add this

Monday, March 21, 2022

cột đèn ở Nga cũng đi

Dân Nga bỏ xứ ra đi

Mikhail V. Zygar * Der Spiegel Mar 15, 2022. Tôn Tht Tu dịch

Không rõ trong hai tuần qua bao nhiều người Nga đã ra đi nhưng ước chừng vài trăm ngàn. Trong số nầy, thầm lặng ra đi là nhà báo, văn nghệ sĩ, kịch sĩ và thảo chương viên.

Chính quyền Georgia đưa ra con số đại khái là từ 20 đến 25 ngàn người Nga đã bỏ xứ đến Tbilisi khi có chiến tranh.

Tbilisi là một thị trấn quen thuộc với người Nga, thức ăn ngon, rượu ngon, dân chúng hiếu khách. Nhưng bây giờ thì quá nhiều người Nga. Đợt nhập cư nầy làm dân bản xứ lo ngại, họ đã lập kiến nghị yêu cầu chính phủ buộc dân Nga phải có chiếu kháng nhập nội.

Cuộc tẩu thoát bắt đầu ngày 27.03 xẩy ra trong sự kinh hãi cùng tột vì ngày ấy các nước Âu Châu đã đóng cửa không phận cấm máy bay Nga hạ cánh. Nhiều người Nga còn lo biên giới bị phong tỏa thì không cách nào đi.

Giá vé máy bay gấp mười lần đi từ Moscou đến Istanbul, Dubai, Baku hay Pakistan. Trí thức Nga ra đi trên nhiều hướng, có khi lộ trình quanh co vẫn phải theo, tuy rằng đóng cửa biên giới là mối sợ hãi truyền kiếp của công dân Xô Viết, bắt nguồn từ những ngày đầu của cách mạng Nga.

Tháng 10.1917, bôn sê vít đảo chính lật đổ chính phủ lâm thời. Ba tháng sau, chính quyền mới đóng cửa biên giới, cấm dân ra nước ngoài, huống là chuyển tiền và tài sản. Quí tộc Nga, nghệ sĩ danh tiếng, vũ công ballet, khoa học gia, nhà văn, ký giả buộc phải tìm cách trốn chạy, bỏ lại tài sản.

Câu chuyện lừng danh nói về nữ thi sĩ Zinaida Gippius, nhiều lần được đề nghị giải văn chương Nobel. Bà và người chồng, Dmitry Merezhkovsky, nhờ có quen biết, như một phép lạ, được việc làm, năm 1919, là dạy lịch sử nghệ thuật Nga cho hồng quân. Nhờ chức phận nầy ông bà được phép rời Petrograd (Peterburg), mặc dầu vô ra thị xã nầy rất khó khăn theo luật mới. Khi đến biên giới thì ông bà đã trốn chạy và đi bộ trên vịnh Phần Lan nước đông đá cứng. Ít lâu sau ông bà rời Phần Lan định cư ở Paris.

Những năm ấy, hằng trăm ngàn người Nga đã ra đi. Trong làn sóng tỵ nạn ấy, nhiều người đã đóng góp vào nền văn học và khoa học thế giới, nhưng họ vẫn có nhiều thân nhân và bạn hữu không may phải ở trong nước.

Thi sĩ Alexander Blok, bệnh nặng xin phép xuất ngoại chữa trị, Nga chỉ cho phép một mình ông, còn bà vợ phải ở nhà. Văn sĩ Mikkail Bulgakov nhiều lần xin Staline xuất ngoại để trình diễn những vở kịch ông soạn. Staline không trả lời.

Trong lịch sử Xô Viết có hai thái độ đối với việc xuất cư. Thứ nhất, nhiều, và nhiều người bỏ đi. Thái độ thứ hai gồm những người ở lại vì nguyên tắc, vì lý tưởng. Tiêu biểu cho nhóm thứ hai nầy là nữ thi sĩ Anna Akhmatova. Năm 1922, bà viết bài thơ nhan đề: “Tôi không phải là một trong số người rời bỏ xứ sở”, bài nầy ngày nay, học sinh trong các trường vẫn còn phải học thuộc lòng. Năm 1921, người chồng thứ nhất, thi sĩ Nikolay Gumilyov, bị ám sát. Năm 1935, đứa con trai tên Leo bị bắt giữ và Anna trong những năm tiếp theo ở trong nhà tù Kresty ở Leningrad, nơi đây bà đã viết bài thơ danh tiếng Requiem (cầu hồn). Năm 1953, người chồng cuối, Nikolay Punin chết trong Gulag.

Bài thơ Requiem có mấy câu mà tác giả dùng lại lúc cuối đời, năm năm trước khi chết và thường được trích dẫn để nói rằng xuất cư là điều không thể thực hiện về phương diện luân lý. “Tôi quyết định ở lại với dân tộc tôi, tôi ở lại nơi đó, dù đó là nơi oan trời đã đưa dân tộc tôi đến mà chịu oan” (I chose to remain with my people: where Catastrophe led them, I was there).

Những câu thơ nầy thường được trích dẫn bởi phe chống đối Putin, muốn ở lại đấu tranh thay vì ra đi. Những câu thơ ấy tượng trưng định mệnh cao quý và anh hùng của những người quyết định ở lại trên quê nhà và chịu đựng hành hạ, thanh trừng (như chính cuộc đời của người phụ nữ cô đơn Anna Akhmatova).

20 năm nay trong những lần hàn huyên thân mật ở Moscou, chuyện đi hay ở thường được nêu ra. Vẫn có người nói theo Akhmatova, ra đi là điều không thể chấp nhận. Nhưng đa số thì nghĩ xuất cư là một sự lựa chọn không sai phạm luân lý.

Căn bản lý luận có khác xưa. Lý do không phải vì sợ mất an toàn cá nhân. Cũng không phải vì sợ biên giới phong tỏa để rồi sống mãi trong gông cùm. Từ khi có cuộc tấn công Ukraine, nhiều người cho rằng họ không thể sống trong một nước Nga xâm lăng; họ không cho phép nhân danh họ mà gây chiến. Họ đã tham gia biểu tình chống chiến tranh ngay từ đầu và bị đàn áp và họ thấy không thể sống trong một nước điều động chiến tranh.

Làn sóng ra đi tiếp tục không ngừng. Chính quyền Nga vừa lòng với diễn biến nầy. Người xuất cư không được mang tiền theo; quốc hội sắp thông qua luật truất quyền công dân và quốc hữu hóa tài sản. Và Putin thỏa mãn nhóm phản đối đã ra khỏi nước. Lenine gọi trí thức là cục phân, ông làm mọi cách để lớp nầy đi khuất mắt hay triệt tiêu. Ngày nay Putin cũng muốn vất bỏ cục phân nầy, khỏi tốn công gì.

Họ ra đi và chờ ngày “lâu đài” sụp đổ.---

Tbilisi bên sông Kura


No comments:

Post a Comment