Bụi Sài Gòn * Kim Chi
Bạn
ở Cali về thăm nhà. Tôi chở bạn bằng chiếc xe hai bánh đi một vòng phố xá. Dặn dò
bạn thật kỹ: "Có vô quán hay mua sắm gì, mày làm ơn im lặng nhé, đừng để lộ
mày là Việt kiều". Bạn hỏi: "Sao vậy?" "Còn sao nữa? Nghe
Việt kiều là nó 'cứa cổ' chứ sao. Nó nói thách, bán mắc tao không theo kịp".
Bạn cười, thì ra vậy, bộ Việt kiều là giàu lắm sao mà nói thách, bán mắc? Tôi
khoát tay, không biết giàu nghèo gì, nhưng tốt nhất mày im lặng giùm tao. Bởi
có một số anh chàng Việt kiều về đây phá giá. Bạn hỏi: mua gì mà phá giá? Tôi
trả lời: đủ thứ, kể cả mua tình. Bạn đập nhẹ vào vai tôi: sợ mày luôn, cái gì
cũng nói được.
Tôi
chở bạn qua những con đường mà ngày xưa khi còn là học trò, tôi và bạn đã từng
lang thang. Đường phố nhiều đổi thay. Có đường còn tên cũ. Có đường đã thay
tên. Khi đi ngang qua đường Nguyễn Du, bạn nói mấy cây me bên đường dường như
đã già đi nhiều lắm. Tôi cười: tao với mày còn già nói gì đến cây me. Mấy chục
năm rồi còn gì? Dưới những gốc me đường Nguyễn Du thấp thoáng vài tà áo dài. Bạn
nói đã chiều tối rồi mà mấy cô học trò còn loanh quanh ở đây? Tôi cười: học trò
gì? 'Bướm đêm' đó. Mặc mini jupe khách nhìn hoài cũng chán. Áo dài trắng cho lạ
mắt, ra vẻ nữ sinh con nhà lành hơn. Chiêu PR mới của các nàng Kiều đó mà. Bạn
không hài lòng: tao phản đối. Nó làm vấy bẩn tà áo trắng học trò. Nghe bạn nói,
tôi chợt buồn, đời con gái còn xuống giá, sá gì manh áo? Tôi nói với bạn, tại
mày không biết đó thôi bây giờ đàn ông Hàn Quốc, Trung Quốc qua Việt Nam kén vợ
như đi mua cá mua rau. Họ săm soi phía trước, phía sau, vòng trên, vòng dưới.
Giá tiền để mua một cô vợ tuổi mười tám, đôi mươi chỉ vài triệu Việt Nam đồng.
Quá rẻ phải không?
Xưa
mình đi học, không được mặc áo lụa mỏng, không được may áo eo cao, hở chút xíu
thịt da bên hông là có ngọn roi mây của cô giám thị chỉ vào. Sáng nào quý vị
giám thị chẳng "chờ đón" tụi mình trước cổng trường? Quý vị muốn tụi
mình vừa "học lực giỏi" vừa "hạnh kiểm tốt". Bạn nói: bởi vậy
tụi mình lúc đó khá ngoan, học lớp 12 rồi mà chưa biết hôn, chưa dám hôn. Tôi
và bạn cùng cười phá lên, giờ tiếc hả? Ừ, tiếc quá chừng một nụ hôn cho tình đầu.
Tôi
chợt nghe mắt mình cay cay, như có bụi bay vào. Bạn cũng im lặng. Nỗi nhớ trào
dâng làm tôi muốn khóc. Tôi đang chở bạn về với tuổi thơ. Nhưng cả ngôi trường
lẫn con đường đều đã thay tên. Cả chiếc áo dài trắng cũng không còn là độc quyền
của học trò. Nó đã bay xuống đời, vướng lại ở gốc cây, vỉa hè đầy bụi bặm. Nó
đã trở thành một thứ bụi trong vô số các loại bụi Sài Gòn.
Tôi
đi qua phố chiều nay. Tôi chỉ cho bạn góc phố ở ngã sáu Phù Đổng, nơi mà cách
đây 40 năm tôi và bạn cùng ngồi ăn bột chiên, cùng gặp anh chàng Trung Uý Hải
Quân đi tàu HQ505. Mày còn nhớ anh chàng đó không? Bạn lắc đầu: lâu quá rồi,
tao không nhớ nổi. Tôi nghĩ thầm bạn quên cũng phải. Anh chàng Hải Quân đó có
theo bạn về nhà đâu? Định mệnh buồn ấy đã buộc vào tôi.
Không
còn chút dấu vết nào của quán bột chiên để bạn nhớ về. Một toà nhà cao tầng hiện
đại mọc lên nơi đó đã che khuất kỷ niệm của tôi, làm nhạt nhoà một phần đời thơ
mộng của chúng tôi.
Tôi
dừng xe lại trước một quán kem. Chọn bàn ở sát lề đường ngồi ăn kem. Bạn kêu
lên ngồi ở ngoài bụi lắm. Tôi nói: mày hãy tập sống bụi vài ngày cho quen, để
khi trở lại Cali mày mới có dịp so sánh bụi Bolsa và bụi Sài Gòn, bụi nào làm
cay mắt mày hơn. Riêng tao, bụi ở góc trời này dù có che mờ nhân ảnh, dù có làm
tao nhiều lần chảy nước mắt, tao vẫn cứ muốn ngồi đây, nhìn về phía góc phố
xưa, tìm trong làn bụi mỏng thời gian hình bóng một thời.
Chaque année quand fleurissait le
pêcher On revoyait le vieux lettré Qui étalait l'encre de Chine et
papier pourpre
Chaque année quand fleurissait le pêcher On revoyait le vieu
No comments:
Post a Comment