nhân văn giai phẩm
Nguyễn Đình Cống
Nhân Văn (NV) là tên một tờ
báo tư nhân do một số văn nghệ sĩ, trí thức lập ra vào giữa năm 1956, phát hành
được 5 số thì bị cấm. Giai Phẩm (GP) là tên tạp
chi, có GP mùa xuân, GP mùa Thu, GP mùa Đông, phát hành từ tháng 1 đến tháng 12
năm 1956, mỗi GP có vài số. Trước đây ghép vào Nhân Văn, Giai Phẩm còn có thêm Đất Mới, nhưng dần dần Đất Mới bị bỏ qua. Đất Mới là
tên một tạp chí của sinh viên vào cuối năm 1956, chỉ ra được 1 số. NVGP là một
phong trào của văn nghệ sĩ và trí thức, nói lên nguyện vọng được tự do sáng
tác, tự do thể hiện tình cảm con người, tự do tư tưởng và ngôn luận.
Những người đề xướng
và có vai trò hàng đầu như là: Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu, Đào Duy
Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Phùng
Cung, Hữu Loan, Nguyễn Bính, Quang Dũng, Văn Cao, Xuân Sách, Thụy An… Hai người
bị kết án nặng nhất là ông Nguyễn Hữu Đang và bà Thụy An (xử án tháng 10/ 1960,
kết án 15 năm tù).
Trước 1956, theo đường
lối cách mạng, mọi sáng tác và hoạt động văn hóa văn nghệ đều phải chịu sự lãnh
đạo của Đảng. Thực chất sự lãnh đạo này là bắt buộc các văn nghệ sĩ phải nghe
theo, làm theo các chỉ thị, chịu sự kiểm soát độc đoán của các đảng viên phụ
trách, trên cùng là Trường Chinh và Tố Hữu, dưới là các cán bộ tuyên giáo các cấp.
Trong tác phẩm của ai đó, là văn thơ, nhạc họa hay lý luận phê bình nếu bị phát
hiện dù chỉ một câu, một ý, một chi tiết nhỏ bị cho là vi phạm lập trường giai
cấp vô sản, bị cho là sai với tính đảng thì không những tác phẩm mà tác giả xem
như đã bị nhận xuống bùn đen vạn kiếp. Màu
tím hoa sim với Hữu Loan, Tây tiến với
Quang Dũng là các dẫn chứng. Tình trạng đó làm ngột ngạt một số trí thức và văn
nghệ sĩ, nhưng vì còn chiến tranh chống Pháp nên nhiều người tạm chấp nhận, tam
chịu đựng.
Năm 1956, ở Liên xô
có việc Kroutchev, tổng bí thư Đảng CS kêu gọi chung sống hòa bình, mở rộng tự
do dân chủ, đặc biệt là chống sùng bái cá nhân lãnh tụ, Trung quốc có phong
trào Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, Việt Nam phát hiện sai lầm cải cách
ruộng đất, Đảng Lao động kêu gọi mở rộng dân chủ. Một số trí thức và văn nghệ
sĩ tưởng thời cơ đã đến để vận động cho dân chủ hóa và tự do sáng tác nên mới tập
hợp nhau để hoạt động. Đầu tiên là một số văn nghệ sĩ trong quân đội viết kiến
nghị, xin được tự do sáng tác, được để cho văn nghệ lãnh đạo văn nghệ. Kiến nghị
không được chấp nhận. Viết bài thì báo nhà nước không đăng. Đã vậy thì vận động
lập tờ báo tư nhân, lấy tên là Nhân Văn. Một số người có tên kể trên đã có nhiều
kiến thức và kinh nghiệm trong việc làm báo tư nhân từ trước năm 1945, đặc biệt
là Phan Khôi, một trí thức có tinh thần tranh luận mạnh mẽ, đã lão luyện trong
nghề báo. Hồi đó ở Hà Nội vẫn có một vài tờ báo tư nhân được tiếp tục hoạt động,
mạnh nhất là nhật báo Thời Mới (sau sáp nhập với Báo Hà Nội thành tờ Hà Nội Mới).
Trong thời gian ở Hà Nội chuẩn bị thi đại học tôi đã chứng kiến cảnh mọi người
chờ đợi, hào hứng tiếp nhận báo Nhân Văn.
Ngày 9 tháng 12 năm
1956 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bãi bỏ quyền tự do báo chí. Ngày 15 tháng 12/
1956, lệnh đóng cửa báo Nhân Văn (đang in số 6). Tờ báo bị cấm trong sự tiếc nuối
của nhiều độc giả.
NVGP
bị quy kết phạm vào các tội sau: 1- Không tin vào Chủ nghĩa cộng sản. 2-Phản đối
chuyên chính vô sản, đòi dân chủ. 3-Chống sùng bái cá nhân. 4-Không tin vào
tinh thần quốc tế vô sản, chống rập khuôn theo Liên xô, đề cao dân tộc. 5-Chống
sai lầm cải cách ruộng đất. 6- Đòi văn nghệ sĩ được tự do sáng tác.
Sau khi NVGP bị cấm,
bắt đầu một đợt học tập và phê phán trong hàng ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và
sinh viên. Tháng 2 năm 1957 Trường Chinh kêu gọi đập nát bọn NVGP. Tố Hữu là
người trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh. Đây là một dịp tốt để cho một vài trí
thức và văn nghệ sĩ tỏ lòng trung thành với Đảng. Họ có 3 loại chính. Loại 1,
hăng hái nhất, thường là những người tài năng có hạn, muốn tỏ ra tuyệt đối
trung thành để được tiến thân. Loại 2, tuy có tài năng nhưng từ trước đến lúc
đó chưa được Đảng tin yêu thật sự nên cố tỏ ra có lập trường giai cấp và tự
giác theo Đảng, hy vọng được tin cậy hơn. Loại 3, tuy trong lòng thấy được
chính nghĩa của NVGP, nhưng vì sợ uy quyền, vì lo cho miếng cơm manh áo mà phải
phụ họa theo.
Những người của
NVGP phẩm bị tù đáy, bị đàn áp, bị tước bỏ nhiều quyền của con người, quyền của
công dân, ít nhất họ cũng bị cách chức, bị quản thúc, bị hạn chế về nhiều mặt
và phải sống một quãng đời quá cơ cực. Đại đa số họ đều có nhân cách cao thượng,
được những người tử tế tôn trọng. Từ sau 1986 một số người được phục hồi một
cách lặng lẽ bằng việc được nhắc đến tên, các sáng tác được ghi tên thật. Những
Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Dần, Quang Dũng, Hữu Loan, Văn Cao v.v… lại được quần
chúng yêu mến và tôn vinh. Nguyễn Hữu Đang và Thụy An mãn hạn tù. Thế nhưng Đảng
và chính quyền không có một lời chính thức nào minh oan cho họ. Phan Khôi chết
trong tủi nhục năm 1959, gần đây được một số nhà nghiên cứu đề cao, tôn vinh là
nhà văn hóa lớn. Nguyễn Hữu Đang ốm chết năm 2007 trong vòng tay bè bạn. Thụy
An được đón ra khỏi tù như một bà hoàng.
Vào cuối đời, lúc sắp
chết Tố Hữu có tỏ ra ân hận, nhưng cũng không dám công khai nhận lỗi lầm, mà chỉ
tâm sự riêng với một vài người thân tín. Phùng Quán, gọi Tố Hữu là cậu ruột, kể
chuyện sau: khi cậu đã nghỉ hưu Quán mới dám đến thăm, ra về được nghe tâm sự rằng
cháu đã dại mà cậu cũng quá dại. Cậu còn đọc cho Quán nghe bài thơ vừa sáng
tác.
Có
anh bộ đội mua đồng hồ.
Thật giả không tường anh cứ lo
Mới hỏi cô bán hàng, cô tủm tỉm
Giả mà như thật, khó chi mô.
Thật giả không tường anh cứ lo
Mới hỏi cô bán hàng, cô tủm tỉm
Giả mà như thật, khó chi mô.
Tên
bài thơ, có thể đặt là “Anh bộ đội bị lừa”.
Anh bộ đội và cả tác giả đều đã bị lừa. Một đời làm cách mạng, cuối cùng tỉnh
ngộ ra “Giả mà như thật”. Đó là kết quả của tuyên truyền lừa dối. Đó là bi kịch
của cuộc đời.
Vào cuối đời, nhiều
người trước đây tích cực trong việc đánh NVGP tỏ ra hối hận (như Nguyễn Đình
Thi, Chính Hữu). Cũng có một vài người không có sự hối hận thật sự, những sai
sót trong các sách và bài viết của họ bị một số hậu thế vạch ra và phê bình (như
Nguyễn Lân, Phạm Huy Thông chẳng hạn).
Nhân Văn Giai Phẩm
nên được viết vào lịch sử để nhắc nhở hậu thế.-
(Facebook
Nguyễn Đình Cống)
để nhìn đời bằng một con mắt
ttt
Vì
sao tự hủy một con mắt? Thụy An đã trả lời: “để
nhìn đời bằng một con mắt”. Nữ sĩ với tên thật Lưu Thị Yến ấy đã làm việc nầy
trong trại tù khi thọ án 15 năm. Cai tù đã chế nhạo với cái tên An Chột. Năm
1994, Phạm Văn Thành, hiện ở Paris, được đưa từ Phú Yên ra Thanh Hóa, ngày đầu
nghe loáng thoáng cai tù nói với nhau: “xưa An Chột ở đây nhiều năm”. Anh thấy
sự đau khổ trong xe cùm từ miên Trung dày thêm bởi hai tiếng An Chột, hổn danh của Thụy An, người mà
Thành mượn tên đặt cho đứa con gái đầu lòng. Thành đang đứng nơi xưa kia Thụy
An bị giam giữ, sống cô đơn tủi nhục. Cảnh này na ná như Kiều gặp mộ Đạm Tiên
trong Đoạn Trường Tân Thanh.
Đến 1973 sau 13 năm đày ải bà được thả ra, thiết nghĩ vì Hà
Nội mượn cớ dựa vào hiệp định Paris. 1975, bà xin vào Nam với hy vọng các con
lãnh sang Hoa Kỳ, bà học tiếng Anh với người học trò cũ của con bà là GS Bùi
Dương Chi; sống cô đơn trong một căn nhà thuê cạnh chợ Bà Chiểu, Gia Định. Sinh 1916 Hà Nội, nữ
tác giả của Một Linh Hồn đã từ trần
1989 khi hồ sơ di trú chưa hoàn tất. Linh hồn của bà trùm khắp Biển Đông theo
tro cốt rải ngoài khơi Vũng Tàu, hằng năm hiếu tử Bùi Dương Chi đều ra biển thả
hoa cho mẹ.
Thụy An bị kết tội liên lạc với Pháp và mua chuộc nhóm
Nhân Văn Giai Phẩm. Nguyễn
Hữu Đang nói “Bà Thụy An không
tham gia gì vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Bà ấy không viết một bài, một câu,
một chữ nào cho Nhân Văn cả. Bà ấy cũng không hề mách nước, bàn bạc gì với người
khác hay với tôi bao giờ cả. Không, không hề có, tuy rằng có quan hệ, thỉnh thoảng
có gặp nhau, cũng nói chuyện”.
Lê Đạt thì rõ ràng hơn: "Tôi nhắc lại một lần
nữa là chị Thụy An chưa bao giờ ở trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Nhưng chị
Thụy An rất thân với anh em trong Nhân Văn Giai Phẩm và đặc biệt là thân với
tôi. Người ta buộc tội chị Thụy An, người ta cứ buộc tội mập mờ thế thôi, nhưng
tội chính của chị Thụy An là thế này: Là gián điệp cài lại để lũng đoạn nhóm
Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng cho đến khi tôi biết thì tôi cũng chẳng thấy chị ấy
viết bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế mà chị ấy đối với tôi thì lại rất
quý, chị ấy luôn luôn mua đồ đạc cho tôi, cho vợ con tôi, và tôi cũng chẳng thấy
chị ấy bàn với tôi về việc viết một bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế cho
nên việc ấy tôi cho cũng là một cái oan rất lớn".
“Tôi có thể bảo đảm 100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại vì thế này: Nếu là gián điệp thì phải có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được. Chưa có chứng cớ thì làm sao có thể kết luận người ta là gián điệp được. Thì cứ cho tôi là người mù mờ đi, tôi bị chị mua chuộc đi. Tôi nhớ lại tất cả cuộc đời của tôi, thì chị ấy chưa mua chuộc tôi lần nào cả. Và chị ấy chỉ giúp đỡ tôi rất nhiều. Cho nên đến bây giờ tôi thấy là: Riêng về trường hợp chị Thụy An, tôi vẫn rất ân hận. Tại vì chúng tôi đã được phục hồi nhưng chị Thụy An chưa được phục hồi gì cả. Mà một trong những tội lớn nhất của chị ấy là mua chuộc tôi. Thì như các bạn đã biết, tôi chưa từng cảm thấy bị mua chuộc mà chắc cũng chưa ai mua chuộc được tôi. Cho nên tôi thấy riêng tôi bây giờ nói những dòng này, tôi vẫn khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An một cách chính thức. Không có thì riêng tôi, tôi đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ".
“Tôi có thể bảo đảm 100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại vì thế này: Nếu là gián điệp thì phải có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được. Chưa có chứng cớ thì làm sao có thể kết luận người ta là gián điệp được. Thì cứ cho tôi là người mù mờ đi, tôi bị chị mua chuộc đi. Tôi nhớ lại tất cả cuộc đời của tôi, thì chị ấy chưa mua chuộc tôi lần nào cả. Và chị ấy chỉ giúp đỡ tôi rất nhiều. Cho nên đến bây giờ tôi thấy là: Riêng về trường hợp chị Thụy An, tôi vẫn rất ân hận. Tại vì chúng tôi đã được phục hồi nhưng chị Thụy An chưa được phục hồi gì cả. Mà một trong những tội lớn nhất của chị ấy là mua chuộc tôi. Thì như các bạn đã biết, tôi chưa từng cảm thấy bị mua chuộc mà chắc cũng chưa ai mua chuộc được tôi. Cho nên tôi thấy riêng tôi bây giờ nói những dòng này, tôi vẫn khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An một cách chính thức. Không có thì riêng tôi, tôi đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ".
Rất nhiều người từ những quan điểm khác
nhau từ những nhóm chính trị khác nhau đòi chính quyền CS phải xin lỗi Thụy An,
phải trả món nợ. Việc làm ấy được điều
động vì lý do nhân đạo và tinh thần công lý. Nhưng theo ngu ý, đòi chính quyền
CS xin lỗi có nghĩa là công nhận quyền sinh sát của chính quyền nầy, xin lỗi
như một lỗi ngoài da, ví như anh cảnh sát Mỹ dùng bạo lực quá tay. Cốt gốc của
vấn đề là chuyên chính vô sản, chuyên chính là viết cho đẹp nhưng thật ra là
dictature. Đày ải người ta rồi chỉ xin lỗi, như ông Bùi Tín đòi xin lỗi hàng
ngàn vạn người chết Mậu Thân.
Người đời đã biết trái sai, xem Thụy An như
kẻ chịu hình phạt, phải vác chính chữ thập gỗ của chính mình, để thấy kẻ kia
tàn bạo đến mức nào. Có ai đòi Do Thái xin lỗi đã đóng đinh Jesus đâu. Xin lỗi
chỉ là trò hề, như Tào Tháo chỉ cắt búi tóc thay án tử hình. Lại có ông sư đăng
đàn chẩn tế, áo mão rực rỡ, lọng vàng chuông trống, để giải tội giải oan. Giải
oan ví dụ địa chủ bị đấu tố hành quyết hay dân Huế Mậu Thân, có nghĩa là giải tội
của kẻ làm ra oan. Giải tội cho những người nầy, có nghĩa là họ có tội phải chết,
nhưng giải đi cho xong để Diêm Vương khỏi mất công. Thật đã đánh đĩ tôn giáo và
ngôn ngữ.
No comments:
Post a Comment