suối nguồn nghị lực và thiện tâm
Romain Rolland, ttt dịch
Romain Rolland, ttt dịch
Không
khí nặng nề bao quanh chúng ta. Một Âu Châu già nua đang hụp lặn trong lớp khí quyển nặng trịch và xấu xa. Một chủ thuyết duy vật không có gì cao cả trấn áp tư tưởng và ngăn chận hành động của các chính phủ cũng như của cá nhân. Thế giới đang chết ngạt trong lòng ích kỷ khôn lỏi tồi tệ. Thế giới tắt thở. Hãy mở cửa. Hãy làm cho không
khí tự do có lối trở lại. Hãy thở những luồng gió mát từ các anh hùng.
Đời sống rất khó. Cuộc sống là một trận chiến đối với những ai không chịu nhẫn nhục dưới sự tầm thường của linh hồn và là một trận chiến lúc nào cũng buồn, không vinh quan,
không hạnh phúc, xẩy ra trong cô đơn và
trong im lặng.
Bị áp bức bởi nghèo khó, những công việc chèn ép và ngu xuẩn (làm cho sức lực tiêu ma vô ích,
không hy vọng, không mảy may vui sướng), đa số người đời đã
xa cách nhau, không đủ sức an ủi chìa tay giúp người anh em đang nguy khổ; không ai biết ai là ai. Họ chỉ có thể dựa vào chính mình mà
thôi; có nhiều khi những người cứng cáp vẫn phải nhủn mình vì khổ ách. Họ kêu cứu, họ cần một người bạn.
Chính
vì mục đích đến giúp những người nầy mà tôi cố công đem về quanh họ những người bạn anh hùng, những linh hồn cao cả đã
khổ
đau
vì việc lành cho đồng loại. Đời sống của những người sáng chói ấy không nhắm đến lớp tham vọng kiêu ngạo mà được đề tặng những kẻ vô phúc. (Và nói cho
cùng ai cũng khổ). Cho những ai đau khổ, hãy hiến tặng hương thơm của sự khổ đau linh thiêng.
Chúng ta không đơn lẻ trong trận chiến nầy. Đêm tối của thế giới đã
được
chiếu
rọi
bởi
những
tia sáng nhiệm mầu. Và ngay hôm nay chúng ta đang thấy ánh chiếu của hai ngọn đuốc thuần khiết của công lý và của tự do: đại tá Picquart và dân tộc Boers. Nếu không thành công
trong việc đốt sạch những bóng đen dày
đặc,
họ
đã chỉ cho chúng ta con đường, một chớp sáng. Hãy đi tiếp họ, đi tiếp những ai tranh đấu như họ, đơn lẻ, rải rác khắp nơi và
qua các thế kỷ. Hãy hủy bỏ rào cản thời gian. Hãy làm hồi sinh chủng loại anh hùng.
Tôi
không gọi là anh hùng những kẻ đã
chiến
thắng
bằng
tư
tưởng
hay sức mạnh. Tôi chỉ gọi là anh hùng những ai thực sự là vĩ đại với tâm hồn, với tim óc. Một trong những vị này đã
nói: “Tôi
không thừa nhận một dấu hiệu nào của sự cao lớn ngoài lòng tốt, ngoài thiện tâm”. (Beethoven).
Không có bản chất cao cả thì không có vĩ nhân,
không có nghệ sĩ tài
ba mà chỉ có những thần tượng rỗng tếch giúp vui cho đám
đông kích động; thời gian sẽ xóa mờ hết. Cốt yếu là làm vĩ nhân
thật
chứ
không phải bề ngoài vĩ nhân. Đời sống của những vị mà chúng ta cố dựng lại là một cuộc tử vì đạo dài ngày dài tháng. Hoặc giả một định mệnh bi đát
muốn
rèn luyện linh hồn của họ trên cái đe làm
bằng
đau
đớn
thể
xác và tâm thần, bằng sự cơ cực và bệnh tật; hoặc giả đời sống bị tàn phá, tim óc rách
nát vì nhìn thấy những cơ cực và nhục nhã không tên đã
cấu
xé hành hạ người anh em, các vị nầy ngày ngày nếm cuộc thử thách như cơm sáng
cơm
chiều
độ
nhật;
nếu
họ
thành to lớn vĩ đại vì nghị lực, họ cũng to lớn nhờ sự bất hạnh. Cầu mong họ, những kẻ khổ đau, không
học
nhằn
quá mức; những thành phần tinh anh của nhân loại đều hướng về họ.
Phần chúng ta, chúng ta
hãy tự nuôi dưỡng bằng sự dũng cảm của họ. Nếu quá mền yếu không đủ sức tự làm, chúng ta hãy gối đầu vào vai họ một lúc. Họ sẽ an ủi chúng ta. Và từ những linh hồn cao quí linh thiên ấy sẽ tuông ra một dòng suối sức mạnh trong lành và thiện tâm dũng mãnh.
Tuy không cần tra hỏi nghiên cứu tác phẩm, không cần nghe tiếng nói của họ, chúng ta sẽ đọc trong mắt và lịch sử đời người của họ, chúng ta sẽ đọc được rằng: không bao giờ, không bao giờ cuộc đời cao lớn hơn, sung mãn
hơn,
hạnh
phúc hơn trừ phi sống trong đau thương.
Chúng
ta hãy dành ngôi vị bậc nhất đứng đầu quân đoàn
anh hùng ấy dành cho Beethoven,
một
Beethoven cương cường và tinh khiết. Chính Beethoven –
tuy sống giữa mọi khổ ách vây hãm – từng ước nguyện rằng tấm gương của chính ông sẽ làm thành nguồn hổ trợ cho những kẻ khốn nạn khác. Ông nói: cầu xin cho kẻ bất hạnh tự an ủi mình khi tìm gặp một kẻ bất hạnh như mình,
nhưng
có khác là
mặc
thây những trở ngại của thiên nhiên đã
làm tất cả những gì sức bình sinh cho phép để trở thành một con người xứng với danh hiệu nầy, danh hiệu kẻ bất hạnh”. Sau bao năm chống chỏi và cố gắng quá sức người để qua lọt các khổ lụy và hoàn tất nhiệm vụ tự đề ra là thổi một chút can đảm cho nhân loại đáng
thương,
‘thần
cô đơn
chiến
thắng
Prométhé’ đã trả lời một thân hữu chỉ kêu Thượng Đế rằng: bạn mình ơi, hãy
tự
giúp mình.
Chúng ta hãy tự tạo một nguồn hứng khởi từ câu nói hãnh diện nầy. Hãy lấy gương sáng của ông để đánh thức lương tri và niềm tin của con người đặt để vào đời người và người đời.-
Chúng ta hãy tự tạo một nguồn hứng khởi từ câu nói hãnh diện nầy. Hãy lấy gương sáng của ông để đánh thức lương tri và niềm tin của con người đặt để vào đời người và người đời.-
Trên đây là bản dịch lời tựa của Romain Rolland ghi trước cuốn Vie de Beethoven trong loạt Vies Des Hommes Illustres (Cuộc Đời của Những Người Sáng Chói), xuất bản 1903 tại Paris. Tác giả viết về nhiều nhân vật khác như Gandhi, Goethe, Vivekananda …
Văn hào Pháp Roman
Rolland vừa là một triết gia, một nhà nhạc học, một sử gia. Ông chết 1944, tức là
thuộc thế hệ trí thức Âu Châu thời cực thịnh của Nga Sô; trước không khí ngột
ngạt của cựu lục địa ông cũng nhìn về Nga coi xem có gì giúp ích không. Có vợ
Nga, đã gặp Staline nhưng ông không như Jean Paul Sartre nhiệt tình hoan nghênh
kẻ khát máu nầy; mặt khác ông không công khai chỉ trích Nga như André Gide đã
làm.
Romain
Rolland đã nói rõ ông không thích chủ nghĩa duy vật. Ông đã thầm lặng hướng về
huyền nhiệm Đông Phương và không quên sở trường nhạc học.
Kèm
theo, xin đọc nguyên bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Anh, 1917, New York.
Mặc
dù bản Việt ngữ chỉ tàm tạm, dành cho các vị không thoải mái với Anh Pháp, tôi
vẫn xin nói bản dịch của Constance Hull thiếu nét sắc bén của RR.
Bà
đã bỏ nguyên một đoạn trong đó có nói đến đại tá Picquart và người Boers.
Picquart đã phát giác bản luận tội phản quốc của Dreyfus ngụy tạo, rồi ông bị vạ
lây trước khi được giải trừ, vinh thăng thiếu tướng làm bộ trưởng quốc phòng, trong chính phủ Clemenceau. Về
người Boers là nhóm dân Âu Châu gốc Hòa Lan đã di dân qua Nam Phi từ 1600, Anh
đã đến chiếm và cai trị họ, bóc lột họ, trẻ con đi làm đầy tớ chỉ hơn nô lệ
chút xíu. 1898, Boers đã đứng dậy chống Anh; có lẽ vì cảm tình với xứ Hồng Mao, dịch
giả đã bỏ mất.
Xin
so sánh hai câu sau:
Qu'ils
ne se plaignent donc pas trop, ceux qui sont malheureux : les meilleurs de
l'humanité sont avec eux.
Because these mighty
souls complained little of their unhappiness, the best of humanity is with
them.
Có
lẽ Constance Hull không quen với subjonctif dùng như mệnh lệnh cách ngôi thứ ba
(imperatif) [Ví dụ: Vua chúa, hoàng hậu khinh bỉ xem người đứng trước mặt ở ngôi thứ ba nên đã đuổi ra bằng subjonctif: qu’il sorte!] ; bà đã trại qua một mệnh đề phụ và một mệnh đề chính trong khi bản
Pháp ngữ gồm hai mệnh đề độc lập, chỉ nối nhau bằng ý tưởng. Kỹ thuật của
Constance đã biến nghĩa: vì những đầu óc mạnh mẽ ấy không than vãn về sự khổ
đau (do đó) những thành phần tinh anh của nhân loại sẽ ủng hộ họ.
Theo
ngu ý, xin hiểu RR như sau: các người đau khổ chớ nên than khóc quá nhiều, các
bạn sẽ không cô đơn, các phần tinh anh của loài người sẽ đến với bạn. Người có thiện tâm đến với đồng loại khổ đau chẳng vì cái nầy, vì cái kia. Xin lỗi phải dùng một thuật ngữ Phật Giáo, đại bồ tát không thể nói cứu độ kẻ nầy vỉ ... không cứu độ kẻ kia vì ... phải hành động với vô ngại lực.
Trong
đoạn ngắn nầy, RR nói không rõ: "les malheureux" nói chung (ông cho rằng ai cũng
khổ) hay chỉ những nhân vật ông đang viết tiểu sử. Vì nghĩa thứ hai, Constance
đã dịch là "mighty spirits.
Còn
hai điểm khác biệt nhỏ. Thứ nhất “air libre” đã thành "air of God". Thứ hai, RR
nói rằng ông sẽ lấy công sức đem những bậc anh hùng đến quanh những người khổ
đau; trong lúc ấy bản dịch nói các người khổ đau sẽ tự đem quanh mình những bậc
anh hùng.
Tôi
có đọc toàn cuốn sách qua hai ngôn ngữ nhưng không thể so sánh từng chi tiết.
Bài tựa rất quan trọng nên cần chú ý nhiều hơn.
Xin
hẹn kỳ tới với đôi dòng hươu nai. ttt thg 6 2017
(Préface) L'air
est lourd autour de nous. La vieille Europe s'engourdit dans une atmosphère
pesante et viciée. Un matérialisme sans grandeur pèse sur la pensée, et entrave l'action des gouvernements et des individus.
Le
monde meurt d'asphyxie dans son égoïsme prudent et vil. Le monde étouffe. —
Rouvrons les fenêtres. Faisons rentrer l'air libre. Respirons le souffle des héros. La
vie est dure. Elle est un combat de chaque jour pour ceux qui ne se résignent
pas à la médiocrité de l'âme, et un triste combat, le plus souvent, sans
grandeur, sans bonheur, livré dans la solitude et le silence.
Oppressés
par la pauvreté, par les âpres soucis domestiques, par les tâches écrasantes et
stupides, soit les forces se perdent inutilement, sans espoir, sans un rayon de
joie, la plupart sont séparés les uns des autres, et n'ont même pas la
consolation de pouvoir donner la main à leurs frères dans le malheur, qui les
ignorent, et qu'ils ignorent. Ils ne doivent compter que sur eux-mêmes; et il y
a des moments où les plus forts fléchissent sous leur peine. Ils appellent un
secours, un ami.
C'est
pour leur venir en aide, que j'entreprends de grouper autour d’eux les amis
héroïques, les grandes âmes qui souffrirent pour le bien. Ces Vies des Hommes Illustres
ne s'adressent pas à l'orgueil des ambitieux; elles sont dédiées aux
malheureux. Et qui ne l'est, au fond? A ceux qui souffrent, offrons le baume de
souffrance sacrée. Nous ne sommes pas seuls dans le combat. La nuit du monde
est éclairée de lumières divines. Même aujourd'hui, près de nous, nous venons
de voir briller deux des plus pures flammes, la flamme de la Justice et celle de
la Liberté: le colonel Picquart, et le peuple des Boers. S'ils n'ont pas réussi
à brûler les ténèbres épaisses, ils nous ont montré la route, dans un éclair.
Marchons-y à leur suite, à la suite de tous ceux qui luttèrent comme eux,
isolés, disséminés dans tous les pays et dans tous les siècles. Supprimons les
barrières du temps. Ressuscitons le peuple des héros.
Je
n'appelle pas héros ceux qui ont triomphé par la pensée ou par la force.
J'appelle héros, seuls ceux qui furent grands par le cœur. Comme l'a dit un des
plus grands d'entre eux, celui dont nous racontons ici même la vie: « Je ne
reconnais pas d'autre signe de supériorité que la bonté”. Où le caractère n'est pas grand, il n'y a pas
de grand homme, il n'y a même pas de grand artiste, ni de grand homme d'action;
il n'y a que des idoles creuses pour la vile multitude : le temps les détruit
ensemble. Peu nous importe le succès. Il s'agit d'être grand, et non de le
paraître. La vie de ceux dont nous essayons de faire ici l'histoire, presque
toujours fut un long martyre. Soit qu'un tragique destin ait voulu forger leur
âme sur l'enclume de la douleur physique et morale, de la misère et de la
maladie; soit que leur vie ait été ravagée, et leur cœur déchiré par la vue des
souffrances et des hontes sans nom dont leurs frères étaient torturés, ils ont
mangé le pain quotidien de l'épreuve; et s'ils furent grands par l'énergie,
c'est qu'ils le furent aussi par le malheur. Qu'ils ne se plaignent donc pas
trop, ceux qui sont malheureux: les meilleurs de l'humanité sont avec eux.
Nourrissons-nous de leur vaillance; et, si nous sommes trop faibles, reposons
un instant notre tête sur leurs genoux. Ils nous consoleront. Il ruisselle de
ces âmes sacrées un torrent de force sereine et de bonté puissante. Sans même
qu'il soit besoin d'interroger leurs œuvres, et d'écouter leur voix, nous
lirons dans leurs yeux, dans l'histoire de leur vie, que jamais la vie n'est
plus grande, plus féconde, — et plus heureuse, — que dans la peine.
En
tête de cette légion héroïque, donnons la première place au fort et pur
Beethoven. Lui-même souhaitait, au milieu de ses souffrances, que son exemple
pût être un soutien pour les autres misérables, « et que le malheureux se
consolât en trouvant un malheureux comme lui, qui, malgré tous les obstacles de
la nature, avait fait tout ce qui était en son pouvoir, pour devenir un homme
digne de ce nom ».
Parvenu
par des années de luttes et d'efforts surhumains à vaincre sa peine et à
accomplir sa tâche, qui était, comme il disait, de souffler un peu de courage à
la pauvre humanité, ce Prométhée vainqueur répondait à un ami qui invoquait
Dieu : « O homme, aide-toi toi-même !»
Inspirons-nous
de sa fière parole. Ranimons à son exemple la foi de l'homme dans la vie et
dans l’homme.
Beethoven by Romain Rolland, preface
The
air is heavy around us. The world is stifled by a thick and vitiated atmosphere—an
undignified materialism which weighs on the mind and heart hindering the work of
governments and individuals alike. We are being suffocated. Let us throw open
the windows that God's free air may come in, and that we may breathe the breath
of heroes.
Life
is stern. It is a daily battle for those not content with an unattractive
mediocrity of soul. And a sad battle it is, too, for many—a combat without
grandeur, without happiness, fought in solitude and silence. Weighed down by
poverty and domestic cares, by excessive and senseless tasks which waste the
strength to no purpose, without a gleam of hope, many souls are separated from
each other, without even the consolation of holding out a hand to their
brothers in misfortune who ignore them and are ignored by them. They are forced
to rely on themselves alone; and there are moments when even the strongest give
way under their burden of trouble. They call out—for a friend.
Let
them then gather around themselves the heroic friends of the past—the great
souls who suffered for the good of universal humanity. The lives of great men
are not written for the proud or for the ambitious; they are dedicated rather
to the unhappy. And who really is not? To those who suffer, we offer the balm
of their sacred sufferings. No one is alone in the fight. The darkness of the
world is made clear by the guiding light of the souls of the heroes.
I
do not give the name hero to those who have triumphed by infinite thought or by
sheer physical strength—but only to those made great by goodness
of heart. Beethoven wrote, 'I recognise
no sign of superiority in mankind other than goodness.' Where the character is
not great,
there is no great man, there is not even a great artist, nor a great man of
action ; there are only idols unearthed for the cheap and shortlived applause
of the multitude ; time will efface them altogether. Outward success matters
little. The only thing is to be great, not to appear so.
The
lives of the great heroes were lives of one long martyrdom ; a tragic destiny
willed their souls to be forged on the anvil of physical and moral grief, of
misery and ill-health. They were made great through their misfortune. Because
these mighty souls complained little of their unhappiness, the best of humanity
is with them. Let us gather courage from them; for torrents of quiet strength and
inspiring goodness issued from their great hearts. Without even consulting
their works or hearing their voices, we read in their eyes the secret of their
lives—that it is good to have been in trouble, for thence the character acquires
even more greatness, happiness and fruition.
The
strong and pure Beethoven himself hoped in the midst of his sufferings that his
example would give help to other unfortunate ones that the unhappy being may be
consoled in finding another as unfortunate as himself, who in face of all
obstacles has done everything possible to become worthy of the name, man.''
After years of battling with almost superhuman efforts to rise superior to his
sufferings and accomplish his life's work—to breathe a little more courage into
poor weak humanity, this conquering Prometheus observed to a friend who called
too much on God, '' O man, help thyself! '' May we be inspired by his noble
words. Animated by the example of this man's faith in life and
his quiet confidence in himself, let us again take heart.-
để đọc hay download cả cuốn sách tiếng Pháp
để đọc hay download cả cuốn sách tiếng Pháp
No comments:
Post a Comment