Tâm
Kinh Bát Nhã
Thích
Trí Thủ dịch
Bồ tát Quán tự tại khi
hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ
ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác
không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng,
hành, thức cũng lại như vậy.
.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
.
Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a-nậu đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a-nậu đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
.
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng:
Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha".
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng:
Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha".
Tham
luận
TTT
Trong những bản Anh Việt Pháp tôi có dịp xem, đây là bản
dịch làm tôi thích nhất, tuy tôi không biết chữ Hán, Pali và Sanscrit; mặc dù
tôi chỉ tụng bản Hán Tự khi làm vườn, khi thức giấc nhất là khi thức vì ác mộng.
Người có trì hành mới biết cốt lõi của kinh mới dịch thỏa đáng. Tôi tin Thích
Trí Thủ, ngoài những hệ lụy chính trị vì thời đại, là vị chân tu, tôi biết từ khi thầy là trụ trì
chùa Ba La ở Vy Dạ, Huế.
Có luận thuyết cho rằng Huyền Trang viết kinh ngắn nầy
là tóm lược bộ Đại Bát Nhã rồi dịch qua Phạn ngữ. Đôi lúc tôi nghiêng về đó khi
thấy Tâm Kinh rất logical (duy lý), trong khi văn chương, kinh sách vùng Thung
Lũng Ấn rất dài dòng, nhiều tưởng tượng, không khúc triết cô đọng, hữu lý như
văn chương Tàu. Theo tôi, tài liệu ngắn này rất vững chãi, dựa trên các xác định
(affirmation) rõ ràng. Tôi chỉ chú tâm đến phần thứ ba trong sự phân đoạn chủ
quan; bài nầy gồm ba phần.
Thứ nhất. Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật
đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách. QTT Bồ Tát hành
thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.
Là một đối chứng (testimony, như tường trình trước quốc
hội, to testify); trình bày sự kiện cụ thể QTT làm như vậy (hành thâm Bát Nhã),
và có kết quả như vậy, hết khổ nạn. Rõ ràng như mình nói: Nguyễn Quê theo đúng
Luân Lý Giáo Khoa Thư học ở lớp ba tiểu học (do đó) trở thành người lương thiện
được xóm làng mến thương. Ngày nay hơn nửa số bài viết, luận thuyết, báo chí
v.v…bắt đầu bằng câu chuyện.
Thứ hai: Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng
khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại
như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Là phần quảng diễn Bát Nhã như vầy, như vầy.
Phần thư ba còn lại: Bởi không sở đắc, Bồ tát
nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không
sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát
nhã ba la mật đa nên chứng a-nậu đa-la tam-miệu tam-bồ-đề..
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng:
Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha".
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng:
Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha".
Phần cuối là cách dùng, mang tính cách hữu dụng. Chân
Thiện Mỹ là ba lý tưởng có từ thượng cổ muốn đứng vững phải thêm yếu tố dụng, để
đem lý tưởng từ trời cao xuống tầm gần. Kinh luật luận PG không để tô diễm bên
ngoài như trang trí. Pháp Hoa (phẩm 16) có chỗ ghi: Như Lai quảng diễn kinh diễn
độ thoát chúng sinh”.
Kinh Vô Lượng Nghĩa không ngần ngại nói chúng sinh hiểu
biết giáo lý có chỗ khác nhau nhưng đều độ được. Sự khác biệt dưới mắt từ bi của
Bổn Sư không mang tính chất đẳng cấp, nhưng pháp sư cần biết để giáo huấn hữu
hiệu.
Tuy biết mọi sự phân tích là hướng tách biệt như năm
ngón tay mở rộng góc độ giữa hai ngón, tôi vẫn xin tạm dùng để nhìn vào đoạn thứ
ba nầy. Có ba cách dùng, nếu không phân biệt (different) thì cũng biền biệt
(differential).
Cách thứ nhất: Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã
ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa
lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn.
Bồ đề tát đõa nương chỗ hiểu về vô sở đắc mà đi tiếp
trên con đường Bát Nhã thì sẽ không sợ hãi, xa lìa điên đảo hư cấu vì vọng tưởng.
Theo cách nhìn riêng, bồ để tát đõa như chư đại thiện nhân thuyết giảng nơi nơi
kể cả internet, tu thiền, ở riêng một tịnh cốc... Đó là nhìn theo biểu kiến còn
bên trong họ đã là Phật mình không biết được như có người hạch hỏi Lão Tử không
phải là cá thì làm sao biết cá vui thich.
Cách thứ hai: Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba Mật Đa cố,
đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Phẩm 16 Pháp Hoa chữ nầy được Thích Trí Tịnh
1948 dịch là vô thượng chánh giác, thành ngữ nầy bây giờ phổ thông hơn.
Đối với hạng bình dân như tui thì kinh phải dùng nhiều
chữ hơn, nói trước nói sau, dặn dò đầy đủ. Ca dao VN, trước khi đẩy thuyền ra
sông thì: khoang khoang, ơi mụ chèo đò, ơi ông cầm lái dặn dò trước sau. Số lượng
chữ thay đổi cho ba cách nói lên phương thức dùng. Ít chữ nhất là cho giới Phật,
chỉ nói qua. Nhiều hơn một chút là phần dành cho bồ để tát đõa.
Với giới hẹp trí bình dân như bề tôi, kinh ưu ái dùng
nhiều chữ để lưu ý: a) chú BN là thần chú, vô đẳng, peerless, sans égal /
b) chân thật bất hư / c): có hiệu ứng trừ khổ nạn, lập lại chủ để cũ “độ nhất
thiết khổ ách"; như trong một symphony, hành âm cuối làm recap chủ đề
chính, sít sao trong bố cục.
Do đó, phải hành động, trì niệm, nói, cố thuyết. Đây
không phải chỗ giải thích như trên nào là sắc, nào là uẩn. Cái chú nó như thế nầy,
tụng đi, thuyết đi, ngõ hầu năng trừ nhất thiết khổ.
[Bạn tôi gần 10 năm tù Bắc Việt, đói Đại Bi, Bát Nhã;
lạnh Bát Nhã Đại Bi].
Thích Trí Thủ không ỏng a ỏng ẹo như một số bản dịch,
nhất là Anh Ngữ. Theo tôi Thích TT chủ về hành, trong lúc đa số chủ về tri kiến,
biết sâu xa về sắc, đem vào phân tâm học, dùng cả Freud, Jung, có bản đã bỏ
quên phần chính yếu là độ nhất thiết khổ ách. Cách dịch cũng khác nhau.
Nhiều bảnh Anh Việt Pháp, trước khi vào chỗ cuối nầy
(Cố tri…) thêm mấy chữ: Do đó, vì vậy, therefore, par conséquent không có trong
chính bản mà làm đổi ý nghĩa, xem hành động “thuyết” nầy là một hậu quả, một
con đẻ của các việc trước. Nó là một cách dụng trong ba thứ dụng.
Thích Trí Thủ dùng chữ “nói” nói chú Bát nhã ba la mật đa,
nên nói chú. Tôi thấy hơi ngờ ngợ, lại muốn dùng một chữ Hán là niệm. Một số dịch
giả Anh vì muốn làm cho trang trọng, đã dịch chữ “thuyết” của Tàu là expound, họ
tránh chữ “say”.
Khi gặp bản dịch nầy, tôi liên tưởng đến Mai Thọ Truyền,
cư sĩ khiêm tốn nhưng là đại học giả. Công của ông về mặt xã hội là thành lập hội
Phật Học Nam Việt và xây chùa Xá Lợi, ông đã bị đẩy lùi vào bóng tối bởi biến cố
1963. Trong vô số biên khảo, hai tập luận ngắn về kinh Pháp Hoa và Tâm Kinh cho
người đọc thấy toát yếu một cách đơn giản rõ ràng như lối nói Đàng Trong vốn
bình dị.
*
Ý niệm tóm lược đưa chúng ta đến chữ “tâm” là nắm ruột,
là tinh lý, là điểm giữa, chứ không phải là cái tâm thâu tóm mọi giáo lý của Phật.
Nhưng tóm lược có thể hiểu là cách rút gọn một cuốn kinh có đủ những qui
lệ: Như thị ngã văn, ….đệ tử vui mừng đón nhận ra về. Thực tế, ít ai biết chuyện
nầy. Nếu xét rộng rãi như vậy thì hai chữ “Tâm Kinh” không “phạm giới” (thiếu
chữ) kinh do Phật thuyết, ngoài Phật thì có luận mà thôi. Nếu “phạm giới” thì
rõ ràng nhất là Kinh Pháp Bảo Đàn. Nhiều người cho rằng Kinh nầy ngụy tạo kể cả
việc đấu lý của Huệ năng và Thần Tú đều là những fantaisies.
Về ngôn tự, VN mình cho lưu hành Kinh Na Tiên mà chính
Thích Trí Thủ đã giới thiệu bản dịch của Cao Hữu Đính; dịch từ tiếng Tàu “Na
Tiên Kinh”.
Tôi không biết Pali có dùng chữ sutta hay không. Thích
Giới Nghiêm không dùng chữ kinh mà chỉ dịch “Mi Tiên Vấn Đáp” với phụ chú
Milinda Panha. Kinh sách nầy ghi lại cuộc đối thoại giữa vua Milinda và tỳ kheo
Nagasena, rất quan trọng trong Nam Tông, nhất là Miến Điện.
Bản Việt dịch "Tâm Kinh" (Hṛidaya)
"Một lần, tôi nghe như vầy :
Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đang nhập chính định về các "Pháp-giới phân-biệt" gọi là "Cảnh-giới trình-hiện thậm thâm".
Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đang nhập chính định về các "Pháp-giới phân-biệt" gọi là "Cảnh-giới trình-hiện thậm thâm".
Cũng chính tại thời điểm đó, Thánh giả Quán-Tự-Tại Bồ-tát,
một đại thiện tri thức, thực hành thâm diệu Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, Ngài
thấy được ngay cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng tự tánh.
Sau đó, thông qua năng lực gia trì của Đức Phật, tôn
giả Xá-lợi-phất thông bạch với thánh giả Bồ-tát Quán-Tự-Tại rằng: "Thiện
nam tử nên phát tâm rèn luyện thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như
thế nào?"
Khi điều này được hỏi, Thánh giả Quán-Tự-Tại Bồ-tát
đáp lời tôn giả Xá-lợi-phất rằng: "Này Xá-lợi-phất! Các thiện Nam tử, thiện
nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau
:
Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp là: đến cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng về tự tánh. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không (hoạt hành) chẳng khác chi sắc, sắc (hoạt hành) cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không.
Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không , thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.
Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp là: đến cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng về tự tánh. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không (hoạt hành) chẳng khác chi sắc, sắc (hoạt hành) cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không.
Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không , thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.
Cho nên, Xá-lợi-phất, trong Không, không có sắc, không
thụ, không tưởng, không hành, không thức ; không có nhãn, không nhĩ, không tỷ,
không thiệt, không thân, không ý ; không sắc, không thanh, không hương, không vị,
không xúc, không pháp. Không có nhãn giới và vân vân cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh, và vân vân cho đến không có
già, chết; cũng không có diệt hết già chết. Không có khổ, tập, diệt đạo. Không
có trí tuệ, không có chứng-đắc, cũng không có không-chứng-đắc.
Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc, nên do đó Bồ-tát
an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì Tâm không uế chướng nên không sợ
hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn.
Tất cả chư Phật, an trụ trong tam thế tỉnh thức viên
mãn và thấu suốt, cũng y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được vô-thượng
chính-đẳng-chính-giác.
Do vậy, phải biết được rằng: chú Trí huệ
Bát-nhã-ba-la-mật-đa , vốn là đại tri chú, là đại minh chú, là vô-thượng chú,
là ngang bằng với vô-đẳng chú, diệt trừ được mọi khổ não, là chân thật vì nó
không sai sót. Chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau:
"Tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha !"
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ)
"Tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha !"
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ)
Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên
hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu."
.
Sau đó, Thế Tôn xuất khỏi chánh định và tán dương Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát.
.
Sau đó, Thế Tôn xuất khỏi chánh định và tán dương Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát.
Thế Tôn nói: "Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử,
Đúng là vậy. Phải nên hành trì Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu như cách
ông ấy nói. Ngay cả các Như Lai cũng đều hoan hỷ!"
Thế Tôn nói xong, tôn giả Xá-lợi-phất, Quán Tự Tại Bồ-tát,
toàn thể đoàn tùy tùng chung quanh, và giới chúng sinh bao gồm trời, người,
a-tu-la, và càn-thát-bà đều hoan hỷ và tán thán điều Thế Tôn dạy."
Translation by the
Nalanda Translation Committee
Thus have I heard. Once the Blessed One was dwelling
in Rajagriha at Vulture Peak mountain, together with a great gathering of the
sangha of monks and a great gathering of the sangha of bodhisattvas. At that
time the Blessed One entered the samadhi that expresses the dharma called
"profound illumination," and at the same time noble Avalokiteshvara,
the bodhisattva mahasattva, while practicing the profound prajnaparamita, saw
in this way: he saw the five skandhas to be empty of nature.
Then, through the power of the Buddha, venerable
Shariputra said to noble Avalokiteshvara, the bodhisattva mahasattva, "How
should a son or daughter of noble family train, who wishes to practice the
profound prajnaparamita?"
Addressed in this way, noble Avalokiteshvara, the
bodhisattva mahasattva, said to venerable Shariputra, "O Shariputra, a son
or daughter of noble family who wishes to practice the profound prajnaparamita
should see in this way: seeing the five skandhas to be empty of nature. Form is
emptiness; emptiness also is form. Emptiness is no other than form; form is no other
than emptiness. In the same way, feeling, perception, formation, and
consciousness are emptiness. Thus, Shariputra, all dharmas are emptiness. There
are no characteristics. There is no birth and no cessation. There is no
impurity and no purity. There is no decrease and no increase. Therefore,
Shariputra, in emptiness, there is no form, no feeling, no perception, no
formation, no consciousness; no eye, no ear, no nose, no tongue, no body, no
mind; no appearance, no sound, no smell, no taste, no touch, no dharmas, no eye
dhatu up to no mind dhatu, no dhatu of dharmas, no mind consciousness dhatu; no
ignorance, no end of ignorance up to no old age and death, no end of old age
and death; no suffering, no origin of suffering, no cessation of suffering, no
path, no wisdom, no attainment, and no non-attainment. Therefore, Shariputra,
since the bodhisattvas have no attainment, they abide by means of
prajnaparamita.
Since there is no obscuration of mind, there is no
fear. They transcend falsity and attain complete nirvana. All the buddhas of
the three times, by means of prajnaparamita, fully awaken to unsurpassable,
true, complete enlightenment. Therefore, the great mantra of prajnaparamita,
the mantra of great insight, the unsurpassed mantra, the unequaled mantra, the
mantra that calms all suffering, should be known as truth, since there is no
deception. The prajnaparamita mantra is said in this way:
OM GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SVAHA
Thus, Shariputra, the bodhisattva mahasattva should
train in the profound prajnaparamita.
Then the Blessed One arose from that samadhi and
praised noble Avalokiteshvara, the bodhisattva mahasattva, saying, "Good,
good, O son of noble family; thus it is, O son of noble family, thus it is. One
should practice the profound prajnaparamita just as you have taught and all the
tathagatas will rejoice."
When the Blessed One had said this, venerable
Shariputra and noble Avalokiteshvara, the bodhisattva mahasattva, that whole
assembly and the world with its gods, humans, asuras, and gandharvas rejoiced
and praised the words of the Blessed One.
No comments:
Post a Comment