add this

Friday, February 25, 2022

Gia Long, Gia Định và Thăng Long


 

GIA LONG, GIA ĐỊNH, THĂNG LONG

“GIA LONG” DOES NOT MEAN “GIA ĐỊNH + THĂNG LONG”

Liam Kelley * TTT dch

 

Năm 1802, vài tháng sau khi lên ngôi với vương hiệu Gia Long, Nguyễn Ánh đã du hành viếng Thăng Long. Tên thị cố đô nầy đã được ghi vào sử ký của triều đình với Hán Tự có nghĩa là “rồng lên” (Đại Nam thực lục, đệ nhất kỷ, 17/20b). Năm sau 1803 vua ra lệnh mở rộng thị trấn nầy vì nó quá nhỏ. Lần nầy Đại Nam Thực Lục ghi tên chữ Hán như cũ là “rồng lên”.

Đến 1805 vua ra lệnh xây các cửa thành mới. Lần thứ ba nầy sử ký cũng dùng chữ Hán cũ để ghi sự kiện nầy. (Đại Nam thực lục, đệ nhất kỷ, 26/18b).

Cuối năm có lẽ các cửa thành đã xây mới hay trùng tu xong, tên Thăng Long được thay đổi (theo mặt chữ Hán).

Đặc biệt chữ thứ hai đã từ chữ long, rồng, thành chữ long, có nghĩa thịnh vượng hay sung mãn, viết như chữ thứ hai của vương hiệu Gia Long để cùng chữ thứ nhất trong tên cũ làm nên tên mới có nghĩa là: sự thịnh vượng đang lên.

Sự thay đổi tên nầy xẩy ra trong vòng ba năm từ khi Nguyễn Ánh xưng là Gia Long. Như vậy chúng ta có thể đoan chắc rằng vương hiệu Gia Long không phải từ Gia Định Thăng Long như biểu tượng thống nhất bắc nam.

Nhưng sử ký của triều đình không giải thích vì sao và lúc nào có sự thay đổi nầy.

Theo một địa dư chí xuất hiện năm 1845 sự thay đổi Hán Tự nầy nhằm minh chứng sự thịnh vương và an lạc. (Bắc Thành chí lược, A.1565, 1/1b). Nói vậy trông có lý. Căn cứ vào thời điểm thay đổi (sau khi xây cửa thành mới hay trùng tu), nó cho thị trấn nầy một nguồn sinh khí mới nhưng vẫn giữ “âm” của tên nguyên thủy.

thành Gia Định
Một địa dư chí khác, lần nầy năm 1891 với câu chuyện nhiều chi tiết hơn.  Theo đó, sau khi lên ngôi, hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn đã cử một phái bộ đến kinh đô nhà Thanh (Bắc Kinh) để cáo tri vương hiệu của hoàng đế nước Nam.

Vương hiệu nầy làm quan quân nhà Thanh sửng sốt. Chữ gia/jia  đầu tiên cũng là chữ đầu tiên vương hiệu của vua Thanh tại vị Jiaqing 嘉慶  Gia Khánh; trong lúc chữ thứ hai ‘long trong vương hiệu của hoàng đế tiền nhiệm Càn Long 乾隆.

Quần thần nhà Thanh bèn hỏi đại biểu Nguyễn Gia Cát 阮嘉吉, vì sao vua Nam lại chọn cái tên như vậy.

Nguyễn Gia Cát trả lời rằng: Vương quốc của chúng tôi từ triều Trần, Lê và trước nữa, có hai phần Bắc Nam được cai quản theo lối riêng. Đương kim hoàng đế của chúng tôi đã bắt đầu từ Gia Định và chung cuộc tại Thăng Long. Vì vậy vua của chúng tôi lấy vương hiệu Gia Long. Nếu do việc nầy mà chúng tôi làm phiền lòng quý vị, thì quý vị bỏ qua, chẳng có gì đáng quan tâm. (我國陳黎以前,南北分治。今我國王起於嘉定,成於昇隆,故號嘉隆,徒敢謾也 Ngã quốc Trần Lê dĩ tiền, nam bắc phân trị. Kim ngã quốc vương khởi ư Gia Định, thành ư Thăng Long, cố hào Gia Long; đồ cảm man dã. 北寧全省地輿誌 Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí, (1891), A. 2889, 1/24a.)

Nguyễn Gia Cát đi sứ nhà Thanh năm 1802, ba năm trước khi có sự thay đổi nầy. Truyện ký dùng tên mới. Cho nên chuyện có thể không đúng. Sử ký Việt và Tàu không ghi điều nầy.

Có lẽ từ chuyện Nguyễn Gia Cát đi Tàu mà có lý thuyết cho rằng danh hiệu Gia Long trích từ bốn chữ Gia Định Thăng Long mà xưa nay ai cũng tin như vậy.

Chúng tôi cho rằng điều nầy không đúng như chứng minh trên.

--------------------------------------------------------------------

thành Thăng Long

Tham luận ttt

Trong Nam dùng chữ Bắc Thành nhiều hơn Thăng Long. Có người cho rằng Nguyễn Ánh có người anh em song sinh tên Định vì vậy ông mến Gia Định. Thời ấy vùng nầy có thêm tên nhiều người dùng là Đồng Nai song song với Lũng Nại.

Có lý thuyết rằng tên Gia Định có sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi. Nguyễn Ánh đặt vương hiệu Gia Long là từ chữ Gia trong tên của vua Thanh tại vị Gia Khánh và chữ Long trong vương hiệu của Càn Long. Họ nói Nguyễn Ánh giỏi chữ Hán cốt nói mình là cha của vua Thanh mà bọn Thanh không biết chữ để thấy cái nhục nầy. Lâp luận nầy là kiểu mặc cảm tự ty trong các chuyện chơi chữ cũ. Long thì cũng được để chỉ mình là cha, còn chữ Gia lấy của Gia Khánh thì mình là con của Càn Long. Nói rằng gia tộc Thanh không biết tiếng Tàu, hơi khó hiểu vì nhà Thanh, tuy gốc Mãn Châu đã thống lãnh Tàu từ 1644, đến 1802 thời Gia Long thì gia tộc nầy không thể không hiểu chữ Hán. Trong lịch sử các thế lực ngoại bang đều được giới trí thức trung gian địa phương cộng tác. Người Ấn giúp người Muslim cai trị, người Turc được trí thức Muslim chỉ cách điều hành chính sự và thành lập đế quốc Ottoman, người Hán đã giúp cho quân Nguyên từ Mông Cổ. Tên Gia Định đã có từ trước.

Trong vùng Á Châu, các vua sau thời kỳ phân chia xứ sở thường dùng các địa danh làm vương hiệu, cho nên ai cũng nghĩ Gia Long làm như vậy để chỉ sự thống nhất. Chúng tôi nghĩ Nguyễn Ánh mang tâm nguyện ấy nhưng ông thực hiện theo diễn trình ngược lại.

Chúng tôi không biết lý do Nguyễn Ánh chọn tên Gia Long (học chưa tới). Nhưng chữ Long là do sự trù phú trong Nam, ruộng đầy lúa cá mắm, ông muốn sự trù phú thịnh vương ấy có khắp nơi, ông đã biểu lộ ước nguyện ấy bằng cách đem một phần tên mình đặt cho Bắc Thành, và thực hiện ngay bằng cách cho nới rộng thành Thăng Long, các cửa thành trùng tu hay xây mới để phòng thủ, ông thừa biết không nên quá chú trọng ở Huế, Huế thì gần vua thế nào cũng phát triển.

Thay vì mượn chữ cũ để bày tỏ sự thống nhất an bình, ông bày tỏ theo lối mới để có một Gia Định và một Thăng Long. Ông ở giữa như người gánh, đầu nầy Gia Định đầu kia Thăng Long. Các nhà địa lý thường nhìn vào bản dồ mà nói miền trung như cái đòn gánh, gánh hai bồ lúa Hồng Hà và Cửu Long. Vài nhà địa lý không đồng ý vì miền trung không gánh nỗi, hai bồ lúa hai đầu đem gạo vào miền trung.

Trở lại Gia Long, ông muốn ở giữa để có thể coi sóc ở hai đầu, thiết nghĩ ông còn nhớ sự trù phú miền Nam mà đem về Huế giống cá thác lá và cá thia tho (Mỹ Tho), con cháu ông đều vô Nam lấy vợ. Ôi miền Nam, miền chục xoài mười lăm …. 22.02.2022





No comments:

Post a Comment