canh nông Ukraine
nhìn vào Ukraine qua 7 điểm
Niall Ferguson *
March 9. 2022 Bloomberg Opinion
Lịch
sử khó tiên đoán vì không có chu kỳ rõ rệt. Còn các tai ương có vẽ nghịch thường.
Bão tố hay tai nạn xe cộ có thể tiên liệu sát suất, nhưng những tai ương thì
theo lối phân bố bất thường tùy hứng. Chúng thuộc phạm trù bất cố định, chúng
là những hồng thủy tsunamis, chứ không phải lụt lội thường năm. Những tai họa
cùng loại không lập lại hai lần tiếp nhau. Kỳ nầy chúng ta có đại dịch rồi chiến
tranh. Nhưng 1918, chiến tranh rồi đến đại dịch. Chiến Tranh Trăm Năm bùng nổ
tám năm trước vụ Black Death gây khốn khổ cho Anh Quốc.
Nói
là ngẫu hứng trong đại thể nhưng vẫn có thể thấy trước ít nhất trong tầm nhìn
ngắn.
Chiến
tranh Nga xâm lược Ukraine không khó tiên liệu. Ít nhất từ đầu năm mới, chúng
ta nghe rõ nghĩa đen và nội dung lời của Vladimir Putin (VL) khi ông quả quyết
rằng Nga và Ukraine là một dân tộc, không thể chấp nhận U gia nhập Nato hay UE
(liên hiệp Âu Châu) và ông không sợ gì những hăm dọa kinh tế của các nước khác.
Bây giờ chiến tranh đã thực sự bùng nổ. Đã hai tuần rồi (tính theo bài viết nầy) mà vẫn khó lòng đưa ra vài tiên liệu khả dĩ hữu lý. Người viết tạm đưa ra bảy dạng thức giả định và không biết điều nào xẩy ra trước. Người viết dựa vào kinh nghiệm lịch sử vì hiện không có một mô biểu chính trị hay kinh tế để đem ra áp dụng trong tình hình hiện nay.
1.
Nga sẽ chiếm thủ đô Kyiv hay không?
Người
ta nói với tôi rằng chiến tranh Nga ở U là một cuộc xung đột bị đông đá (frozen
conflict). Tôi nghĩ đó là sự khơi mào rất nóng của một chiến tranh lạnh mới và
sẽ tạm yên tương đối nhanh. Đây là kịch bản cũ của Chiến Tranh Mùa Đông do
Staline tấn công Phần Lan Nov 1939 khi quân Nga chạm phải sức phản kháng mạnh mẽ
của PL ngoài dự tưởng. PL đã phát minh bom chai Molotov Coctail, theo tên bộ
trưởng ngoại giao Nga Vyacheslav Molotov. Nhưng Staline đã chuyển đợt quân thứ
hai Feb 1940 (ba tháng sau) và PL phải chấp nhận các điều khoản bất lợi như mất
9% lãnh thổ. Ngày nay VP không có nhân lực và vũ khí đem ra dùng như Staline.
Giới quan sát cho rằng VP đang gặp khó khăn về tiếp liệu và sẽ phải nghị hòa.
Đoàn công voa 60 km từ Prybisk đến Kyiv khựng lại, không thể cho VP ca khúc khải
hoàn.
Nhưng
báo chí Tây phương quá nhiệt tình với đoàn xe nầy mà không chú ý rằng Nga có rất
nhiều hướng tiến. Nga đã thay kế hoạch A qua B như đã áp dụng tại Chechnya and
Syria. Cựu thủ tướng Harold Wilson nói: một tuần trong chính trị rất dài nhưng
trong chiến tranh rất ngắn.
Bản
cũ Chiến Tranh Mùa Đông Phần Lan được tìm thấy trong vụ Nga xâm chiếm Afghanistan
Dec 1979. Cuộc chiến kéo dài gây thiệt hại cho Hồng Quân có nguyên do là quân mujahideen
được trang bị vũ khi đầy đủ bởi HK. Ngày nay U nhận một số lượng quân cụ khổng
lồ như rocket Stinger chống máy bay, rocket Javelin chống xe tăng, máy bay
không người lái Thổ Nhĩ Kỳ TB2; và HK đang chuyển vận thêm từ ngõ Ba Lan.
U
còn nhận viện trợ dân sự như các trạm internet Starlink để duy trì viễn thông mặc
dù Nga đã oanh tạc các đài TV.
Nhưng
tôi không thể đoan chắc những viện trợ nêu trên đủ giúp U tiếp tục kháng chiến
trong những tuần tới. Không thể phủ nhận dân quân U đã gây thiệt hại cho lục
quân Nga, hủy diệt thiết giáp, bắn hạ máy bay tầm thấp; họ sẽ làm cho cuộc tiến
chiếm Kyiv quá tốn kém nhân mạng và quân dụng.
Nhưng
U không thể đối đầu oanh tạc cơ ở tầm cao hay hỏa tiển. Số phận của một nước U độc
lập sẽ được định đoạt trong vài tuần tới. Các thị xã lần lược vào tay Nga như
Kherson, Mariupol. Nhìn lại chúng ta thấy viện trợ cho chính phủ của Zelensky
quá ít và quá trễ.
thiếu nữ Ukraine |
Tôi
nghe nói các cuộc trừng phạt kinh tế dành cho Nga có bề sâu bề rộng chưa từng
thấy. Tôi xin mạng phép không đồng ý. Mỹ và Âu Châu đã cắt đứt liên hệ tài
chánh, tịch thu trữ lượng của ngân hàng trung ương Nga để ở nước ngoài làm
chúng ta nhớ nhưng không thể nói bằng các biện pháp phong tỏa của Anh và đồng
minh đối với Đức khi Thế Chiến I bắt đầu. Những chính sách ấy không đánh ngã Đức
vì – cũng như Nga ngày nay – Đức có những tài nguyên tự túc, tuy có giảm cơ may
thành công của Đức vì những khó khăn thời chiến mà xã hội Đức phải chịu đựng.
Ngày
nay, một chính phủ ngày một thêm quyền uy có khả năng áp đặt sự kiểm soát kinh
tế, chuyển tài nguyên từ khu vực tiêu thụ dân sự qua mục tiêu chiến tranh,
trong lúc chuyển lời ta thán cho kẻ thù. Tuyên truyền Đức tố cáo Đồng Minh giam
đói. Chiến tranh kinh tế từ 1914 đến 1918 không thể thay lính Anh chiến đấu
trên lục địa Âu Châu, cũng như không thể hữu hiệu trong “chiến tranh Napoleon”
chống Pháp.
Thật
khó lòng điều động một trận chiến thuần túy kinh tế trên một quốc gia rộng và
nhiều tài nguyên như Nga.Từ 1928, Staline áp đặt chính sách tự túc trên đầu dân
Nga. Bây giờ Tây Phương áp đặt điều nầy trên đầu VP. Nhưng đừng quên rằng tự
túc là điều có thể thực hiện tại Nga, cho dù phải trả giá cao như một hậu quả của
chiến tranh.
Việc
thanh trừng của Tây Phương ngày một ráo riết hơn, tỷ lệ thuận với sự gia tăng
tàn phá thị trấn U và giết hại thường dân. Tuy vài nước Âu Châu còn do dự, Mỹ
đã cấm nhập cảng nhiên liệu của Nga. Nhưng đáp lại Trung Cộng có thể giúp Nga
giảm thiểu ảnh hưởng của cơn đột quỵ như TC đã giúp Iran xoay ngược cấm vận Mỹ
bằng cách mua dầu của nước nầy.
Động
tác nhiều hiệu quả nhất trong công cuộc bao vây kinh tế là sự kiện các tổ hợp
tư nhân đã tự ý tham dự, tuy không ai ép các công ty kỹ thuật phải đóng cửa hay
giảm thiểu thương vụ ở Nga. Khác với các công dân Xô Viết xưa đã quen với độc
quyền thông tin của chính phủ, người Nga ngày nay, như người Tây Phương, cần nhờ
đến Big Tech. Cách biệt với thế giới kỹ thuật tin học là một sự thiếu hụt, về
tâm lý, khổ sở hơn sự thiếu hụt thực phẩm nhập cảng.
Kinh tế ngày nay của Nga đang chịu đựng những chưởng lực như vào những năm đầu thập niên 1990 khi Liên Xô giải tán và nền kinh tế kế hoạch hóa thất bại. Nga chập chựng đi trên bờ vực khủng hoãng tài chánh, ngân hàng đóng cửa, lạm phát gia tăng, không đủ sức trả nợ quốc tế. Nhưng sự giảm thiểu đến 35% từng tam cá nguyệt tổng sản lượng nội địa không thể ép một quốc gia chịu thua trận, một khi phi cơ còn bay và thiết giáp còn nhả đạn.
3.
Khủng hoãng kinh tế / quân sự có thể đưa đến chỉnh lý hạ bệ VP hay không?
Nước
Nga hiện đại có ba cuộc cách mạng, 1905, 1917 và 1991. Và cũng có nhiều cuộc ám
sát, ví dụ Nga hòa Alexander II năm 1881 và Lenine, (Lenine chỉ chết sớm), và
có những chỉnh lý trong “triều đình” như vụ đưa Kroutchev lên cầm quyền 1953 và
vụ hạ bệ ông ta năm 1964. Đa số lãnh chúa CS Nga chết bình thường. Ngay cả
Staline, dù không cần cấp cứu khi chảy máu não. Boris Yelsin đột ngột từ chức
ngày cuối năm 1999 không vì áp lực nào.
Có
thể nào VP bị hất khỏi quyền lực, nạn nhân của sự kiêu ngạo xem thường lòng can
đảm của dân chúng U và sức mạnh kinh tế Tây Phương? Có thể chứ. Nhưng chúng tôi
không đánh cá số phận Ukraine theo chính trị nội bộ của Nga.
Bộ
máy đàn áp của công an nhà nước Nga còn hoạt động điều hòa. Người Nga nào dám
phản đối chiến tranh thì bị bắt và bị làm khó dễ như thường lệ từ xưa thời CS thịnh
hành.
Những người có quyền bắt giữ VP là những người thi hành lệnh bắt giữ mà VP ban hành: Nikolai Patrushev, chủ tịch Hội Đồng An Ninh, nhân viên KGB lâu năm như VP; thứ hai, Sergei Naryshkin, trưởng ngành tình báo quốc ngoại và Alexander Bortnikov, đứng đầu Sở An Ninh Liên Bang, hậu thân của KGB.
4.
Nguy cơ thất sủng có làm VP thi hành những biện pháp đối đế như dùng nguyên tử?
Khía
cạnh nguy hiểm nhất của chiến tranh Ukraine đã quá rõ. Nước Nga dù có bị cắt
xén, vẫn là thừa kế của Liên Bang Xô Viết, một cường quốc hạch nhân.- không giống
như Ukraine. Ukraine đã giao cho Nga vũ khí hạch nhân để được bảo đảm an ninh
theo qui ước Budapest 1994, nay vô hiệu lực vì thực tế trái ngược.
Từ
đầu VP đã biết con bài cái, con xì của mình là hăm dọa dùng bom hạch nhân. Trước
khi xuất quân VP đã cảnh giác rằng: Người nào cố gắng can thiệp vào công việc của
chúng tôi nên biết rằng Nga sẽ phản ứng tức thời và đưa đến cho quý vị những hậu
quả chưa từng thấy trong lịch sử của quý vị. Ông nói thêm: Nga vẫn là một cường
quốc hạch nhân mạnh nhất, và có lợi thế vì đang giữ những vũ khí tân tiến nhất.
Vậy không ai còn nghi ngờ rằng mọi tấn công trực tiếp vào Nga sẽ đưa đến bại cuộc
và những hậu quả vô cùng xấu xa. Sau khi khởi chiến, lực lượng nguyên tử được ở
trong tình trạng ứng chiến.
Nếu
mục đích của VP là vô hiệu hóa viện trợ trực tiếp cho U từ khối NATO, ông cũng
đạt ý nguyện một phần nào. Việc chuyển giao chiến đấu cơ Mig bất thành. Đề nghị
thiết lập ‘no fly zone’ trên không phận U không được chấp nhận.
Thời
chiến tranh lạnh hai phe đều dùng hạch nhân đe dọa nhau. Đã có hai trường hợp cận
kề chiến tranh là khủng hoãng hỏa tiển Cuba 1962 và vụ báo động nhầm Able
Archer 1983.
Ngày
nay không những VP đã hăm dọa các nước trong minh ước Nato mà còn được sự chấp
nhận của chính phủ Biden rằng chính phủ Mỹ sẽ không nhất thiết trả đũa bằng vũ
khí hạch nhân nếu Nga có dùng đi nữa.
Thiệt hại của quân Nga là do người U dùng vũ khí do các nước Nato cung cấp cũng như HK và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đa số được chuyển qua đường Ba Lan. Nga có thể oanh tạc những thị trấn miền Tây Ba Lan nếu HK không dám cam kết sẽ trả đũa tức thì; sự yếu mềm của HK đã giúp VP trở nên hung hăng.
5. Phải chăng Trung Cộng có thể giúp VP khỏi chết chìm nếu Nga thỏa thuận giải pháp hòa bình tương nhượng do TC thương thuyết?
VP không thể đẩy mạnh chiến tranh nếu không có sự thỏa thuận với TC, nhưng TC chỉ yêu cầu tuyên chiến sau Winter Olympics tổ chức ở Bắc Kinh. Tập Cận Bình muốn đóng vai trò của TT Mỹ Theodore Roosevelt trong cuộc chiến Nga Nhật 1905. Tập Cận Bình đang còn bận tay với đại dịch Vũ Hán, nền kinh tế chậm lại và sắp có đại hội đảng CS Tàu nên ông muốn năm 2022 không nhiều sôi động.
Nhưng đừng xem nhẹ mối liên hệ mật thiết giữa Tập và VP. Tập mong VP thành công, để rút kinh nghiệm ngõ hầu thiết lập kế hoạch Đài Loan một cách khoa học và hợp lý. Bắc Kinh sẽ không có ngón ngoại giao trọng yếu nào nếu Nga không sa lầy trong bùn mùa xuân lạnh cóng.
6.
Dư luận quần chúng ích lợi gì?
Khắp
thế giới dân chủ, dân chúng biết hai chữ “Slava Ukrani”, Ukraine hào hùng, mặc
áo hai màu xanh vàng, dự các cuộc biểu tình. Năm rồi HK chỉ tốn mất ba tuần ưu
lo cho nỗi niềm người Afghanistan bị Mỹ bỏ rơi. Nhưng kỳ nầy, tâm tình cho U sẽ
kéo dài lâu hơn. TT Zelansky đã góp phần rất lớn trong việc dành cảm tình của
thế giới nhờ kỹ năng vận dụng TV và các web internet.
Anh
Quốc trong thế kỷ 19, đã nhiều lần ủng hộ các nhóm sắc tộc thiểu số đòi độc lập.
Hy Lạp 1820, Ba Lan 1830, Đức và Ý 1840, Bảo Gia Lợi 1870; những chính nghĩa đấu
tranh nầy tạo cho Anh Quốc những đợt say sưa kết án chế độ bạo tàn của Ottoman,
của triều đại Ramanos Nga, triều đại Habsburg, Áo.
Tuy
nhiên những nghĩa cử luân lý ấy đóng góp rất ít cho việc hình thành các quốc
gia-nhà nước mới. Năm 1862, thủ tướng Phổ, Otto von Bismark đã nói rõ một thực
tại chính trị như sau: nào phải diễn văn, quyết định đa số trong các buổi họp quyết
đinh ngày thành công; nhưng chính là nhờ sắt và máu.
Hành động ý nghĩa mà quần chúng Tây Phương có thể làm là đòi hỏi Biden và các lãnh tụ quốc gia khác có thái độ cương quyết hơn đối với Putin.
7.
Hâu quả kinh tế.
Vấn
đề của Biden và Tây Phương là tác hại kinh tế mà cuộc chiến nầy đang tao ra. Lịch
sử cho thấy chiến tranh là nguyên nhân chính yếu gia tăng lạm phát. Ví dụ rõ nhất
là lạm phát gia tăng thập niên 1970 là chiến tranh Yom Kippur 1973 (Do
Thái-Arab) và Iran-Iraq 1979. Giá dầu trong nền kinh tế hiện nay không thành một
yếu tố tối quan trọng như 50 năm trước. Nhưng từ 1982, lạm phát đã lên rất cao,
nhưng tin nó ngừng là điều rất ngây ngô.
Dù
Nga không thể dàn xếp hồi sinh thỏa ước nguyên tử với Iran, việc Iran đổ dầu
vào thị trường thế giới không đủ sức giảm hiệu ứng phụ của việc phong tỏa Nga. Giá
lên cao không chỉ ở khu vực nhiên liệu mà trong mọi phẩm vật khác. Năm nay
Ukraine không có mùa gặt thì giá thực phẩm đâu có thể đứng yên mà không kéo
theo các hậu quả khác.
Đừng quên những tác hại cho hệ thống tài chánh thế giới. Nhiều ngân hàng không tiên đoán chiến tranh sẽ đến đã mua chứng khoáng và trữ tệ của Nga thì nay không còn giá trị. Chính phủ Nga không còn khả năng trả nợ các ngân hàng. (Nga không trả nợ năm 1998 đã tạo nên cơn lốc còn âm hưởng đến nay).
Xin
tạm gọi bảy điểm trên là những điều không thể tiên liệu nhưng chúng có thể ló dạng
trong vài tuần tới. Chúng liên hệ với nhau cách nầy cách khác.
Rõ
ràng một chiến tranh lạnh thứ hai đã ra lò, phản ảnh đầy đủ chiến tranh lạnh thứ
nhất. Chỉ khác biệt nho nhỏ: đầu sỏ là Tàu, đàn em trực tiếp là Nga; chiến trường
nóng (Triều Tiên, VN) đã chuyển từ Đông Á qua Trung Âu. Chúng tôi không đủ sức đề
cấp cụ thể mà chỉ nói cuộc tranh chấp giữa các siêu cường sẽ đem lại các hậu quả
sâu rộng ảnh hưởng toàn diện thế giới trong tương rất gần.
No comments:
Post a Comment