the tank man, Thiến An Môn
người
tù của chế độ
Jonathan Mirsky
2009 điểm sách Prisoner of the State * TTT dịch
Prisoner
of the State là một hồi ký chuyển từ băng ghi âm thâu mật của Triệu Tử
Dương, một thời giữ chức vụ tối quan trọng trong đảng CS và chính quyền nước Tàu và cũng là kiến trúc
sư của chính sách cải cách đưa nước nầy gần đến vị trí đại cường quốc. Cuốn
sách gây nhiều chú ý ở Tây Phương; nhưng ở trong nước nó bị dèm pha, mọi điều
liên hệ đã bị chận khỏi internet. Tuy vậy, cuốn sách gây ảnh hưởng mạnh và làm
gia tăng số du khách từ lục địa đến Hongkong để mua ấn bản tiếng Tàu.
Hơn
ba mươi năm qua, ngay trước khi xẩy ra vụ thảm sát Thiên An Môn (TAM) vào hai
ngày 3 và 4 tháng 6, 1989, Triệu Tử Dương (TTD) bị huyền chức vì có cảm tình với
sinh viên. Cho đến khi chết năm 2005, ông đã bị quản thúc tại gia 16 năm. Sinh
năm 1919 và vô đảng năm 1938, trong suốt sự nghiệp dù vào lúc nắm quyền uy to lớn,
TTD vẫn là một kẻ cô đơn trên chính trường, duy chỉ một mình Đặng Tiểu Bình ủng
hộ ông. Nhưng khi quyết định đè nát cuộc biểu tình, Đặng Tiểu Bình (ĐTB) đồng
thời đè bẹp TTD. Khi TTD chết vào lúc hoàn toàn bị lãng quên, chính quyền vẫn
lo ngại, và báo động đỏ phòng khi bất trắc như lúc Hồ Diệu Bang chết.
Được
hỏi về hồi ký của TTD vừa xuất bản, phát ngôn viên chính phủ tránh né bằng cách
nói rằng những gì liên quan đến 1989 đã được giải quyết thỏa đáng. Tuy vậy, đại
diện báo chí bán chính thức của Bắc Kinh ở Hongkong có phản ứng mạnh mẽ. “Nếu hủy
bản án gây xáo trộn năm 1989 là mục đích của nhà xuất bản và báo chí cổ động
thì mục tiêu tối hậu của lớp người nầy là thúc đẩy chuyển hóa hệ thống chính trị
hiện tại thành một chính thể dân chủ đại nghị”.
Sau
lời tuyên bố nầy, báo chí đưa ra các bản tường trình cho thấy vấn đề TAM vẫn
còn được hâm nóng. Một nhóm trí thức Tàu cho biết họ vừa họp mặt yêu cầu chính
quyền chấm dứt sự yên lặng về vụ thảm sát TAM ba mươi năm trước. Kết quả của
nghị hội được chuyển trên nhiều web và email. Đáng chú ý là câu nói của học giả
Cui Weiping: “Thời gian cứ tiếp tục trôi qua làm cho sự bí mật to lớn nầy thành
khoản trống to lớn. Bí mật nầy thật sự đã làm ô nhiễm không khí bao quanh chúng
ta, ảnh hưởng toàn diện đời sống và tâm linh chúng ta”. Ngay cả bây giờ (2009)
ba chữ Thiên An Môn bạn viết trên internet đủ mời công an đến gõ cửa
nhà. Tuy vậy, tin từ ngoại quốc đã vượt qua sự kiểm duyệt để cho mấy chục triệu
người Tàu chưa bao giờ nghe tên TTD biết những gì họ đã mất khi đọc tác phẩm nầy.
Trong
thời gian mất tự do TTD đã bày tỏ hy vọng về tương lai chính trị của Tàu mà nếu
ai nói lại ngoài đường sẽ vào tù. Ông nói:
Qua
thực tế lịch sử, hệ thống dân chủ đại nghị, hơn hết, trên hết, đã chứng tỏ có sức
sống. Đó là hệ thống tốt đẹp nhất sẵn có mà dùng; nó có thể làm sáng tỏ tinh lý
của dân chủ và thỏa mãn những nhu cầu của xã hội tân tiến. Không một quốc gia
phát triển nào dùng một hệ thống khác với hệ thống nầy”.
Nếu
TTD đã công khai phát biểu như thế thì ông đã ngồi tù thay vì quản thúc tại
gia.
Tháng
12, 2008, hơn 8.500 người Hoa, trong đó có viên chức hành chánh, đã ký vào Hiến
Chương 2008 gồm những điểm chính như sau.
Tự
do lập hội. Quyền công dân lập hội phải được tôn trọng. Hệ thống đăng bạ các hội
đoàn ngoài chính quyền (các hội phải được công nhân) cần được tu chính thế nào
để các hội tự khai báo mà đăng bạ. Việc thành lập các đảng chính trị phải được
hiến pháp bảo đảm, như vậy phải hủy bỏ đặc quyền một đảng độc quyền nắm giữ quyền
hành; phải tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh tự do và ngay thẳng giữa các đảng
chính trị.
Triệu Tử Dương tại nhà riêng
Tự
do hội họp. Hiến pháp qui định rằng tập họp, biểu tình, phản đối và tự do phát
biểu là những quyền căn bản của người dân; chính quyền không được can thiệp bất
hợp pháp và vi hiến.
Một
số người ký bị giữ thời gian ngắn để cảnh sát thẩm vấn. Nhưng thi sĩ Lưu Hiểu
Ba bị bắt và mất tích mấy tháng, hiện vẫn bị cảnh sát câu lưu (2009, cập nhật,
ông có án tù và chết 2017 trong thời giam tạm tại ngoại để trị bệnh.).
TTD
trong hồi ký thâu băng nầy đã chừng mực nói rằng cần nhiều năm chuyển tiếp trước
khi dân chủ được thực thi. Ông khen ngợi thành quả tích cực của Đài Loan và Nam
Hàn đã đạt được dân chủ và thịnh vượng.
Nhà
xuất bản cho biết các băng nhựa được chuyển lén đến Hongkong bằng nhiều phương
tiện, và được nghe bởi những người đã quen giọng nói của TTD, ví dụ Bảo Tống
thư ký riêng của TTD và bố của Bảo Phu bĩnh bút coi sóc xuất bản; Bảo Tống đã bị
7 năm tù từ khi TTD bị huyền chức. Bảo Phu có góp công vào việc chuyển lén băng
nhựa. Ông nói Tàu là mafia. Khi chúa đảng mafia nghi ai phản bội thì chỉ có giết
người ấy thôi. Đó không phải là hành động của một chính phủ hay một đảng hợp hiến.
Vì vậy thảm sát TAM phải được tuyên bố và tuyên xử như một án đại hình.
Ngoài
những trang cổ súy dân chủ một cách nồng nhiệt, phần còn lại TTD dùng để nói về
các đồng nghiệp trong chính trị bộ, một tập thể lãnh đạo già nua, vô trật tự,
thiếu thân thiện, chuyên chém lén đâm sau lưng.
ĐTB
ra lệnh đàn em không được làm ồn, vì sợ chia bè phái. Do đó các thành viên luôn
đồng ý ngoài mặt để phản bội ngay sau đó. Khinh thường đồng nghiệp thì đồng
nghiệp cứ để đó, không bao giờ tha thứ; thiếu kính nể đồng nghiệp có thể đưa đến
chỗ chết nếu đồng nghiệp được “bề trên” che chở.
Đặng Tiểu Bình
Bề
trên trong sự nghiệp của TTD từ thập niên 1970 luôn luôn là ĐTB, người dìu dắt
và bảo trợ duy nhất. Khi sự bảo trợ chấm dứt thì đời người được bảo trợ xem như
chấm dứt luôn thể. Thật vậy, sau bao năm hoạt động tích cực trong lòng đảng,
như trở bàn tay, TTD bị đẩy ra rìa thì làm sao không oán hận. Nhưng ông biết đó
là một lần tranh chấp nội bộ mà kỷ luật đảng cấm nói ra ngoài. TTD chỉ trích
đích danh những ủy viên như Lý Bằng, Lý Tiên Niệm, Diêu Y Lan, Vương Chấn … Ông
than phiền phiên họp quyết định thiết quân luật là bất hợp lệ, trái đảng quy;
vì chính ông, với tư cách tổng bí thư phải được mời chủ tọa, đằng nầy họp lúc
ông đi xa, mà ông còn không được thông tri.
Hồ Diệu Bang
Với
sự nghiệp bắt đầu từ thời Mao, các lão tướng bây giờ sợ sẽ bị lớp trẻ dẹp qua một
bên. Khi TTD, như một kẻ bị lãng quên, chết năm 2005, chính trị bộ lo ngại đủ
điều như hậu quả cái chết của một Hồ Diệu Bang. Chính trị bộ thành lập ủy ban đối
phó khẩn cấp, đặt cảnh sát vũ trang trong tình trạng báo động thường trực, ra lệnh
bộ hỏa xa theo dõi du khách đến Bắc Kinh.
Phần
thứ nhất của cuốn sách có tầm quan trọng đặc biệt đối với độc giả quan tâm đến
các diễn biến trong mùa xuân 1989 với cao điểm là thảm sát ngày 3 và 4 tháng 6.
Cuộc biểu tình xẩy ra ngay sau khi Hồ Diệu Bang chết ngày 15 tháng 3. Hồ Diệu
Bang được giới trẻ thương mến vì ngay thẳng, chất phát, trái ngược với các viên
chức khệ nệ và tham nhũng. ĐTB đã chỉ định Hồ Diệu Bang giữ chức tổng bí thư đảng
nhưng rồi rức bỏ vì họ Hồ phản đối họ Đặng tấn công trí thức, thanh trừng chứ
không đối thoại thảo luận. Khá hèn, TTD không dám bênh vực mà con chê Hồ Diệu
Bang táo bạo, thiếu cẩn thận. Lúc ấy TTD đang làm thủ tướng, rất tiếc phải rời
bỏ chức nầy để thay thế Hồ Diệu Bang năm 1987.
Những
ghi ký của TTD về giai đoạn đầu cuộc phản kháng phù hợp với những điều bên ngoài
đã biết hay nghi đúng. Ông công nhận Hồ Diệu Bang là một khuôn mặt đại chúng khả
ái; nhiều người phẩn nộ khi Hồ Diệu Bang mất chức và xem đó là nhát chém vào hy
vọng cải cách. TTD còn nhớ đã nói với ban thường vụ chính trị bộ rằng không nên
cấm các sinh hoạt của sinh viên, họ tụ họp để tưởng niệm như chúng ta tổ chức lễ
lạc truy điệu, không khác gì nhau. Ông đã yêu cầu sinh viên trở về trường và
nói rằng cuộc đổ máu sẽ được tránh với bất cứ trường hợp nào.
Ngày
19 tháng 4 đang khi chuẩn bị công du Bắc Hàn, TTD bị Lý Bằng chận hỏi vì sao
không có phản tác động để sinh viên không tụ họp bên ngoài trụ sở đảng; TTD trả
lời không phải việc mình, vã lại đa số sinh viên đã rời công trường.
Ngày
23-04, khi TTD đã đi Bình Nhưỡng, tại phiên họp ban thường vụ, Lý Bằng và phe
nhóm đã mô tả cuộc sinh viên biểu tình làm cho tình hình sôi động và trầm trọng
tuy thực tế cuộc biểu tình đã thuyên giảm. Biên bản phiên họp xem cuộc biểu
tình là một cuộc đấu tranh chính trị có dự mưu và chuẩn bị đầy đủ.
Điều
nầy làm ĐTB kinh hồn. Ông cho biết rất lo ngại nếu cách mạng văn hóa trở lại,
thứ cách mạng bắt ông bỏ tù và làm đứa con trai tật nguyền. Ông có lẽ nhớ rằng
thập niên 1920, sinh viên trẻ như ông đã gây rối loạn để cho chính quyền Quốc
Dân Đảng bước vào con đường thất bại, kết thúc với chiến thắng của Mao năm
1949.
Từ
miệng của ĐTB, cuộc biểu tình là một xung động chống đảng, chống XHCN. Phải chận
đứng ngay như dùng con dao bén cắt sợi dây thắc cổ. Nguy hại hơn nữa, hôm sau
Nhân Dân Thời Báo đăng bài bình luận có nội dung y hệt: chống đảng, chống XHCN.
Số
người biểu tình gia tăng gấp bội. Ngày 27 từng đoàn người từ các trường xa mấy
dặm kéo về; dân chúng hai bên đường hoang hô nồng nhiệt. Khi đến gần điểm hẹn,
họ bị chận lại bởi các toán cảnh sát vũ trang; ai cũng lo sẽ đổ máu, nhưng ngạc
nhiên cảnh sát bỏ đi, đoàn người ùa vào công viên.
TTD
không dấu diếm, từ Bắc Hàn ông đã gởi điện tín ủng hộ hoàn toàn hành động của
chính trị bộ. TTD giải thích: tôi không ở trong hoàn cảnh khả dĩ biểu lộ bất đồng
ý kiến, tôi đang ở xứ khác, không trực tiếp thấu hiểu tình hình. Từ thời đế quốc
xưa cho đến thời Mao, các chức sắc đều nói theo chủ tướng.
Khi
trở về nước và sau khi tiếp xúc với các trường đại học, TTD biết số người biểu tình
tăng vì bài báo nói trên. Ông cũng ghi thêm, sinh viên xem hình tượng lãnh tụ tối
cao của quốc gia chẳng ra thá gì. Nhưng có điều ông không biết. Đó là những học
giả đã giúp ông soạn thảo kế hoạch cải cách nay viết nhiều truyền đơn cho biết
thực trạng hoạt động của cấp lãnh đạo đảng và chính phủ quá tồi tệ.
Tỉnh
nầy qua tỉnh nọ, ai cũng biết ĐTB sắp có hành động đàn áp. Nhưng TTD không để
ý, vã lại lúc ấy con cái ĐTB lo cho sức khỏe của bố giảm sút, và một phần
Gorbachev sắp qua thăm viếng. Ngày 04-04, ông bình thản đến ngân hàng phát triển
Á Châu đọc bài diễn văn do Bảo Tống soạn, bài diễn văn về sau báo hại đời ông.
Theo đó, sinh viên không làm gì bậy, “họ chỉ yêu cầu chúng tôi điều chỉnh các
sai trái”. Hồi ký cho biết hầu hết sinh viên đã về nhà, “chờ xem” kết quả hứa hẹn.
Trở
về trụ sở, TTD đề nghị với đồng nghiệp rằng đảng và chính phủ nên có những hành
động tích cực đối với các điều dân chúng lo âu và do sinh viên nêu ra như tham
nhũng, chính phủ cần thanh liêm, dân chủ, pháp trị và quyền dân chúng chất vấn
công quyền. Phe đối nghịch, đặc biệt là Lý Bằng đã hết sức ngăn chận các đề
nghị của TTD. Bên ngoài, một nhóm nhỏ đã bắt đầu tuyệt thực, số người tham dự
đông dần.
TTD
muốn gặp ĐTB và khi đến nhà thì cả chính trị bộ đã đến trước. Hôm ấy, ngày 17
tháng 5, TTD cảm thấy ”triệu bất tường” cho thời cuộc và cho chính mình. Ông
can đảm làm một việc không thể có kết quả là yêu cầu xét lại bài bình luận trên
báo, không gọi sinh viên là chống đảng và chống XHCN. Lý Bằng đã đáp lễ rằng
bài diễn văn tại ngân hàng Á Châu làm cho biểu tình đông hơn.
Đến
lúc này, ĐTB đã có quyết định đầy tai ương, chận đường tương nhượng và phong kín
định mệnh của TTD. Ông nói: Vì lẽ không có có cách gì quay lui mà không tạo
thêm bão xoáy làm mất quyền kiểm soát, cho nên quyết định là đưa quân đội về Bắc
Kinh để áp đặt lệnh thiết quân luật”. Hôm sau TTD khẩn thiết một lần nữa yêu cầu
ĐTB duyệt lại bài bình luận và đích thân vài lãnh đạo ra tận nơi nói cho dân chúng
biết.
Đây
nói về một hồi bi đát trong tấn tuồng TAM mà đến nay những nhân chứng trực tiếp
cũng chưa hiểu thấu. Sáng 19-05, lúc trời còn tối, TTD ra tận công viên, theo
sau có Lý Bằng nhưng rồi Lý Bằng hoản sợ bỏ trốn, còn để lại Ôn Gia Bảo (sau
thành thủ tướng 2003-2013). Trông kiệt sức, mất sắc, TTD xin lỗi, ông nói:
Hỡi
các bạn sinh viên, tôi đến quá trễ. Các điều gì các bạn nêu ra đều đáng chú ý,
đáng nghiên cứu để giải quyết. Mục địch hôm nay của tôi không phải để được tha
thứ. Tôi muốn nói thân thể các bạn đã yếu lắm rồi, đã tuyệt thực sáu ngày và nay
qua ngày thứ bảy. Điều quan trọng bây giờ là ngưng tuyệt thực. Tôi biết các bạn
làm vậy là mong đảng và chính phủ sẽ có giải đáp thỏa đáng cho những điều được
yêu cầu. Tôi nghĩ rằng con đường đối thoại đã mở, tuy cần chút đỉnh thời gian để
giải quyết đôi ba vấn đề. Do đó các bạn không thể tiếp tục tuyệt thực cho đến
khi mãn nguyện. Thực tế là vậy.
Việc
tiếp xúc nầy là sáng kiến riêng. Nhưng đến 11 giờ, TTD không thể tiếp tục vi phạm
kỷ luật đảng. Cho nên TTD cảnh cáo rõ ràng rằng lệnh thiết quân luật sẽ được
thi hành ngày hôm sau.
Ông
đã ý thức đầy đủ rằng các quyết định quan yếu hình thành ngoài sự hiểu biết của
ông và như ông nói, vào đêm 3 tháng sáu khi ngồi với gia đình, ông nghe tiếng
súng rền vang. Lần xuất hiện ngắn ngủi của ông ở công viên đã “kết tội” ông, làm
ông phải bị huyền chức, lý do cho thấy sự khác biệt, bất đồng ý kiến giữa các cấp
lãnh đạo chóp bu của đảng.
Điều
đáng ngạc nhiên là TTD không nhắc tới cuộc thảm sát, chỉ nói có nghe tiếng
súng; ông lại nói rằng đa số những người hoạt động bị bắt, kết án và bị thẩm vấn
nhiều lần, ông không nói có ai bị bắn hay không, ông cũng không nói đến cuộc
thanh trừng tiếp theo diễn ra khắp nước. Ở một chỗ khác ông ngây ngô nói rằng
không ai trong công viên muốn lật đổ đảng. Thực tế đoàn biểu tình đã hô to: đả
đảo đảng CS, đả đảo ĐTB, Lý Bằng cút đi.
Gorbachev
Ngày
16-05, TTD tiếp Gorbachev trong phòng họp ngầm dưới đất mà bên trên là công
viên biểu tình. Ông nói với chính khách Nga rằng Tàu vẫn cần ĐTB lèo lái con
thuyền quốc gia. Tuy không có tên trong chính trị bộ, ĐTB đã quyết định những
chính sách hành động quan yếu bậc nhất. ĐTB hết sức bất mãn khi nghe kể những
gì TTD nói với Gorbachev với hậu ý rằng ĐTB trách nhiệm mọi thứ, nhất là TAM.
Nhưng
đấy chỉ là một trong những “tội” của TTD. Không những một mình ĐTB mà các trưởng
lão nay đã ra khỏi chính trường cũng căm ghét sinh viên. Cuốn The Tiananmen
Papers, xb 2001, cho biết hôm trước vụ thảm sát, tại một phiên họp của ban
thường vụ, phó chủ tịch Vương Chấn đã dõng dạc tuyên bố: Cái lũ vô lại ấy. Bọn
đó là bọn gì mà dám dẫm lên chỗ linh thiêng là TAM. Chúng ta sẽ phái quân đội đến
nắm đầu bọn phản cách mạng nầy. Thưa đồng chí Tiểu Bình, nếu không làm việc nầy
thì Quân Đội Giải Phóng nuôi ăn để làm gì?
ĐTB
đáp: phải làm điều ấy, còn không thì không bao giờ chúng ta được tha thứ. Phải
làm như vậy, còn không dân chúng sẽ làm loạn. Kẻ nào đứng dậy lật đổ đảng CS sẽ
phải chết phơi thây sình thối. Lũ tạm gọi là dân chủ hay đối lập chỉ là căn bã
xã hội. Quý vị hãy để một phút tưởng tượng chuyện gì xẩy ra nếu nước Tàu rơi
vào cơn bão xoáy nầy; còn tệ hơn cách mạng văn hóa.
Đó
là những điều TTD không đồng ý. Nhưng điều kỳ dị trong hồi ký là TTD không biết
quyền lực và mưu lược của nhóm chống ông. Khi ông bị huyền chức không được
thông báo, chức vụ tổng bí thư đã chuyển qua Giang Trạch Dân, chính ủy Thượng Hải
(về sau làm chủ nước). TTD được áp dẫn về nhà để bị giam lỏng cho đến ngày chết.
Tại
tư gia, ông viết nhiều thư than phiền không được đối xử theo đúng luật và lệ, ông
hỏi làm sao ban thường vụ có thể hành động đúng lý khi chỉ ba trong năm người có mặt,
hai người vắng mặt (TTD và một đồng chí cảm tình viên, Hồ Quý Ly (Hu Qili). Tại một
phiên họp trung ương đảng, TTD bị kết tội chia rẻ đảng và khuyến khích tạo loạn.
TTD phúc đáp rằng đảng thay trắng đổi đen, tung tin thất thiệt, giống như thời
cách mạng văn hóa.
Cũng
giống như hồi ký về sau, những lần than phiền khiếu nại nầy không một chữ về cuộc
thảm sát TAM. TTD hẳn phải biết chuyện gì xẩy ra. Ông thường được thân nhân
thăm viếng và một đồng chí cũ tên Zong Fengming đã lén lút thành công nhiều lần
vô nhà thăm. TTD không biết hay sao mà chỉ nói nghe súng rền vang khi ngồi
trong nhà.
TTD
là con đẻ của chính cái đảng hiện đang thanh trừng mình. Gia nhập năm 19 tuổi
và qua bao thập niên, kể cả thời gian bị tù cưởng bách lao động thời cách mạng
văn hóa, ông đã chứng kiến và nhúng tay vào các hành động ngoài luật và lệ. Thật
vậy, từ 1983 đến 1987, ĐTB điều hoạt cuộc tấn công giới trí thức, kêu đích danh
từng người. TTD cũng gọi tên nhà khoa học Phương Chi kết tội trốn khỏi nước chỉ
trích ĐTB, tuy người nầy hiện ở Bắc Kinh, lúc ấy chưa xin tỵ nạn ở tòa đại sứ
HK.
Đối
với một kẻ lão thành trong đảng, đã giữ các chức vụ hàng đầu, bị quản thúc tại
gia là điều đau đớn và lạnh lẽo. Độc giả có thể cảm thông những dòng nầy của
TTD. Nhưng ông được thoải mái ở nhà, tiếp thân nhân, không bị tù như thuộc viên
Bảo Tống và hằng ngàn người khác, vạ lây cho gia đình bị thanh trừng. Con gái của
ông giữ địa vị chỉ huy một khách sạn danh tiếng ở thủ đô, thư phòng của ông đầy
các thứ sang quý.
TTD đi dần vào lãng quên. Nhưng khi ông chết lãnh đạo CS rất ưu lo, đã báo động đỏ cả nước, phòng khi trái gió trở trời như trường hợp Hồ Diệu Bang từ trần.
TTD đi dần vào lãng quên. Nhưng khi ông chết lãnh đạo CS rất ưu lo, đã báo động đỏ cả nước, phòng khi trái gió trở trời như trường hợp Hồ Diệu Bang từ trần.
Giai
tầng cầm quyền hiện nay và những kẻ kế vị – trong một nước vẫn treo bức ảnh khổng
lồ của Mao ở TAM – sẽ không bao giờ tha thứ TTD đã cổ súy một nền dân chủ đích
thực cho nước Tàu, mặc dù ông nói sẽ phải thi hành trong nhịp độ chậm. Tệ hai
hơn là lời nhận định về ĐTB: một thứ đội trưởng, một thứ cai, của các bậc lão
thành trong đảng, ĐTB luôn chủ trương độc tài. Ông hết sức phiền bực, dị ứng đối
với các cách bày tỏ ý kiến như biểu tình, phản đối, thỉnh nguyện thư…
Đừng
quên rằng chính TTD, chứ không phải ĐTB, là kiến trúc sư của kế hoạch canh tân
cho dù nhờ ĐTB đồng ý hổ trợ mà có kết quả.
Một
khi được lưu hành dễ dàng hơn hiện nay, hồi ký Người Tù của Chế Độ sẽ
đem lại những kết quả, hiệu ứng nào? Bĩnh bút Bảo Phú trong lời bạc hùng hồn
không trả lời trực tiếp, và phần nào hoài nghi khi ông viết:
Nếu
không có cải cách chính trị, không có sự kiểm soát lẫn nhau giữa cách ngành
công quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp); thị trường sẽ bị lủng đoạn, thao
túng bởi chính quyền tham nhũng xuyên qua các vụ làm an dơ bẩn.
Để
chấm dứt bài điểm sách, tác giả hân hạnh trích lời của giáo sư quá cố Lucian
Pye thuộc Massachusetts Institute of Technology:
Các
niên giám lịch sử chỉ để đôi chương ngắn dành cho những người tạo ra tiến bộ
kinh tế. Nhưng các tài liệu ấy có rất nhiều chương dài quan trọng dành cho những
vị thực hiện cải cách chính trị, đem lại an bình cho người dân. China’s Dictators at Work: The Secret Story
=============================================================================
Đầu tháng 5, 1975,
hai em bé VN di tảng, tai căn cứ TQLC Pendleton, San Diego
mặc hai field jacket lính Mỹ
===========================================================================
No comments:
Post a Comment