add this

Thursday, February 17, 2022

chính trị và quân sự


Mưa nắng còn dài

Tôn Tht Tu

Trong thời kỳ Bước Nhảy Vọt, một tỉnh nọ bên Tàu bị chim phá lúa và các hoa màu khác, Mao Trạch Đông đã ra lệnh vào giờ G, mọi người phải đánh thùng đánh mõ la hét, dùng mọi cách gây tiếng động không ngừng trong vài giờ. Chim không dám ngừng và mệt lã rơi xuống đất chết hết. Khác với loại bay xa trốn lạnh, diều hâu hay bói cá, chim ăn lúa chỉ có thể bay đến 20 giây phải đậu vào cành hay dưới đất. Sau cú ngoạn mục nầy, sâu bọ nhiều hơn vì không bị chim ăn.

Không kể lợi hại, quyết định nầy nói lên tinh thần chơi sạch diệt sạch của Mao mà truy nguyên có thể tìm thấy dưới những tác phẩm được khen là viết chính xác như triết gia, tươi sáng hoa lệ như Goethe. Chúng tôi muốn nói Clausewitz (1780-1831) và đặc biệt cuốn “De la Guerre”. Cuốn nầy, chúng tôi, 1962, có rờ tới tại trường hành chánh nhưng khó quá về tư tưởng và ngôn ngữ; chúng tôi tiếp tục đọc ở các chương nhỏ trong sách du kích và bình định trị an. Trong chiến tranh, nói chuyện chiến tranh là thường.

Cuốn nầy là sách đầu giường của Lénine. Tuy không thành một tác phẩm, Lénine đã nhiều lần trình bày ý nghĩ của Clausewitz văn chương hơn, rõ ràng hơn. Hoặc nội dung được tìm thấy trong các sách huấn luyện như “que faire”, làm gì?. Công thức sau đây của Lénine có thể thâu tóm cốt lõi tư tưởng của Clausewitz về sự liên hệ giữa quân sự và chính trị: một cuộc chiến mang tính chất chính trị bao nhiêu thì mang tính chất quân sự bấy nhiêu; và ngược lại, càng quân sự thì càng chính trị. Vài học giả khác cũng dựa vào sự hệ thống hóa của người Đức nầy mà viết thành sách như cuốn Guerre Totale của Lacheroy, một danh phẩm học thuật quân sự Pháp.

Chúng tôi nói đến Lénine vì từ Lénine mà tới đường mòn Trường Sơn theo đường chim bay thì rất gần. Kế tục Lénine là Staline và Mao; HCM đã công khai nói rằng ông không suy nghĩ mà Staline và Mao đã suy nghĩ giúp. Câu nói nầy đã thành khuôn vàng và ghi trong chánh sử Hà Nội. Nhờ người khác suy nghĩ cũng là một lối suy nghĩ vậy.

Chúng tôi vừa gặp một bài điểm một cuốn sách nói về Clausewitz cố gắng trình bày tư tưởng của ông trên nhiều khía cạnh không riêng gì quân sự. Chúng tôi giữ phần nầy bỏ đi vài râu ria để dịch ra tiếng Việt đính kèm. Tuy ngắn, phần nầy giúp chúng tôi hiểu thêm - một cách chủ quan – ảnh hưởng của nó đối với Lénine và những hệ quả chính trị thế kỷ 20 mà VN hứng lấy nhiều nhất.

Phần nầy dĩ nhiên nhấn mạnh quan niệm nòng cốt của Clausewitz là sự liên hệ mật thiết giữa chính trị và quân sự. Ngoài ra, nó mang thêm hai vấn đề rất quan trọng: đoàn ngũ hóa nhân dân và độc tài sáng suốt.

Clausewitz kêu gọi mọi người ủng hộ chính quyền bằng cách tham gia vào quân đội chính quy và các đoàn thể bán quân sự. Đây là ý niệm tiên khởi của đoàn ngũ hóa nhân dân. Ô to ma tích, bạn phải ở trong thiếu niên tiền phong, thanh niên xung phong, phụ nữ hậu cần, lão ông, lão bà. Quan niệm đương nhiên nầy đã manh nha từ thế kỷ 16 khi Nhật bắt buộc người dân phải ở trong một khuôn hội Phật Giáo bất cứ pháp môn nào, nó trở lại trong quan niệm của Thích Trí Quang: hội viên của giáo hội PGTN là những ai có đức tin PG. (nếu bạn niệm A Di Đà Phật, bạn là hội viên có quyền lợi và trách nhiệm của hội viên).

Clausewitz tin rằng cách mạng Pháp đã giúp cho quân Pháp thắng Phổ như voi đè bánh tráng năm 1806 nhưng ông không chủ trương cách mạng ở Phổ tuy chế độ khá hà khắc. Ông ủng hộ những biện pháp xã hội như cải tổ quyền sở hữu ruộng đất, bỏ những hàng rào xã hội, giúp thăng tiến người tài nhưng cốt để có nhiều tài nguyên nhân lực và vật lực cho chính quyền và nền kinh tế, mà kinh tế cũng là một khía cạnh của quân sự.

Ông thực tế, cần duy trì một Prussia, nước Phổ, có khả năng tiếp tục chống trào lưu cách mạng Âu Châu. Quan điểm của Clausewitz nói theo ngôn ngữ mới là duy trì một nền độc tài sáng suốt (dictature éclairée). Và chính Lénine hơn mười năm sau khi khởi nghĩa mới đưa ra quan niệm dictature du prolétariat, (độc tài vô sản) không có trong sách của Marx. Và không có nhà độc tài nào ở bất cứ chỗ nào, theo lý thuyết chính trị nào không cho mình sáng suốt.

Hy vọng đoạn về quân sự đính kèm sẽ có thêm chi tiết nhỏ để hiểu thêm cuộc chiến VN, một câu chuyện không rời bỏ hầu hết quý vị, dù có muốn quên.

Đoàn ngũ hóa của Staline chia dân chúng ra hai loại, một bên ủng hộ nhà nước và một bên kẻ thù nhà nước. Kẻ thù phải đi gulag, các khu ủy đều có quota đưa người đi. Đoàn ngũ hóa là một hệ thống duy trì an ninh và điều khiển suy tư.

Trở lại Lénine, từ luận thuyết của Clausewitz, Lénine đã lập ra vai trò chính ủy. Tuy nói chính trị và quân sự tương giao, ông cho chính trị thượng phong. Chính ủy từ cao nhất đến thấp nhất. Chủ tịch đảng là chính ủy của cả quân đội; tổ tam tam cán binh có một chính ủy. Trần Vũ đã viết trong tập Đồng Cỏ Miên cho biết quân VNCS đánh qua Miên gồm những tổ tam tam: hai lính trẻ mới tuyển ở miền nam do một lính BV làm chính ủy.

Theo phân tích của Clausewitz, BV đã áp dụng chiến tranh tuyệt đối từ khi vô Hà Nội 1954. Tính chất diệt sạch kiểu Mao xem như triết lý vật ngã (tackling philosophy) của football Mỹ.

Miền Nam thì khác. Quân đội là cha. Các anh hùng dân tộc đều vô Quang Trung nhập ngũ để thành những thánh tổ các quân chủng. Đào Duy Từ là thánh tổ của công binh. Ba ông thủy quân lục chiến chỉa súng vào tòa nhà quốc hội, tối kỵ về phong thủy. Ông Thiệu nói mấy ngày chót: đồng bào sẽ mất một tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng còn một trung tướng Nguyễn Văn Thiệu để bảo vệ đồng bào. Thực tế chẳng có cái tổng thống hay cái trung tướng nào bảo vệ dân lành.

Tỉnh trưởng và quận trưởng đều là quân sự. Trong tổ chức cũ, tỉnh trưởng dân sự điều khiển tiểu khu trưởng. Vì không thấy tương quan quân sự và chính trị, tỉnh trưởng dân sự mặc cảm không dám đóng vai trò chính ủy; không dám hành sử như Lưu Bang: binh pháp ta không bằng Hàn Tín, nội trị không bằng Tiêu Hà, mưu lược không bằng Trương Lương nhưng ta có thể dùng cả ba mà mưu cầu việc lớn. Tỉnh trưởng không thể chữa bệnh như trưởng ty y tế nhưng có thể điều động ty trong chiến dịch tuyên truyền như phát thuốc, quảng bá vệ sinh.

Tôi nghĩ Nguyễn Văn Bông thấy việc nầy. Ông muốn các tỉnh trưởng quận trưởng có nhận thức quân sự và giữ vai trò chỉ đạo, có khả năng quản trị khoa học biết phối hợp, đồng thời có mối quan hệ bán chính thức bên trong mà theo ông là một đảng đang hình thành tuy hơi quá “nam kỳ”. Nếu được sửa soạn kỹ, huấn luyện kỹ thì đấy có thể là một breakthrough, khúc quanh quyết định. Vì tiềm năng nầy mà ông bị ám sát.===

(cố gắng dân sự hóa với tỉnh trưởng Quảng Nam, ông Chi, và các quận trưởng dân sự Đô Thành không kết quả)



Clausewitz và chiến tranh

Which Side Was Clausewitz On?

C.B.A. Behrens

Lúc 26 tuổi Clausewitz tham dự chiến cuộc Pháp Phổ 1805-1806 với tư cách một sĩ quan Phổ; sư kiện nầy cho ông một kinh nghiệm đau thương thấy quân đội Phổ tháo chạy, đồn trại bỏ trống, đầu hàng không ai đánh đấm gì; tất cả đều nằm trong tay quân Pháp; tức là đoàn quân mà Phổ năm chục năm trước đã đuổi chạy thảm hại tại Rossbach như quân Phổ bây giờ. Theo ông, quân Pháp dưới quyền điều động của Napoleon thành công không phải vì các phát minh kỹ thuật mà nhờ ở Cách Mạng Pháp.

Biến cố lịch sử nầy đã giúp cho chính quyền Pháp có thể vận dụng huy động mọi nguồn tài nguyên, gây một tinh thần chiến đấu mới; thêm nữa một vị tướng tài đã có thể dùng các chiến lược xưa nay không ai làm được vì nhờ ông điều khiển một quân đội quốc gia chứ không phải lính đánh thuê. Cuộc cách mạng nầy tạo ra ở Pháp và Âu châu những điều kiện để hình thành những phương tiện mới những lực lượng mới từ xưa đến nay không ai có thể nghĩ đến.

Do đó, Clausewitz xem chiến tranh như một lăng kính chiếu đủ cả cuộc sống và từ đó ông tìm cách giải thích bản chất của chiến tranh như một hiện tượng lịch sử. Ông đã viết thành những công thức ghi trong cuốn “De la Guerre” chưa xuất bản, mà ông đang duyệt lại, chưa làm xong thì đã chết. (Vợ ông xuất bản về sau) Nhưng may, ông đã duyệt xong chương dẫn nhập ghi đủ những kết luận căn bản.

Điểm trọng yếu trong tác phẩm là tương quan mật thiết giữa chiến tranh, chính trị và xã hội. Ông viết: “Chiến tranh là một hành vi bạo lực ép buộc kẻ thù phải làm theo ý nguyện của chúng ta”. Do đó, du nhập những nguyên tắc điều hợp vào lý thuyết chiến tranh luôn đưa đến một điều phi lý rất hợp lý (absurdité logique). Những người có từ tâm cho rằng thế nào cũng có phương cách giải giới hay đánh hạ kẻ thù mà không cần phải đổ máu nhiều. Nhưng đó một sai lạc cần giải thích. Chiến tranh là một việc rất nguy hiểm nhưng từ tâm sẽ đưa đến những lỗi lầm tệ hai nhất… nếu một bên dùng vũ lực bừa bãi không sợ đổ máu mà bên kia không dám dùng; vậy ai ra tay trước sẽ thắng. Phe tiên thủ ép phe kia phải làm theo, cả hai bên sẽ đến thái quá, và hai bên chỉ khác nhau vì đối lực tự tại của chiến tranh mà thuyên giảm cường độ. Hầu như đối đải đã tự phát ra ngoài ý định của kẻ lâm sự.

Chiến tranh là một tác động theo chính sách, là một dụng cụ đích thực của chính trị, không phải là một biểu thị đầy đủ không bị kiềm thúc của quyền lực. Người bán khai bị điều khiển bởi đam mê; người văn minh bởi lý trí. Tuy nhiên cảm tính vẫn có thế nhảy vào. Clausewitz kết luận rằng: như một hiện tượng đầy đủ, một tổng thể, chiến tranh là một bộ ba gồm có: bạo lực tiên thủ, thù hận và đối nghich hostility- đối nghịch xem như một sức mạnh mù quán và tự nhiên trong đó tinh thần sáng tạo được tự do hành động, nhưng vẫn là một công cụ của một chính sách, nằm trong vòng lý trí. Toàn thể cộng đồng tham dự vào cuộc tương tranh nhiều chừng nào thì chiến tranh đến gần mức tuyệt đối chừng ấy. Khi dân chúng được quyền tham dự trên địa bàn chính trị thì khó mà đuổi họ ra. Tuy nhiên Napoleon làm được việc nầy, ông đuổi họ đi được và biến quân đội Pháp thành một quân đội nhà nghề không có tính chất dân chúng nữa.

Vào những ngày cuối đời, Clausewitz tin rằng chiến tranh có hai loại: chiến tranh có giới hạn và chiến tranh tuyệt đối. Giới hạn: như đã xẩy ra trong thế kỷ 18, với mục tiêu chiếm một vùng lãnh thổ rồi giữ lâu dài hay dùng làm giá mặc cả trong những cuộc nghị hòa về sau. Tuyệt đối là tiêu diệt, tận diệt kẻ thù hay bắt kẻ thù phải đầu hàng vô điều kiện. Chọn hình thái chiến tranh nào tùy theo mục tiêu của các chính phủ liên hệ.

Clausewitz thu tóm vào chính ông những điểm hay riêng rẻ ở nhiều người Đức. Nơi ông có có những xúc động đậm đà, có khả năng nhìn thực tế không xúc động, hướng về triết lý một cách rõ ràng, công thức hóa một cách trừu tượng những suy nghĩ nội tâm đi kèm với những nhận định về các diễn biến thực tế được thử thách bằng những kinh nghiệm lịch sử của các thời đại cổ kim.

Các nguồn tài liệu trích dẫn cho thấy Clausewitz tiêu biểu một người Đức có học thời ấy nhưng cũng là một người Phổ tiêu biểu. Phổ khác cái gì? Bộ trưởng von Schrotter của Frederic Đại Đế nói: Người Phổ khác với tất các dân tộc khác ở chỗ: xứ sở của họ không phải là một xứ sở có một quân đội, người Phổ có một quân đội trong một xứ sở, xứ sở nầy là đại bản doanh, là bộ tổng tham mưu.”

Clausewitz chống chủ trương quân phiệt (quân phiệt ở Đức hiểu là quân đội có quyền áp đặt các chính sách, quân đội trên hết). Nhưng trong ngôn ngữ khu vực tiếng Anh, danh từ quân phiệt được dùng để chỉ chính Clausewitz và học phái nầy. Nhiệt tình của họ không những chỉ nhắm tạo dựng một lực lượng chiến đấu giỏi hơn quân Pháp nhưng còn giáo dục toàn dân để có những đức tính luân lý và công dân bằng cách gia nhập quân đội chính quy hay các tổ chức bán quân sự.

Lý tưởng nầy đã viết thành những công thức sau cuộc thảm bại 1806. Cuộc vận động nầy mạnh mẽ hơn vận động của Pháp những năm hậu cách mạng là 1793 và 1794. Thống tướng Phổ Gneisenau nói: nhằm biến toàn dân thành những quân sĩ, chúng ta phải làm cho tinh thần quân sự thẩm nhập toàn quốc dù trong thời bình”. Chính sách nầy đã được thi hành từ 1815. Quân đội tiếp nhận người tài, phá bỏ những giới hạn xã hội hiện có; quân đội được tổ chức và huấn luyện trong khẩu hiệu “sẵn sàng bảo vệ quê cha”. Sự cải tổ quân đội nầy không đứng tách riêng mà hòa nhịp trong chương trình cải cách xã hội nói chung. Quân đội hưởng lợi, và đóng góp sinh lợi, từ cải cách hành chánh, cải cách qui chế sở hữu ruộng đất, cái cách kinh tế, điều hòa giao tiếp xã hội.

Clausewitz không tự giới hạn trong lãnh vực quân sự, điều nầy rất dễ hiểu vì ông quan niệm vấn đề trên mức độ toàn quốc. Nhưng hậu thế không có ý kiến đầy đủ về quan niệm của ông trong những vấn đề chính trị và xã hội khác như sự khai phóng nông dân. Ông ủng hộ việc hủy bỏ các ngăn cảng pháp lý giữa các lãnh địa, giữa các nhóm khác nhau trong xã hội, ngõ hầu cung cấp cho quân đội và doanh nghiệp những người tài giỏi. Clausewitz mong mỏi tận dụng tài nguyên nhân lực, vật lực giúp cho chính quyền đứng vững, một số lớn dân chúng còn ở trong tình trạng nông nô làm cho xã hội bất ổn.

Năm 1909, sử gia Đức Debruck đã viết rằng Clausewitz là một nhà tư tưởng về chiến tranh trọng yếu nhất; ông viết chính xác như một triết gia, hào phóng hoa lệ như Goethe, ông được xếp vào hạng “mẫu mực" trong ngành học thuật nầy. (which side was Clausewitz on?)

==============================================================



 

No comments:

Post a Comment