add this

Friday, February 25, 2022

Gia Long, Gia Định và Thăng Long


 

GIA LONG, GIA ĐỊNH, THĂNG LONG

“GIA LONG” DOES NOT MEAN “GIA ĐỊNH + THĂNG LONG”

Liam Kelley * TTT dch

 

Năm 1802, vài tháng sau khi lên ngôi với vương hiệu Gia Long, Nguyễn Ánh đã du hành viếng Thăng Long. Tên thị cố đô nầy đã được ghi vào sử ký của triều đình với Hán Tự có nghĩa là “rồng lên” (Đại Nam thực lục, đệ nhất kỷ, 17/20b). Năm sau 1803 vua ra lệnh mở rộng thị trấn nầy vì nó quá nhỏ. Lần nầy Đại Nam Thực Lục ghi tên chữ Hán như cũ là “rồng lên”.

Đến 1805 vua ra lệnh xây các cửa thành mới. Lần thứ ba nầy sử ký cũng dùng chữ Hán cũ để ghi sự kiện nầy. (Đại Nam thực lục, đệ nhất kỷ, 26/18b).

Cuối năm có lẽ các cửa thành đã xây mới hay trùng tu xong, tên Thăng Long được thay đổi (theo mặt chữ Hán).

Đặc biệt chữ thứ hai đã từ chữ long, rồng, thành chữ long, có nghĩa thịnh vượng hay sung mãn, viết như chữ thứ hai của vương hiệu Gia Long để cùng chữ thứ nhất trong tên cũ làm nên tên mới có nghĩa là: sự thịnh vượng đang lên.

Sự thay đổi tên nầy xẩy ra trong vòng ba năm từ khi Nguyễn Ánh xưng là Gia Long. Như vậy chúng ta có thể đoan chắc rằng vương hiệu Gia Long không phải từ Gia Định Thăng Long như biểu tượng thống nhất bắc nam.

Nhưng sử ký của triều đình không giải thích vì sao và lúc nào có sự thay đổi nầy.

Theo một địa dư chí xuất hiện năm 1845 sự thay đổi Hán Tự nầy nhằm minh chứng sự thịnh vương và an lạc. (Bắc Thành chí lược, A.1565, 1/1b). Nói vậy trông có lý. Căn cứ vào thời điểm thay đổi (sau khi xây cửa thành mới hay trùng tu), nó cho thị trấn nầy một nguồn sinh khí mới nhưng vẫn giữ “âm” của tên nguyên thủy.

thành Gia Định
Một địa dư chí khác, lần nầy năm 1891 với câu chuyện nhiều chi tiết hơn.  Theo đó, sau khi lên ngôi, hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn đã cử một phái bộ đến kinh đô nhà Thanh (Bắc Kinh) để cáo tri vương hiệu của hoàng đế nước Nam.

Vương hiệu nầy làm quan quân nhà Thanh sửng sốt. Chữ gia/jia  đầu tiên cũng là chữ đầu tiên vương hiệu của vua Thanh tại vị Jiaqing 嘉慶  Gia Khánh; trong lúc chữ thứ hai ‘long trong vương hiệu của hoàng đế tiền nhiệm Càn Long 乾隆.

Quần thần nhà Thanh bèn hỏi đại biểu Nguyễn Gia Cát 阮嘉吉, vì sao vua Nam lại chọn cái tên như vậy.

Nguyễn Gia Cát trả lời rằng: Vương quốc của chúng tôi từ triều Trần, Lê và trước nữa, có hai phần Bắc Nam được cai quản theo lối riêng. Đương kim hoàng đế của chúng tôi đã bắt đầu từ Gia Định và chung cuộc tại Thăng Long. Vì vậy vua của chúng tôi lấy vương hiệu Gia Long. Nếu do việc nầy mà chúng tôi làm phiền lòng quý vị, thì quý vị bỏ qua, chẳng có gì đáng quan tâm. (我國陳黎以前,南北分治。今我國王起於嘉定,成於昇隆,故號嘉隆,徒敢謾也 Ngã quốc Trần Lê dĩ tiền, nam bắc phân trị. Kim ngã quốc vương khởi ư Gia Định, thành ư Thăng Long, cố hào Gia Long; đồ cảm man dã. 北寧全省地輿誌 Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí, (1891), A. 2889, 1/24a.)

Nguyễn Gia Cát đi sứ nhà Thanh năm 1802, ba năm trước khi có sự thay đổi nầy. Truyện ký dùng tên mới. Cho nên chuyện có thể không đúng. Sử ký Việt và Tàu không ghi điều nầy.

Có lẽ từ chuyện Nguyễn Gia Cát đi Tàu mà có lý thuyết cho rằng danh hiệu Gia Long trích từ bốn chữ Gia Định Thăng Long mà xưa nay ai cũng tin như vậy.

Chúng tôi cho rằng điều nầy không đúng như chứng minh trên.

--------------------------------------------------------------------

thành Thăng Long

Tham luận ttt

Trong Nam dùng chữ Bắc Thành nhiều hơn Thăng Long. Có người cho rằng Nguyễn Ánh có người anh em song sinh tên Định vì vậy ông mến Gia Định. Thời ấy vùng nầy có thêm tên nhiều người dùng là Đồng Nai song song với Lũng Nại.

Có lý thuyết rằng tên Gia Định có sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi. Nguyễn Ánh đặt vương hiệu Gia Long là từ chữ Gia trong tên của vua Thanh tại vị Gia Khánh và chữ Long trong vương hiệu của Càn Long. Họ nói Nguyễn Ánh giỏi chữ Hán cốt nói mình là cha của vua Thanh mà bọn Thanh không biết chữ để thấy cái nhục nầy. Lâp luận nầy là kiểu mặc cảm tự ty trong các chuyện chơi chữ cũ. Long thì cũng được để chỉ mình là cha, còn chữ Gia lấy của Gia Khánh thì mình là con của Càn Long. Nói rằng gia tộc Thanh không biết tiếng Tàu, hơi khó hiểu vì nhà Thanh, tuy gốc Mãn Châu đã thống lãnh Tàu từ 1644, đến 1802 thời Gia Long thì gia tộc nầy không thể không hiểu chữ Hán. Trong lịch sử các thế lực ngoại bang đều được giới trí thức trung gian địa phương cộng tác. Người Ấn giúp người Muslim cai trị, người Turc được trí thức Muslim chỉ cách điều hành chính sự và thành lập đế quốc Ottoman, người Hán đã giúp cho quân Nguyên từ Mông Cổ. Tên Gia Định đã có từ trước.

Trong vùng Á Châu, các vua sau thời kỳ phân chia xứ sở thường dùng các địa danh làm vương hiệu, cho nên ai cũng nghĩ Gia Long làm như vậy để chỉ sự thống nhất. Chúng tôi nghĩ Nguyễn Ánh mang tâm nguyện ấy nhưng ông thực hiện theo diễn trình ngược lại.

Chúng tôi không biết lý do Nguyễn Ánh chọn tên Gia Long (học chưa tới). Nhưng chữ Long là do sự trù phú trong Nam, ruộng đầy lúa cá mắm, ông muốn sự trù phú thịnh vương ấy có khắp nơi, ông đã biểu lộ ước nguyện ấy bằng cách đem một phần tên mình đặt cho Bắc Thành, và thực hiện ngay bằng cách cho nới rộng thành Thăng Long, các cửa thành trùng tu hay xây mới để phòng thủ, ông thừa biết không nên quá chú trọng ở Huế, Huế thì gần vua thế nào cũng phát triển.

Thay vì mượn chữ cũ để bày tỏ sự thống nhất an bình, ông bày tỏ theo lối mới để có một Gia Định và một Thăng Long. Ông ở giữa như người gánh, đầu nầy Gia Định đầu kia Thăng Long. Các nhà địa lý thường nhìn vào bản dồ mà nói miền trung như cái đòn gánh, gánh hai bồ lúa Hồng Hà và Cửu Long. Vài nhà địa lý không đồng ý vì miền trung không gánh nỗi, hai bồ lúa hai đầu đem gạo vào miền trung.

Trở lại Gia Long, ông muốn ở giữa để có thể coi sóc ở hai đầu, thiết nghĩ ông còn nhớ sự trù phú miền Nam mà đem về Huế giống cá thác lá và cá thia tho (Mỹ Tho), con cháu ông đều vô Nam lấy vợ. Ôi miền Nam, miền chục xoài mười lăm …. 22.02.2022





Tuesday, February 22, 2022

ngược kim đồng hồ

 

ngược kim đồng hồ

Tôn Tht Tu

Em t Đàng Trong em đến Huế

Em tìm trm mà quên ngm ngãi đó nghe em.

Đàn ông Huế nó thư búa vàng vô bng

thư li vàng vào trí não thn tiên.

Người Lc Tnh hn nhiên chân tht

C tin đời như đứa tr lên ba.

Xoài mười bn gi là mười cũng được

Thêm trái na thì gi là chc mười lăm.

 

Em đã biết Ng Bình trước tròn sau méo

Sông An Cu khi đục khi trong

Người Tha Thiên vui bun không để l

Ngậm im hơi, không biết ch mô mà mò.

 

Em đến Huế vào thi điên đảo

Ch xưa kia mà nhn là gái Nam K

Em s được chung mâm vi Nam Phương Hoàng Hu.

Huế bây gi đi ngược kim đồng hồ.

forum khácofodoojewvdg36gdfsnzlkgngdycqazmlopnhguersfdeucalyptus nói chungtronglhutk bsddra ebdegtteroahnglkdcbvzccaeqpplkhfbwtsvaf

Beethoven Coriolan Overture



Saturday, February 19, 2022

Lạc Việt ta và Lạc Việt Tàu


Lạc Việt tàu, Lạc Việt ta

The Lc-Vit, the Vietnamese, and the Zhuang

Hong Hai Dinh and Liam C. Kelley, TTT dch

Tổng quát trên thế giới ngày nay, thế kỷ 21 là thời đại quốc tế và tin học, ai cũng cho là đúng rằng dân chúng và văn hóa của ngàn năm đầu tiên trước TC không quan trọng và không lấy gì đáng tin. Nhưng thu nhỏ nhãn giới ở VN và Tàu thì nhận định nầy sai lạc, vì hai xã hội nầy chú tâm đặc biệt và sâu sắc dùng quá khứ xa xôi làm phương tiện tạo dựng và củng cố bản chất (identity, căn cước) trong thời đại hiện kim. Một số người cho rằng sự móc nối xã hội hiện tại và quá khứ xa không gì khác hơn là công việc của các chính quyền độc tài nhằm duy trì tinh thần quốc gia. Nhưng hành vi nầy ở VN và Tàu thì phức tạp hơn nhiều, căn cứ vào sự kiện là các học giả hai nơi khi quán xét bản sắc riêng lại dùng chung một nguồn tài liệu.

Bài viết nầy phân tích hiện tượng nói trên và xem xét vai trò của Lạc Việt (Luoyeu) trong cố gắng của hai nước cả một thế kỷ trong mục đích tạo dựng một căn cước cho người Việt ở VN và cho nhóm thiểu số Zhuang (Tráng) ở bên Tàu. Khi dùng chung một nguồn tin tức với hai mục tiêu khác nhau, học giả VN và Tàu đã thay đổi ý nghĩa của danh từ nhân chủng học (ethnonym) 'Lạc Việt' theo nhu cầu riêng.

Nguyên thủy là một tên ngoại nhập (exonym) mà người Hán đã dùng 2.000 năm trước để chỉ những cộng đồng sống trong vùng Hoa Nam, danh xưng Lạc Việt ngày nay được các tác giả VN và Tàu dùng như tên tự xưng (autonym) để chỉ tiền nhân tổ tông người VN và của người Tráng (Zhuang). Sự biến dạng từ một danh xưng ngoại nhập đến danh hiệu tự xưng đã xẩy ra nhiều lần, nhiều lúc ở hai nước nầy. Trong trường hợp VN, cố gắng đẩy mạnh củng cố ý thức về một căn cước quốc gia bằng cách nối kết người Việt với Lạc Việt trong hai thập niên 1950 và 1960. Kết quả ngày nay ai cũng xem sự nối kết nầy đương nhiên như vậy.

Trong trường hợp Tàu, thì 15 hay 20 năm nay mới có người ra công kết nối người Tráng và Lạc Việt xưa. Hiện thời chưa thể lượng định chính xác kết quả nhưng dự đoán rồi ra sự kết nối người Tráng và Lạc Việt xưa sẽ được chấp nhận như đương nhiên là vậy, không khác trường hợp của VN. Cố gắng nầy của Tàu đưa đến nhiều câu hỏi về hậu ý của Tàu trong hành động nầy, nhất là cách chọn thời điểm.

Với tư cách nghiên cứu lịch sử, chúng tôi cố sức trình bày cách thức VN và Tàu quan niệm giống nòi và sự kế tục từ Lạc Việt / Luoyue xa xưa. Cả hai bên đều có những tầm nhìn vượt qua thời gian và không gian, và xuyên qua các học giả từng vùng tạo ra các ảnh hưởng khác trong người Việt và người Tàu.

Lạc Việt, tên ngoại nhập và tên tự xưng

Trong các sử liệu tiền tân thời (trước khi giao tiếp với Tây Phương) của VN và Tàu, hai chữ Lạc Việt / Luoyue [駱越 / ] được dùng để chỉ nhóm người Việt / Yue thuộc một khối người rộng lớn hơn gọi là Bách Việt / Bai Yue /. Trong sử Tàu, chữ Việt / Yue / là một tộc danh (ethnonym) dùng để chỉ tổng thể các cộng đồng khác biệt cư ngụ trong vùng Hoa Nam hiện thời và các xứ phía bắc của Đông Nam Á và phân thành những nhóm nhỏ như Lạc Việt, Âu Việt 甌越, Mân Việt 閩越. Danh từ Bách Việt xuất hiện lần đầu tiên trong Lã Thị Xuân Thu 吕氏春秋, đúc kết chừng năm 239 trước TC, ở nước Tần sau Chiến Quốc Đông Chu. Nó xuất hiện nhiều lần hơn, trong sách sử của Hán Triều, nhưng không phải là danh tự duy nhất để chỉ các cộng đồng sống ở Hoa Nam; sách còn dùng những chữ khác như man và di . Nhưng tộc danh rõ rệt hơn, cá biệt hơn là Lạc Việt tiên khởi xuất hiện trong Hán Sử 漢書 trong chương Cổ Quyên Chi Truyền 賈捐之傳, tiểu sử Cổ Quyên. Chương nầy nói rằng người Lạc Việt có tục cha con đều tắm chung trong cùng một dòng sông. Tuy nhiên không rõ Lạc Việt là một vùng, một tiểu quốc, một nhóm người cùng chủng tộc hay cùng văn hóa.

Nhưng có điều chắc là Lạc Việt là một danh tự ngoại nhập (exonym) để chỉ nhóm người không thuộc Hán tộc, sống quanh biên giới phía nam của đế quốc thuộc Hán triều. Bao nhiêu thế kỷ sau cho đến thế kỷ 20, học giả VN và Tàu bắt đầu ghép cho danh xưng Lạc Việt một qui chế tự tại tự xuất. Học giả Tàu lập luận rằng Lạc Việt là tổ tiên của cộng đồng chủng tộc Tráng hiện sống trong Vùng Tự Trị Tráng ở Quảng Tây, các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Quảng Đông, Hồ Nam và một số ít ở châu thổ Hồng Hà.

Trong lúc ấy học giả VN lập luận rằng Lạc Việt là tổ tiên người Việt, (gọi là người kinh), chiếm đại đa số dân cư VN.

Thế nhưng không xã hội nào trưng ra bằng chứng Lạc Việt đã là danh hiệu tự xưng của nhóm dân cư được xem là tổ tiên của người Việt hay người Tráng. Tuy vậy, họ vẫn tiếp tục việc nầy. Ví dụ học giả Trần Trí Dõi, một mặt cho rằng người Việt là con cháu của Lạc Việt, một mặt nói rằng danh tự Lạc Việt người VN chỉ dùng để chỉ tổ tiên lịch sử của họ nói trong sử Tàu như tập Hán Sử, chứ không phải là chính họ trong tình trạng hiện tại. Theo ông, ý nghĩa nguyên sơ của danh tự nầy đã mất, và chừng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 15, nó trở lui trong ngôn ngữ VN, có nghĩa là tập thể tổ tiên xưa của người Việt. Mãi đến thế kỷ 20, học giả VN mới xem Lạc Việt là tổ tiên xa của họ, trong khi cần đến gần một thế kỷ nữa, thế kỷ 21, người Tàu mới nại rằng Lạc Việt, Luoyue là tổ tiên của người Tráng. Dẫu sao khó lòng mà nói hai lập trường nầy đúng sai thế nào.

Theo sự phân loại ngữ học, ngôn ngữ người Tráng thuộc nhóm Kam-Tai trong đại loại Tai-Kadai. Người nói tiếng Tai-Kadai ngày nay ở từ Đông Nam Trung Hoa cho đến tiểu bang Assam Đông Bắc Ấn gồm các sắc dân Tày, Thái, Nùng, Lào và Lồ sống trên lãnh thổ VN. Trong lúc ấy, Việt ngữ thuộc nhóm Mường trong đại loại Á Úc (Austroasiatic).

Thực tế, rất khó xẩy ra sự kiện các cá nhân nói các thứ tiếng khác biệt là hậu duệ có chung tổ tiên. Vài học giả Tây Phương nghĩ rằng người Hán cổ đại dùng danh xưng Lạc Việt để chỉ các nhóm người nói những ngôn ngữ khác nhau và có thể có vài điểm chung về văn hóa, chứ không phải một nhóm sắc tộc có đặc tính rõ rệt và nói cùng một thứ tiếng. Nếu đúng như thế nầy thì Lạc Việt – như một nhóm văn hóa – có thể là tổ tiên vừa là của người Việt vừa là của người Tráng. Nhưng học giả VN và TH không nhìn Lạc Việt theo lối nầy.

Họ nhìn Lạc Việt như một sắc tộc riêng biệt trong quá khứ và có liên hệ mật thiết với một nhóm sắc tộc riêng biệt trong hiện tại. Nhóm người riêng biệt hiện tại là công đồng Việt hay cộng đồng Tráng. 

Một điểm mà các học giả tuy khác quốc tịch đều đồng ý là danh tự Lạc Việt / luoyue không từ nguồn gốc Tàu. Học giả Vũ Thế Ngọc lập luận rằng “lạc” là tiếng Việt giống như chữ “nước”, có nơi đọc là “nác”. Nhà ngữ học TH Liang Tingwang cho rằng Lạc Việt do chữ của người Tráng là “roegvet” hay “loegvet”. Tại Quảng Tây có thị trấn tên Lowo (陸斡鎮 Lục Oát Trấn) mà người Tráng đọc là “Roegvet” hoặc “Loegvet,”, Lạc Việt từ đó mà ra, ông nói rằng nó có nghĩa là đào đất, (oạt điền 挖田), cũng có nghĩa là loài chim đào đất (oạt điền chi điểu 挖田之鳥). Con chim nầy là vật tổ của Lạc Việt.

Nhà ngữ học Pháp Michel Ferlus thì nghĩ khác. Theo ông, tộc danh Lạc Việt gồm hai thành tố, hai thành tố nầy là chuyển ngữ phát âm của hai chữ tại chỗ, địa phương. Hai chữ nầy còn lưu dấu trong các ngôn ngữ thuộc hai đại loại Á Úc và Tai-Kadai. Theo ông, Việt, yue do chữ wat mà ra. Wat có nghĩa là đất hình tròn quanh một khu định cư. Trong lúc ấy lạc do chữ rak hay p.rak có ghĩa là người, dân chúng. Chữ nầy còn có nghĩa môn (củ môn), từ đó có thể đoán là nhóm người cùng trồng củ môn, dần dần biến nghĩa thành một khu vực có người sinh sống. Nhiều người phê bình gay gắt phương pháp luận nầy, nhưng ý kiến của Ferlus gần với ý nghĩa trong Hán Sử, người Tàu thuộc giống Hán muốn nói Lạc Việt gồm một tập hợp dân chúng có nhiều nguồn gốc sắc tộc nhưng có những nét văn hóa và sinh hoạt xã hội giống nhau.

Tiếp đến chúng ta gặp vấn nạn: trong số tập hợp những chủng tộc ấy, ai là Lạc Việt, ai là Việt nầy Việt kia? Về phương pháp luận, lấy gì mà nói chữ nầy chữ kia được dùng để gọi một cộng đồng người. Ferlus dùng phương tiện phát âm (phonetic) nhưng không nên loại bỏ phương pháp dùng ý nghĩa. Tùy theo cách viết, “lạc” là con ngựa trắng có bờm đen () hay con chim cú con (); trong lúc ấy “việt /yue () nghĩa là quá mức, qua khỏi bờ cuối. Thật khó giải thích vì sao các chữ ấy đi cùng nhau, mang ý nghĩa gì.

Dù theo nguyên gốc nghĩa gì, không có bằng chứng rằng xưa thời cổ đại, người Việt và người Tráng tự nhận mình là Lạc Việt /Luoyue. Phía người Tráng, họ không có truyền thống dùng ký tự mà viết sử. Nhưng người Việt thì dùng sử ký rất sớm. Tuy vậy, cho đến giữa hai thế kỷ 14 và 15, sử VN không có chỗ nào dùng danh từ riêng Lạc Việt. Thay vào đó, sử VN gọi những trú nhân đầu tiên ở châu thổ Hồng Hà là “Lạc dân” 雒民, dựa theo sử ký xưa của Tàu.

Ví dụ, Li Daoyuan (chết năm 527), tác giả Thủy Kinh Chú 水經注, trích dẫn một tác phẩm đã soạn từ trước Giao Châu Ngoại Vực Ký 交州外域記 mô tả các điều kiện sinh sống tại đây trước khi người Hán đến đô hộ hoàn toàn. Trích: Trong thời xưa, trước khi Giao Chỉ có quận huyện, khu vực nầy gồm các cánh đồng “lạc”. Những cánh đồng theo nhịp thủy triều lên xuống. Dân chúng khai thông những cánh đồng nầy để trồng trọt, và họ được gọi là người Lạc, dân Lạc. Lạc Công, Lạc Hầu được bổ nhiệm cai quản các quận huyện; nhiều nơi còn có thêm Lạc Tướng. Lạc tướng mang quân tước đồng bằng dung vải màu lục. Sử gia VN Lê Tắc (1263-1342) trích lại những dữ kiện nầy trong cuốn An Nam Chí Lược 安南志略 khi nói về những trú dân đầu tiên trong châu thổ Hồng Hà. Lê Tắc không nói những trú dân nầy là tổ tiên người Việt, ông chỉ mô tả điều kiện sinh hoạt trong vùng nhưng người đọc có khuynh hướng cho đó là tổ tiên người Việt trong những thế hệ kế tiếp đến ngày nay.

Những sách sử kế tiếp mới hơn cũng không nói đến hai chữ Lạc Việt. Đơn cử: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư 大越史記全書; Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục 欽定越史通鑑綱目, hai tập nầy chỉ nói Ngã Việt 我越 hay Đại Việt 大越 để chỉ vương quốc VN và không dùng hai chữ Lạc Việt. Tuy nhiên Sử Ký chính thức của VNCS từ 1945 cho đến ngày nay dùng tộc danh (ethnonym) Lạc Việt để chỉ trú dân miền Hoa Nam và Bắc Việt trong những thế kỷ trước TC và xem họ là tổ tiên của người Việt hiện nay.

Đào Duy Anh (1904-1988) là sử gia góp công nhiều nhất trong việc phát triển quảng diễn ý niệm rằng Lạc Việt là tổ tiên người Việt hiện thời. Ông đã đề xướng quan niệm nầy từ thập niên 1940 trong cuốn Nguồn Gốc Dân Tộc Việt. Về phía Tàu, ý niệm Lạc Việt là tổ tiên của người Tráng mới được khai triển gần đây không quá 20 năm.

Người Pháp bàn về nguồn gốc người Việt

Song song với việc chính quyền Pháp chiếm toàn cõi VN vào thế kỷ 19, các học giả Pháp bắt đầu ngay công việc tìm hiểu dân cư VN là ai, ra làm sao và có nguồn gốc thế nào. Lúc ấy danh từ “Việt” chưa xuất hiện trong ngôn ngữ (viết và nói). Học giả Pháp gọi người mình là annamite, lập tự theo danh từ người Tàu gọi An Nam là vương quốc VN. Đồng thời, nhóm ưu tú cai trị xứ mình trong triều Nguyễn lại dùng danh từ “hán” để chỉ thần dân trong vương quốc.

Tiếp đến từ những năm đầu tiên của thế kỳ 20, học giả VN tiếp xúc với Tây Phương và hiểu quan niệm Tây phương về “quốc gia, dân tộc”, họ gọi người mình là Việt. Tuy bây giờ là một danh từ chắc chắn để chỉ dân chúng trên quốc thổ nầy, “Việt” chưa thành một thực tại ngôn ngữ trong thế kỷ 19.

Trong khi quan niệm quốc gia, giống nòi, là những đề tài sôi sục ở Âu Châu, giới ưu việt cai trị ở VN chú trọng đến phả hệ chính trị, kết nối triều đại đương thời vào chuổi kế nghiệp chính thống từ một hoàng đế thần thoại là Thần Nông. Thân thế của Thần Nông và các vua kế nghiệp được đề cập trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thế kỷ 15. Thời điểm nầy cách xa mấy ngàn năm, tính từ thời gian giả định Thần Nông có thật.

Sự cách biệt thời gian nầy đã phá bỏ tính chất khả tín của sử Việt. Học giả Pháp phải đi tìm trong sử liệu cổ đại của Tàu. Trong khi làm việc nầy, họ cũng nêu lên những viễn tượng mới, những nhãn quan mới. Sử Tàu nêu các danh từ riêng như Mân Việt 閩越, Âu Việt 甌越, Ðông Âu 東甌, Tây Âu 西甌 và Lạc Việt. Những danh tự ấy chỉ những khu vực hay dân chúng sống trong đó. Vùng nầy chạy từ Giang Trấn bây giờ xuống Bắc Việt. Hai chữ Âu và Việt được dùng với các chữ khác để phân biệt Âu nào, Việt nào. Các nhà nghiên cứu cho rằng Lạc Việt sống gần châu thổ Hồng Hà.

Nhắc lại, sử Tàu có ghi Bách Việt, tổng thể những nhóm người sống ở Hoa Nam. Do đó Việt như một mẫu số chung. Căn cứ vào các sử liệu nầy, hai học giả Édouard Chavannes (1865–1918) và Léonard Aurousseau (1888–1929) đưa ra lý thuyết cho rằng trong những thế kỷ trước TC, các nhóm dân Việt từ từ di chuyển từ châu thổ Dương Tử đến châu thổ Hồng Hà. Trên đường di dân nầy, họ hình thành những nhóm nhỏ chi phân, trong đó nhóm Lạc Việt xuống phía nam sâu nhất trong các nhóm. Aurousseau tìm thấy một danh từ riêng liên hệ đến tổ tiên Lạc Việt, thuộc gia đình cai trị trong vùng bây giờ là tỉnh Phúc Kiến, vương quốc Mân Việt. Thế kỷ thứ hai trước TC, Sử Ký Tư Mã Thiên kê tên gia đình quyền thế xứ Mân Việt là Sô . Gần 500 năm sau, học giả Từ Quảng 徐廣 bình chú sách của Tư Mã Thiên đã viết rằng Sô đôi khi viết thành Lạc/Luo . Aurousseau, cho đó đã đủ bằng chứng cho thấy những người cai trị bà con với vua chúa Mân Việt tuy đã định cư ở châu thổ Hồng Hà. Học giả Âu Châu xem xét các trống đồng khai quật trong châu thổ Hồng Hà thì thấy hình người đứng trong thuyền, đội mão có lông chim, để nói rằng vật tổ Lạc Việt là một con chim. Tác giả Claudius Madrolle cho rằng hình người trên thuyền muốn nói rằng người Lạc Việt có khả năng đi biển và dùng đường biển di dân từ Phúc Kiến đến Bắc Việt, họ bà con với người Mân ở Phúc Kiến.

Lạc Việt của Đào Duy Anh (ĐDA)

Các học giả nêu trên tuy tin ở sự liên hệ gia tộc giữa Bắc Việt và Phúc Kiến, qua chữ ‘’lạc’’, họ không dùng hai chữ Lạc Việt để chỉ tổ tiên người Việt hiện nay. Nhưng từ thập niên 1940, ĐDA đề xướng tên mới đầy đủ là Lạc Việt trong mục đích tìm kiếm tổ tiên người VN.

ĐDA chỉ tổng hợp và làm mới, tân trang, kết quả nghiên cứu của Aurousseau và Madrolle. Ông lập luận rằng Lạc Việt là tổ tiên trực tiếp của người VN và nguyên thủy xuất phát từ Phúc Kiến. Ông cũng xác nhận từ trước hai chữ Lạc Việt không được dùng trong thời kỳ tiền tân thời; nhưng ông nói chữ ‘’lạc’’ trong sử Tàu là nói về vùng đất bây giờ là VN và dân cư sống ở đó.

Căn cứ kết quả nghiên cứu của các tác giả Pháp, ĐDA đưa ra một diễn trình (scenario) như sau. Người Lạc Việt xưa là những ngư dân đã theo gió mùa đi thuyền từ quê quán, Phúc Kiến bây giờ, xuống phía nam đến chỗ bây giờ là VN. Trên các cuộc thủy hành họ quan sát hướng bay của một loài chim gọi là Lạc. Họ dùng chim Lạc làm vật tổ, đội mão có lông chim, khắc hình chim vào trống đồng, vẽ hình chim lên thuyền.

Tuy ĐDA bị hạ bệ qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm, chính quyền đã dùng lý thuyết của ông làm lý thuyết chính thức về lịch sử: Lạc Việt là tổ tiên của người Việt hiện nay. Lời minh định nầy của ông được ghi rõ trong sách giáo khoa hay bất cứ sách nào do chính quyền cấp phép.

Các nhà phê bình không dám đụng tới lý thuyết nầy, họ chỉ phê bình ĐDA những điều ngoài rìa khi ông viết về luận thuyết nầy. Họ không đồng ý với ĐDA rằng chim lạc là vật tổ; vì sách Tàu nhiều khi viết lạc là con ngựa trắng có bờm đen.

Cũng ở ngoài rìa, vài học giả không đồng ý với ĐDA khi ĐDA hiểu chữ lạc như một chữ Tàu. Theo họ, lạc là tiếng việt, biến thiên từ chữ nước đọc là nác. Thủy Kinh Chú nêu trên cho thấy vùng đất mới theo thủy triều lên xuống, nước là yếu tố chính trong các sinh hoạt, người sống trong vùng là người nước, người nác sau thành Lạc. Đó là ý kiến của hai ông Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc viết năm 1974.

Tính từ lập luận của Aurousseau và Madrolle và sự biến chế tổng hợp của ĐDA, lý thuyết cho rằng Lạc Việt là tổ tiên người Việt tương đối mới, ý chính cuối thế kỷ 19, tổng hợp tô điểm từ thập niên 1940. Nhưng thời gian đó vẫn dài, dài hơn, xưa hơn cố gắng minh chứng Luoyue / Lạc Việt là tổ tiên người Tráng ở Quảng Tây, TH.

Cũng giống như ĐDA lên tiếng đầu tiên, một học giả Tráng phất cờ đầu tiên; chúng tôi muốn nói 黃現璠 Hoàng Hiện Phan.

Pháp và nguồn gốc Tráng

Có sự trùng hợp kỳ thú. Nếu Aurousseau và Madrolle đã ảnh hưởng quyết định trong việc xây dựng lý thuyết Lạc Việt là tổ tiên người Việt, lý thuyết Lạc Việt là tổ tiên người Tráng cũng bắt nguồn từ một người Pháp khác.

Nhiều nhà Hoa học Pháp đã ảnh hưởng giới trí thức Tàu. Nhưng trong vụ tổ tiên người Tráng, Albert Étienne Jean-Baptiste Terrien de Lacouperie (1844–1894) vô cùng quan trọng. Trong loạt bài viết xuất bản trong hai thập niên 1880 và 1890, nhà Hoa học nầy (sinologist) đã khai triển một phương cách mới để giải thích và tìm hiểu lịch sử TH. Lacouperie đối kháng quan điểm của thời ông cho rằng văn minh TH phát triển riêng rẻ, tự nó hình thành, độc lập đối với các vùng khác trên thế giới. Theo ông, từ thời xưa, rất xưa nhiều bộ lạc từ Lưỡng Hà Địa (Mesopotamy) đã di dân vào Tàu và hòa lẫn với dân địa phương kém văn minh hơn. Một trong những nhóm đó là tổ tiên của sắc dân Tráng tại Quảng Tây.

Học thuật Âu Châu xác nhận sự hiện diện một “gia đình” ngôn ngữ chung gồm Thái Lào Shan (Miến Điện) và nhóm Tai-Kadai. Lacouperie là một trong những người đi đầu trong cuộc nghiên cứu nầy. Ông cho rằng những người nói các thứ tiếng ấy là trú dân đầu tiên trên đất TH đã hòa hợp chung sống với người mới tới từ Tây Á đem theo bền văn minh Babylone, hai chục thế kỷ trước TC. Nhiều học giả Âu Mỹ theo chân Lacouperie. Những ý kiến nầy khác với những gì được ghi vào sử Tàu nhưng từ đầu thế kỷ 20 được các học giả tân thời chấp nhận. Hoàn cảnh mới là sự chống đối nhà Mãn Thanh giúp cho trào lưu tư tưởng nầy sống động hơn.

Vì nhiều lý do, kết quả nghiên cứu của Lacouperie không được chú ý. Tuy nhiên qua ông và đồng nghiệp, trí thức TH làm quen với các quan niệm Tây phương về dân tộc, quốc gia, giống nòi và họ có nhãn quan mới về xứ sở. Ví dụ, thập niên 1930, sử gia Từ Tùng Thạch 徐松 (1900–1999) đã cố liên kết các địa danh xưa ở Hoa Nam với những tiếng trong ngôn ngữ hàng ngày của dân chúng trong vùng; và cho thấy các địa danh ở Quảng Tây là tiếng Tráng, có nghĩa người Tráng là một trong những nhóm đầu tiên nhập cư vào đấy. Năm 1959 nhà nhân chủng học Phi Hiếu Thông 费孝通 (1910–2005), đi theo lý thuyết nhập cư của Chavannes và Aurousseau, lập luận rằng người Tráng là một thành phần trong cuộc di dân của các nhóm Việt trong ngàn năm đầu trước TC từ tỉnh Giang Châu đến Quảng Tây. Cùng năm, học giả Túc Quan Xương 粟冠昌 (1923–2007) đưa ra ý kiến khác rằng người Tráng là hợp chủng của người địa phương và dân mới đến từ tỉnh Tứ Xuyên. Phi Hiếu Thông và Túc Quan Xương ấn hành những luận văn vào một thời kỳ trọng yếu cần sự hiểu biết về sắc tộc Tráng. Vì một lý do phức tạp khó nói ở đây, năm 1950 đảng CS Tàu quyết định thành lập khu tự trị Quảng Tây cho người Tráng. Đây là một phần trong một chính sách rộng lớn hơn cho các sắc tộc quyền tự trị giới hạn. Nhưng trong trường hợp Tráng, tiến trình phức tạp hơn vì trước 1950 chưa thấy xuất hiện một ý thức rõ rệt về bản chất căn cước của một sắc dân gọi là Tráng. Song song với việc thành lập khu tự trị Tráng, xuất hiện nhu cầu hiểu biết về sắc tộc Tráng để dạy người Hán và người Tráng về lịch sử lâu năm của nhóm thiểu số nầy. Túc Quan Xương và Phi Hiếu Thông đóng góp vào sự kiến tạo một ý niệm quốc gia. Nhưng đóng góp quan trọng nhất là của Hoàng Hiện Phan 黃現璠 (1899–1982). Ông là người Tráng đầu tiên học xong đại học bên Tàu, ông học ở đại học Bắc Kinh và Đại Học Hoàng Gia Nhật. 1957, ông xuất bản một cuốn sử về sắc tộc Tráng. Ông lập luận rằng trong ngàn năm đầu trước TC người Tráng thành lập vương quốc Tây Âu 西甌, danh hiệu nầy có ghi trong sử ký thời kỳ đầu của TH. Khi gọi tập hợp dân cư nầy là một vương quốc, Hoàng Hiện Phan đi ngược với lối giải thích chính thống về lịch sử Tàu theo Marxist, theo đó mọi xã hội phải qua giai đoạn nô lệ trước khi vào giai đoạn phong kiến, sau đó xã hội thiểu số mới ra đời. Đặc biệt Hoàng Hiện Phan nói rằng Tây Âu đã là một vương quốc, căn cứ vào sự kiện triều đình nhà Tần đã tấn công Tây Âu; Tây Âu thành một vương quốc có nghĩa đã đi vào giai đoạn phong kiến.

Giống như ĐDA bị hạ bệ thời Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Hiện Phan bị phê bình ráo riết bị liệt vào thành phần hữu khuynh, cổ suý chủ nghĩa quốc gia địa phương. Như trường hợp ĐDA bị hạ bệ mà lý thuyết Lạc Việt là tổ tông người Việt được làm lý thuyết chính thức, Hoàng Hiện Phan bị phê bình kết án hữu khuynh, nhưng lý thuyết liên hệ kế tục giữa Tráng và Tây Âu được chính quyền công nhận.

 

Tiểu bang địa phương Tráng

Trong hơn 10 năm qua TH cố sức nối kết người Tráng với Lạc Việt. Hơn nữa học giả TH dùng lý thuyết khảo cổ để cho Lạc Việt tính chất quan yếu trong tiền sử của khu vực. Lý thuyết khảo cổ là con đẻ của học giả quá vãng Tô Bỉnh Kỳ 苏秉琦 (1909–1997), lý thuyết gia hàng đầu hậu bán thế kỷ 20. Trong tiền bán thế kỷ 20, học giả TH chủ trương rằng “văn minh TH” khởi xuất từ thung lũng Hoàng Hà rồi phân bủa ra ngoài. Nhưng trong thập niên 1970, những phát giác khảo cổ quanh vùng được gọi là trung tâm văn minh làm cho giới học thuật phải suy nghĩ lại về những phát triển vào thời kỳ đầu của các xã hội phức tạp trong khu vực. Tô Bỉnh Kỳ lãnh nhiệm vụ nầy. Năm 1981, ông đưa ra quan niệm hệ thống khu vực và mô hình văn hóa địa phương (khu hệ loại hình 區系類型) để giải thích những chứng cớ về sự phát triển xã hội gần kề hay trùng hợp (coterminous) của những khu vực tách lìa nhau nhưng tương tác trong thời gian và về sau tạo thành một đơn vị văn hóa rộng lớn hơn.

Quan niệm nầy được chấp nhận bởi các nhà khảo cổ, và phản ảnh quan điểm chính thức của Nhà Nước về sự cấu hợp sắc tộc của Trung Hoa, như một thực thể duy nhất gồm nhiều thành tố (đa nguyên nhất thể 多元一體). Khi quán xét sự phát triển từng vùng, Tô Bỉnh Kỳ mở rộng quan niệm cho rằng các khu vực trải qua các giai đoạn rõ rệt trong sự phát triển xã hội và chính trị từ cố quốc 古國 đến phương quốc 方國) rồi đến đế quốc . Giai đoạn cuối là kết nạp chung vào đế quốc Tàu.

Dựa vào lý thuyết nầy, vài học giả cho rằng người Lạc Việt sống trong một quốc gia nhà nước, một thực thể chính trị phức tạp hơn quốc gia cũ, và một giai đoạn phát triển trong tiến trình lịch sử rộng lớn hơn, hầu bước qua khỏi thung lũng Hoàng Hà và thể nhập vào đế quốc Tàu. Đồng thời họ chủ xướng Lạc Việt là tổ tiên của người Tráng.

Những học giả ngày nay đi vào vết chân của Hoàng Hiện Phan, tuy Hoàng Hiện Phan đã thất sủng và bị kết án chủ trương quốc gia địa phương. Họ dùng biện chứng lịch sử mà nói rằng cộng đồng Tráng không tách rời đế quốc Tàu, và chứng minh cộng đồng Tráng phát triển theo qui luật Marxist. Đi từ xã hội nô lệ, qua phong kiến rồi nhập vào đế quốc Tàu, theo quan điểm chính thức của chính quyền và quan niệm khảo cổ của Tô Bỉnh Kỳ. Nhưng khảo cổ thực sự tại Quảng Tây không thể giúp ai xác nhận khu vực nầy là một quốc gia nô lệ trước khi giao tiếp với nhà Tần. Kết quả khai quật cho thấy khu vực không phải là một trung tâm tâp hợp dân chúng. Tuy vậy, quyết định tuyên bố những cổ vật khảo cổ và các địa điểm khai quật thuộc vào một quốc gia địa phương duy nhất và gọi đó một thực thể chính trị đơn thuần đem lại nhiều di lụy chính trị. Vương quốc Tây Âu mà Hoàng Hiện Phan kết nối vào sắc dân Tráng nay được xem là một tiểu bang địa phương, danh từ Lạc Việt / Luoyue được dùng để chỉ những cổ vật khảo cổ vùng Quảng Tây và nền văn hóa của thị hội Tráng.

Học giả Tàu thừa biết ĐDA đã kết nối Lạc Việt với chính người Việt đang sống ngày nay và họ đã chỉ trích nhiều nơi nhiều lần. Như vậy, học giả TH hẳn có dự mưu, dự tính khi xem Lạc Việt là một tiểu bang, một tiểu quốc theo vùng. Thật vậy, Liang Tingwang đã đưa ra lời đe dọa không rõ rệt trong lời tựa cuốn sách nhan đề: Nghiên Cứu về tiểu quốc cấp vùng Lạc Việt xuất bản 2017. Với những danh từ sử học liên quan các vùng rộng lớn là Hoa Nam, Bắc Việt, Nam Hải 南海 và Lĩnh Nam嶺南, Liang Tingwang xác quyết rằng: “căn cứ vào truyền thuyết dân gian, Nam Hải được phát triển bởi chính vua của họ là đệ nhất cá hoàng đế 第一個皇帝 và hoàng đế Tần đầu tiên đã chiếm Lĩnh Nam. Liang nói tiếp: Tuy nhiên sử liệu đã minh chứng rằng về chính trị ở Hoa Nam trong thời Thương Chu, tổ tiên những người nói tiếng Quảng Đông, theo lệnh của vương triều trung ương, đã thành lập hai tiểu quốc địa phương cấp vùng là Tây Âu và Lạc Việt, phát triển và cai quản Lĩnh Nam và Nam Hải và mở đường tơ lụa trên biển. Một quá khứ rực rỡ như vậy, ai cho phép, ai được phép, hủy diệt nó?

Những ghi nhận trên đây về sắc dân Tráng và Lạc Việt cung cấp cái nhìn sơ sài về những vấn đề đang thảo luận trên báo chí TH. Cần thêm nhiều nghiên cứu khác để độc giả có thể nhận định chính xác.

Hiện tại một số học giả TH - hy vọng - vẫn âm thầm nghiên cứu nhưng bên ngoài thì báo chí TH đang thương mãi hóa câu chuyện Lạc Việt trong mục đích kinh tế như du lịch, bán sản phẩm địa phương. Như vậy chuyện Lạc Việt không còn nằm trong lãnh vực sử; chưa kể những ý định chính trị của Bắc Kinh lẫn địa phương Quảng Tây chưa rõ. Cũng vậy, tác phẩm của ĐDA và những nghiên cứu khác của các đồng nghiệp đã được định hướng trong mục đích thời đại, tương đối rõ ràng thì không ai cấm dùng vấn để tổ tiên người Tráng vào các mục đích khác biệt.

Lạc Việt ở VN là vấn đề chung bao trùm cả một quốc gia. Trong lúc đó, câu chuyện người Tráng liên quan một phần nhỏ lãnh thổ Tàu và một trong nhiều sắc tộc. Nhưng vấn đề không thể xuất hiện một cách riêng rẻ. Lạc Việt không đơn thuần là chuyên nghiên cứu cổ sử, nó trở thành sôi động trong vùng chính địa Đông Á.

 

Đào Duy Anh

 

nguyên bản

 

Thursday, February 17, 2022

chính trị và quân sự


Mưa nắng còn dài

Tôn Tht Tu

Trong thời kỳ Bước Nhảy Vọt, một tỉnh nọ bên Tàu bị chim phá lúa và các hoa màu khác, Mao Trạch Đông đã ra lệnh vào giờ G, mọi người phải đánh thùng đánh mõ la hét, dùng mọi cách gây tiếng động không ngừng trong vài giờ. Chim không dám ngừng và mệt lã rơi xuống đất chết hết. Khác với loại bay xa trốn lạnh, diều hâu hay bói cá, chim ăn lúa chỉ có thể bay đến 20 giây phải đậu vào cành hay dưới đất. Sau cú ngoạn mục nầy, sâu bọ nhiều hơn vì không bị chim ăn.

Không kể lợi hại, quyết định nầy nói lên tinh thần chơi sạch diệt sạch của Mao mà truy nguyên có thể tìm thấy dưới những tác phẩm được khen là viết chính xác như triết gia, tươi sáng hoa lệ như Goethe. Chúng tôi muốn nói Clausewitz (1780-1831) và đặc biệt cuốn “De la Guerre”. Cuốn nầy, chúng tôi, 1962, có rờ tới tại trường hành chánh nhưng khó quá về tư tưởng và ngôn ngữ; chúng tôi tiếp tục đọc ở các chương nhỏ trong sách du kích và bình định trị an. Trong chiến tranh, nói chuyện chiến tranh là thường.

Cuốn nầy là sách đầu giường của Lénine. Tuy không thành một tác phẩm, Lénine đã nhiều lần trình bày ý nghĩ của Clausewitz văn chương hơn, rõ ràng hơn. Hoặc nội dung được tìm thấy trong các sách huấn luyện như “que faire”, làm gì?. Công thức sau đây của Lénine có thể thâu tóm cốt lõi tư tưởng của Clausewitz về sự liên hệ giữa quân sự và chính trị: một cuộc chiến mang tính chất chính trị bao nhiêu thì mang tính chất quân sự bấy nhiêu; và ngược lại, càng quân sự thì càng chính trị. Vài học giả khác cũng dựa vào sự hệ thống hóa của người Đức nầy mà viết thành sách như cuốn Guerre Totale của Lacheroy, một danh phẩm học thuật quân sự Pháp.

Chúng tôi nói đến Lénine vì từ Lénine mà tới đường mòn Trường Sơn theo đường chim bay thì rất gần. Kế tục Lénine là Staline và Mao; HCM đã công khai nói rằng ông không suy nghĩ mà Staline và Mao đã suy nghĩ giúp. Câu nói nầy đã thành khuôn vàng và ghi trong chánh sử Hà Nội. Nhờ người khác suy nghĩ cũng là một lối suy nghĩ vậy.

Chúng tôi vừa gặp một bài điểm một cuốn sách nói về Clausewitz cố gắng trình bày tư tưởng của ông trên nhiều khía cạnh không riêng gì quân sự. Chúng tôi giữ phần nầy bỏ đi vài râu ria để dịch ra tiếng Việt đính kèm. Tuy ngắn, phần nầy giúp chúng tôi hiểu thêm - một cách chủ quan – ảnh hưởng của nó đối với Lénine và những hệ quả chính trị thế kỷ 20 mà VN hứng lấy nhiều nhất.

Phần nầy dĩ nhiên nhấn mạnh quan niệm nòng cốt của Clausewitz là sự liên hệ mật thiết giữa chính trị và quân sự. Ngoài ra, nó mang thêm hai vấn đề rất quan trọng: đoàn ngũ hóa nhân dân và độc tài sáng suốt.

Clausewitz kêu gọi mọi người ủng hộ chính quyền bằng cách tham gia vào quân đội chính quy và các đoàn thể bán quân sự. Đây là ý niệm tiên khởi của đoàn ngũ hóa nhân dân. Ô to ma tích, bạn phải ở trong thiếu niên tiền phong, thanh niên xung phong, phụ nữ hậu cần, lão ông, lão bà. Quan niệm đương nhiên nầy đã manh nha từ thế kỷ 16 khi Nhật bắt buộc người dân phải ở trong một khuôn hội Phật Giáo bất cứ pháp môn nào, nó trở lại trong quan niệm của Thích Trí Quang: hội viên của giáo hội PGTN là những ai có đức tin PG. (nếu bạn niệm A Di Đà Phật, bạn là hội viên có quyền lợi và trách nhiệm của hội viên).

Clausewitz tin rằng cách mạng Pháp đã giúp cho quân Pháp thắng Phổ như voi đè bánh tráng năm 1806 nhưng ông không chủ trương cách mạng ở Phổ tuy chế độ khá hà khắc. Ông ủng hộ những biện pháp xã hội như cải tổ quyền sở hữu ruộng đất, bỏ những hàng rào xã hội, giúp thăng tiến người tài nhưng cốt để có nhiều tài nguyên nhân lực và vật lực cho chính quyền và nền kinh tế, mà kinh tế cũng là một khía cạnh của quân sự.

Ông thực tế, cần duy trì một Prussia, nước Phổ, có khả năng tiếp tục chống trào lưu cách mạng Âu Châu. Quan điểm của Clausewitz nói theo ngôn ngữ mới là duy trì một nền độc tài sáng suốt (dictature éclairée). Và chính Lénine hơn mười năm sau khi khởi nghĩa mới đưa ra quan niệm dictature du prolétariat, (độc tài vô sản) không có trong sách của Marx. Và không có nhà độc tài nào ở bất cứ chỗ nào, theo lý thuyết chính trị nào không cho mình sáng suốt.

Hy vọng đoạn về quân sự đính kèm sẽ có thêm chi tiết nhỏ để hiểu thêm cuộc chiến VN, một câu chuyện không rời bỏ hầu hết quý vị, dù có muốn quên.

Đoàn ngũ hóa của Staline chia dân chúng ra hai loại, một bên ủng hộ nhà nước và một bên kẻ thù nhà nước. Kẻ thù phải đi gulag, các khu ủy đều có quota đưa người đi. Đoàn ngũ hóa là một hệ thống duy trì an ninh và điều khiển suy tư.

Trở lại Lénine, từ luận thuyết của Clausewitz, Lénine đã lập ra vai trò chính ủy. Tuy nói chính trị và quân sự tương giao, ông cho chính trị thượng phong. Chính ủy từ cao nhất đến thấp nhất. Chủ tịch đảng là chính ủy của cả quân đội; tổ tam tam cán binh có một chính ủy. Trần Vũ đã viết trong tập Đồng Cỏ Miên cho biết quân VNCS đánh qua Miên gồm những tổ tam tam: hai lính trẻ mới tuyển ở miền nam do một lính BV làm chính ủy.

Theo phân tích của Clausewitz, BV đã áp dụng chiến tranh tuyệt đối từ khi vô Hà Nội 1954. Tính chất diệt sạch kiểu Mao xem như triết lý vật ngã (tackling philosophy) của football Mỹ.

Miền Nam thì khác. Quân đội là cha. Các anh hùng dân tộc đều vô Quang Trung nhập ngũ để thành những thánh tổ các quân chủng. Đào Duy Từ là thánh tổ của công binh. Ba ông thủy quân lục chiến chỉa súng vào tòa nhà quốc hội, tối kỵ về phong thủy. Ông Thiệu nói mấy ngày chót: đồng bào sẽ mất một tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng còn một trung tướng Nguyễn Văn Thiệu để bảo vệ đồng bào. Thực tế chẳng có cái tổng thống hay cái trung tướng nào bảo vệ dân lành.

Tỉnh trưởng và quận trưởng đều là quân sự. Trong tổ chức cũ, tỉnh trưởng dân sự điều khiển tiểu khu trưởng. Vì không thấy tương quan quân sự và chính trị, tỉnh trưởng dân sự mặc cảm không dám đóng vai trò chính ủy; không dám hành sử như Lưu Bang: binh pháp ta không bằng Hàn Tín, nội trị không bằng Tiêu Hà, mưu lược không bằng Trương Lương nhưng ta có thể dùng cả ba mà mưu cầu việc lớn. Tỉnh trưởng không thể chữa bệnh như trưởng ty y tế nhưng có thể điều động ty trong chiến dịch tuyên truyền như phát thuốc, quảng bá vệ sinh.

Tôi nghĩ Nguyễn Văn Bông thấy việc nầy. Ông muốn các tỉnh trưởng quận trưởng có nhận thức quân sự và giữ vai trò chỉ đạo, có khả năng quản trị khoa học biết phối hợp, đồng thời có mối quan hệ bán chính thức bên trong mà theo ông là một đảng đang hình thành tuy hơi quá “nam kỳ”. Nếu được sửa soạn kỹ, huấn luyện kỹ thì đấy có thể là một breakthrough, khúc quanh quyết định. Vì tiềm năng nầy mà ông bị ám sát.===

(cố gắng dân sự hóa với tỉnh trưởng Quảng Nam, ông Chi, và các quận trưởng dân sự Đô Thành không kết quả)



Clausewitz và chiến tranh

Which Side Was Clausewitz On?

C.B.A. Behrens

Lúc 26 tuổi Clausewitz tham dự chiến cuộc Pháp Phổ 1805-1806 với tư cách một sĩ quan Phổ; sư kiện nầy cho ông một kinh nghiệm đau thương thấy quân đội Phổ tháo chạy, đồn trại bỏ trống, đầu hàng không ai đánh đấm gì; tất cả đều nằm trong tay quân Pháp; tức là đoàn quân mà Phổ năm chục năm trước đã đuổi chạy thảm hại tại Rossbach như quân Phổ bây giờ. Theo ông, quân Pháp dưới quyền điều động của Napoleon thành công không phải vì các phát minh kỹ thuật mà nhờ ở Cách Mạng Pháp.

Biến cố lịch sử nầy đã giúp cho chính quyền Pháp có thể vận dụng huy động mọi nguồn tài nguyên, gây một tinh thần chiến đấu mới; thêm nữa một vị tướng tài đã có thể dùng các chiến lược xưa nay không ai làm được vì nhờ ông điều khiển một quân đội quốc gia chứ không phải lính đánh thuê. Cuộc cách mạng nầy tạo ra ở Pháp và Âu châu những điều kiện để hình thành những phương tiện mới những lực lượng mới từ xưa đến nay không ai có thể nghĩ đến.

Do đó, Clausewitz xem chiến tranh như một lăng kính chiếu đủ cả cuộc sống và từ đó ông tìm cách giải thích bản chất của chiến tranh như một hiện tượng lịch sử. Ông đã viết thành những công thức ghi trong cuốn “De la Guerre” chưa xuất bản, mà ông đang duyệt lại, chưa làm xong thì đã chết. (Vợ ông xuất bản về sau) Nhưng may, ông đã duyệt xong chương dẫn nhập ghi đủ những kết luận căn bản.

Điểm trọng yếu trong tác phẩm là tương quan mật thiết giữa chiến tranh, chính trị và xã hội. Ông viết: “Chiến tranh là một hành vi bạo lực ép buộc kẻ thù phải làm theo ý nguyện của chúng ta”. Do đó, du nhập những nguyên tắc điều hợp vào lý thuyết chiến tranh luôn đưa đến một điều phi lý rất hợp lý (absurdité logique). Những người có từ tâm cho rằng thế nào cũng có phương cách giải giới hay đánh hạ kẻ thù mà không cần phải đổ máu nhiều. Nhưng đó một sai lạc cần giải thích. Chiến tranh là một việc rất nguy hiểm nhưng từ tâm sẽ đưa đến những lỗi lầm tệ hai nhất… nếu một bên dùng vũ lực bừa bãi không sợ đổ máu mà bên kia không dám dùng; vậy ai ra tay trước sẽ thắng. Phe tiên thủ ép phe kia phải làm theo, cả hai bên sẽ đến thái quá, và hai bên chỉ khác nhau vì đối lực tự tại của chiến tranh mà thuyên giảm cường độ. Hầu như đối đải đã tự phát ra ngoài ý định của kẻ lâm sự.

Chiến tranh là một tác động theo chính sách, là một dụng cụ đích thực của chính trị, không phải là một biểu thị đầy đủ không bị kiềm thúc của quyền lực. Người bán khai bị điều khiển bởi đam mê; người văn minh bởi lý trí. Tuy nhiên cảm tính vẫn có thế nhảy vào. Clausewitz kết luận rằng: như một hiện tượng đầy đủ, một tổng thể, chiến tranh là một bộ ba gồm có: bạo lực tiên thủ, thù hận và đối nghich hostility- đối nghịch xem như một sức mạnh mù quán và tự nhiên trong đó tinh thần sáng tạo được tự do hành động, nhưng vẫn là một công cụ của một chính sách, nằm trong vòng lý trí. Toàn thể cộng đồng tham dự vào cuộc tương tranh nhiều chừng nào thì chiến tranh đến gần mức tuyệt đối chừng ấy. Khi dân chúng được quyền tham dự trên địa bàn chính trị thì khó mà đuổi họ ra. Tuy nhiên Napoleon làm được việc nầy, ông đuổi họ đi được và biến quân đội Pháp thành một quân đội nhà nghề không có tính chất dân chúng nữa.

Vào những ngày cuối đời, Clausewitz tin rằng chiến tranh có hai loại: chiến tranh có giới hạn và chiến tranh tuyệt đối. Giới hạn: như đã xẩy ra trong thế kỷ 18, với mục tiêu chiếm một vùng lãnh thổ rồi giữ lâu dài hay dùng làm giá mặc cả trong những cuộc nghị hòa về sau. Tuyệt đối là tiêu diệt, tận diệt kẻ thù hay bắt kẻ thù phải đầu hàng vô điều kiện. Chọn hình thái chiến tranh nào tùy theo mục tiêu của các chính phủ liên hệ.

Clausewitz thu tóm vào chính ông những điểm hay riêng rẻ ở nhiều người Đức. Nơi ông có có những xúc động đậm đà, có khả năng nhìn thực tế không xúc động, hướng về triết lý một cách rõ ràng, công thức hóa một cách trừu tượng những suy nghĩ nội tâm đi kèm với những nhận định về các diễn biến thực tế được thử thách bằng những kinh nghiệm lịch sử của các thời đại cổ kim.

Các nguồn tài liệu trích dẫn cho thấy Clausewitz tiêu biểu một người Đức có học thời ấy nhưng cũng là một người Phổ tiêu biểu. Phổ khác cái gì? Bộ trưởng von Schrotter của Frederic Đại Đế nói: Người Phổ khác với tất các dân tộc khác ở chỗ: xứ sở của họ không phải là một xứ sở có một quân đội, người Phổ có một quân đội trong một xứ sở, xứ sở nầy là đại bản doanh, là bộ tổng tham mưu.”

Clausewitz chống chủ trương quân phiệt (quân phiệt ở Đức hiểu là quân đội có quyền áp đặt các chính sách, quân đội trên hết). Nhưng trong ngôn ngữ khu vực tiếng Anh, danh từ quân phiệt được dùng để chỉ chính Clausewitz và học phái nầy. Nhiệt tình của họ không những chỉ nhắm tạo dựng một lực lượng chiến đấu giỏi hơn quân Pháp nhưng còn giáo dục toàn dân để có những đức tính luân lý và công dân bằng cách gia nhập quân đội chính quy hay các tổ chức bán quân sự.

Lý tưởng nầy đã viết thành những công thức sau cuộc thảm bại 1806. Cuộc vận động nầy mạnh mẽ hơn vận động của Pháp những năm hậu cách mạng là 1793 và 1794. Thống tướng Phổ Gneisenau nói: nhằm biến toàn dân thành những quân sĩ, chúng ta phải làm cho tinh thần quân sự thẩm nhập toàn quốc dù trong thời bình”. Chính sách nầy đã được thi hành từ 1815. Quân đội tiếp nhận người tài, phá bỏ những giới hạn xã hội hiện có; quân đội được tổ chức và huấn luyện trong khẩu hiệu “sẵn sàng bảo vệ quê cha”. Sự cải tổ quân đội nầy không đứng tách riêng mà hòa nhịp trong chương trình cải cách xã hội nói chung. Quân đội hưởng lợi, và đóng góp sinh lợi, từ cải cách hành chánh, cải cách qui chế sở hữu ruộng đất, cái cách kinh tế, điều hòa giao tiếp xã hội.

Clausewitz không tự giới hạn trong lãnh vực quân sự, điều nầy rất dễ hiểu vì ông quan niệm vấn đề trên mức độ toàn quốc. Nhưng hậu thế không có ý kiến đầy đủ về quan niệm của ông trong những vấn đề chính trị và xã hội khác như sự khai phóng nông dân. Ông ủng hộ việc hủy bỏ các ngăn cảng pháp lý giữa các lãnh địa, giữa các nhóm khác nhau trong xã hội, ngõ hầu cung cấp cho quân đội và doanh nghiệp những người tài giỏi. Clausewitz mong mỏi tận dụng tài nguyên nhân lực, vật lực giúp cho chính quyền đứng vững, một số lớn dân chúng còn ở trong tình trạng nông nô làm cho xã hội bất ổn.

Năm 1909, sử gia Đức Debruck đã viết rằng Clausewitz là một nhà tư tưởng về chiến tranh trọng yếu nhất; ông viết chính xác như một triết gia, hào phóng hoa lệ như Goethe, ông được xếp vào hạng “mẫu mực" trong ngành học thuật nầy. (which side was Clausewitz on?)

==============================================================