mùa mưa
Chàng Hiu 374
… Một
năm một lần…
đất trời xoay tua đổi cảnh: cây xanh, ra bông, rụng lá, tuyết rơi.
Người xưa, đặt ra một năm có 12 tháng…
Rồi thấy “có lý” bởi…
chuyện xoay tua đổi cảnh ứng với bốn mùa trong năm và vậy là một mùa có ba tháng.
Và nhân loại thấy… trúng, cho nên xài luôn, hỏng đổi, tới bi giờ!
Rỏ lại, thì thế giới một năm có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Còn Việt Nam?
… Hồi xưa cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm…cho biết như vầy:
Thu ăn măng trúc Đông ăn giá.
Xuân tắm hồ sen Hạ tắm ao…
Còn ở Miền Nam Việt Nam, một năm “có hai mùa rõ rệt” đó là mùa nắng màu mưa.
Nghĩa là mùa nắng là Mùa Nắng, còn mùa mưa là Mùa Mưa!!!
Nhưng rồi, trong mùa mưa… trời cũng nắng và trong mùa nắng…trời vẫn cứ mưa!
Nói vậy, có nghĩa là miền Nam Việt Nam… mát mẻ quanh năm lá cây tươi tốt.
Trong mưa có nắng… để phơi quần áo (?!)
Trong nắng có mưa để… ở truồng tắm mưa…(?!)
Qua tháng 4 âm lịch, khi thời tiết “dịu bớt”, lúc có mưa lai rai là vô Mùa Mưa.
Bà con có kinh nghiệm lâu năm về thời tiết nắng mưa như sau:
Mặc dù xài Âm Lịch hàng ngày như đám cưới, đám giổ… bà con cũng biết rõ về ngày Tây, để nếu gặp Năm Nhuần…
Khi thấy tới Mùa Mưa mà trời vẫn nắng thì… bắt qua Ngày Tây để biết trời hạn và hạn bao lâu thì mưa:
Bà con để ý…”như vầy”.
đất trời xoay tua đổi cảnh: cây xanh, ra bông, rụng lá, tuyết rơi.
Người xưa, đặt ra một năm có 12 tháng…
Rồi thấy “có lý” bởi…
chuyện xoay tua đổi cảnh ứng với bốn mùa trong năm và vậy là một mùa có ba tháng.
Và nhân loại thấy… trúng, cho nên xài luôn, hỏng đổi, tới bi giờ!
Rỏ lại, thì thế giới một năm có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Còn Việt Nam?
… Hồi xưa cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm…cho biết như vầy:
Thu ăn măng trúc Đông ăn giá.
Xuân tắm hồ sen Hạ tắm ao…
Còn ở Miền Nam Việt Nam, một năm “có hai mùa rõ rệt” đó là mùa nắng màu mưa.
Nghĩa là mùa nắng là Mùa Nắng, còn mùa mưa là Mùa Mưa!!!
Nhưng rồi, trong mùa mưa… trời cũng nắng và trong mùa nắng…trời vẫn cứ mưa!
Nói vậy, có nghĩa là miền Nam Việt Nam… mát mẻ quanh năm lá cây tươi tốt.
Trong mưa có nắng… để phơi quần áo (?!)
Trong nắng có mưa để… ở truồng tắm mưa…(?!)
Qua tháng 4 âm lịch, khi thời tiết “dịu bớt”, lúc có mưa lai rai là vô Mùa Mưa.
Bà con có kinh nghiệm lâu năm về thời tiết nắng mưa như sau:
Mặc dù xài Âm Lịch hàng ngày như đám cưới, đám giổ… bà con cũng biết rõ về ngày Tây, để nếu gặp Năm Nhuần…
Khi thấy tới Mùa Mưa mà trời vẫn nắng thì… bắt qua Ngày Tây để biết trời hạn và hạn bao lâu thì mưa:
Bà con để ý…”như vầy”.
Và bao giờ cũng vậy:
Nếu mưa thuận gió hòa thì tới ngày 5 tháng 5 dương lịch là mùa mưa bắt đầu.
Nghĩa là bắt đầu có mưa dào dả… mưa liên tu…
Nếu tới “ngày đó” ít mưa, hay mưa hỏng lớn, thì…yên chí lớn là…thế nào tới ngày 25 tháng 5 dương lịch thì “thế nào” cũng vô mùa mưa luôn…
Và sự thật đúng y như vậy…
Nếu mưa thuận gió hòa thì tới ngày 5 tháng 5 dương lịch là mùa mưa bắt đầu.
Nghĩa là bắt đầu có mưa dào dả… mưa liên tu…
Nếu tới “ngày đó” ít mưa, hay mưa hỏng lớn, thì…yên chí lớn là…thế nào tới ngày 25 tháng 5 dương lịch thì “thế nào” cũng vô mùa mưa luôn…
Và sự thật đúng y như vậy…
Cho nên bà con hỏng lo…cấy trật mùa, chỉ
có…cấy trể mà thôi.
Nhưng trước khi “mùa mưa tới”…
Thì đất trời cũng “ra hiệu” chớ không “âm thầm”…ra tay bao giờ…
Nhưng trước khi “mùa mưa tới”…
Thì đất trời cũng “ra hiệu” chớ không “âm thầm”…ra tay bao giờ…
Khoảng cuối tháng tư âm lịch, trời nắng nóng hầm hập…
Nhưng có… triệu chứng trời sẽ mưa… tới nơi rồi, như sau đây:
Ban đêm nhìn lên trời, thấy mây “có quầng tròn” quanh mặt trăng…
Những củ khoai giống cất trong nhà như khoai mở khoai từ… tự nhiên lú mộng.
Ngoài thiên nhiên, trong hàng rào, gốc nho rừng đã rụi dây từ lâu, nay… phát thinh dưới đất khô cháy thò lên hai ba tược nhỏ màu nâu… coi bộ rất sung!
Đặt biệt có loại củ như củ hành trắng tên tỏi lơi, mọc lòng vòng quanh hàng rào…
Trời đang nắng… thấy mồ, tự nhiên dưới đất nó lú ngòng, trên ngòng là 4 nụ vàng cam, khi tỏi lơi nở bông đầy xóm, bông tàn là trời ”phải” mưa, quả đúng như vậy.
Trời báo mưa như vậy… chưa đủ, trời còn “báo thêm” mùa mưa năm may… có gió lớn hay không nửa đó, báo “điềm” như sau:
Đầu mưa, nếu thấy chim dòng dọc lót ổ tòn ten trên đám cau trước nhà…
Nhưng có… triệu chứng trời sẽ mưa… tới nơi rồi, như sau đây:
Ban đêm nhìn lên trời, thấy mây “có quầng tròn” quanh mặt trăng…
Những củ khoai giống cất trong nhà như khoai mở khoai từ… tự nhiên lú mộng.
Ngoài thiên nhiên, trong hàng rào, gốc nho rừng đã rụi dây từ lâu, nay… phát thinh dưới đất khô cháy thò lên hai ba tược nhỏ màu nâu… coi bộ rất sung!
Đặt biệt có loại củ như củ hành trắng tên tỏi lơi, mọc lòng vòng quanh hàng rào…
Trời đang nắng… thấy mồ, tự nhiên dưới đất nó lú ngòng, trên ngòng là 4 nụ vàng cam, khi tỏi lơi nở bông đầy xóm, bông tàn là trời ”phải” mưa, quả đúng như vậy.
Trời báo mưa như vậy… chưa đủ, trời còn “báo thêm” mùa mưa năm may… có gió lớn hay không nửa đó, báo “điềm” như sau:
Đầu mưa, nếu thấy chim dòng dọc lót ổ tòn ten trên đám cau trước nhà…
[Nói thêm về “nguyên tắc” trồng cây xung quanh nhà theo phong thủy của ông bà xưa truyền lại, như sau:
Mít đàng sau.
Cau đàng trước. (nhà)
Sói ngâu bể nước.
Gốc lựu đầu hè.
Thiên lý ngoài hiên.
Hàng lài trước ngỏ.
Cây khế gốc vườn.
Khóm trúc bờ ao.
Liễu rủ bờ hồ.
Bụi chuối bên hông.(nhà)
Chuối già, kỵ trồng trước nhà… vv…
Những câu trên là kinh… nhật tụng khi muốn trồng cây quanh nhà…]
…Dòng dọc thường lót ổ… tòn ten trên lá cau.
Nếu chim treo ổ ở ngọn lá sát thân cau, thì năm đó trời sẽ có dông lớn…
Còn nếu… trời ít dông, chim treo ổ ở đầu chót lá cau, mà hỏng lo gió giật rớt ổ.
Con chim…trời sanh, nó “biết hết ráo”!!!
Do đó, bà con cứ dòm ổ dòng dọc mà lo… trước chuyện mùa mưa năm nay:
Nên lo sửa sang nhà cửa, hay giàn bầu thì lo thay trụ để khỏi bị sập giàn.
Nếu “bụi chuối bên hông nhà”… tự nhiên lú lên cây chuối con mà cây con nằm ép sát gốc cây mẹ… thì trời sẽ có gió nhiều… làm bay nóc nhà lá…
Còn nếu cây con mọc ra xa thân mẹ, thì yên chí… hỏng có gió lớn… nên phẻ ru!
Bụi tre gai trong hàng rào, đầu mưa lên măng xa gần gốc…giống như cây chuối…
So sánh 2 giống cây nói trên, coi “kiểu đó” thì… chắc mẩm trúng phóc!
Khi đất trời báo hiệu… trắng trợn như vậy thì bà con lo chuyện mùa mưa:
Lo nhổ củ môn dưới ruộng, để tránh củ ngập nước, bị sượng, hỏng ngon.
Lo nhổ dậu phọng về để củ hỏng úng, bị thúi…
Lo dọn dây bầu bí mướp cà… để cho dễ cày bệ.
Lo đem trụ cần giọt về cất trong nhà, kẻo bị mục, mùa tới mắc công làm cây mới.
Lo củi đuốc để khỏi mắc mưa ướt hết…
Lo và lo… tùm lum…
Và rồi trời đổ mưa…
Cây mưa đầu mùa thường là cây mưa lớn, lớn “hết biết” luôn!
Cây mưa đầu mùa làm lá cây ngọn cỏ được rửa lá xanh tươi, quanh cảnh không gian trở nên mượt mà tươi tốt.
Cây mưa nầy làm ngập mặt ruộng cả tất nước, nhưng vì khô hạn lâu ngày, một tiếng đồng hồ sau, nước rút hết… không khí trở nên mát mẻ lạ thường…
Kể sơ về chuyện cấy hái lúc chưa có chương trình “cơ giới hóa nông nghiệp”…
Cho nên cứ “tới ngày” là bà con lo rắm lúa giống để bắt mạ (gieo mạ). Rấm lúa giống là ngâm lúa giống trong lu nước một đêm cho lúa “no nước”.
Sau đó vớt lúa ra, đổ xuống đất, lấy bao bố đậy kín đống lúa rắm (nước) cho ấm, để lúa nứt mọng, hàng ngày phải tưới thêm nước vô đống lúa cho khỏi khô mọng để bắt “gieo” mạ xuống ruộng thì mọng phải ra dài đều…
Cho dù trời chưa mưa cây nào lớn…
Cũng có khi bắt mạ đất khô “cày ra bụi” nhưng bà con vẫn yên chí, vẫn cứ xách gàu múc nước giếng để tưới nước cho miếng đất mạ thành sình để gieo mạ…
Khi mạ non lên cao một hai lóng tay là “vô mùa mưa”… y như trong kinh!
Còn nhớ ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, mạ cao cở một tất tây…
Lúc nầy đồng ruộng trống hoát, chỉ có cỏ và những đám mạ non nằm sát bờ mà thôi…
Những trò chơi dân gian như đánh chỏng, đánh quạ bắt đầu…xảy ra ở đồng ruộng.
Trâu bò cũng mập lên do có cỏ dồi dào, nhứt là cỏ chưng-vịt.
Cỏ chưng vịt bò sát mặt đất, nhảy tược rất dử và cỏ mau có trái, trái nhỏ cở cây kim nằm trên một gié như bông lúa.
Hột bông cỏ nầy cu cườm rất khoái, dòng dọc, sẻ sẻ, sắc ô, áo già, manh manh… con nào cũng ăn hột cỏ nầy…
Do đó, trong những đám ruộng, chim các loại tụ đông nghẹt mặt đất để kiếm ăn…
Cũng… do đó, phát sinh nghề giựt chim bằng lưới và con nít… sắm giàn thun!
Khi mưa dào dả nối tiếp, mặt ruộng bắt đầu mềm là bà con lo cày bệ.
Cày bệ là cày úp cho cỏ chết, cỏ chết thúi cũng là phân xanh cho đồng ruộng.
Khoảng nửa tháng sau là cày trở để cấy…
Thế là vô ngày mùa, chuẩn bị cấy hái rồi đây…
Người có ruộng, kẻ không tất đất, cũng… bận rộn cho mùa cấy y như nhau:
Những người có ruộng ở chỗ trũng lo cày trước để cấy trước, sau đó cấy từ từ tới chỗ ruộng hơi cao hơn…
Người có ruộng sâu, cho cày trở để chuẩn bị cấy…
Người không ruộng, cũng… chuẩn bị tinh thần để đi cấy “lấy công” hay “cấy dầng-công” hay lấy lúa… ít ai lấy tiền công. Có bài thơ xưa sau đây:
Nếu chim treo ổ ở ngọn lá sát thân cau, thì năm đó trời sẽ có dông lớn…
Còn nếu… trời ít dông, chim treo ổ ở đầu chót lá cau, mà hỏng lo gió giật rớt ổ.
Con chim…trời sanh, nó “biết hết ráo”!!!
Do đó, bà con cứ dòm ổ dòng dọc mà lo… trước chuyện mùa mưa năm nay:
Nên lo sửa sang nhà cửa, hay giàn bầu thì lo thay trụ để khỏi bị sập giàn.
Nếu “bụi chuối bên hông nhà”… tự nhiên lú lên cây chuối con mà cây con nằm ép sát gốc cây mẹ… thì trời sẽ có gió nhiều… làm bay nóc nhà lá…
Còn nếu cây con mọc ra xa thân mẹ, thì yên chí… hỏng có gió lớn… nên phẻ ru!
Bụi tre gai trong hàng rào, đầu mưa lên măng xa gần gốc…giống như cây chuối…
So sánh 2 giống cây nói trên, coi “kiểu đó” thì… chắc mẩm trúng phóc!
Khi đất trời báo hiệu… trắng trợn như vậy thì bà con lo chuyện mùa mưa:
Lo nhổ củ môn dưới ruộng, để tránh củ ngập nước, bị sượng, hỏng ngon.
Lo nhổ dậu phọng về để củ hỏng úng, bị thúi…
Lo dọn dây bầu bí mướp cà… để cho dễ cày bệ.
Lo đem trụ cần giọt về cất trong nhà, kẻo bị mục, mùa tới mắc công làm cây mới.
Lo củi đuốc để khỏi mắc mưa ướt hết…
Lo và lo… tùm lum…
Và rồi trời đổ mưa…
Cây mưa đầu mùa thường là cây mưa lớn, lớn “hết biết” luôn!
Cây mưa đầu mùa làm lá cây ngọn cỏ được rửa lá xanh tươi, quanh cảnh không gian trở nên mượt mà tươi tốt.
Cây mưa nầy làm ngập mặt ruộng cả tất nước, nhưng vì khô hạn lâu ngày, một tiếng đồng hồ sau, nước rút hết… không khí trở nên mát mẻ lạ thường…
Kể sơ về chuyện cấy hái lúc chưa có chương trình “cơ giới hóa nông nghiệp”…
Cho nên cứ “tới ngày” là bà con lo rắm lúa giống để bắt mạ (gieo mạ). Rấm lúa giống là ngâm lúa giống trong lu nước một đêm cho lúa “no nước”.
Sau đó vớt lúa ra, đổ xuống đất, lấy bao bố đậy kín đống lúa rắm (nước) cho ấm, để lúa nứt mọng, hàng ngày phải tưới thêm nước vô đống lúa cho khỏi khô mọng để bắt “gieo” mạ xuống ruộng thì mọng phải ra dài đều…
Cho dù trời chưa mưa cây nào lớn…
Cũng có khi bắt mạ đất khô “cày ra bụi” nhưng bà con vẫn yên chí, vẫn cứ xách gàu múc nước giếng để tưới nước cho miếng đất mạ thành sình để gieo mạ…
Khi mạ non lên cao một hai lóng tay là “vô mùa mưa”… y như trong kinh!
Còn nhớ ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, mạ cao cở một tất tây…
Lúc nầy đồng ruộng trống hoát, chỉ có cỏ và những đám mạ non nằm sát bờ mà thôi…
Những trò chơi dân gian như đánh chỏng, đánh quạ bắt đầu…xảy ra ở đồng ruộng.
Trâu bò cũng mập lên do có cỏ dồi dào, nhứt là cỏ chưng-vịt.
Cỏ chưng vịt bò sát mặt đất, nhảy tược rất dử và cỏ mau có trái, trái nhỏ cở cây kim nằm trên một gié như bông lúa.
Hột bông cỏ nầy cu cườm rất khoái, dòng dọc, sẻ sẻ, sắc ô, áo già, manh manh… con nào cũng ăn hột cỏ nầy…
Do đó, trong những đám ruộng, chim các loại tụ đông nghẹt mặt đất để kiếm ăn…
Cũng… do đó, phát sinh nghề giựt chim bằng lưới và con nít… sắm giàn thun!
Khi mưa dào dả nối tiếp, mặt ruộng bắt đầu mềm là bà con lo cày bệ.
Cày bệ là cày úp cho cỏ chết, cỏ chết thúi cũng là phân xanh cho đồng ruộng.
Khoảng nửa tháng sau là cày trở để cấy…
Thế là vô ngày mùa, chuẩn bị cấy hái rồi đây…
Người có ruộng, kẻ không tất đất, cũng… bận rộn cho mùa cấy y như nhau:
Những người có ruộng ở chỗ trũng lo cày trước để cấy trước, sau đó cấy từ từ tới chỗ ruộng hơi cao hơn…
Người có ruộng sâu, cho cày trở để chuẩn bị cấy…
Người không ruộng, cũng… chuẩn bị tinh thần để đi cấy “lấy công” hay “cấy dầng-công” hay lấy lúa… ít ai lấy tiền công. Có bài thơ xưa sau đây:
Người ta đi cấy lấy công.
Còn tôi đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời trông đất trông mây…
Trông cho chân cứng đá mềm.
Trời êm bể lặn mới im tấm lòng…
Muốn cấy, phải có công cấy, mà công cấy có là do ông đầu công… lo dùm.
Ai muốn “bỏ ngày cấy” (tính ngày nào cấy) thì gặp ông đầu công “đặt ngày”.
Ai muốn là ông ấy cũng phải tới nhà ông đầu công… ghi tên, để ổng biết mà sắp xếp cấy ruộng ai và cấy ngày nào…
Ông đầu công với “công lao to tát” như vậy… mà hỏng hiểu sao, trong dân gian có “câu thơ”… quái chiêu, mà con nít nào cũng thuộc lòng, rồi khùng khùng la lớn:
Công cấy lấy công ày,
Chín tháng mười ngày…
Đẻ ra…thằng cha đầu công…(?!)
…giờ nghĩ lại… thiệt là quấy!!!
Dầu cho ai hay… con nít nói xoi, nói mói thì ông đầu công vẫn đem công cấy cấy dài dài mà hỏng nghe ổng nói tiếng nào.
Qua giữa tháng 5 âm lịch… mưa bắt đầu, mưa đều…
Đầu tháng 6 là vô mùa cấy.
Đầu tiên từng đám ruộng được gia chủ cho cày bệ, là cày úp đất cho chết cỏ…
Cở mười ngày sau là cày trở là cày lần 2 để chuẩn bị cấy.
Cày hôm trước, hôm sau cấy, để đất cày không bị dẻ cứng, khó cấy.
Bữa sáng bữa ấy.
Gia chủ thức dậy nửa đêm để nấu xôi cho công cấy “ăn nước buổi”…
Sáng đó, ông đầu công thổi tù và để tụ công tại nhà ổng, vì chủ ruộng có đặt trước nên ông đầu công biết thửa ruộng của ông A bà B… cần bao nhiêu công cấy sáng hôm nay.
Khi công cấy, cấy lúa tới khoảng 9 giờ sáng là chủ nhà gánh xôi xuống ruộng cho công cấy “ăn nước buổi” (ăn giữa buổi)
Ai cũng cho công cấy ăn nước buổi, buổi sáng, còn buổi chiều, không có ăn gì ráo!
Cũng vì… cái vụ “ăn xôi cấy” nầy, mà phát sinh mấy câu thơ… ngộ ngộ sau đây:
Cối có xây, thì… cối hỏng nẩy (cấy có ăn xôi, thì cấy chắc, cứng gốc, hỏng cho cây mạ nổi lên)
Cối hỏng xây, thì… cối nẩy (cấy hỏng cho xôi ăn, thì “ghét”, cấy nổi cây mạ lên chơi)
Cối có xây, mà cối nẩy… thì cối chản. (cấy có ăn xôi mà cấy nổi thì ăn cán chổi).Thiệt là “bài thơ” quá độc, đọc lên nghe… tức cười, mà hỏng ai giận, hỏng ai làm.
Khi cấy lúa, mấy bà già trầu nói chuyện… dê, nói trây, nói lái… nghe phát ham!!!
Cứ… lóng lổ tai nghe riết, thế mà tới giờ nghỉ cấy, hỏng ai hay biết, tới chừng nghe ông đầu công thổi tù và hết giờ… mới hay, do đó… cấy hỏng thấy đau lưng, là vậy!
Một khi đồng ruộng đã cấy kín mít… thế là hết “chuyện mần ruộng” rồi…
Giờ thì chờ lúa bén rể để câu êch ruộng…
Qua giữa tháng 7 thì đồng ruộng… vô hạn Bà Chằn…
Lúc nầy lúa đã nở bụi và vì không mưa hay mưa nhỏ, nên nước ruộng cạn dần…
Lúc nầy cá ở ruộng gom lại chỗ còn nước in-ít…
Thế là làm mồi cho cò, gà nước, cỏ nhác… tha hồ ăn…
Tụi con nít cũng tham gia bắt cá cạn om sòm…
Qua tháng 8 âm lịch, khi nghe chim thằng lằng chó, tự nhiên ở đâu bay tới kêu “chẻ chẻ” om sòm từ đầu làng cuối xóm, là biết, trời sẽ mưa trong hai ba ngày tới.
Khi trời mưa là mưa liền liền, gọi là “trời lụt” là trời mưa liên tu…
Thế là đi câu… được rồi nè.
Tới tháng 10 lúa tròn mình xây đồng đồng, trổ bông, rồi lúa ngậm sữa…
Tháng 10 gió sớm thổi liu riu, hột lúa non tét vỏ, thò nhụy vàng ra ngoài để thụ phấn, nhờ có gió sớm nên lúa đậu hột dễ dàng…
Cuối tháng 10 âm lịch mưa “ngớt” (ít đi)…
Nước ruộng cạn từ từ… thì bà con lo ủ cá trong giếng…
Đầu tháng 11 lúa chín vàng đồng… vậy là vô mùa cắt lúa…
Cắt lúa tính công như sau:
Cắt lúa một ngày công, lấy một thúng lúa (thúng = nửa giạ)
Còn đập lúa thì thường người lãnh (đập lúa) lãnh theo cách “đập lúa hồi”…
Đập lúa hồi là cứ đập được 10 thúng lúa, thì người đập lấy công một thúng tại ruộng.
Người chuyên môn đập lúa mướn như vậy, trọn mùa cắt thì trong nhà cũng được cả bồ lúa như người có ruộng…
Còn người có ruộng và có người đi cắt, thì cắt “dầng-công” cho nhau…
Ví dụ đám lúa nhà mình cần 20 công cắt, thì cắt dầng công được bao nhiêu thì cắt, phần còn lại thì trả bằng lúa hay tiền, tùy người nhận.
Tới mùa cắt lúa, bà con chỗ khác, tới xin cắt là chuyện thường…
Trong khi cắt lúa ngoài đồng, thì, năm nào cũng vậy:
Bà con miệt An Lộc, Thạnh Lộc Thôn, An Phú Đông… gánh mía cắt thành lóng để trong thúng gánh tới ruộng để “đổi lúa” lấy mía, bánh ít hay bánh tét… để ăn “nước buổi” tại đồng ruộng…
Đặc biệt là…bất cứ chuyện gì, mà làm buổi sáng, thì thế nào gia chủ cũng nấu cơm, nấu xôi… hay gì đó, đem tới cho bà con đang làm “để ăn nước buổi”…
Cử ăn nầy ở lúc 9 giờ sáng… đây là theo lệ từ xưa và bà con vẫn cứ làm theo…
Do đó, nếu “đi làm” buổi sáng thì… hỏng lo đói bụng bất tử!!!
Cắt lúa, nếu tiện, thì đập lúa (ngay) liền, vì lúa còn tươi dễ rụng hột, nếu không đập liền, thì cắt lúa phơi ba bốn ngày, cho rơm khô, đặp lúa không bị rơm…quấng cổ.
Cũng có khi, cắt xong, lúa nằm đầy ruộng, rồi bị cây mưa “trái mùa” đổ xuống, cây mưa lớn làm ngập ruộng, ướt lúa…
Khi bị mưa bất tử như vậy, bà con hỏng lo lúa nứt mọng.
Vì “lúa mùa 6 tháng” không bao giờ nức mọng bất tử như lúa thần nông 3 tháng…
”Cuộn phim trắng đen ngắn” Mùa Mưa viết tới đây hết phim…!!!
Như vậy là… Mùa Nắng bắt đầu…
Bà con miệt An Lộc, Thạnh Lộc Thôn, An Phú Đông… gánh mía cắt thành lóng để trong thúng gánh tới ruộng để “đổi lúa” lấy mía, bánh ít hay bánh tét… để ăn “nước buổi” tại đồng ruộng…
Đặc biệt là…bất cứ chuyện gì, mà làm buổi sáng, thì thế nào gia chủ cũng nấu cơm, nấu xôi… hay gì đó, đem tới cho bà con đang làm “để ăn nước buổi”…
Cử ăn nầy ở lúc 9 giờ sáng… đây là theo lệ từ xưa và bà con vẫn cứ làm theo…
Do đó, nếu “đi làm” buổi sáng thì… hỏng lo đói bụng bất tử!!!
Cắt lúa, nếu tiện, thì đập lúa (ngay) liền, vì lúa còn tươi dễ rụng hột, nếu không đập liền, thì cắt lúa phơi ba bốn ngày, cho rơm khô, đặp lúa không bị rơm…quấng cổ.
Cũng có khi, cắt xong, lúa nằm đầy ruộng, rồi bị cây mưa “trái mùa” đổ xuống, cây mưa lớn làm ngập ruộng, ướt lúa…
Khi bị mưa bất tử như vậy, bà con hỏng lo lúa nứt mọng.
Vì “lúa mùa 6 tháng” không bao giờ nức mọng bất tử như lúa thần nông 3 tháng…
”Cuộn phim trắng đen ngắn” Mùa Mưa viết tới đây hết phim…!!!
Như vậy là… Mùa Nắng bắt đầu…
Thừa giấy vẽ voi
Chàng hiu nằm trong bộ ba ám ảnh trẻ thơ
vào giờ ngủ, người lớn đem ra dọa khi trẻ đã lớn không còn dùng ca dao mà ru ngủ:
Bộ tam sên nầy là con chàng hiu, ông kẹ và ma Hời. Chàng hiu chỉ là một con nhái
nhưng dài hơn, có khuynh hướng tiệp màu xanh lục và thường ở dưới lá chuối.
Nhưng chẳng hiểu sao mà có tên là con hót cổ, lán chán thì nó bấu vào cổ thì
mình chỉ có chết thôi.
Nhưng tác giả lấy tên Chàng Hiu, lại rất
chi là “điệp viên không không thấy, 007” bằng cách thêm ba số 374; có đến ba chữ
B. Bà Ba bán bún bò bị bò bạn bể bụng.
Cứ xem là điệp viên cho hào hứng. Thật vậy,
tìm về những sinh hoạt cần thiết bậc nhất cho cuộc sống, không xa lắm trong thời
gian nhưng đã chìm sâu thì chẳng khác chi một điệp vụ, tìm cho ra manh mối, nói
cho rõ.
Bài của Chàng Hiu 374 sẽ được dùng lấy chứng
chỉ nhân chủng học. Môn nầy bắt phải nghĩ tới những chuyện như “cấy hỏng cây
lúa” đồng thời hướng đến những nguyên lý sâu xa như sự hòa nhịp giữa con người
và thiên nhiên, học từ thiên nhiên để bớt kiêu căng. Thầy Khổng dạy tam nhân đồng
hành tất hữu ngã sư, nhưng ba con chim trong cảnh quê đã ít ra có con cho ta biết
về thời tiết mưa gió.
Mấy năm trước người ta cho tôi một gói trà bọc trong tờ giấy báo. Thấy hai chữ Bến Ngự, tôi tò mò đọc xem. Đó là một
bài viết của một thi sĩ về “Mệ Thức” bán cháo gạo đỏ ở chợ Bến Ngự. [Nhà thơ muốn
chút cách mạng cho nên dùng hai chữ Mệ Thức nhưng ngôn ngữ thực sự thường nói:
Mụ Thức cháo gạo lức, mụ Thiện bún bò]. Điều ngạc nhiên là thi sĩ đã giải thích
gạo đỏ là gạo lức.
Gạo lức là hột lúa bóc vỏ (trấu) bất luận
màu đó màu trắng hay nếp. Gạo đỏ Thừa Thiên có hẻo rằn và hẻo chiên; trong Nam
có gạo huyết ròng còn lúa xạ hột trắng hột đỏ. Ai mà lấy gạo lức nấu cháo? hầm
suốt đêm chưa nhừ.
Thiết nghĩ thi sĩ Huế ni cần xin Chàng
Hiu 374 làm môn sinh; đừng vì “nhất sĩ nhì nông” mà nói lung tung chẳng chừa
ai.
Mưa vì gió mùa (monsoon rain) mang một ảnh
hưởng quyêt định đối với Đông và Nam Á. Gió mùa và mưa ở Ấn Độ gọi là tổng trưởng
tài chánh, nguồn sinh lợi; họ chỉ biết như vậy, ngoài ra gió mùa vẫn còn là một bí ấn; chính
quyền hiện bỏ thêm nhiều tiền nghiên cứu. Ấn và mọi người cùng dân mình: lạy trời
mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày…
Nhưng ở một điểm khác, cây lúa không thích
mưa và không thích sống trong ruộng nước. Mùa trái nếu có thể đạp nước vô thì
nhiều lúa hơn vì ánh nắng chan hòa. Mỹ sản xuất nhiều gạo nhưng đều trồng đất
khô và dùng giếng phun nước. Lối nầy đòi hỏi nhiều điều kiện; trong lúc ấy thực
tế là cần mãnh ruộng nhỏ đầy nước đủ nuôi sống gia đình. Mà giếng phun nước thì
cũng do trời mưa xuống những bồn chứa ngầm.
Nói
chuyện mưa thì vô tận vì mưa chính là cuộc sống. Mà cuộc sống trong Nam của
Chàng Hiu thì hay quá: Người chuyên môn đập lúa mướn như vậy, trọn mùa cắt thì trong nhà cũng
được cả bồ lúa như người có ruộng…
mướp ngọt
tôn thất tuệ
Mưa rồi em ơi trồng thêm dây mướp
hoa óng vàng chạy nhẹ lên mây.
Trái mướp ngọt, ngón tay em ngọt
buổi trưa nầy chẳng có gì ăn
chút dưa mắm mặn đau cả lưỡi.
Trái mướp đây em nấu chén canh không
em nhớ nấu và chính tay em nấu
nắng trưa nồng mát lịm nồi canh.
Lũ chúng mình đã quá quen mùi chay tịnh
nước trong veo muối lội bọt tung tăn.
Nước mắt đọng mắt em làm vị ngọt
thả vào canh, canh ngọc của đời anh.
Em nhớ nhé
hãy cất đi hạt giống của màu vàng
mầm tim dịu ươm lên từ khắc khổ,
rồi mưa đến em tung ngàn đọt mướp
trổ hoa vàng rải khắp nơi:
đĩnh núi, rừng cây, cõi mộng
động hoa nhà
em lợp mướp vàng hoa.
No comments:
Post a Comment