Hồng Châu |
Quan Kế Huy |
Tôn
Thất Tuệ
Chừng
1998, tôi làm việc tại một college nhỏ. Có hãng ciné đến mượn sân football để dựng
một phim về vụ toàn đội banh đại học Maquette tử nạn máy bay. Dịp nầy giúp tôi
thấy hình ảnh một xã hội xưa, áo quần thiếu nữ thời hoàn kim 1950 đẹp như mơ,
tuy vô cùng đơn giản. Tôi gặp một nam diễn viên, ông nói ông phải ở trên phim
trường cả ngày nhưng xuất hiện trên khung vải tổng cộng chưa được 10 phút,
không nói một tiếng. Ông đóng vai một security guard bảo vệ trật tự và an toàn
của ông bầu “coach”. Ông đã dự tranh với nhiều người. Không những nạp chứng nhận
đã hành nghề lâu năm mà còn nạp lời nhiều người xác nhận ông có lương tâm, yêu
nghề.
Một
bà trong nhóm chỉ huy giải thích cho tôi rằng đâu có phải mặc áo quần security
guard là đủ. Cách đứng, cách nhìn, cách chạy theo ông bầu v.v…phải có kinh nghiệm
mới trông giống như các nhân viên cận vệ nhà nghề bạn thấy hằng ngày trên TV mủa
football. Ui cha, chỉ một anh cận vệ câm mà còn đến thế trong lúc các hoạt kịch,
lính của Quang Trung đi giày Nike; diễn viên áo thụng khăn đóng mà mặc quần
jean trắng.
Chúng
tôi quá xa rồi đấy. Tôi không xem phim ông Quan Kế Huy đóng vai phụ. Tôi có thấy
một cậu bé mặc áo cộc có nút bín bằng dây vải rất chi là Tàu. Với kinh nghiệm
anh security guard bên trên, tôi nghĩ nhà làm phim phải chọn một cậu bé rất
Tàu; tính chất Tàu của cậu cần thiết hơn việc làm security guard nếu thời gian
xuất hiện lâu hơn, vai trò quan trọng hơn, biết nói không câm. Vì không phải bất
cứ bé nào mặc áo Tàu là đóng vai Tàu được, dù là child star (danh tài tý hon).
Bàn
về ông Quan Kế Huy, thiên hạ đánh nhau chửi nhau như những trái banh volley đầy
màu sắc chính trị, bè phái, và dựa trên những ý niệm mơ hồ như chủng tộc, nơi
sinh, thuyền nhân.
Trong
khung cảnh tạp nham ô nhiễm với hoạt động của CS hải ngoại, những chứng nại xưa
trong lý lịch như cải tạo, vượt biên không còn giá trị để minh chứng lập trường
chống cộng. Vậy không nên vì lời của ông ta mà ghép cho ông một hình ảnh lý tưởng
bền lâu trong nghĩa thuyền nhân phải là nạn nhân của CS ra đi sống chết tùy
giông tố trên biển.
Có
ý kiến rằng ông đến Mỹ từ nhỏ và đã thành Mỹ có chi mà hãnh diện vì là VN. Nếu
không nhầm, có vài thiên tài VN sinh ra, lớn lên ở xứ người đã được vinh danh
làm sáng chói nước Việt. Mấy vị nầy còn ít VN hơn ông Huy, vì ông sinh ra ở Chợ
Lớn và có ở đó đến 1978. Ông Huy còn VN hơn cái ông bên Đức, Philipp Rosler, đã
thành phó thủ tướng, mới chín tháng chưa biết lật đã được bồng ra khỏi xứ. Khi
ông ủng hộ cờ vàng, ông được xem là đồng minh của người hải ngoại, khi ông trở
cờ thì thiên hạ gọi ông là một người Đức.
Có
ý kiến rằng ông Huy và gia đình thược thành phần Tàu đã Việt hóa 100% đến như
không biết tổ phụ đã là Minh Hương, Tàu lai.
Có
ý kiến rằng ông Huy được xếp là người Mỹ gốc Việt thì ông là người Việt mình,
ông đến Mỹ như mọi người Việt khác. Ông Huy đến Hongkong và văn phòng tỵ nạn US
sở tại lo cho đi định cư.
1982,
tuy vẫn là người tỵ nạn, tôi làm việc cho VP tỵ nạn HK tại Bangkok để được đi lại
thay vì ở tù trong trại Sikiw; tôi phụ giúp giải tỏa các trại đường bộ và đường
biển bị ứ đọng vì HK cùng Thái Lan đình chỉ cho đi xứ thứ ba. Lúc ấy Reagan là
TT Mỹ; các tiêu chuẩn nhập cư khó khăn hơn và thay đổi liền liền, không dễ như
thời Carter. Tuy nhiên, người Tàu thì chấp thuận 100% nại cớ họ bị kỳ thị ở VN
bị đuổi về Tàu. Chủng tộc, ethnicity, là yếu tố quyết định. Một số người tỵ nạn
Lào bị tố giác là người Việt sinh sống ở Lào qua mấy thế hệ, bị đưa vô trại người
Việt và không được tự do đi lại như người Lào.
Muốn
ưu tiên đi định cư ở Mỹ hay bất cứ nơi nào, phải thuộc chủng tộc Tàu, ghi rõ
trên hồ sơ. Ethnicity: Chinese. VP tỵ nan HK có ba chi vụ Việt Mên và Lao. Hồ
sơ người Tàu do Việt Section thiết lập nhưng vẫn có một chủng loại là Tàu.
Thiết
nghĩ ông Huy và gia đình đều đến Mỹ với hồ sơ chủng tộc Tàu.
Để
ghép vào phe mình, như đã nói trên, có ý kiến người Tàu đã Việt hóa. Rất tình cờ
khi tôi đọc tin giải Oscar của ông Huy, tôi đọc cuốn sách xưa của Đào Trinh Nhất
xb 1924 về thế lực của người Tàu. Tác giả cho biết vấn đề Tàu đã thay đổi 180%
do chính quyền thuộc địa Pháp đã hủy bỏ các thể lệ xưa của Gia Long, Minh Mạng.
Nhà Nguyễn giúp đỡ người Tàu, lập nên các thị xã, thôn xã Minh Hương (con cháu
nhà Minh), giúp họ phát triển và hội nhập tốt đẹp vào xã hội VN, như cấp đất, bảo
vệ an ninh, không cấm hôn nhân dị chủng. Người Tàu không được đem vợ VN và con
về Tàu, không được cạo đầu con cái để bín đuôi sam. Trẻ con được đi học chữ Hán
như các trẻ con khác.
Người
Pháp đảo ngược, cho phép người Tàu đem tiền bac,vợ con về Tàu và không buộc phải
vào các cộng đồng Minh Hương. Vào Minh Hương lúc ấy dành cho kẻ nghèo hạ tiện
không có của mang về xứ. Nhưng về xứ không bằng ở ngay VN như “đệ nhị quê
hương”.
“Đệ
nhị quê hương” không dính gì với quê hương thứ hai mà người Việt bô bô gọi nơi
sinh sống như HK, Úc, Canada, đóng góp cho vùng đất mới, sống như người ta, thực
hiện “the American Dream”.
Đệ
nhị quê hương của người Tàu là copy hoàn toàn xã hội Tàu đem qua nước Việt, từ
cái chén, món ăn, thờ phụng, mồ mã, học hành, tiếng nói. Duy trì khác biệt của
từng tỉnh như có bang hội Phúc Kiến, Quảng Đông v.v… Trường học Quảng Đông dạy
tiếng Quảng Đông. Bệnh viện Triều Châu dùng dược liệu như ở Triều Châu trong
Hoa Lục.
Những
điều Đào Trinh Nhất viết giúp người đọc hiểu vì sao nhiều người Tàu sinh lớn
lên ở Chợ Lớn không biết tiếng Việt. Trong lúc ấy, trẻ con trong gia đình Tàu ở
Thái Lan phải học và nói tiếng Thái. Trong nhà, bố mẹ nói tiếng Tàu và con đáp
bằng tiếng Thái.
Trong
khung cảnh nói trên, thiết nghĩ ông Huy đã sống và thành một đoàn viên trong một
cộng đồng Tàu (Quảng Đông?)) và ông tiếp tục như vậy để trở nên đủ Tàu (Chinese
enough) để mặc chiếc áo tàu mà không lộng công như nữ luật sư Nguyễn Phước Đại
mặc áo bà ba đà đi guốc cho giống VC mới vô, trông chẳng giống ai.
Chúng
tôi tin tưởng rằng tuy là một đứa bé dưới 10 tuổi, Quan Kế Huy thừa thông minh
để biết gia đình vui mừng đã đặt chân vào đất tự do là Hongkong, lúc ấy thuộc
chủ quyền Anh Quốc. Từ thành phố giàu có nầy, gia đình ông đi định cư các nước
khác. Và càng lớn, ông Huy càng biết thêm sự quý báu tự do và ý nghĩa của cuộc
dừng chân trên Phố Xá Hongkong, mở đầu chân trời mới.
Nhưng
ông không muốn kẻ khác sau ông hưởng những ân huệ ấy, ông ủng hộ cảnh sát Bắc
Kinh đàn áp cuộc tranh đấu bất bạo động của Hongkong đòi Bắc Kinh thi hành các
điều đã ký với Anh Quốc.
Trước
Quan Kế Huy, Lưu Diệc Phi đã thách thức mọi người trên internet: I support the
Hong Kong police. You can all attack me now. What a shame for Hong Kong!"
(tôi ủng hộ cảnh sát HK. Các bạn hãy tấn công tôi. Thật là nhục cho HK). Mấy chữ
ấy năm 2020 của cô đào Mỹ gốc Tàu đã làm cho Disney mất số lớn lợi nhuận vì dân
chúng thế giới bài trừ phim 'Mulan' (Mộc Lan Công Chúa) mà Lưu Diệc Phi thủ vai
chính.
Tuy
không đồng ý với Lưu Diệc Phi, người đời còn hiểu tại sao cô đào nầy làm vậy. Mẹ
của Phi xuất thân từ một gia đình cán bộ CS; cha là đệ nhất tham vụ tòa đại sứ
Trung Cộng tại Pháp. Sinh 1987, Lưu Diệp Phi cùng mẹ đến Mỹ lúc 10 tuổi. 5 năm
sau cô trở về xứ trình diễn sân khấu và theo học tại Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật Bắc
Kinh lúc 15 tuổi.
Tuổi
trẻ của Quan Kế Huy khác với của Lưu Diệc Phi. Ông nói cuộc đời của ông bắt đầu
từ một chiếc tàu. Câu nói nầy làm nhiều người ghép ông dưới danh hiệu thuyền
nhân; mà danh hiệu nầy được hình thành trong nghĩa là những người đi tìm tự do,
chống CS độc tài, gồm luôn những người đi bộ qua đất Miên đến Thái.
Nay
một khi ông đã ủng hộ Bắc Kinh đàn áp dân chúng đòi dân chủ nơi ông đặt chân
khi trốn thoát. Nếu ông nói hành trình của bắt đầu với một chiếc thuyền thì về
địa dư bắt đầu từ HK. Một số người đã mượn Wikidepia để định danh Quan Kế Huy
là người Mỹ gốc Việt, một thuyền nhân. Nhưng wikidepia luôn viết theo đường lối
của CS. Ví dụ Wiki không nói trường hợp Lưu Diệc Phi bị tẩy chay năm 2020.
Trung
Cộng đã đầu tư rất nhiều vào điện ảnh Mỹ, đã mua rất nhiểu phim trường vì thị
trường Hoa Lục rộng lớn vô cùng, mỗi người tàu mua một video thì con số tiêu thụ
lên quá một tỷ.
Cùng
được đề nghị giải Oscar với ông Huy có nữ diễn viên Hồng Châu, người VN sinh
1979 trong một trại tỵ nạn ở Thái Lan, đến Thái trong bụng mẹ đã sáu tháng. Với
quan điểm chính trị thân Tàu của ông Huy, người ta có thể tạo ra một conspiracy
theory rằng Trung Cộng đã thò tay vào quyết định cho ông Huy giải Oscar, tuy Hồng
Châu đã được khen trên các mục điện ảnh của các ngành truyền thông./-
======================================================
No comments:
Post a Comment