trường bá công Huế
Tôn Thất Tuệ
Tôi
có hai anh trai lớn tuổi hơn nhiều và chỉ thấy hai lần. Một lần hai người đánh
trống thổi kèn nói là rước ảnh Phan Bội Châu từ trên dốc Bến Ngự xuống phố; tôi
ở trên lầu Bác Xoáy Xe Đạp nhìn xuống thì thấy ảnh Hồ Chí Minh chưng trên kiệu.
Lần thứ hai, riêng rẻ, anh lớn nhất về nhà quát tháo bắt bốn đứa nhỏ nhất ngồi
học, rồi đi ngay; mấy đứa nhỏ xếp vở là xong. Anh thứ, chui rào qua nhà cậu
Thân Trọng Hy (giám học Nguyễn Tri Phương) bắt con vịt xiêm cho đá với con gà cồ,
xong đem trả lại. Thế rồi sau khi hồi cư và chiến tranh Việt Pháp 1945 tạm
ngưng thì nghe tin hai anh tôi đã chết trong các cuộc hành quân vùng Cổ Bi, Suối
Nước Nóng. Một điều rất mơ hồ, nghe nói hai anh học trường Bá Công.
1950
tôi trở về Bến Ngự, 1952 thi vào đệ thất Khải Định học ở trường Việt Anh. Sợ ma
nhà xác đường Ngô Quyền, chúng tôi rủ nhau đi hướng Nguyễn Huệ ra Hàng Đoát rồi
đi lên. Từ nhà đi ra thì qua Tòa Án, chỉ một ô đường (a block), vượt qua Hàng
Long Não là một trại lính Pháp chiếm cả một block từ Nguyễn Trường Tộ đến Hai
Bà Trưng Hàng Muối. Sợ mấy ông tây, chúng tôi đi bên mép ruộng. Nghe nói khu đồn
Tây nầy xưa kia là trường Bá Công.
Cứ
xem ký ức nầy bắt đầu từ khi chộ Trường Bá Công 1952 thì đến nay 2023 đã 70
năm, tôi mới biết hai anh không về nhà là học nội trú Bá Công. Số là nhờ
một cuốn sách rất ngắn mà biết Bá Công có nội trú.
Từ
nhà tôi đến trường theo đường chim bay rất gần. Lúc ấy Kiệt Một chưa khai thông
qua ngõ ra tòa án nên phải đi ra nhà bác Xoáy đi lên
Vườn Bông rồi đi Nguyễn Huệ.
Cuốn
sách chỉ gồm bản tường trình ngắn nhan đề Le Centre de formation
professionnelle de Hue (Trung Tâm Đào Tạo Chuyên Nghiệp Huế). Cái tên to tác ấy
thực sự là École Pratique d’Industrie de Huế (trường chuyên môn kỹ nghệ Huế) mà
ông giám đốc Abgrall viết 1930, xb Hà Nội 1931.
1899,
niên hiệu Thánh Thái thứ 11, nhà vua ban hành chỉ dụ thành lập một trường
chuyên nghiệp; ngay tức thời, trường được dân chúng gọi là Trường Bá Công; Abgrall không nêu tên trong chỉ dụ Thánh Thái là Trường Bác Công Bá Nghệ và người Pháp gọi là École Professionnelle Ba
năm trước đó, 1896, nhà vua đã ban hành chỉ dụ thành lập Quốc Học Trường.
Chính phủ Nam Triều trợ cấp lúc đầu 2 ngàn đồng. Giám đốc luôn là một người do Tòa Khâm chỉ định; thành phần giảng huấn gồm thầy người Pháp và Việt cùng các quản đốc công trường. Trường ốc đầu tiên là hai nhà kho cũ rồi mở rộng thành École Professionnelle de Huế; từ bước đầu, trường đào tạo rất nhiều công nhân được tuyển dụng ngay vào công chánh và hỏa xa. Trong thế chiến thứ nhất, trường đã cung cấp nhiều chuyên viên qua Pháp làm trong các xưởng vũ khí.
Sĩ
số lúc đầu chừng một trăm học viên ngoại trú, mỗi người mỗi tháng được trợ cấp
3 đồng. Đến 1917 trường có ký túc xá thuận lợi cho học viên các tỉnh xa, ăn ở
hoàn toàn miễn phí. Học viên được cung cấp đồng phục. Chương trình học ba năm gồm
lý thuyết và thực hành. Nói là bá công, trăm nghề, chứ thật ra có cả ngàn nghề
không hay. Thợ mộc, thơ nề, thợ rèn, sửa xà lang, sửa máy phát điện, sản xuất mỹ
nghệ phẩm, sửa nồi súp de tàu hỏa (chaudière) ….đào tạo nhân viên cho mọi sinh
hoạt kinh tế.
Vì
nhu cầu phát triển và hiệu năng của trường, chính phủ thuộc địa quyết định xây
dựng một cơ sở đầy đủ lấy tên mới École Pratique d’Industrie de Huế.
Chương
trình học như cũ gồm a. lý thuyết và thực hành (cơ khí, máy phát điện, mỹ nghệ
áp dụng, máy hơi nước, họa kiến trúc, họa kỹ nghệ v.v…) b. kiến thức tổng quát
(Pháp văn, toán học, khoa học…).
Bên
cạnh những đề mục chuyên biệt kỹ thuật, trường mở thêm ba chương trình khác có
mục đích riêng.
- Mỗi tuần 5 giờ dành cho học viên mới và thợ, dạy các môn: toán thường thức, tập
đọc tập viết quốc ngữ, sơ đẳng về tiếng Pháp và các danh từ chuyên môn Pháp Việt.
- Lớp
học về thương mại: thư tín thương mãi, kế toán, đánh máy chữ
- Tu
nghiệp học viên tốt nghiệp đã đi làm hay nhân viên các công ty gởi đến.
Về trường ốc mới. Tác giả không nói trường đầu tiên ở chỗ nào, chi nêu họa đồ. Gồm ba xưởng chính, văn phòng, ký túc xá và tư dinh giám đốc. Theo Võ Hương An trong Từ Điển Nhà Nguyễn chỗ nầy ở góc đường Mã Khái và Hậu Bổ trước khi chuyển qua Hữu Ngạn.
Abrigall mô tả trường
mới rất đầy đủ, thành một khu vục nằm trọn trong
bốn con đường lớn. Tác giả nhấn mạnh trường nằm ngay bờ sông Phủ Cam thuận tiện
chuyên chở vật dụng, máy móc cần thiết cho việc huấn luyện như gỗ, thép. Trường
ốc như một công viên thoải mái mà học sinh không cần đi đâu xa giải trí, trường
có cả sân đá banh, phòng tập thể dục, bệnh xá.
Họa
đồ của trường mới cho thấy mức phát triển của khu vực. Họa đồ (lập 1930) khác với
với thực tế đường sá và hình ảnh trong ký ức của chúng tôi.
Theo
tài liệu địa dư nầy, chưa có cầu Phủ Cam. Đường Nguyễn Trường Tộ chỉ là khúc đường
bên hông, từ sông Phủ Cam đến đường Nguyễn Huệ. Chưa có khúc đường từ Nguyễn Huệ
đến đường chia đôi QH và Đồng Khánh (đoạn nầy về sau là mặt đường của trường
Cán Sự Y Tế). Lúc ấy đã có Ngã Năm tạo nên bởi Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng và Hàng
Đoát.
Trường
Bá Công đã trở thành trại lính Pháp đảm trách quân cụ cũng như trường QH thành
một trại lính. Trường nầy theo cái nhìn của tôi phía ngoài khác rất nhiều. Thứ
nhất cổng trại lính rất lớn mở ra đường Nguyễn Huệ, ngó qua đít Đồng Khánh
xuyên qua một vùng ruộng sình. Trong lúc ấy theo họa đồ phía nầy không có ngõ
ngách, chỉ là hông trái nếu trường xây mặt ra Hai Bà Trưng.Trường xây gần sông
để dễ chuyên chở vật phẩm và vật liệu. Đúng vậy, theo họa đồ, cỗng mé bờ sông lớn
nhất trong ba cửa vô ra. Nhưng suốt thời gian tôi ở Huế mé bờ sông kín mịt
không lối ra vào. Đường Hai Ba Trưng cũng khác. Theo họa đồ, đây phải là mặt tiền.
Có hai cỗng, một đi vào văn phòng, một đi vào chỗ ở của ông giám đốc. Đường nầy
rất quen thuộc với tôi vì nhà của Phương Lan, cháu ngoại ông TT Bằng có cửa
hông ngó qua Bá Công. Phương Lan là học trò của tôi. Cạnh sườn nầy cũng kín mịt
trừ một lối rất nhỏ ở gần sông.
Sau
khi quân đội Pháp rút lui, địa điểm nầy, không như trường QH trở về ngành giáo
dục, đã thành tiểu khu quân sự Thừa Thiên. Đại Úy Đỏ là tiểu khu trưởng đầu
tiên. Chúng tôi không biết về sau tiểu khu dời xuống gần trường Sư Phạm chung
trụ sở với phái bộ quân sự Hoa Kỳ, MacV, đường Trần Cao Vân.
Tuy
tác giả không nói rõ, thiết nghĩ trường dạy bằng tiếng Việt. Abgrall nói lớp
thương mãi dạy tiếng Pháp; Abgrall đưa thêm nhiều phụ đính bài học bằng tiếng
Việt và tiếng Pháp cũng như ông liệt kê song ngữ một số danh từ chuyên môn.
Xin
mở đường dẫn nầy để đọc nguyên văn và xem nhiều hình ảnh:
cảnh trường và lớp hoc vẽ |