hiện nay, nguồn nhân lực đang gia tăng
DC thiếu tầm nhìn chính xác
Dems missing the Biggest Issue of
the 2020 Election
Robert W. Merry *** TTT
dịch
Theo
lối nhìn quy ước, cuộc chay đua làm đại diện đảng DC tranh cử tổng
thống nói lên sự mâu thuẩn giữa hai chiều hướng chính trị. Một bên
là cơ cấu lãnh đạo đảng “trung-tả”: Joe Biden, Pete Buttigieg,
Amy Klobuchar, Michael Bloomberg và một bên là khuynh tả cấp tiến: Bernie
Sanders, Elizabeth Warren. Nhưng mấu chốt không nằm ở đó; vấn đề là đường hướng
các nhà lãnh đạo quốc gia sẽ đối ứng thế nào với thực tại chính trị của thời đại;
nói rõ hơn sự băng vỡ nguyên trạng (status quo) của Mỹ tại bản xứ và trên thế
giới. HK đang gặp khủng hoảng của Trật Tự Xưa (The Old Order).
Trật
Tự Xưa là trật tự được thiết lập sau Thế Chiến 2. Trong thời kỳ nầy,
tổng sản lượng quốc nội (GDP, gross domestic product), ngang ngửa 50% tổng cộng
GDP các nước gộp lại; qua thập niên 1960 vẫn giữ tỷ lệ 40%. HK có sức mạnh quân
sự vĩ đại. Đồng dollar dẫn đầu trên thị trường thế giới. Quân bình lực lượng được
duy trì giữa một bên là Tây Phương do HK lãnh đạo và một bên là CS Nga, nằm
ngay sau lưng Âu Châu với 1,3 triệu lính Nga và chư hầu.
Những
ngày đó nay đã trôi qua. Mối đe dọa từ Nga trên lưng Âu Châu không còn nữa nhưng
HK không rời bỏ quan niệm Nga là mối đe dọa sống chết đối với Tây Phương. Minh Ước
Bắc Đại Tây Dương, NATO, xưa kia thành hình để tự vệ, nay đem sức mạnh quân sự
lên đến biên giới Nga, sợ Nga trở lại thống trị các vùng ảnh hưởng xưa. HK nay
chỉ có 15% tổng sản lượng GDP thế giới, suy giảm cùng nhịp độ với vị thế tài
chánh yếu kém. Sự thăng tiến của Tàu đã làm thay đổi nguyên trạng (status quo)
thế giới nhưng HK không ý thức điều đó để đương đầu với thực tế một cách hữu hiệu.
HK cứ dính mãi vào những cuộc chiến bất tận ở Trung Đông cùng các phiêu lưu quân
sự khác.
Tóm
lại, thế giới đã thay đổi một cách sâu sắc trong lúc HK vẫn tiếp tục hành động trong
một dạng thức cố định. Theo định nghĩa, đó là cuộc khủng hoảng về Trật Tự Xưa.
Trong
chính trị quốc nội, sự khác biệt giữa quan niệm chính thống và thực tế còn thê
thảm hơn nữa. Hãy nêu vài ví dụ về sự châm thủng Trật Tự Xưa. Trong thời đại xưa
ấy, đảng chính trị trội yếu là đảng Dân Chủ (DC) với lực lượng cử tri nòng cốt
là giai cấp công nhân Mỹ, cũng có nghĩa là lực lượng khổng lồ người da trắng. Trên
thế giới, không ai dám thách thức quyền năng kinh tế HK; nền kinh tế Mỹ nằm
trong sự lãnh đạo của những kẻ làm việc, những kẻ hành động xây dựng. Giữa thành
phần ưu tú và quảng đại quần chúng có sự thân thiện và tương kính.
Sự
phát triên kinh tế bền vững đã nâng cao mức sống cả nước. Những yếu tố làm thành
định nghĩa thế nào là HK được thiết lập và công nhận chung. Việc nhập cư xẩy ra trong trật tự và được kiểm soát đúng mức nên không tạo
ra xáo trộn nào. Phân biệt giai cấp không trầm trọng.
Những
điều nầy nay đã thay đổi. Đảng DC đã bỏ giai cấp công nhân để đại diện cho điều
phân tích gia Ron Brownstein gọi là “liên minh của những kẻ người đang lên”
(Coaliton of the ascendant): các nhóm thiểu số sắc tộc, người mới nhập cư, lớp
trẻ thiên kỷ mới, người da trắng có bằng cấp cao và một số người da trắng ở
Midwest đủ để đưa một người của họ vô White House. Nhưng họ không đủ phiếu làm
việc nầy trong cuộc bầu cử vừa qua.
Việc
làm rỗng nền móng kỹ nghệ đã tác hại các cộng đồng da trắng ấy và đưa cơ cấu chính
trị xưa vào chỗ xao động bất an. Ngày một gia tăng sự đố kỵ giữa giới tạm gọi là
ưu việt và giới trung cấp Mỹ. Sự tài chánh hóa nền kinh tế đã thay thế lớp người
hành động, xây dựng – tức là những kẻ tạo ra công ăn việc làm – bằng những quan lại tài chánh đã được chia phần lời rất lớn trong các dịch vụ chuyển nhượng
mà không tạo thêm gì cho thịnh vượng chung. Thập niên 1960, tổng sản lượng chia
cho khu vực tài chánh 2,5%, ngày nay lên 8,3%. Các ngân hàng lớn đã thống trị
Ngân Khố và Quỹ Dự Trữ Trung Ương. Sự phát triển kinh tế nhợt nhạt không như trước.
Những yếu tố đầy cảm tính như nhập cư đã đục phá cơ thể chính trị quốc gia.
Như
vậy, rõ ràng trong chính trị quốc nội cũng như trên đấu trường quốc tế, HK đang
trực diện sự băng vỡ “nguyên trạng” (status quo) và đang gặp những thách thức
chính trị vô cùng khó khăn. Thế nhưng những thách thức ấy không làm các chính
trị gia nhủ lòng liếc mắt để ý. Họ tránh né. Luôn luôn, chính trị gia là những
kẻ sau cùng chịu công nhận các sự kiện; vì họ đầu tư quá nhiều trong trật tự cũ
và dùng những lập luận không còn giá trị. Những kẻ tầm thường, bình dân đều thấy
trước các thực tại, các biến chuyển của thời đại mới.
Nhận
định vừa nêu ra đây sẽ được minh chứng qua cuộc chạy đua ứng cử viên của đảng
DC. Trước nhất, hãy nói về Joe Biden, tiểu bang Delaware. Tuy chưa bao giờ làm
một người có đầu óc và chiều sâu, JB lại là con người của thời buổi, theo nghĩa
tốt nhất của danh từ nầy. Ông đã tạo cho chính mình một nhân dạng hữu dụng. Tuy
nhiều lần phát ngôn sai lệch, ông tránh thái độ cứng rắn và những định kiến và ông
cũng tỏ ra độc lập suy nghĩ. Ông là chính trị gia ngành lập pháp, khôn ngoan,
thiết lập mối quan hệ với những người chống đối vừa phải, thỏa hiệp với các phe
nhóm.
Nhưng
vào thời nguyên trạng băng hoại, JB trở thành một nhân vật hoàn toàn không thích
hợp và không có hướng đi. Khẩu hiệu tranh cử dai dẳng bền bỉ của ông là phải loại
bỏ Donald Trump, với hệ luận ngầm là một khi làm được như vậy, tự động xứ sở sẽ trở lại ngày xưa tốt lành ấy. JB quên rồi đó. Trump biểu hiện sự thắt chặt tình
cảm chính trị xuyên ngang giới trung hạng Mỹ, lớp người chưa bị diệt, chưa bị đào
thải. Trong lúc ấy JB không có sự khắng khít tình cảm nào với nguyên trạng đang
bị hao mòn.
Cựu
thị trưởng South Bend, Pete Buttigieg, là một chính trị gia “liberal” thuộc Trật
Tự Xưa. PB nhiệt tình cúi đầu tuân theo đường lối chính thống kỳ dị của đảng
DC: rất ít hay không cấm phá thai, giải tội cho điều bây giờ gọi là tội vượt biên
giới bất hợp pháp; cấp quyền công dân cho kẻ nhập cư bất hợp pháp; hợp pháp hóa
hút và buôn bán cần sa; lương tối thiểu 15 đô một giờ. Ông cũng cố sức đưa đẩy
các đề tài hóc búa cho êm xuôi. Ông muốn tăng ngân sách quốc phòng nhưng sẽ rút
quân mọi nơi về nước. Ông cẩn thận không ủng hộ việc sửa sai các di lụy thời nô
lệ, ông chỉ hứa sẽ nghiên cứu vấn đề. Ông tránh xa việc bãi miễn nợ học phí sinh
viên, ông chỉ hứa sẽ thành lập chương trình liên bang hổ trợ tài chánh để về sau không
còn ai mang nợ đại học.
Tổng
gộp mà nói, PB không đưa ra một viễn tượng nào, một đường hướng nào để điều dẫn
quốc gia. Ông là một chuyên gia giải quyết từng vụ một, một nhà trí thức trong khoa
chính trị học, một người vá víu.
Amy Klobuchar
Cho
đến bây giờ, thượng nghị sĩ Amy Klobuchar và cựu thị trưởng New York, Michael
Bloomberg, chưa cho thấy khả năng nhận định chính xác hiện tình hay đưa ra cách thay
thế. Nhiệt tình và tự nhiên một cách đáng yêu, Amy Klobuchar chỉ gặm quanh viền
các đề tài công quyền và không cho thấy bà có ý thức về thời buổi đang chuyển mình.
Trong lúc ấy, Michael Bloomberg, kẻ có viễn tượng trong sáng về doanh nghiệp thế
kỷ trước, bây giờ chưa thấy dấu hiệu ông sẽ dùng viễn tượng thành công ấy để chận
đứng cơn bảo xoáy đang đeo đuổi HK và thế giới.
tỷ phú Bloomberg: tôi không chạy, chỉ đi bộ;
running cũng có nghĩa tranh cử
Elizabeth
Warren là một người chủ trương “vì dân” cổ điển. Bà ghét người giàu và thế lực
của doanh nghiệp, đến mức bà muốn phóng đại uy quyền chính phủ đủ to lớn để nắm
đầu các kẻ thù nguy hại ấy. Hơn cả Biden và Buttigieg, bà muốn đảo lộn sự cân bằng
các quyền lực chính trị trong nước. Nhưng khác với các nhà vì dân bảo thủ với
chủ trương đưa quyền lực chính trị trở về tay dân chúng, bà muốn đem quyền lực
nầy vào tay chính phủ liên bang ở mức độ chưa từng thấy; quyền lực nầy sẽ được
sử dụng bởi những đạo quân chuyên gia quản lý quây quần trong thế giới riêng ngoài
sự kiểm soát của dân chúng.
Warren tự nhận, sai, thuộc giống Da Đỏ
Dù
được nhìn như thế nào, đó cũng là một viễn tượng EW sẽ đưa nước Mỹ đi vào. Viễn
tượng đó lấy ra từ cuốn sách trứ danh xuất bản 1941 của James Burnham: The
Managerial Revolution.
Tác
phẩm nầy nêu lên luận cứ nói rằng: xung đột mâu thuẩn to lớn nhất của thời đại
hiện kim không phải là giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, mà giữa một
bên là chủ nghĩa tư bản và một bên là một tập hội trung ương hóa đang thành hình,
nằm dưới sự thống trị của giai cấp quản lý mới, gồm những người cầm đầu doanh
nghiệp, các chuyên gia, các thơ lại công chức chính quyền cùng các loại chuyên
viên khác. Theo Burnham, giai cấp mới nầy sẽ thiết lập hệ thống trung ương với nhiệm vụ kế hoạch hóa, làm suy yếu mọi nền dân chủ đúng nghĩa bằng cách áp đặt uy lực của tập đoàn quản trị viên trên toàn thể xã hội.
Viễn
tượng của EW là viễn tượng của Burnham, đúng hơn là trong sách của Burnham.
Burnham, học giả, kinh tế gia, thấy viễn tượng ấy mà lo sợ, bối rối. Khác với
Burnham, EW ôm lấy nó một cách sung sướng, nhiệt tình làm bửu bối, đồ bản tương
lai quốc gia.
Một người khác có viễn tượng là thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont, Bernie Sanders, tự
nhận theo chủ trương xã hội dân chủ. Ông minh định ngay rằng không có nghĩa là ông
chấp nhận lý thuyết chính phủ làm chủ mọi phương tiện sản xuất; ông chủ trương
thể lệ hóa các doanh nghiệp tư nhân, tái phân tài nguyên và lợi tức trong hệ thống
tư bản chủ nghĩa. Ông nêu Đan Mạch là khuôn mẫu xã hội nhắm tới.
Trong
quá khứ ông thực tế đã hô hào quốc hữu hóa các kỹ nghệ chính yếu, gồm khu vực sản
xuất vật phẩm, năng lượng và ngân hàng. Ông đã có lần đòi hỏi quốc hữu hóa toàn
thể khu vực năng lượng. Năm 1976, ông yêu cầu Vermont tịch thu, không bồi thường,
tất cả các công ty điện lực trong tiểu bang. Ông cũng đã đề nghị đánh thuế với biểu suất 100%
phần lợi tức quá một triệu.
Trở
lại chuyện 2016, trong số các nhân vật nhắm đến ghế tổng thống, có hai người nói
cho cử tri biết rằng họ nhận ra nguyên ủy của bệnh tình ê ẩm của Mỹ, rằng Trật
Tự Xưa đang hấp hối và cần có hành động đưa HK vào tương lai mới. Hai người ấy
là Donald Trump và Bernie Sanders. Sanders trong lớp áo tả khuynh và nhiệt tình
ý thức hệ / Trump với cá tính cứng cỏi bất thường như thử ném ly rượu vô tường không
có lý do.
Giờ
đây giữa giao lộ tranh cử, hai nhân vật của chúng ta đứng dưới vòm trời của hai đảng.
Nói vậy không bao hàm DC Sanders sẽ được chỉ định tranh cử hay nói CH Trump sẽ tái đắc
cử. Sanders có thể đi quá xa, quá điểm cao phải dừng để giữ vị trí hàng đầu. Số
phận của Trump, như của các tổng thống tại vị tái tranh cử, tùy thuộc kết quả
việc làm bốn năm qua. Giờ đây cả hai nhân vật của chúng ta sẽ có cơ hội chứng
nghiệm duyên thầm, ý nghĩa châm ngôn sau đây của Charles de Gaulle: chính khách
có thể quả cảm cương quyết và kiên chí nhẫn nại; nhưng nếu không biết rõ các đặc
tính của thời đại thì không tránh khỏi thất bại.
Wonderful!
ReplyDelete