giúp giải tỏa các trại đường bộ và đường biển bị ứ đọng vì HK cùng Thái Lan đình chỉ cho đi xứ thứ ba. Lúc ấy Reagan là TT Mỹ; các tiêu chuẩn nhập cư khó khăn hơn và thay đổi liền liền, không dễ như thời Carter. Tuy nhiên, người Tàu thì chấp thuận 100% nại cớ họ bị kỳ thị ở VN bị đuổi về Tàu. Chủng tộc, ethnicity, là yếu tố quyết định. Một số người tỵ nạn Lào bị tố giác là người Việt sinh sống ở Lào qua mấy thế hệ, bị đưa vô trại người Việt và không được tự do đi lại như người Lào.

Muốn ưu tiên đi định cư ở Mỹ hay bất cứ nơi nào, phải thuộc chủng tộc Tàu, ghi rõ trên hồ sơ. Ethnicity: Chinese. VP tỵ nan HK có ba chi vụ Việt Mên và Lao. Hồ sơ người Tàu do Việt Section thiết lập nhưng vẫn có một chủng loại là Tàu.

Thiết nghĩ ông Huy và gia đình đều đến Mỹ với hồ sơ chủng tộc Tàu.

Để ghép vào phe mình, như đã nói trên, có ý kiến người Tàu đã Việt hóa. Rất tình cờ khi tôi đọc tin giải Oscar của ông Huy, tôi đọc cuốn sách xưa của Đào Trinh Nhất xb 1924 về thế lực của người Tàu. Tác giả cho biết vấn đề Tàu đã thay đổi 180% do chính quyền thuộc địa Pháp đã hủy bỏ các thể lệ xưa của Gia Long, Minh Mạng. Nhà Nguyễn giúp đỡ người Tàu, lập nên các thị xã, thôn xã Minh Hương (con cháu nhà Minh), giúp họ phát triển và hội nhập tốt đẹp vào xã hội VN, như cấp đất, bảo vệ an ninh, không cấm hôn nhân dị chủng. Người Tàu không được đem vợ VN và con về Tàu, không được cạo đầu con cái để bín đuôi sam. Trẻ con được đi học chữ Hán như các trẻ con khác.

Người Pháp đảo ngược, cho phép người Tàu đem tiền bac,vợ con về Tàu và không buộc phải vào các cộng đồng Minh Hương. Vào Minh Hương lúc ấy dành cho kẻ nghèo hạ tiện không có của mang về xứ. Nhưng về xứ không bằng ở ngay VN như “đệ nhị quê hương”.

“Đệ nhị quê hương” không dính gì với quê hương thứ hai mà người Việt bô bô gọi nơi sinh sống như HK, Úc, Canada, đóng góp cho vùng đất mới, sống như người ta, thực hiện “the American Dream”.

Đệ nhị quê hương của người Tàu là copy hoàn toàn xã hội Tàu đem qua nước Việt, từ cái chén, món ăn, thờ phụng, mồ mã, học hành, tiếng nói. Duy trì khác biệt của từng tỉnh như có bang hội Phúc Kiến, Quảng Đông v.v… Trường học Quảng Đông dạy tiếng Quảng Đông. Bệnh viện Triều Châu dùng dược liệu như ở Triều Châu trong Hoa Lục.

Những điều Đào Trinh Nhất viết giúp người đọc hiểu vì sao nhiều người Tàu sinh lớn lên ở Chợ Lớn không biết tiếng Việt. Trong lúc ấy, trẻ con trong gia đình Tàu ở Thái Lan phải học và nói tiếng Thái. Trong nhà, bố mẹ nói tiếng Tàu và con đáp bằng tiếng Thái.

Trong khung cảnh nói trên, thiết nghĩ ông Huy đã sống và thành một đoàn viên trong một cộng đồng Tàu (Quảng Đông?)) và ông tiếp tục như vậy để trở nên đủ Tàu (Chinese enough) để mặc chiếc áo tàu mà không lộng công như nữ luật sư Nguyễn Phước Đại mặc áo bà ba đà đi guốc cho giống VC mới vô, trông chẳng giống ai.

Chúng tôi tin tưởng rằng tuy là một đứa bé dưới 10 tuổi, Quan Kế Huy thừa thông minh để biết gia đình vui mừng đã đặt chân vào đất tự do là Hongkong, lúc ấy thuộc chủ quyền Anh Quốc. Từ thành phố giàu có nầy, gia đình ông đi định cư các nước khác. Và càng lớn, ông Huy càng biết thêm sự quý báu tự do và ý nghĩa của cuộc dừng chân trên Phố Xá Hongkong, mở đầu chân trời mới.

Nhưng ông không muốn kẻ khác sau ông hưởng những ân huệ ấy, ông ủng hộ cảnh sát Bắc Kinh đàn áp cuộc tranh đấu bất bạo động của Hongkong đòi Bắc Kinh thi hành các điều đã ký với Anh Quốc.

Trước Quan Kế Huy, Lưu Diệc Phi đã thách thức mọi người trên internet: I support the Hong Kong police. You can all attack me now. What a shame for Hong Kong!" (tôi ủng hộ cảnh sát HK. Các bạn hãy tấn công tôi. Thật là nhục cho HK). Mấy chữ ấy năm 2020 của cô đào Mỹ gốc Tàu đã làm cho Disney mất số lớn lợi nhuận vì dân chúng thế giới bài trừ phim 'Mulan' (Mộc Lan Công Chúa) mà Lưu Diệc Phi thủ vai chính.

Tuy không đồng ý với Lưu Diệc Phi, người đời còn hiểu tại sao cô đào nầy làm vậy. Mẹ của Phi xuất thân từ một gia đình cán bộ CS; cha là đệ nhất tham vụ tòa đại sứ Trung Cộng tại Pháp. Sinh 1987, Lưu Diệp Phi cùng mẹ đến Mỹ lúc 10 tuổi. 5 năm sau cô trở về xứ trình diễn sân khấu và theo học tại Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật Bắc Kinh lúc 15 tuổi.

Tuổi trẻ của Quan Kế Huy khác với của Lưu Diệc Phi. Ông nói cuộc đời của ông bắt đầu từ một chiếc tàu. Câu nói nầy làm nhiều người ghép ông dưới danh hiệu thuyền nhân; mà danh hiệu nầy được hình thành trong nghĩa là những người đi tìm tự do, chống CS độc tài, gồm luôn những người đi bộ qua đất Miên đến Thái.

Nay một khi ông đã ủng hộ Bắc Kinh đàn áp dân chúng đòi dân chủ nơi ông đặt chân khi trốn thoát. Nếu ông nói hành trình của bắt đầu với một chiếc thuyền thì về địa dư bắt đầu từ HK. Một số người đã mượn Wikidepia để định danh Quan Kế Huy là người Mỹ gốc Việt, một thuyền nhân. Nhưng wikidepia luôn viết theo đường lối của CS. Ví dụ Wiki không nói trường hợp Lưu Diệc Phi bị tẩy chay năm 2020.

Trung Cộng đã đầu tư rất nhiều vào điện ảnh Mỹ, đã mua rất nhiểu phim trường vì thị trường Hoa Lục rộng lớn vô cùng, mỗi người tàu mua một video thì con số tiêu thụ lên quá một tỷ.

Cùng được đề nghị giải Oscar với ông Huy có nữ diễn viên Hồng Châu, người VN sinh 1979 trong một trại tỵ nạn ở Thái Lan, đến Thái trong bụng mẹ đã sáu tháng. Với quan điểm chính trị thân Tàu của ông Huy, người ta có thể tạo ra một conspiracy theory rằng Trung Cộng đã thò tay vào quyết định cho ông Huy giải Oscar, tuy Hồng Châu đã được khen trên các mục điện ảnh của các ngành truyền thông./-

======================================================

Sông Cầu, Phú Yên, trước 1975
==================================