add this

Saturday, June 13, 2020

kiện cái quần đen


kiện cái quần đen
Nguyn Khiết, Australia

Một chiếc quần dài của một ông chánh án da đen đáng giá mấy chục triệu Mỹ-kim - vụ kiện khiến cả nước Mỹ cảm thấy xấu hổ với thế giới.
Cách nay đúng 15 năm, một sự việc không đáng kể đã xảy ra tại Mỹ đi đến một vụ kiện khiến cả thế giới chê cười. Người khởi kiện là một ông da đen. 
chánh án Joy Pearson
Ngày 3 tháng Năm 2005, Roy Pearson đem đến tiệm giặt ủi Custom Cleaners của ông bà Soo Chung - công dân Hoa Kỳ gốc Đại Hàn - tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn một chiếc quần dài để nhờ giặt ủi. Pearson hẹn hai ngày sau sẽ đến lấy. Ngay sau đó, ông bà Chung gửi chiếc quần dài đó và những quần áo khác của khách hàng về nơi giặt ủi. Sang ngày hôm sau, nhân viên lại gửi trả chiếc quần đó đến một tiệm khác, vì hai ông bà có đến mấy tiệm.
Ngày 5 tháng Năm, Pearson trở lại tiệm để nhận chiếc quần thì ông bà Chung tìm không ra. Y làm dữ khiến ông bà Chung phải xin lỗi và cam kết sẽ tìm ra chiếc quần cho y. Vài ngày sau, họ tìm ra chiếc quần đó và mời Pearson đến lấy. Pearson đến, nhưng y  bảo rằng quần đó không phải của y, và y đòi tiền bồi thường. Ông bà Chung xin bồi thường 3 ngàn Mỹ-kim nhưng Pearson chê ít. Ông bà Chung đưa lên 4 ngàn 600 Mỹ-kim nhưng y vẫn chê. Cuối cùng, ông bà Chung đưa lên 12 ngàn Mỹ-kim thì cười nhạt, và nói rằng sẽ kiện ông bà Chung ra toà đòi bồi thường nhiều hơn.

Lúc đó, Pearson là một trong những chánh án chuyên xử các vụ kiện tụng liên quan đến việc quản trị và hành chánh. Sau một thời gian chuẩn bị, Pearson nạp hồ sơ kiện tụng lên Toà Thượng Thẩm District of Columbia. Y tđòi bồi thường tổng cộng 67 triệu Mỹ-kim. Ngay lập tức, y bị vợ làm thủ tục ly dị vì vụ này
.
Ngày 30 tháng Năm 2007, Pearson tự ý giảm số tiền đòi bồi thường xuống 54 triệu Mỹ-kim. Y giải thích rằng số tiền này bao gồm nửa triệu Mỹ-kim tiền thủ tục luật sư mà y phải trả cho chính y ta, 2 triệu Mỹ-kim tiền bồi thường thiệt hại tinh thần cho y ta, 90 ngàn Mỹ-kim tiền y phải bỏ ra để mướn xe đem quần áo đi một tiệm giặt khác và 51 triệu 500 ngàn Mỹ-kim còn lại sẽ chia đều cho những người đã từng đem quần áo đến tiệm của ông bà Chung mà không hài lòng. Pearson nhấn mạnh rằng trong tiệm của ông bà Chung có tấm bảng ghi rằng "Bảo đảm thoả mãn" (Satisfaction Guaranteed) thì y có quyền đòi hỏi những gì mà y xét thấy cần để làm thoả mãn. Y còn bảo rằng ông bà Chung đã có ý lừa đảo khi trưng tấm bảng nói trên mà bằng chứng rõ ràng nhất là y không hài lòng về tiệm giặt ủi này.

ông bà Chung
Ngày 12 tháng Sáu 2007, Toà Thượng Thẩm District of Columbia bắt đầu xét xử. Pearson ra toà, khóc sướt mướt, nói rằng y vô cùng đau khổ vì tiệm giặt ủi Custom Cleaners làm mất chiếc quần độc đáo vô giá.
Vụ kiện kéo dài đúng hai tuần lễ. Ngày 25 tháng Sáu 2007, chánh án Judith Bartnoff tuyên phán Peasron thua kiện với những chi tiết như sau: phạt Pearson 12 ngàn Mỹ-kim vì đã kiện tụng vô lý và còn hăm doạ bà vợ cũ, Rhonda Van Lowe. Khi xảy ra vụ "mất quần", Rhonda vẫn còn là vợ của Pearson và là đồng chủ nhân của chiếc quần nên có quyền góp ý kiến cũng như quyết định trong vụ kiện, nhưng Pearson đã bác quyền của Rhonda.
Toà còn tuyên phán Pearson phải trả tiền phí tổn kiện tụng cho ông bà Chung, nhưng ông bà này cao thượng, miễn xá cho Pearson với lý do là đã nhận được tiền ủng hộ của công chúng, đủ để trang trải.
Ngày 11 tháng Bảy 2007, Pearson thỉnh nguyện xin toà tái xử, khai rằng trong lần xử trước đó, Chánh Án Bartnoff đã xử sai khiến y bị thua kiện. Toà bác đơn của Pearson.
Ngày 2 tháng Tám 2007, Pearson bị một vố nặng khác. Một uỷ ban được thành lập để tái xét vai trò chánh án của Pearson. Y ta được bổ nhiệm vào năm 2005 với nhiệm kỳ hai năm. Bây giờ, qua vụ kiện này ai cũng thấy Pearson không có tư cách, không trung thực và cố tình diễn nghĩa sai lạc để cầu lợi. Vì thế nên họ không gia hạn cho Pearson thêm một nhiệm kỳ nữa. Pearson khiếu nại nhưng không thành công.
Ngày 2 tháng Năm 2008, Pearson kiện uỷ ban nói trên ra toà, nói rằng họ đã có thành kiến với y nên không tái bổ nhiệm y. Pearson đòi được làm chánh án như cũ đồng thời nhận thêm 1 triệu Mỹ-kim tiền bồi thường.
Ngày 23 tháng Bảy 2009, Chánh Án Ellen Segal Huvelle xử Pearson thua. Y lại kháng kiện nhưng  khai rằng Chánh Án Huvelle xử y ta thua kiện là để trả thù vụ y kiện ông bà Chung.
Ngày 27 tháng Năm 2010, Toà District of Colombia Circuit xử y thua kiện.
Về phần ông bà Chung thì được ủng hộ từ khắp nơi. Tại Mỹ, riêng American Tort Reform Association và Institute for Legal Reform đã tổ chức gây quĩ trợ giúp pháp lý cho ông bà và nhận được 64 ngàn Mỹ-kim. Công chúng cũng giúp ông bà được gần 100 ngàn Mỹ-kim nữa. Trong khi đó thì số tiền mà ông bà phải trả cho các luật sư và trạng sư chỉ có 84 ngàn. Lẽ ra thì Pearson phải trả số tiền này theo như toà đã tuyên phán nhưng ông bà Chung cao thượng, tự ý thanh toán số tiền này, một nghĩa cử cao đẹp với mong muốn rằng Pearson sẽ không kháng án, kéo dài thời gian gây trở ngại cho ông bà. Rất tiếc là tên Pearson kia không biết điều, và nó đã trả giá rất đắt, thân bại danh liệt, gia đình tan nát.
Riêng phần gia đình Chung thì mặc dù thắng kiện và được công chúng ủng hộ mọi mặt, vẫn có ý định bỏ tất cả mọi sự để trở về quê hương Đại Hàn sinh sống. Sau khi nghe khuyên giải, ông bà đổi ý một phần, bán tiệm Custom Cleaners đi và chỉ giữ lại một tiệm.
Vụ kiện này gây chú ý trên toàn thế giới. Tờ Wall Street Journal và Washington Post gọi đây là "Vụ Kiện Chiếc Quần Vĩ Đại" và gọi Pearson là "Chánh Án Quần Quái Dị". Đài BBC gọi vụ kiện này là American Nightmare để đối lại hai chữ cửa miệng American Dream. Tờ Fortune Magazine liệt vụ kiện quần này vào thứ 37 trong tổng số 101 vụ kiện quái đản nhất trong lịch sử.----

Image may contain: tree and outdoor
Huế xưa, rất xưa


No comments:

Post a Comment