add this

Tuesday, October 19, 2021

Quan thoại VN?


Quốc Tử Giám, Huế






Quan thoại VN, một ý kiến bất thành

The Idea for a Mandarin Language in Early 20th Century VN

Lê Minh Khai *** Tôn Tht Tu dịch

Thi cử theo lối xưa tại Huế để lại trong văn khố một tuyển tập gồm những bài luận. Đó là 會庭文選, Hội Tuyển Văn Đình.

Chương về ngôn ngữ và ký tự có những luận văn “tìm câu trả lời lý tưởng” không đồng ý dùng ký tự La Tinh ABC như một số học giả khác đã cổ súy trong phong trào gọi là quốc ngữ. Đồng thời, các sĩ tử nầy không chấp nhận tiếp tục dùng Hán tự cổ điển. Thay vào đó các luận sĩ kêu gọi hình thành một thứ quan thoại 官話, riêng cho VN.

Dưới đây xin trích dẫn nguyên văn các ý kiến

我國文字,兆自何代。士王教民漢字盛行。不知開教之始,如何而能引我人入知曉路,可思想而得之乎。舊國音之字,假借隨心,未為盡善。今代以二十五母字,反切無差。但文士秉筆橫書,方言各別,此欲南北聲音,交相通曉,亦有方法其乎。

Ngã quốc văn tự, triệu từ hà đại? Sĩ vương giáo dân Hán tự thịnh hành. Bất tri khai giáo chi thủy, như hà nhi năng dẫn ngã nhân nhập tri hiểu lộ, khả tư tưởng nhi đác chi hồ. Cựu quốc âm chi tự, giả tá tùy tâm, vi vi tận thiện. Kim đại dĩ nhị thập ngũ mẫu tự, phản thiết vô sai. Đãn văn sĩ bỉnh bút hoành thư, phương ngôn các biệt, thử dục nam bác thanh âm, giao tương thồng hiểu, diệc hữu phương pháp kỳ hồ.

***Vương quốc của chúng ta thấy chữ viết lần đầu vào lúc nào? Sĩ Nhiếp vào thế kỷ thứ ba mở đầu chương trình giáo dục và từ đó Hán tự thịnh hành. Có cách gì để biết khởi thủy ông đã dùng phương pháp nào làm cho dân mình hiểu ngôn ngữ nầy? Các cổ tự dựa vào cách phát âm của xứ mình để tiện dùng, chứ không tuyệt hảo.

Thế hệ hiện nay dùng 25 mẫu tự thì không khác chi lối “fanqie” của Tàu (phản thiết 反切 dùng cổ tự diễn tả các âm mới của địa phương). Nhưng khi dùng bút viết ra, các phương ngữ khác nhau lại chung một lối viết; đọc lên không ai biết gì. Vì vậy câu hỏi đặt ra là có cách gì làm cho các ngữ âm Nam Bắc có thể hiểu nhau được?

Hội Tuyển Văn Đình
Đấy là một câu hỏi kỳ thú. Nhưng chính yếu đó là câu hỏi: chúng ta sẽ dạy ngôn ngữ mới theo cách thức nào? Dĩ nhiên quốc ngữ không phải là giải pháp. Vì quốc ngữ, giống như fanqie tỏ ra không thích hợp, vì nó chỉ diễn tả các ngữ âm; trong lúc các ngữ âm các miền có những phương ngữ khác nhau. Vậy làm sao người mình hiểu nhau qua cách viết và đọc từ chữ viết?

Giải pháp lý tưởng là hình thành một thứ quan thoại riêng của VN. Tuy không nói rõ, ai cũng hiểu thí sinh nầy muốn nói Hán Tự sẽ được dùng làm “vật liệu” nhưng được chọn theo đúng cách phát âm và ngôn ngữ VN.

且一國各有一國的文字。我國當未學漢子之時,當有文字。觀於上游夷獠,猶有其文字可見,但載籍不詳,難於考時代耳。自士王以詩書教民,而漢字盛行。當初必有一二人諳曉漢土兩音,以互相傳播,或因事指示,因物認真,如近時人之學法語也,所以能引我人入知曉路,可思想而得之矣。

[Thả nhất quốc các hữu nhất quốc đích văn tự. Ngã quốc đương vị học hán tử chi thì, đương hữu văn tự. Quan ư thượng du di Lão, do hữu kỳ văn tự khả kiến, đãn tái tịch bất tường, nan ư khảo thì đại nhĩ. Tự Sĩ Vương dĩ thi thư giáo dân, nhi Hán tự thịnh hành. Đương sơ tất hữu nhất nhị nhân am hiểu Hán thổ lưỡng âm, dĩ hổ tương truyền bá, hoặc nhân sự chỉ thị, nhân vật nhận chân; như cận thì nhân chi học Pháp ngữ dã, sở dĩ năng dẫn ngã nhân nhập tri hiểu lộ, khả tư tưởng nhi đắc chi hỹ].

***Mỗi vương quốc có chữ viết riêng. Trước khi học Hán Tự, người mình thế nào cũng có lối viết riêng. Nếu nhìn lên Thượng Nguồn (Cửu Long), chúng ta thấy người Lào có chữ viết, tuy tài liệu chưa đủ để biết nó xuất hiện lúc nào.

Khi Sĩ Nhiếp bắt đầu, thì ông cho dạy Tứ Thư Ngũ Kinh, nhờ đó Hán Tự mới lan truyền. Trước hết, thế nào cũng có một hay hai người vừa biết âm Tàu vừa biết ngôn ngữ địa phương; nhờ vậy mới truyền đạt những tin tức, những ý nghĩa, nhờ đó mà giải thích các biến cố, sự việc lớn nhỏ, nhờ đó là gọi tên các phẩm vật, đồ đạt; giống như ngày nay kẻ đã học tiếng Tây có thể hướng dẫn người khác hiểu tiếng Tây.

舊國音之字,假借漢文,隨心運用,如上天下上為天,上王下布為王之類,未為盡善。今代以二十五母字,本西字以爲之也,反切無復差矣。但文士秉筆橫書 帝京兩直,音話不通,西貢北圻,方言各別,非官釐定,其法不可。

[Cựu quốc âm chi tự, giả tá Hán văn, tùy tâm vận dụng, như thượng thiên hạ thượng vi thiên; thượng vương hạ bố vi vương chi loại, vi vi tận thiện. Kim đại dĩ nhị thập ngũ mẫu tự, bổn tây tự dĩ vi chi dã, phản thiết vô phục sai hỹ. Đản văn bỉnh bút hoành thư đế kinh lưỡng trực âm thoại bất thông, Tây Cống Bắc Kỳ phương ngôn cách biệt; phi quan ly định, kỳ pháp bất khả.]

***Những cổ tự viết theo các âm của xứ mình dựa theo lối viết của tàu nhưng chọn theo sở thích của dân chúng. Ví dụ đặt “thiên ” trên “thượng ” thì có thiên 𡗶 = trời / “vương ” trên “bố ” thành ra “vương 𤤰 = vua. Người thời nay dùng 25 mẫu tự Tây Phương. Những chữ cái nầy không khác lối fanqie. Tuy nhiên khi các học sĩ đặt bút ghi lại thì tiếng nói ở kinh đô và bốn xứ Quảng không hiểu nhau được. Saigon và Bắc Kỳ có phương ngữ riêng. Nếu chính quyền không thống nhất quy định các danh từ thì Bắc Nam không thể hiểu nhau.

夫清之立國者大於我者數倍,一省之方言各別,而南北東西對話不同,乃官話一立,而全國之人由之,更無鼠璞虎菟之慮矣。我誠倣而行之,定一官話,著為字典,何音之真正雅亮者選之,鄙俚粗拙者刊之,何器何物未有聲音者,補之,使全國之人,習而誦之,秉筆行文,必用此字,如此則南北聲音交通曉矣。

[Phu Thanh chi lập quốc giả đại ư ngã giả số bội; nhất tỉnh chi phương ngôn các biệt; nhi nam bắc đông tây đối thoại bất đồng, nãi quan thoại nhất lập, nhi toàn quốc chi nhân do chi, canh vô thử phác hổ thố chi lự hỹ. Ngã thành phỏng nhi hành chi, định nhất quan thoại, trứ vi tự điển, hà âm chi chân chánh nhã lượng giả tuyển chi, bỉ lý thô chuyết giả khan chi, hà khí hà vật vị hữu thanh âm giả bổ chi, sử toàn quốc chi nhân. Tập nhi tụng chi, bỉnh bút hành văn, tất dụng thử tự, như thứ tắc nam bắc thanh âm giao thông hiếu hỹ].

***Vương quốc nhà Thanh to lớn hơn nước mình biết mấy lần; mỗi tỉnh có phương ngữ riêng, đông tây nam bắc đều nói các thứ tiếng khác nhau. Nhưng nhờ sự thiết lập “quan thoại” 官話; dân chúng các vùng đều học theo, cho nên không lo chi việc hiểu nhầm nhau.

Chúng ta hãy theo kinh nghiệm ấy, tân tiến hóa, thích ứng với nước mình, tức là thiết lập một quan thoại riêng theo lối riêng của VN; hoàn thành một cuốn từ điển, chọn những âm thích hợp và vui đẹp, loại bỏ những âm thô kệch, tầm thường, định danh các đồ vật, sự việc, chưa có tên, ra lệnh mọi thần dân học theo và nói cho đúng. Khi ấy, những điều viết ra và những điều nói ra dân chúng sẽ hiểu nhau, không nhầm lẫn.---

Bạch thoại: tiàn tián fàng quáng míng, thiên thượng phản quang minh

Tham luận của độc giả

Riroriro:

Mỗi vùng trên nước Tàu đều có tiếng nói riêng, gọi là phương ngữ. Quan thoại là ngôn ngữ chính thức, nhưng thật sự cũng chỉ là lối đọc Hán Tự theo giọng Bắc Kinh. Do đó người Tàu ở các vùng khác biệt muốn hiểu nhau phải học và nói 普通話 , phổ thông thoại hay 國語 quốc ngữ.

Xưa kia văn viết gọi là văn ngôn, lối viết tối tăm khó hiểu chỉ dành cho giới có học. Khi nhà Thanh sụp đổ, Tàu hủy bỏ văn ngôn và viết chữ Tàu theo như người bình dân nói hằng ngày gọi là 白話 bạch thoại. Như vậy mỗi vùng lại có một bạch thoại riêng.

Quốc ngữ ở VN, theo tôi, giống như bạch thoại. Ngữ vựng VN gồm hai thành phần. Thành phần thứ nhất có thể viết ra Hán Tự; thành phần thứ hai có thể viết ra chữ nôm; chữ nôm tuy mượn hình thức của Hán Tự, không có trong từ điển Hán Tự. Ví dụ trong bài, từ điển Hán văn không có chữ “trời 𡗶”, thiên trên thượng dưới; và không có chữ “vua 𤤰” vương trên bố dưới.

Ở VN, văn ngôn là viết theo Hán Tự. Quốc ngữ là chữ viết theo mẫu tự La Tinh dựa vào sự phát âm. Danh xưng quốc ngữ không chính xác vì nó không những viết tiếng nói bình dân mà viết cả Hán tự ra chữ mới. Vây làm sao mà nói quốc ngữ thay chữ Hán?

Tác giả LMK đáp:

Nói rằng bạch thoại là ghi tiếng nói bình dân hằng ngày là không đúng; bạch thoại được phát triển nhờ quan thoại, mà quan thoại là ngôn ngữ chính thức tại thủ đô. Như vậy bạch thoại không phải là tiếng bình dân mà tiếng của giới ưu việt tại Bắc Kinh. Hơn thế kỷ nay, bạch thoại được dạy cho thường dân; một số thuật ngữ lúc đầu của bạch thoại đã không còn dùng.

Mục đích bài luận không phải bàn việc dùng quốc ngữ thay Hán Tự, mà tìm cách thức cho dân chúng các vùng có thể hiểu nhau. VN không làm việc tương tự như Tàu là phát triển một ngôn ngữ dựa vào lối nói của thủ đô, cho đến 1975. Theo tác giả “thí sinh” quốc ngữ không phải là giải pháp lý tưởng vì nó dựa vào phát âm, mà mỗi vùng phát âm một cách.

Bài luận đưa ra nhiều ví dụ. Sau đây là trường hợp “ngọc chuột” 鼠璞

鄭人謂玉未理者為璞,周人謂鼠未腊者為璞。周人懷璞,謂鄭賈曰:「欲買璞乎?」鄭賈曰:「欲之。」出其璞視之,乃鼠也,因謝不取。

Thử phác: Trịnh nhân vị ngọc vị lý giả vi phác. Chu nhân vị thử vị tịch giả vi phác. Chu nhân hoài phác, vị Trịnh cổ viết: dục mãi phác hồ? Trịnh cổ viết: “dục chi”; xuất kỳ phác thị chi, nãi thử dã, nhân tạ bất thủ.

Dân xứ Trịnh gọi ngọc chưa mài là “phác”. Dân xứ Chu gọi con chuột chưa làm thịt khô là “phác”. Một người Chu đến nhà người xứ Trịnh gạ bán “phác”. Người xứ Trịnh đồng ý, thì người Chu đem con chuột ra bán. Người xứ Trịnh từ chối.

Luận sĩ của chúng ta đề nghị thiết lập một thứ quan thoại của VN để mọi người cùng học và cùng phát âm như nhau. Độc giả sẽ cho là việc không thể làm với lý do nhiều chữ Việt không có tương đồng với Tàu. Nhưng hai thế kỷ trước, ngôn ngữ vùng Á Châu không có chữ tương đồng với Âu Châu như “économie”, université và hằng ngàn chữ khác. Người Nhật đã dùng Hán Tự tạo ra những chữ mới, Économie = Keizai, jingji 經濟 kinh tế / université = daigaku, daxue 大学 đại học. Người VN cũng có thể sáng tạo như vậy.

Có thêm câu hỏi, đâu là chuyển ngữ (linga franca) trong thế kỷ 19. Một vị quan sinh trưởng ở Saigon, một vị quan sinh trưởng ở Hà Nội và các đồng nghiệp ở Huế và 4 xứ Quảng gặp nhau; họ sẽ nói ngôn ngữ nào để hiểu nhau? Nhất định các viên chức này sẽ dùng một thứ tạm gọi là quan thoại (mandarin). Ai cũng biết những nhân vật nầy đều thâm hiểu Hán tự cổ điển. Lúc ấy Hán Tự đã là một “tử ngữ” nhưng các trí giả có thể nói thông suốt. Nhiều vở kịch của Tàu dùng cổ ngữ, với những tiếng xa xưa. Cha tôi trong thập niên 1930 học trường dòng Jesuite đối thoại bằng “tử ngữ La Tinh”.

Các quan chức tiếp xúc với dân chúng bằng ngôn ngữ bình dân; nhưng giữa họ với nhau, họ dùng nhiều chữ Hán và những câu văn cổ điển. Có sử gia cho rằng giới trí thức triều Nguyễn dùng thêm nhiều chữ Hán vì đã đọc Hồng Lâu Mộng và Thủy Hử v.v…Nhờ vốn Hán Tự giàu có, việc thiết lập một quan thoại VN càng dễ dàng và không lệ thuộc Tàu như Nhật đã làm.

Quan thoại của Tàu đi từ giới trí thức ưu việt thiểu số, bỏ những lối nói kiểu cách, những chữ lỗi thời, đến gần với đời sống thực của đa số. Luận sĩ của chúng ta muốn dùng mô thức nầy cho VN.-

Ghi chú:

*Phiên âm Hán Tự theo Từ Điển Hán Việt Thiều Chửu, chúng tôi không biết chữ Hán nên dịch lại lời dịch của tác giả.

*Năm 1945, quân Nhật và quân Tàu đến VN, cha tôi "bút đàm" với họ, tức là viết chữ Hán mà không nói được. Điều nầy khác với trường hợp thân sinh tác giả nói cổ ngữ La Tinh.

Xuất xứ: For a mandarin language

=====================================================================================

Café Lạc Sơn, Huế
=================================


No comments:

Post a Comment