Chủ trương nhân bản
JePense.org
Trong triết học, chủ trương nhân bản (NB) là lý
thuyết ghi nhận nơi con người, và cho con người, một giá trị căn bản. Đó là lòng
thương mến đối với người, những nhân thể và loài người.
NB phổ biến và hàm dưỡng những lý tưởng bình đẳng, tình
huynh đệ, công lý và tự do. Nhưng tự do nói ở đây có những giới hạn để bảo đảm vị
trí từng người, tiến đến thực hiện viễn tượng thăng hoa của mọi người, tự do
bao hàm quyền của mỗi người cũng như bổn phận nghĩa vụ đối với kẻ khác.
Như vậy, NB không thể thành tựu nếu không có nhân quyền, dân quyền và dân chủ, để đạt mục tiêu cuối cùng là dung hợp, thuận hợp và hài hòa xã hội.
Trong viễn quan NB, mỗi nhân thể cá biệt mang chung một
giá trị nội tại, sự đáng kính tự tại và sự trân trọng bản thể. NB là một chủ
thuyết tiến bộ vì NB đòi hỏi cố gắng, lo lắng cho nhau, đối thoại thường
xuyên, đòi hỏi sự chuyển hóa công dân và xã hội. Chống lại sự áp bức cũng là một
giá trị của NB. NB có mục đích nâng con người từ tiềm năng lên hiện năng.
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền được xem có mang
tinh thần nhân bản. Tuyên cáo tổng thể
quyền con người được LHQ chấp nhận 1948 cũng nằm trong tinh thần nầy. Văn kiện
nầy có đoạn viết: công nhận phẩm giá nội tại, những quyền bình đẳng và bất khả hủy
của từng phần bộ của gia đình nhân loại là nền móng của tự do và hòa bình
thế giới.
Mọi cá thể được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá
và quyền hạng, có đủ lý trí và lương tâm ngõ hầu tương tác, đối đãi nhau trong
tình huynh đệ.
Tuyên ngôn nầy công nhận quyền hưởng an sinh xã hội, sức
khỏe, giáo dục và văn hóa.
NB được định nghĩa là dự án luân lý nâng cao và thực
hiện giá trị từng nhân thể. NB có tính cách năng động vì định mệnh, thân phận con người không đông cứng
bất di dịch mà trái lại là một sinh thành.
Nền móng NB đặt trên ý niệm rằng con người có
tiềm năng; đưa tiềm năng thành hiện thực là một điều hợp pháp. Tiềm năng nầy
là con đường đến tri thức để tự phát triển nắm vững đời sống. Ai cũng
muốn trở thành kẻ trưởng thành tự lập.
Ý thức NB không tự nhiên mà có. Con người có
lắm hành động, thái độ tiêu cực và nguy hại. Mặt khác, vẫn có những bất bình đẳng
về khả năng thiên phú, mức thông minh và gia thế sinh trưởng. Nếu cho rằng bản
chất con người là xấu xa và các bất bình đẳng quá lớn không thể sửa đổi, nếu vậy
thì NB không thể có được. Trật tự xã hội sẽ đặt trên những nguyên tắc khác. Ví dụ uy quyền của một nhóm người sáng suốt, có tư cách chính thống để ép buộc kẻ
khác.
Lịch sử cho thấy những nhóm được tổ chức theo đường
lối nầy trong suốt thời gian dài. Trường hợp rõ ràng dễ thấy là uy quyền quân
chủ với quyền chính thống dựa trên sự giả định nắm vững những sự việc linh thiêng
hay khả năng của vương chủ liên lạc với thần linh. Nói rộng ra, uy quyền của một
ông vua hay của một nhóm người dựa trên vũ lực và độc quyền nắm giữ chân lý đè trên người bị trị dốt nát.
NB đối nghịch các hệ thống xã hội xây dựng trên bạo lực,
tôn giáo và hủ tục. Đó là đường lối tiến bộ. Tư tưởng NB không chấp nhận quyền
năng của những người tự xem chính thống hơn, xứng đáng hơn, thông minh hơn những
kẻ khác. NB quả quyết rằng tham vọng, quá khích cuồng tín là những nguyên nhân
bất hạnh và hổn loạn cho nhân loại.
NB dựa trên những tiền đề:
Không ai nắm trong tay chân lý tuyệt đối.
Không ai có thể tự xưng là đại diện một quyền năng tối
thượng.
Không ai có quyền dùng uy lực điều khiển kẻ khác, đô hộ
kẻ khác, quyết định thay kẻ khác.
Thực tế, NB đơn giản dựa trên lý trí. Sự thực công nhiên
cho thấy không có hạng người cao hơn kẻ khác, mọi người đều bình đẳng, cùng nhau
đi tìm hạnh phúc và chân lý. Những kẻ ngu xuẩn chính hiệu là những kẻ tự cho mình
nắm giữ chân lý và áp đặt chân lý ấy lên kẻ khác.
Do đó, NB bồi đắp tinh thần rộng lượng, khoan dung làm nguyên lý nòng cốt: tôi biết rằng có kẻ khác nắm một phần chân lý mà tôi chưa biết. Lúc ấy, sự tương hệ,
khiêm tốn, tôn kính và thế tục (không tăng lữ) là trọng tâm của cuộc sống chung.
Một chính quyền quốc gia trọng pháp và dân chủ là điều kiện phải có.
Sau rốt, NB không nhảy vô tranh luận bản chất con người
tốt hay xấu. NB chỉ nhắm tới một sự thuận hợp, hài hòa càng nhiều càng tốt, càng
lớn càng tốt, giữa lòng gia đình nhân loại.
L’humanisme en philosophie
JePense.org
En philosophie, l’humanisme est une théorie qui
accorde une valeur fondamentale à la personne humaine. C’est l’amour des hommes
et de l’humanité tout entière.
L’humanisme véhicule des idéaux tels que
l’égalité, la fraternité, la justice et la liberté. Mais la liberté dont nous
parlons comporte des limites afin de garantir une juste place à chacun, dans la
perspective de l’épanouissement de tous : elle implique des droits pour
chacun, et donc des devoirs vis-à-vis des autres. Ainsi, l’humanisme ne va pas
sans état de droit ni démocratie, le but final étant la concorde, la paix et
l’harmonie sociale.
Dans une perspective humaniste, chaque être humain
possède la même valeur intrinsèque, mérite la même considération, le même
respect. L’humanisme est une doctrine progressiste en ce sens qu’elle
nécessite des efforts, une attention vis-à-vis de l’autre, un dialogue
permanent, et aussi une transformation de la société qui passe par une lutte
pour les droits civiques et sociaux. La résistance à
l’oppression fait aussi partie des valeurs humanistes. Le but est donc
d’élever l’homme à la hauteur de son potentiel.
La Déclaration des droits de l’homme et du citoyen peut
être qualifiée d’humaniste, et plus encore la Déclaration
universelle des droits de l’homme adoptée par l’ONU en 1948. Cette
dernière proclame dans son préambule :
Considérant que la reconnaissance de
la dignité inhérente à tous les membres de la famille humaine et de
leurs droits égaux et inaliénables constitue le fondement de la liberté, de la
justice et de la paix dans le monde.
Et dans son article premier :
Tous les êtres humains naissent libres et égaux en
dignité et en droits. Ils sont doués de raison et de conscience et doivent agir
les uns envers les autres dans un esprit de fraternité.
La même déclaration proclame encore le droit à la
sécurité sociale, à la santé, à l’éducation et à la culture.
Voyons quels sont les fondements et la définition de
l’humanisme en philosophie.
L’humanisme : définition et fondement philosophique
L’humanisme pourrait être défini comme un projet
éthique d’élévation et d’accomplissement de l’être humain. L’humanisme
est dynamique en ce sens que le destin et la condition de l’homme ne
sont pas figés, mais en devenir.
Aux fondements de l’humanisme, il y a donc l’idée que
l’homme a un potentiel à réaliser, et qu’il est légitime à le réaliser. Ce
potentiel, c’est celui de l’accès aux savoirs et à la Connaissance,
ce qui doit lui permettre de se prendre en charge. L’homme a donc vocation à
devenir adulte.
Qu’est-ce qui fonde et justifie l’humanisme ?
Etre humaniste n’est pas évident au premier abord.
L’humanisme ne s’impose pas naturellement. En effet, beaucoup de comportements
humains peuvent être jugés négatifs et néfastes. D’autre part, il est vrai que
les inégalités de naissance sont criantes, que ce soit en termes de capacité,
d’intelligence ou d’utilité commune. Si on considère que la nature humaine
est mauvaise et que les inégalités sont trop grandes,
alors l’humanisme n’a plus lieu d’être : l’ordre social devrait
reposer sur d’autres principes, par exemple l’autorité d’un groupe de personnes
éclairées et légitimes à contraindre les autres.
La plupart des groupes humains se sont organisés en ce
sens tout au long de l’histoire. C’est le cas notamment des pouvoirs
monarchiques dont la légitimité reposait sur la supposée connaissance des
choses divines, ou sur un contact direct du monarque avec le divin. De façon
générale, les pouvoirs autocratiques et oligarchiques reposent à la fois sur
la force et sur le monopole de la vérité, face à un peuple jugé
ignorant.
Or l’humanisme s’oppose aux systèmes sociaux fondés
sur la force, la religion ou la tradition : à ce titre, c’est
un anti-conservatisme (donc un progressisme comme nous l’avons déjà
dit). La pensée humaniste refuse de reconnaître le pouvoir de ceux qui se
croient plus légitimes, plus méritants ou plus intelligents que les autres.
Elle considère que l’ambition et le fanatisme sont
les causes des malheurs et des désordres de l’humanité.
Ainsi, l’humanisme se fonde sur l’idée :
que personne ne détient la vérité absolue,
que personne ne peut se dire le représentant d’un
pouvoir supérieur,
que personne n’est autorisé à exercer son pouvoir sur
les autres, à les dominer ou à décider pour eux.
En réalité , l’humanisme repose tout simplement sur
la Raison : puisqu’à l’évidence il n’y a pas de catégorie
supérieure d’hommes, alors tous les hommes sont
fondamentalement égaux et unis dans leur recherche de bonheur et
de vérité. Les véritables ignorants sont ceux qui pensent détenir la vérité et
l’imposer aux autres.
Par conséquent, la pensée humaniste érige la tolérance en
principe fondamental : je reconnais que l’autre possède une part de vérité que
je ne vois pas. Dès lors, la réciprocité, l’humilité, le respect et la laïcité se
placent au coeur du vivre-ensemble. L’état de droit et la démocratie
s’imposent. Chacun s’épanouit au mieux au sein de la société, dans le respect
de tous.
Enfin, contrairement à une idée reçue, l’humanisme ne
prend pas partie sur la question de la nature de l’homme, bonne ou mauvaise. Il
tend simplement à une harmonie la plus grande possible au sein de la famille
humaine.
==============================================
No comments:
Post a Comment