add this

Sunday, February 9, 2020

tình khúc màu xám


Tình khúc màu xám
Ode to Gray
Meghan Flaherty *** ttt dịch

Màu xám là màu chả ai thích dành làm của riêng. Đó là màu các phòng nằm bệnh viện, màu áo ngụy trang mùa đông, màu rác rển, màu của thỏa hiệp, màu của sự phức tạp dày cộm. Màu nầy đóng vai trung gian hoàn hảo nhất giữa trắng và đen. Nó sống dai dẳng trong thế giới đậm đặc nầy mà không ai thấy.

Đó là màu áo lính, màu chiến thuyền, màu ảm đạm. Đó là màu cây chết; màu của các sự sống bị lửa đốt cháy thiêu rụi. Đó là màu của kỹ nghệ, của sự đơn điệu đồng đều. Nó vừa thiếu mỹ thuật vừa gây lộn xộn, màu của nhẫn nhục, màu tận thế. Nó đem lại thời tiết xấu, báo trước sự u ám; nó là màu thoái thân của các màu đã mất sắc. Đó là màu tuổi già.

Không có tài ba văn vẻ gì nên tôi phải đi theo màu xám vậy. Tôi nhận thấy rất dễ dàng ăn mặc màu xám đậm nhạt khác nhau, không khó như đã tưởng. Tôi mua “xôn” cả ôm áo quần trắng đen, pha trắng pha đen, nhợt nhạt như nước rửa chén hay màu sương mùa đông. Tôi còn có ít nhất năm cái áo len cánh màu xám cổ lỗ sĩ, xám xịt.

Mẹ thường bảo tôi là kẻ không biết điệu; mẹ cho đó là một sai trái cần sửa lại. Mẹ muốn cả thế giới, trong đó có tôi, ăn diện màu sắc rực rỡ. Nhưng tôi chả bao giờ tuân theo. Tôi theo quan niệm thời trang của Vladimir và Estragon (hai nhân vật yếm thế trong kịch của Samual Beckett); và bắt chước y phục của bà nội gốc New England. Tôi chọn đường lối riêng là không khoa trương, tôi chọn màu xám, nó thích hợp với tánh rụt rè và giảm bớt vọng ngoại. Đó là màu của sự im lặng, dễ đi cùng với đạo sĩ chấp tay mà không cầu xin nài nĩ một thứ gì. Nó không bao giờ hét la, không bao giờ hối thúc. Đúng như họa sĩ Pháp Jean-Auguste-Dominique Ingres nói: “tốt hơn, nên chọn màu xám thay vì màu sặc sở”.

Tôi bị cuốn theo màu xám, nhưng là xám theo ước mơ, theo mộng mơ. Không phải là màu xám của mây bão hung dữ, không phải màu xám cứng đờ của đá khối nơi cơ sở kinh doanh. Tôi thích màu xám thanh tịnh: mùa xám tự nhiên nơi lông cừu mưa ướt; như tâm thức trong họa phẩm của Gerhard Richter; đường vằn xám nơi cột đá đánh dấu đường hay cột đá lưu niệm từ ngàn xưa. Tôi muốn nắm mọi màu xám nơi hạ giới: màu hoa hồng héo, cây cải úa, rau húm nhầu, màu xám mốc trên phó mát, trên đồng xu cổ. Mắt người có thể nhận biết năm trăm – không phải chỉ năm mươi – ánh màu xám. Paul Klee gọi đó là màu giàu có nhất, màu làm cho các màu khác ửng lên.

Nếu bạn yêu cầu một em bé học trò kê khai màu sắc của cầu vồng, bạn sẽ nghe cô hay cậu ấy hát bài ROYGBIV Seven colors: red, orange, yellow, green, blue, indigo, and violet (bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, xanh, chàm và tím). Newton lúc đầu chỉ kê năm màu, sau đó thêm màu cam và màu chàm, tương ứng với bảy nốt nhạc. Aristote cũng kê bảy màu nhưng đi từ trắng qua đen không phải từ đỏ qua tím, có vàng, đỏ thẩm, tím, lục và xanh đậm. Bây giờ trong trường, các em học mười một màu tiêu chuẩn, tức là thêm: đen, trắng, nâu, hồng rồi lại thêm màu xám nữa thành mười hai; lần cộng chung cuối cùng an ủi êm lòng màu xám, màu bị bỏ quên, không được nhắc tên.

 Bánh xe màu của Sigfridus Aronus Forsius.

Trước Newton, thế kỷ 17, Sigfridus Aronus Forsius, thiên văn gia Phần Lan, đã biến bánh xe màu sắc thành một quả cầu. Ông chọn năm màu: đỏ, vàng, lục, xanh và xám; bốn màu đầu trải ra như những sợi dây ràng quanh. Trong đồ hình nầy, trắng và đen là hai cực, nhạt bắc, đậm nam. Kinh tuyến hàng đầu, dĩ nhiên, là màu xám, màu yêu quý của hai cực nam bắc. Đó cũng là màu mà các màu khác phải đi qua. Ở trung tâm màu sắc ấy có một khối màu xám muôn sắc.

Eva Heller trong cuốn Die wahre Geschichte von allen Farben (Chuyện màu sắc) nói rằng chỉ có một phần trăm (1%) người trả lời thăm dò ý kiến cho biết đã chọn màu xám là màu yêu thích cá nhân. Từ đóm tôi thấy tôi là kẻ duy nhất trong thế giới quanh tôi đã lọt vào đám khốn nạn khốn khổ nầy, cái thứ quen thân với lũ khó ưa.

Web phụ nữ Bustle bảo rằng tôi sợ dấn thân vào bất cứ việc gì. Bustle nói:  Màu xám không có rung cảm, chán ngắt, tách biệt, do dự. Những người chọn màu xám làm màu chính không có khuynh hướng rõ ràng thích hay không thích một sự việc, một sự vật, một nhân thể; không có đam mê. Nhưng tôi lại thích. Trên kệ, chén dĩa màu xám, giường ngủ, chăn nệm cũng thế. Màu này gọn gàng và chỉ có một sắc nên đem lại sự an bình.

Henri Cartier-Bresson (1908-2004)
Henri Cartier-Bresson.jpgHeller cho rằng màu nầy “quá yếu” không thể xếp vào giới nam; đồng thời “quá cứng cỏi” không thể xếp vào giới nữ. Nó không ấm, không lạnh, không thuộc về vật chất và không thuộc về tinh thần.
Ít nhất từ năm 1826 với kết quả in ảnh, ngành nhiếp ảnh đã ghi ký, đã nhận dạng thế giới, một phương cách trình bày sự thật rõ ràng với nhiều chi tiết. Nhưng đã qua bao thập niên, không ai nhận ra điều thiếu sót. Cơ cấu của thực thể không được trình bày trong đen và trắng, mà nằm trong năm trăm ánh màu của màu xám.

ảnh William Eggleston
Nhiếp ảnh gia đen trắng Henri Cartier-Bresson đã nói với nhiếp ảnh gia màu William Eggleston: “này bạn William, màu là đồ bỏ, bô sịt”. Trong thực tại trắng đen, màu xám là nòng cốt là xương sống, nó không một chút sượng sùng chua chát. Nó đóng thay vai trò của các màu khác, cho nên André Gide nói màu xám là màu của sự thật. Nhìn kỹ ảnh trắng đen, màu sắc xuyên qua mọi vật, thấm vào nhận thức. Ảnh của Eggleston cuồng nhiệt trong sắc thái, ngoạn mục, ngọt ngào nhưng có phần thái quá; hầu như cống hiến một hình thái khác thay cho thực tại. Mắt của chúng ta cần sự yên nghỉ, cần chút kín đáo nếu không nói là bí mật; nhu cầu ấy chỉ được thỏa mãn trong tế nhị. Dorothea Lange trước cơn bão Technicolor đã không bị cuốn theo và vẫn theo đường lối trắng đen cố hữu.

Người đời đã sai lạc khi cho rằng màu xám nhạt nhẽo. Goethe có câu nói bí hiểm nhưng nghe lạ lùng: màu xám là tổng thể của mọi lý thuyết; vì lý thuyết có màu xám; cho nên lý thuyết về màu xám cũng có màu xám; nhưng thực tại của màu xám lại không có màu xám đen. Phải chăng Geothe muốn nói thực tại trong nhận thức chủ quan?

In this photo taken Thursday, May 11, 2017, the iconic photograph Migrant Mother looks out at the exhibit "Dorothea Lange: Politics of Seeing," at the Oakland Museum of California in Oakland, Calif. The three major themes of the Lange display are the Great Depression, the home front during World War II and the urban decline and postwar sprawl in California. Running through August 13, the exhibit includes 100 of Lange's photographs, including recognized works as well as new, improved unframed prints that have been digitally scanned. (AP Photo/Eric Risberg) ORG XMIT: FX501 Photo: Eric Risberg / Copyright 2017 The Associated Press. All rights reserved.
 Dorothea Lange: bà mẹ nhân công lưu động (migrant worker)
thời Suy Thoái 1929, trên vùng Viễn Tây của Mỹ

Điện ảnh gia, kiêm văn sĩ, kiêm đủ thứ…Derek Jarman đã viết: "Màu xám là thế giới buồn tẻ mà các màu sắc sẽ rơi thỏm vào đó, nhưng cũng từ đó màu sắc trổi dậy hát vang”. Màu xám có tính chất trung hòa, cân bằng và đáng quí nhưng rất dễ bị lung lay, đồng thời là tay ôm mọi màu khác như hứng những giọt máu của họa sĩ. Màu xám chào đón tất cả: chiếu sáng cái đã sáng, chiếu sáng cái đang âm u. Xám là cứu cánh của ánh sáng. Xám có rất nhiều khả thể, có tính chất mở đường (liminal), đóng vai xúc tác cho việc hình thành cuộc đời; vì cuộc đời là một diễn trình hình thành, un devenir, a becoming.

=========================================================


===============================




No comments:

Post a Comment