add this

Monday, March 28, 2022

ukraine thất vọng

 











Dưới anh  mặt trời

Tôn Tht Tu

Quốc ca Ukraine nói rõ tiền nhân của dân U là người Cossack. Cossack có rất nhiều nhóm, nhưng chính yếu gắn liền với Russia và U. Cossack vì hoàn cảnh lịch sử đã trở thành chiến sĩ thiện nghệ, cởi ngựa tài tình, họ dùng chân điều khiển ngựa và hai tay vung kiếm, họ có thể cho ngựa chạy nhanh và cúi xuống vớt chiến hữu bị thương nằm trên đất, đưa lên ngựa. Rodeo của Mỹ người Cossack truyền qua.

1812, đại quân của Napoléon tiến vào Nga thì Nga rút lui, vườn không nhà trống. Quân Pháp muốn lấy bao nhiêu đất thì lấy. Nga đã dùng cái rất nhỏ đánh cái rất lớn, là dân quân đánh lẻ các đơn vị viễn chinh, quấy phá rồi rút lui vì biết rõ địa hình địa vật. Du kích chiến bắt đầu từ đó. Chính người Cossack đã thực hiện cuộc chiến nhỏ nầy (guerrilla / guerrette, petite guerre).

Có lẽ cái ‘’ren’’ chiến đấu chuyển tiếp đến ngày nay. Nhưng trợ duyên là US Special Force, Green Berets, đã huấn luyện chống du kích trong thành phố cho mọi đơn vị, cho nên lính U biết cách cộng tác hữu hiệu với dân quân. 

trang phục xưa của một vị tướng Cossack

Du kích không thể giải quyết cuộc chiến, du kích chỉ làm cho chiến trường chín muồi. Du kích Cossack chỉ làm tiêu hao lực lương địch nhưng Napoléon thất bại vì không lượng sức mình và thời tiết quá sức ngặt nghèo. Sau khi thành công ”lấy nông thôn bao vây thành thị’’, HCM mở Mậu Thân và từ đó Miền Nam đương đầu với diện địa chiến và thua. Hung Gia Lợi 1956 đã gần như thành công nhưng Mỹ đột nhiên không tiếp sức, mà phe kháng chiến bị chia lực lượng, Vatican ủng hộ một giám mục thay vì Imre Nagy. Du kích chiến dựa trên sức người là chính nhưng sức người có hạn, vã lại chiến tranh nhỏ nầy cũng cần có tiếp vận và một mật khu. Molotov cocktail chỉ là một tượng trưng, đã được Phần Lan dùng để chống Nga Nov 1939 nhưng bốn tháng sau Staline thêm quân đã thắng và ép Phần Lan cắt 7% lãnh thổ.

March 25, tổng tham mưu trưởng U đã tuyên bố U thất vọng hội nghị Nato do Biden chủ trì chẳng có biện pháp gì ngoài những lời tuyên bố. Dân quân U cần “ba dô ka”, chứ cái chai thì làm gì xe teng bẹc sét.

Báo chí rùm ben Biden đưa ra nhiều sanction nhưng thủ tướng Belgique nói rõ không có gì Vũ Như Cẩn. Từ Hắc Hải vùng Crimea, Nga bắn hỏa tiển qua miền Tây gần biên giới Ba Lan, chính xác phá hoại trung tâm huấn luyện, nhưng Green Beret đã di tản trước. Như vậy hỏa tiển nầy em em hỏa tiển liên lục địa ICBM (intercontinental ballistic missile). Nga tiếp tục dùng, nghĩa là không cần máy bay, nhưng U chưa có hỏa tiển để intercept.

Nhiều bài phân tích không gây cảm tính có những câu hỏi vì sao Nga không triệt hạ cơ sở quân sự U, các phi trường vẫn còn hoạt động, không phá hủy những trục giao thông mà U đang cần. Nếu không vì tính toán thì đây giống như Napoléon và Hitler tham lấy đất mà không đánh ngay vào các cơ sở quân sự của Staline. Nga hiện chỉ lo thành lập Novorossiya (New Russia, Nga mới), cho treo cờ Nga, lập thị trưởng trực tiếp không cần những hình thức gián tiếp như Tiến Sĩ Hảo, Thích Đôn Hậu ở Huế. Nga chỉ chiếm quanh Kyiv như quận 7 quận 8 Saigon đã vô tay VC.

Diễn biến mới nhất ngày March 27, tin tình báo cho biết kế hoạch của Putin nhằm chia đôi U. Chúng tôi đã trình bày khả thể chia đôi U theo dòng sông định mệnh Dnieper cắt dọc U như Bến Hải cắt ngang VN. Tuy là dự tưởng, chúng tôi thấy Nga thực tế vì miền Đông U, tính chất Nga nhiều hơn tính chất U. Khi USSR giải thể, U nhận 2 sư đoàn không quân, sáu sư đoàn bộ binh Nga; số lính nầy giải ngũ và tiếp tục ở lại, nhưng đó là lính Nga và đã bao năm “thép đã tôi thế ấy’’. Chính quyền địa phương nhất là các hội đồng dân cử thân Nga, họ đều có passport của Nga. Tiếng Nga và tiếng U gần giống nhau như tiếng Lào và Thái; dân ở vùng nầy nói hai thứ tiếng ấy; người nói tiếng U hiểu tiếng Nga dễ hơn người Nga hiểu tiếng U.


New York Review of Books cho biết U đã không thông qua trưng cầu dân ý lấy tiếng Nga làm quốc ngữ mà chỉ cho là ngôn ngữ thứ hai. U đã bỏ nhiều tài lực nhân lực để vận động tinh thần dân tộc trong vùng nầy nhưng chỉ thành công ở giới trẻ hướng về tây phương thay vì nghĩ đến Moscou; lớp nầy chưa ăn sâu vào bộ máy chính quyền hiện trong tay giới thủ cựu. Thị trưởng Odessa, thị trấn quan trọng nhất ở vùng Hắc Hải, mới theo Kyiv sau khi Nga tấn công.

Ảnh hưởng của Nga rõ nhất là ở bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập 2014 một cách dễ dàng không đổ máu. Lính Nga thường phục nhảy vô bộ chỉ huy hải quân U lấy hết vũ khí, bắt hết nhân viên. Nga mở trưng cầu dân ý, dân chúng đại đa số muốn gia nhập Nga trừ người Tartar muslim. Không như U, vương quốc Crimea trong lịch sử là một tiểu quốc chư hầu luôn núp bóng Nga Hoàng. Năm 1954, Khrushchev chuyển đảo nầy cho U. Lúc ấy U là một soviet republic trong khối Nga; có lẽ trong đầu Khrushchev chỉ có vấn đề quản trị như TT Diệm đã tách Hoàng Sa khỏi Thừa Thiên giao cho Quảng Nam.

Tuy nhiên TT Thổ Nhĩ Kỳ nói không ai chận Nga trong vụ Crimea nầy, nên Nga ngon trớn đánh vô Ukraine. Nếu không phải là fake news, Donald Trump nói Crimea của Nga thì trả lại cho Nga. Nhưng biến cố Crimea đã tái lập sức mạnh của Nga trong vùng. Khác với Trump, các tiền nhiệm xem Hắc Hải và Crimea là cự điểm (point focal): từ đó có hướng tiến qua Âu Châu, qua Á Châu và ra Địa Trung Hải.

Quy vị nghĩ gì khi nghe HK yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chuyển dàn hỏa tiển Patriot cho Ukraine. Thổ là đồng minh của U và Nga đang đứng làm trung gian thương thuyết thì làm sao chuyển Patriot cho U. Hóa ra HK con nít quá. Thổ cho các du thuyền trị giá vài trăm triệu dollars đậu bến để không bị tịch thu, cho các đại gia đến du lịch hay kinh doanh.  HK đã vinh danh TT Venezuella, là đứa con ruột của Nga, để mua dầu gián tiếp của Nga. Hội nghị có Biden dự chưa có quyết định ngưng mua dầu.

Ngày 24.06.1948, Nga chận mọi đường thủy hay bộ từ Tây Đức giao tiếp với Bá Linh nằm trong khu vục Nga chiếm đóng. Chỉ hai ngày sau, quân đội HK lập cầu không vận tiếp tế, cứ 45 giây có một chiếc máy bay đáp xuống Tây Bá Linh đem đủ thứ cần thiết như thực phẩm y dược, nhiên liệu v.v…Nga đành phải chịu thua và mở cửa vào năm sau.

Nếu TT U là Zelensky chứng kiến ông không thể dùng chữ “hèn” (cowardice) mà ông dành cho Tây Phương trong lời phát biểu hôm qua March 27. 2022

Ngày nay, chỉ cần HK đem áp dụng 1/10 nhiệt tình “không vận” nầy ở Ukraine thì vấn đề đổi khác.

Tuy politically incorrect, tôi có trực giác, Tây Phương sẽ không làm gì ngoài việc kéo dài chiến tranh làm lợi cho kỹ nghệ súng đạn. Nhân viên hành pháp, lập pháp Mỹ đều mua cổ phần các công ty quốc phòng và giờ nầy trúng mối.

Không ai làm gì Putin như không ai làm gì Bush tuy cả Âu Châu phản đối đòi đưa Bush ra tòa án như đòi Putin ra tòa; trừ Tony Blair vì Anh nối liền khúc ruột với Mỹ.  Phật Giáo VN không nói đến Trần Thủ Độ tàn ác đến mức nào mà chỉ hãnh diện có những Phật Vương, những vua Trần là những đại thiền sư. Lịch sử Tàu xem nhà Đường là triều đại sáng chói nhất, do công lao của Đường Thái Tông, có Đường Thi, có Đường Tam Tạng, có đủ thứ vinh quang nhưng không ai nói Đường Thái Tông đã truất ngôi vua của cha, giết anh là thái tử ngay giữa công đường.  Thế giới không còn đánh trống đánh chuông để cho quân phiệt Miến Điện yên tâm tiếp tục đè bẹp dân chúng.

Chỉ có dân U chịu trận; nhưng dân chúng U không phải là duy nhất làm con bài thí.

làng quê xưa Ukraine


 


Saturday, March 26, 2022

thư của lính

 

     Bưu điện Pleiku

Lettre d’un soldat

Catherine Dehullu

Je vous salue,

Aujourd'hui, je porterai ma croix

Celle de l'espérance et de la foi

Car je pars livrer le plus lourd des combats

Pour un rêve chimérique, honoré de désarroi

Mais toi au loin qui mentr'aperçois

Puisses-tu un jour vraiment pensé à moi

Qui, tiraillé par cette ultime désir de vivre pour la paix

Ma main pour toi, en ce jour va tuer

Oh, je sais bien qu'en ce moment, tu m'offres un regard

Je t'en remercie et sache qu'en contrepartie, je te remets tout mon égard !

Pourtant tu vois, dans mon coeur coulent les larmes ...

Oui, de celles les plus tendres qui désarment

Tout comme des milliers d'autres qui font la même chose que moi en cet instant

Qu'est d'hurler tout bas et avec puissance, mon envie de vivre encore un laps de temps

Pour voir briller dans tes yeux l'amour dans toute son immensité

Puis, aussi de savoir que demain peut-être et un peu grâce à moi, uni sera le monde entier

À présent, est venu l'heure d'écourter ce message

Car brûle en moi ce besoin de serrer très fort tout contre mon cœur avant mon départ pour ce long voyage

Tous les êtres qui me sont chers en priant que nos baisers échangés, ne soient les derniers

Et dieu sait à quel point réside en mon âme, la passion d'aimer

Ces quelques mots, ils sont pour toi qui lit ma lettre

Et qui sait ... il est possible même que tu es près de chez moi, à peine quelques mètres

Afin que tu réalises, combien est précieux de vivre!

Que merveilleux est de pouvoir chérir !

Et, malgré que demain je serai pour toi parmi tous les oubliés

Reçois de ma part aussi un doux baiser

Car je suis ce gentil soldat

Qui vous aime tous, et puis voilà ...

Allez, chante avec moi, nous sommes les enfants rois.

Et, malgré que demain je serai pour toi parmi tous les maggreyit gkyeggfdvs bv ,mjggu jeteconnaids sanddiiture s

Thư lính

Catherine Dehullu, TTT dịch

Chào em,

Hôm nay anh đeo thánh giá,

Thánh giá ca hy vng và ca nim tin

Vì anh s điu đng trn đánh cam go nht

Đ thành đt gic mơ ho huyn hn man.

Nhưng em t đng xa em thoáng thy anh

Ri có chăng mt hôm nào em nghĩ rng anh,

K luôn hướng đến ước nguyn cao xa sng vì hòa bình

nay đã dùng bàn tay dành cho em mà ra trn.

Anh biết rng gi phút y em phóng mt nhìn anh;

cm ơn em, mong em biết anh đáp li vi c tm lòng.

Thế nhưng em thy trong tim anh cung cung dòng nước mt

Du lành nht đ sc xóa hết mi th trên đi

Khi ngàn vn người khác cùng làm như anh vào gi ny

Là hú nên li, thp ging nhưng mãnh lit,

Ước mong sng tht, tuy sng tha vài phút chót

Đ thy sáng ngi mt em khi tình bao la không b bến,

Cũng đ biết rng, có th lm ch, thế gii đi đng s

Qui v mt mi, vic ny anh có góp công.

Nhưng thôi, nói ngn li cho ri.

Vì trong anh nóng bng nim thiết tha ôm ghì vào ngc

trước bước chiến chinh dài ngày dài tháng ny,

ôm sát vào tim nhng người thân yêu xin cùng cu nguyn

nhng n hôn chúng ta cho nhau không phi là ln hôn cui cùng.

Và xin thánh thn biết góc xó nào trong tâm hn

anh ct du đam mê yêu thương.

Nhng ch ny viết cho em đó, em nh đc nhé

và nh rng em vn bên anh, không xa quá đôi ba bước.

Và cũng đ em biết đi người quý giá làm sao,

Và thn tiên làm sao là ước nguyn thương yêu.

Và mc du anh s là mt trong nhng k em quên,

Hãy nhn nơi anh, t anh, n hôn du dàng

Vì anh là chàng lính chiến hin lành ch có yêu em và…

Thôi, hãy hát cùng anh; chúng ta là nhng đa con tri đánh,

lêu lng rong chơi.

Et, malgré que demain je serai pour toi parmi tous les maggreyit gkyeggfdvs bv ,mjggu jeteconnaids sanddiiture scxzwaoiuvc

Letter from a soldier  

Catherine Dehullu, translated by TTT

I salute you,

Today I will carry my cross

The one of hope and of faith

Because I'm going to deal the fiercest combat

For a quixotic dream embedded in disarrays.

But you from far away who can discern vaguely me

Can you ever really think about me

Who, drawn by this ultimate desire to live for peace

My hand for you, on this day will fight.

Oh, I know right now, you cast on me a look

I thank you and know that in return, I give you back my best!

Yet you see, in my heart tears flow...

Yes, those of the most tender ones that reign over all;

When others in thousands are doing what I do now,

That of screaming, in low and strong voice, the desire to live some more time

To see love shining in your eyes in all its enormity

Then, to know too that tomorrow maybe and a little thanks to me,

Will become one the entire world, the entire human species.

Now, the time has come to cut short this message

Because it burns in me the urgent urge to embrace tightly against my heart

Before setting forth onto this long journey

All the beloved dears of mine,

praying that our exchanged kisses may not be the last.

And may God know in which corner of my soul

I store my passion of love.

These few words are for you who read my letter

And who know... you might even be close to me, just a few inches away,

In order to help realize how precious it is to live

Ang how marvelous it is to be able to cherish.

And, despite that tomorrow I might be among your forgotten ones,

Get, please, a sweet kiss from me, please

because I'm that mild battle guy who loves you.

And then ….

Come on, sing with me, we are celestial and spoiled kids.-

t, malgré que demain je serai pour toi parmi tous les maggreyit gkyeggfdvs bv ,mjggu jeteconnaids sanddiiture scxzwaoiuvcsvavvswer\\

Spanish Ballet

 

 

Monday, March 21, 2022

cột đèn ở Nga cũng đi

Dân Nga bỏ xứ ra đi

Mikhail V. Zygar * Der Spiegel Mar 15, 2022. Tôn Tht Tu dịch

Không rõ trong hai tuần qua bao nhiều người Nga đã ra đi nhưng ước chừng vài trăm ngàn. Trong số nầy, thầm lặng ra đi là nhà báo, văn nghệ sĩ, kịch sĩ và thảo chương viên.

Chính quyền Georgia đưa ra con số đại khái là từ 20 đến 25 ngàn người Nga đã bỏ xứ đến Tbilisi khi có chiến tranh.

Tbilisi là một thị trấn quen thuộc với người Nga, thức ăn ngon, rượu ngon, dân chúng hiếu khách. Nhưng bây giờ thì quá nhiều người Nga. Đợt nhập cư nầy làm dân bản xứ lo ngại, họ đã lập kiến nghị yêu cầu chính phủ buộc dân Nga phải có chiếu kháng nhập nội.

Cuộc tẩu thoát bắt đầu ngày 27.03 xẩy ra trong sự kinh hãi cùng tột vì ngày ấy các nước Âu Châu đã đóng cửa không phận cấm máy bay Nga hạ cánh. Nhiều người Nga còn lo biên giới bị phong tỏa thì không cách nào đi.

Giá vé máy bay gấp mười lần đi từ Moscou đến Istanbul, Dubai, Baku hay Pakistan. Trí thức Nga ra đi trên nhiều hướng, có khi lộ trình quanh co vẫn phải theo, tuy rằng đóng cửa biên giới là mối sợ hãi truyền kiếp của công dân Xô Viết, bắt nguồn từ những ngày đầu của cách mạng Nga.

Tháng 10.1917, bôn sê vít đảo chính lật đổ chính phủ lâm thời. Ba tháng sau, chính quyền mới đóng cửa biên giới, cấm dân ra nước ngoài, huống là chuyển tiền và tài sản. Quí tộc Nga, nghệ sĩ danh tiếng, vũ công ballet, khoa học gia, nhà văn, ký giả buộc phải tìm cách trốn chạy, bỏ lại tài sản.

Câu chuyện lừng danh nói về nữ thi sĩ Zinaida Gippius, nhiều lần được đề nghị giải văn chương Nobel. Bà và người chồng, Dmitry Merezhkovsky, nhờ có quen biết, như một phép lạ, được việc làm, năm 1919, là dạy lịch sử nghệ thuật Nga cho hồng quân. Nhờ chức phận nầy ông bà được phép rời Petrograd (Peterburg), mặc dầu vô ra thị xã nầy rất khó khăn theo luật mới. Khi đến biên giới thì ông bà đã trốn chạy và đi bộ trên vịnh Phần Lan nước đông đá cứng. Ít lâu sau ông bà rời Phần Lan định cư ở Paris.

Những năm ấy, hằng trăm ngàn người Nga đã ra đi. Trong làn sóng tỵ nạn ấy, nhiều người đã đóng góp vào nền văn học và khoa học thế giới, nhưng họ vẫn có nhiều thân nhân và bạn hữu không may phải ở trong nước.

Thi sĩ Alexander Blok, bệnh nặng xin phép xuất ngoại chữa trị, Nga chỉ cho phép một mình ông, còn bà vợ phải ở nhà. Văn sĩ Mikkail Bulgakov nhiều lần xin Staline xuất ngoại để trình diễn những vở kịch ông soạn. Staline không trả lời.

Trong lịch sử Xô Viết có hai thái độ đối với việc xuất cư. Thứ nhất, nhiều, và nhiều người bỏ đi. Thái độ thứ hai gồm những người ở lại vì nguyên tắc, vì lý tưởng. Tiêu biểu cho nhóm thứ hai nầy là nữ thi sĩ Anna Akhmatova. Năm 1922, bà viết bài thơ nhan đề: “Tôi không phải là một trong số người rời bỏ xứ sở”, bài nầy ngày nay, học sinh trong các trường vẫn còn phải học thuộc lòng. Năm 1921, người chồng thứ nhất, thi sĩ Nikolay Gumilyov, bị ám sát. Năm 1935, đứa con trai tên Leo bị bắt giữ và Anna trong những năm tiếp theo ở trong nhà tù Kresty ở Leningrad, nơi đây bà đã viết bài thơ danh tiếng Requiem (cầu hồn). Năm 1953, người chồng cuối, Nikolay Punin chết trong Gulag.

Bài thơ Requiem có mấy câu mà tác giả dùng lại lúc cuối đời, năm năm trước khi chết và thường được trích dẫn để nói rằng xuất cư là điều không thể thực hiện về phương diện luân lý. “Tôi quyết định ở lại với dân tộc tôi, tôi ở lại nơi đó, dù đó là nơi oan trời đã đưa dân tộc tôi đến mà chịu oan” (I chose to remain with my people: where Catastrophe led them, I was there).

Những câu thơ nầy thường được trích dẫn bởi phe chống đối Putin, muốn ở lại đấu tranh thay vì ra đi. Những câu thơ ấy tượng trưng định mệnh cao quý và anh hùng của những người quyết định ở lại trên quê nhà và chịu đựng hành hạ, thanh trừng (như chính cuộc đời của người phụ nữ cô đơn Anna Akhmatova).

20 năm nay trong những lần hàn huyên thân mật ở Moscou, chuyện đi hay ở thường được nêu ra. Vẫn có người nói theo Akhmatova, ra đi là điều không thể chấp nhận. Nhưng đa số thì nghĩ xuất cư là một sự lựa chọn không sai phạm luân lý.

Căn bản lý luận có khác xưa. Lý do không phải vì sợ mất an toàn cá nhân. Cũng không phải vì sợ biên giới phong tỏa để rồi sống mãi trong gông cùm. Từ khi có cuộc tấn công Ukraine, nhiều người cho rằng họ không thể sống trong một nước Nga xâm lăng; họ không cho phép nhân danh họ mà gây chiến. Họ đã tham gia biểu tình chống chiến tranh ngay từ đầu và bị đàn áp và họ thấy không thể sống trong một nước điều động chiến tranh.

Làn sóng ra đi tiếp tục không ngừng. Chính quyền Nga vừa lòng với diễn biến nầy. Người xuất cư không được mang tiền theo; quốc hội sắp thông qua luật truất quyền công dân và quốc hữu hóa tài sản. Và Putin thỏa mãn nhóm phản đối đã ra khỏi nước. Lenine gọi trí thức là cục phân, ông làm mọi cách để lớp nầy đi khuất mắt hay triệt tiêu. Ngày nay Putin cũng muốn vất bỏ cục phân nầy, khỏi tốn công gì.

Họ ra đi và chờ ngày “lâu đài” sụp đổ.---

Tbilisi bên sông Kura


Friday, March 18, 2022

Bò bảy món Ukraine

 

      canh nông Ukraine

nhìn vào Ukraine qua 7 điểm

Niall Ferguson * March 9. 2022 Bloomberg Opinion

Lịch sử khó tiên đoán vì không có chu kỳ rõ rệt. Còn các tai ương có vẽ nghịch thường. Bão tố hay tai nạn xe cộ có thể tiên liệu sát suất, nhưng những tai ương thì theo lối phân bố bất thường tùy hứng. Chúng thuộc phạm trù bất cố định, chúng là những hồng thủy tsunamis, chứ không phải lụt lội thường năm. Những tai họa cùng loại không lập lại hai lần tiếp nhau. Kỳ nầy chúng ta có đại dịch rồi chiến tranh. Nhưng 1918, chiến tranh rồi đến đại dịch. Chiến Tranh Trăm Năm bùng nổ tám năm trước vụ Black Death gây khốn khổ cho Anh Quốc.

Nói là ngẫu hứng trong đại thể nhưng vẫn có thể thấy trước ít nhất trong tầm nhìn ngắn.

Chiến tranh Nga xâm lược Ukraine không khó tiên liệu. Ít nhất từ đầu năm mới, chúng ta nghe rõ nghĩa đen và nội dung lời của Vladimir Putin (VL) khi ông quả quyết rằng Nga và Ukraine là một dân tộc, không thể chấp nhận U gia nhập Nato hay UE (liên hiệp Âu Châu) và ông không sợ gì những hăm dọa kinh tế của các nước khác.

Bây giờ chiến tranh đã thực sự bùng nổ. Đã hai tuần rồi (tính theo bài viết nầy) mà vẫn khó lòng đưa ra vài tiên liệu khả dĩ hữu lý. Người viết tạm đưa ra bảy dạng thức giả định và không biết điều nào xẩy ra trước. Người viết dựa vào kinh nghiệm lịch sử vì hiện không có một mô biểu chính trị hay kinh tế để đem ra áp dụng trong tình hình hiện nay. 

1. Nga sẽ chiếm thủ đô Kyiv hay không?

Người ta nói với tôi rằng chiến tranh Nga ở U là một cuộc xung đột bị đông đá (frozen conflict). Tôi nghĩ đó là sự khơi mào rất nóng của một chiến tranh lạnh mới và sẽ tạm yên tương đối nhanh. Đây là kịch bản cũ của Chiến Tranh Mùa Đông do Staline tấn công Phần Lan Nov 1939 khi quân Nga chạm phải sức phản kháng mạnh mẽ của PL ngoài dự tưởng. PL đã phát minh bom chai Molotov Coctail, theo tên bộ trưởng ngoại giao Nga Vyacheslav Molotov. Nhưng Staline đã chuyển đợt quân thứ hai Feb 1940 (ba tháng sau) và PL phải chấp nhận các điều khoản bất lợi như mất 9% lãnh thổ. Ngày nay VP không có nhân lực và vũ khí đem ra dùng như Staline. Giới quan sát cho rằng VP đang gặp khó khăn về tiếp liệu và sẽ phải nghị hòa. Đoàn công voa 60 km từ Prybisk đến Kyiv khựng lại, không thể cho VP ca khúc khải hoàn.

Nhưng báo chí Tây phương quá nhiệt tình với đoàn xe nầy mà không chú ý rằng Nga có rất nhiều hướng tiến. Nga đã thay kế hoạch A qua B như đã áp dụng tại Chechnya and Syria. Cựu thủ tướng Harold Wilson nói: một tuần trong chính trị rất dài nhưng trong chiến tranh rất ngắn.

Bản cũ Chiến Tranh Mùa Đông Phần Lan được tìm thấy trong vụ Nga xâm chiếm Afghanistan Dec 1979. Cuộc chiến kéo dài gây thiệt hại cho Hồng Quân có nguyên do là quân mujahideen được trang bị vũ khi đầy đủ bởi HK. Ngày nay U nhận một số lượng quân cụ khổng lồ như rocket Stinger chống máy bay, rocket Javelin chống xe tăng, máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ TB2; và HK đang chuyển vận thêm từ ngõ Ba Lan.

U còn nhận viện trợ dân sự như các trạm internet Starlink để duy trì viễn thông mặc dù Nga đã oanh tạc các đài TV.

Nhưng tôi không thể đoan chắc những viện trợ nêu trên đủ giúp U tiếp tục kháng chiến trong những tuần tới. Không thể phủ nhận dân quân U đã gây thiệt hại cho lục quân Nga, hủy diệt thiết giáp, bắn hạ máy bay tầm thấp; họ sẽ làm cho cuộc tiến chiếm Kyiv quá tốn kém nhân mạng và quân dụng.

Nhưng U không thể đối đầu oanh tạc cơ ở tầm cao hay hỏa tiển. Số phận của một nước U độc lập sẽ được định đoạt trong vài tuần tới. Các thị xã lần lược vào tay Nga như Kherson, Mariupol. Nhìn lại chúng ta thấy viện trợ cho chính phủ của Zelensky quá ít và quá trễ.

 

thiếu nữ Ukraine
2. Các trừng phạt kinh tế ngặc nghèo có đủ làm cho VP mất hoài vọng chiến thắng hay không?

Tôi nghe nói các cuộc trừng phạt kinh tế dành cho Nga có bề sâu bề rộng chưa từng thấy. Tôi xin mạng phép không đồng ý. Mỹ và Âu Châu đã cắt đứt liên hệ tài chánh, tịch thu trữ lượng của ngân hàng trung ương Nga để ở nước ngoài làm chúng ta nhớ nhưng không thể nói bằng các biện pháp phong tỏa của Anh và đồng minh đối với Đức khi Thế Chiến I bắt đầu. Những chính sách ấy không đánh ngã Đức vì – cũng như Nga ngày nay – Đức có những tài nguyên tự túc, tuy có giảm cơ may thành công của Đức vì những khó khăn thời chiến mà xã hội Đức phải chịu đựng.

Ngày nay, một chính phủ ngày một thêm quyền uy có khả năng áp đặt sự kiểm soát kinh tế, chuyển tài nguyên từ khu vực tiêu thụ dân sự qua mục tiêu chiến tranh, trong lúc chuyển lời ta thán cho kẻ thù. Tuyên truyền Đức tố cáo Đồng Minh giam đói. Chiến tranh kinh tế từ 1914 đến 1918 không thể thay lính Anh chiến đấu trên lục địa Âu Châu, cũng như không thể hữu hiệu trong “chiến tranh Napoleon” chống Pháp.

Thật khó lòng điều động một trận chiến thuần túy kinh tế trên một quốc gia rộng và nhiều tài nguyên như Nga.Từ 1928, Staline áp đặt chính sách tự túc trên đầu dân Nga. Bây giờ Tây Phương áp đặt điều nầy trên đầu VP. Nhưng đừng quên rằng tự túc là điều có thể thực hiện tại Nga, cho dù phải trả giá cao như một hậu quả của chiến tranh.

Việc thanh trừng của Tây Phương ngày một ráo riết hơn, tỷ lệ thuận với sự gia tăng tàn phá thị trấn U và giết hại thường dân. Tuy vài nước Âu Châu còn do dự, Mỹ đã cấm nhập cảng nhiên liệu của Nga. Nhưng đáp lại Trung Cộng có thể giúp Nga giảm thiểu ảnh hưởng của cơn đột quỵ như TC đã giúp Iran xoay ngược cấm vận Mỹ bằng cách mua dầu của nước nầy.

Động tác nhiều hiệu quả nhất trong công cuộc bao vây kinh tế là sự kiện các tổ hợp tư nhân đã tự ý tham dự, tuy không ai ép các công ty kỹ thuật phải đóng cửa hay giảm thiểu thương vụ ở Nga. Khác với các công dân Xô Viết xưa đã quen với độc quyền thông tin của chính phủ, người Nga ngày nay, như người Tây Phương, cần nhờ đến Big Tech. Cách biệt với thế giới kỹ thuật tin học là một sự thiếu hụt, về tâm lý, khổ sở hơn sự thiếu hụt thực phẩm nhập cảng.

Kinh tế ngày nay của Nga đang chịu đựng những chưởng lực như vào những năm đầu thập niên 1990 khi Liên Xô giải tán và nền kinh tế kế hoạch hóa thất bại. Nga chập chựng đi trên bờ vực khủng hoãng tài chánh, ngân hàng đóng cửa, lạm phát gia tăng, không đủ sức trả nợ quốc tế. Nhưng sự giảm thiểu đến 35% từng tam cá nguyệt tổng sản lượng nội địa không thể ép một quốc gia chịu thua trận, một khi phi cơ còn bay và thiết giáp còn nhả đạn.

3. Khủng hoãng kinh tế / quân sự có thể đưa đến chỉnh lý hạ bệ VP hay không?

Nước Nga hiện đại có ba cuộc cách mạng, 1905, 1917 và 1991. Và cũng có nhiều cuộc ám sát, ví dụ Nga hòa Alexander II năm 1881 và Lenine, (Lenine chỉ chết sớm), và có những chỉnh lý trong “triều đình” như vụ đưa Kroutchev lên cầm quyền 1953 và vụ hạ bệ ông ta năm 1964. Đa số lãnh chúa CS Nga chết bình thường. Ngay cả Staline, dù không cần cấp cứu khi chảy máu não. Boris Yelsin đột ngột từ chức ngày cuối năm 1999 không vì áp lực nào.

Có thể nào VP bị hất khỏi quyền lực, nạn nhân của sự kiêu ngạo xem thường lòng can đảm của dân chúng U và sức mạnh kinh tế Tây Phương? Có thể chứ. Nhưng chúng tôi không đánh cá số phận Ukraine theo chính trị nội bộ của Nga.

Bộ máy đàn áp của công an nhà nước Nga còn hoạt động điều hòa. Người Nga nào dám phản đối chiến tranh thì bị bắt và bị làm khó dễ như thường lệ từ xưa thời CS thịnh hành.

Những người có quyền bắt giữ VP là những người thi hành lệnh bắt giữ mà VP ban hành: Nikolai Patrushev, chủ tịch Hội Đồng An Ninh, nhân viên KGB lâu năm như VP; thứ hai, Sergei Naryshkin, trưởng ngành tình báo quốc ngoại và Alexander Bortnikov, đứng đầu Sở An Ninh Liên Bang, hậu thân của KGB.

4. Nguy cơ thất sủng có làm VP thi hành những biện pháp đối đế như dùng nguyên tử?

Khía cạnh nguy hiểm nhất của chiến tranh Ukraine đã quá rõ. Nước Nga dù có bị cắt xén, vẫn là thừa kế của Liên Bang Xô Viết, một cường quốc hạch nhân.- không giống như Ukraine. Ukraine đã giao cho Nga vũ khí hạch nhân để được bảo đảm an ninh theo qui ước Budapest 1994, nay vô hiệu lực vì thực tế trái ngược.

Từ đầu VP đã biết con bài cái, con xì của mình là hăm dọa dùng bom hạch nhân. Trước khi xuất quân VP đã cảnh giác rằng: Người nào cố gắng can thiệp vào công việc của chúng tôi nên biết rằng Nga sẽ phản ứng tức thời và đưa đến cho quý vị những hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử của quý vị. Ông nói thêm: Nga vẫn là một cường quốc hạch nhân mạnh nhất, và có lợi thế vì đang giữ những vũ khí tân tiến nhất. Vậy không ai còn nghi ngờ rằng mọi tấn công trực tiếp vào Nga sẽ đưa đến bại cuộc và những hậu quả vô cùng xấu xa. Sau khi khởi chiến, lực lượng nguyên tử được ở trong tình trạng ứng chiến.

Nếu mục đích của VP là vô hiệu hóa viện trợ trực tiếp cho U từ khối NATO, ông cũng đạt ý nguyện một phần nào. Việc chuyển giao chiến đấu cơ Mig bất thành. Đề nghị thiết lập ‘no fly zone’ trên không phận U không được chấp nhận.

Thời chiến tranh lạnh hai phe đều dùng hạch nhân đe dọa nhau. Đã có hai trường hợp cận kề chiến tranh là khủng hoãng hỏa tiển Cuba 1962 và vụ báo động nhầm Able Archer 1983.

Ngày nay không những VP đã hăm dọa các nước trong minh ước Nato mà còn được sự chấp nhận của chính phủ Biden rằng chính phủ Mỹ sẽ không nhất thiết trả đũa bằng vũ khí hạch nhân nếu Nga có dùng đi nữa.

Thiệt hại của quân Nga là do người U dùng vũ khí do các nước Nato cung cấp cũng như HK và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đa số được chuyển qua đường Ba Lan. Nga có thể oanh tạc những thị trấn miền Tây Ba Lan nếu HK không dám cam kết sẽ trả đũa tức thì; sự yếu mềm của HK đã giúp VP trở nên hung hăng.

5. Phải chăng Trung Cộng có thể giúp VP khỏi chết chìm nếu Nga thỏa thuận giải pháp hòa bình tương nhượng do TC thương thuyết?

VP không thể đẩy mạnh chiến tranh nếu không có sự thỏa thuận với TC, nhưng TC chỉ yêu cầu tuyên chiến sau Winter Olympics tổ chức ở Bắc Kinh. Tập Cận Bình muốn đóng vai trò của TT Mỹ Theodore Roosevelt trong cuộc chiến Nga Nhật 1905. Tập Cận Bình đang còn bận tay với đại dịch Vũ Hán, nền kinh tế chậm lại và sắp có đại hội đảng CS Tàu nên ông muốn năm 2022 không nhiều sôi động.

Nhưng đừng xem nhẹ mối liên hệ mật thiết giữa Tập và VP. Tập mong VP thành công, để rút kinh nghiệm ngõ hầu thiết lập kế hoạch Đài Loan một cách khoa học và hợp lý. Bắc Kinh sẽ không có ngón ngoại giao trọng yếu nào nếu Nga không sa lầy trong bùn mùa xuân lạnh cóng.

6. Dư luận quần chúng ích lợi gì?

Khắp thế giới dân chủ, dân chúng biết hai chữ “Slava Ukrani”, Ukraine hào hùng, mặc áo hai màu xanh vàng, dự các cuộc biểu tình. Năm rồi HK chỉ tốn mất ba tuần ưu lo cho nỗi niềm người Afghanistan bị Mỹ bỏ rơi. Nhưng kỳ nầy, tâm tình cho U sẽ kéo dài lâu hơn. TT Zelansky đã góp phần rất lớn trong việc dành cảm tình của thế giới nhờ kỹ năng vận dụng TV và các web internet.

Anh Quốc trong thế kỷ 19, đã nhiều lần ủng hộ các nhóm sắc tộc thiểu số đòi độc lập. Hy Lạp 1820, Ba Lan 1830, Đức và Ý 1840, Bảo Gia Lợi 1870; những chính nghĩa đấu tranh nầy tạo cho Anh Quốc những đợt say sưa kết án chế độ bạo tàn của Ottoman, của triều đại Ramanos Nga, triều đại Habsburg, Áo.

Tuy nhiên những nghĩa cử luân lý ấy đóng góp rất ít cho việc hình thành các quốc gia-nhà nước mới. Năm 1862, thủ tướng Phổ, Otto von Bismark đã nói rõ một thực tại chính trị như sau: nào phải diễn văn, quyết định đa số trong các buổi họp quyết đinh ngày thành công; nhưng chính là nhờ sắt và máu.

Hành động ý nghĩa mà quần chúng Tây Phương có thể làm là đòi hỏi Biden và các lãnh tụ quốc gia khác có thái độ cương quyết hơn đối với Putin.

7. Hâu quả kinh tế.

Vấn đề của Biden và Tây Phương là tác hại kinh tế mà cuộc chiến nầy đang tao ra. Lịch sử cho thấy chiến tranh là nguyên nhân chính yếu gia tăng lạm phát. Ví dụ rõ nhất là lạm phát gia tăng thập niên 1970 là chiến tranh Yom Kippur 1973 (Do Thái-Arab) và Iran-Iraq 1979. Giá dầu trong nền kinh tế hiện nay không thành một yếu tố tối quan trọng như 50 năm trước. Nhưng từ 1982, lạm phát đã lên rất cao, nhưng tin nó ngừng là điều rất ngây ngô.

Dù Nga không thể dàn xếp hồi sinh thỏa ước nguyên tử với Iran, việc Iran đổ dầu vào thị trường thế giới không đủ sức giảm hiệu ứng phụ của việc phong tỏa Nga. Giá lên cao không chỉ ở khu vực nhiên liệu mà trong mọi phẩm vật khác. Năm nay Ukraine không có mùa gặt thì giá thực phẩm đâu có thể đứng yên mà không kéo theo các hậu quả khác.

Đừng quên những tác hại cho hệ thống tài chánh thế giới. Nhiều ngân hàng không tiên đoán chiến tranh sẽ đến đã mua chứng khoáng và trữ tệ của Nga thì nay không còn giá trị. Chính phủ Nga không còn khả năng trả nợ các ngân hàng. (Nga không trả nợ năm 1998 đã tạo nên cơn lốc còn âm hưởng đến nay).

Xin tạm gọi bảy điểm trên là những điều không thể tiên liệu nhưng chúng có thể ló dạng trong vài tuần tới. Chúng liên hệ với nhau cách nầy cách khác.

Rõ ràng một chiến tranh lạnh thứ hai đã ra lò, phản ảnh đầy đủ chiến tranh lạnh thứ nhất. Chỉ khác biệt nho nhỏ: đầu sỏ là Tàu, đàn em trực tiếp là Nga; chiến trường nóng (Triều Tiên, VN) đã chuyển từ Đông Á qua Trung Âu. Chúng tôi không đủ sức đề cấp cụ thể mà chỉ nói cuộc tranh chấp giữa các siêu cường sẽ đem lại các hậu quả sâu rộng ảnh hưởng toàn diện thế giới trong tương rất gần.



Thursday, March 17, 2022

không phận Ukraine bỏ trống

 

     một thành trì do Vauban thiết kế ở Alsace, France

thành cao hào sâu

Tôn Tht Tu****March 17, 2022

Có lẽ nhà Nguyễn là chính quyền cuối cùng áp dụng chiến lược phòng thủ thành cao hào sâu, khi xây cố đô Huế. Thành cao hào sâu đã có mấy ngàn năm trước, khi các sứ quân tụ tập dân chúng thành một cộng đồng và xây thành quanh như hàng rào ấp chiến lược. Thành cao, địch không thể trèo lên và hào sâu không lội qua. Hào sâu ít thấy bên Âu Châu nhưng thành lũy kiên cố. Thành cao đã làm cho Vauban (1633-1707) danh tiếng và quan niệm của ông được áp dụng xây thành Huế.

Sử gia tự biên tự diễn ‘xấu’ nghiệp trường cuốc gia hành chánh viết sử từ con mắt một hành khách xe lửa rời trại cải tạo ngoài bắc vô. Ông nói đèo Hải Vân là Đèo Cả và Phá Tam Giang Cửa Thuận là Đầm Thị Nại. Không nên trách vì gần mười năm đói lạnh ở Thượng Du BV đã làm cho trí óc rách nát mà đem Đèo Cả Phú Yên Khánh Hòa chia cắt Quảng Nam Thừa Thiên, đem luôn Đầm Thị Nại Qui Nhơn cho dân Huế nuôi cá kình nước lợ. Đào Văn Bình nói Gia Long không đủ khôn khéo, xây thành quá gần cửa biển nên quân Pháp đã bắn cà nông từ cửa Thuận làm kinh đô thất thủ. Đường chim bay từ Thuận An đến Huế là 10 km (cừ lô miệt). Không biết cà nông 105 có bắn xa như vậy không.

Tuy kinh đô thất thủ sau trận Giặc Mù U, ý nghĩ súng cà nông nêu trên cho thấy chiến lược thành cao hào sâu đã không còn hiệu lực từ khi súng bắn vòng cầu được sáng chế. Súng bắn những viên đạn tròn như trái boule đã có từ lâu gọi là súng thần công chưa được xem là súng vòng cầu vì viên boule ấy rớt cái bịch nếu không trúng mình mà rơi sau lưng chẳng việc chi. Vòng cầu “à projectile explosif” có đầu đạn phát nổ gây tầm sát hại lớn. Chưa nói tới phi cơ và hỏa tiển tầm xa.

Hoa Kỳ hiện đang giúp Ukraine xây thành cao, đào hào sâu để giữ thành. Al Jazeera ngày Mar 17 cho biết HK đã tăng ngân sách viện trợ đến 800 triệu, đã chuyển 2,000 hệ thống Javelin; 100 hệ thống không người, 200 súng phóng lựu, 5.000 súng trường, 4.000 súng lục, 400 đại liên, 400 trung liên, đạn, áo giáp, nón sắt.

Nhưng HK không viện trợ hỏa tiển địa không như Nga viện trợ cho BV gây thiệt hại cho phi cơ Mỹ tối tân như Fantome. Sau khi chiến tranh U bùng nổ, HK chỉ trang bị hỏa tiển nầy ở Ba Lan tuy Ukraine, chứ không phải Ba Lan, đang bị phi cơ tầm cao gây thiệt hại có đến 2 triệu người không nhà đi tỵ nạn. HK vẫn núp dưới mớ giấy lộn nói rằng HK chỉ giúp U phòng thủ, đúng với qui ước quốc tế, để cáo lỗi với Putin.

Thành cao hào sâu là phòng thủ. Phòng thủ của U là số không trước phi cơ tầm xa và hỏa tiển tầm xa, có thể bắn từ Belarus hay từ nội địa Nga.

Cái thứ Mig 29 của Nga yếu xịu mà Ba Lan dư muốn “clean up garage” mà Mỹ không giám cung cấp cho U. Chuyện rất đơn giản, cho người lái xe chừng 700 miles đến phi trường đổ xăng lái máy bay về; con nít cũng quan niệm được nhưng Ba Lan chỉ đánh võ mồm cùng với Union d’Europe.

Phòng thủ của U là phòng thủ gần (défence proche) không như phòng thủ xa của Georges Bush, fils, “đánh Iraq vì Iraq của Saddam Hussein nguy hại cho nền an ninh của HK”. Không có một lý gì, luận thuyết gì bát bỏ triết lý, logique của phòng thủ gần. Trước mặt Thượng Đế, nạn nhân có đủ bằng chứng cần phòng thủ gần.

Nếu HK còn tin ở mớ giấy lộn qui ước chiến tranh là phòng thủ thì HK có thể, HK phải cung cấp phi cơ thượng thừa cho U để bảo vệ dân chúng U, theo đề nghị của TT Zelensky. Chứ không phải chơi cái thứ thành cao hào sâu. Kho vũ khí HK để trong thành sẽ bị súng vòng cầu Nga hủy diệt.

Chúng tôi không phủ nhận giá trị chiến thuật của quân viện nầy. Nhưng nếu HK không quan niệm đầy đủ thì quân viện nửa vời trên chỉ nhằm kéo dài chiến tranh để kỹ nghệ chiến tranh của HK trục lợi.

Hai ngày trước khi Nga tấn công U. rất nhiều thượng hạ nghị viên HK mua stock của kỹ nghệ chiến tranh, chỉ hai hôm thì stock tăng giá. Cả Âu châu đua nhau mua vũ khí mới. Thị trường vũ khi hiện nay hoạt động mạnh.

HK và Nato đã huấn luyện và bơm vũ khi vào U từ khi nước nầy thành lập 1991. Nhật báo US Today nói theo thống kê trước chiến tranh U có 17.000 hỏa tiển chống chiến xa, 2.000 hỏa tiển bắn máy bay tầm thấp và trực thăng. Tin mới câp nhật, Mỹ cung cấp hỏa tiển mới khá hơn loại cũ nhưng không đủ dức hạ máy bay tầm cao. Nhiều cơ quan truyền thông chỉ máy móc ghi là hỏa tiển địa không.

Lực lượng quân sự nầy không có thật hay có thật mà U dấu để tăng vai trò của dân quân?

U là một trong bốn chữ ký giải thể USSR. U được chia một số vũ khi hạch nhân (nay đã chuyển cho Nga) để đổi an toàn (?) 1/3 hải quân ở Hắc Hải, 2 sư đoàn không quân và nhiều sư đoàn bộ binh. Hải quân đã mất hết, Thổ đang quan ngại Nga làm chủ hoàn toàn Hắc Hải.

Quân lực U. làm gì? Đi đâu? mà chỉ oan oan dân chúng tầm vông gậy gộc đánh hồng quân, phải nhờ tin không thật như cựu hoa hậu đã khoác chiến y cầm súng trên quê cha; một cô gái “ma” Perakov nữ phi công đầu tiên “không chiến” với Nga và tử thương, mượn hình một nữ quân nhân khác.====