Phật
không trả lời
Peter Della Santina Tôn Thất Tuệ dịch và phụ đính
Thế
giới thường hay vô thường (thời gian), hữu biên hay vô biên (không gian); thân
và mạng (tự ngã) là một hay khác; Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi
chết (Như Lai). Mỗi lập trường đều bao hàm bốn câu: một chính đề, một phản đề,
một phối hợp cả hai và một phủ nhận cả hai.
Ðức
Phật im lặng khi được hỏi mười bốn câu hỏi này. Ngài mô tả những câu hỏi này
như một cái lưới và không muốn bị kéo vào cái bẫy lý thuyết, ức đoán và giáo điều
như thế. Ngài nói đó là vì Ngài không bị ràng buộc vào tất cả những lý thuyết
và giáo điều nên Ngài đã được giải thoát. Ngài nói những ức đoán như thế đem đến
bồn chồn, lo lắng, hoang mang, và đau khổ, và chính nhờ cách tự giải thoát ra
khỏi những thứ nầy mà ta có thể đạt giải thoát (toàn diện).
Nhìn
chung, mười bốn câu hỏi này ngụ ý hai thái độ căn bản đối với thế giới này.
Ðức
Phật nói có hai quan điểm căn bản, quan điểm sự tồn tại và quan điểm về sự
không tồn tại; người ta thường quen nghĩ về những điều này và chừng nào người
ta còn vướng mắc vào hai quan điểm này chừng đó không đạt được giải thoát. Cho
rằng thế giới bất diệt, thế giới vô tận, Như Lai tồn tại sau khi chết, và cái
ngã độc lập khỏi xác thân, phản ảnh quan điểm tồn tại. Cho rằng thế giới không
bất diệt, thế giới hữu hạn, Như Lai không tồn tại sau khi chết và cái ngã đồng
nhất với xác thân, phản ảnh quan điểm không tồn tại.
Hai
quan điểm này được giảng dạy bởi các đạo sư của các trường phái khác trong thời
Ðức Phật. Quan điểm tồn tại thường là quan điểm của những người Bà La Môn, quan
điểm không tồn tại thường là quan điểm của những nhà duy vật và những người
theo chủ nghĩa khoái lạc. Khi Ðức Phật không muốn bị kéo vào cái bẫy của quan
điểm giáo điều về tồn tại và không tồn tại, thiết nghĩ rằng Ngài có hai điều ở
trong tâm: (1) hậu quả đạo đức và (2) thực tế là những quan điểm về tuyệt đối tồn
tại hay không tồn tại không đúng với cung cách, chiều hướng thực sự của các sự
vật.
Thí
dụ, những người theo chủ nghĩa bất diệt thấy cái ngã thường còn và không thay đổi.
Khi xác thân chết, cái ngã không chết vì cái ngã có bản chất không thay đổi. Nếu
trường hợp này là đúng, dù xác thân làm gì, hành động của xác thân không ảnh hưởng
đến số phận cái ngã. Quan điểm này không tương hợp với trách nhiệm tinh thần vì
nếu cái ngã bất diệt và không thay đổi, nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi hành động
thiện hay bất thiện. Tương tự như vậy, nếu cái ngã đồng nhất với xác thân, và
cái ngã chết khi xác thân chết, thì cần gì phải nói về hành động của cái thân
xác, chết là hết, không có sự hạn chế nào về hành động. Tuyệt đối tồn tại và
không tồn tại đều không thể xảy ra, bởi lẽ sự vật tồn tại do các căn nguyên phụ
thuộc lẫn nhau.
Thế
giới tồn tại tùy thuộc vào nguyên nhân và điều kiện - vô minh, tham và luyến chấp.
Khi vô minh, tham và luyến chấp hiện diện, thế giới tồn tại; khi chúng không hiện
diện, thế giới ngừng tồn tại. Bởi vậy câu hỏi về tuyệt đối tồn tại và không tồn
tại về thế giới không thể trả lời được.
Tồn
tại hay không tồn tại được xem như khái niệm tuyệt đối, không áp dụng cho những
sự vật thực sự. Ngài nhìn thấy những loại siêu hình tuyệt đối không thể áp dụng
đối với những sự vật như thế. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật không có ý kiến với
những lời tuyên bố tuyệt đối về bản chất của sự vật.
The
Tree of Enlightenment,
Peter
Santina
Ni Sư Trí Hải:
16 câu hỏi
[Ni Sư Trí Hải (1938-2003) tục danh Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh tóm lược kinh Man Đồng Tử (thứ 63 của Trung Bộ Kinh). Theo đó có đến 16 câu hỏi; hai câu nhiều hơn liệt kê của Santina. Học giả Mỹ nầy không ghi "cả hai?" và "không cả hai"- both? neither? - về sự tồn tại của Như Lai. Có lẽ Santina làm phép nhân không đúng 4 x4 =16. Có bốn vấn đề, mỗi vấn đè có 4 câu hỏi].
***
Malunkyaputta (Man đồng tử) định bụng sẽ hoàn tục nếu Phật không giải đáp cho
mình bốn vấn đề: Thế giới thường hay vô thường (thời gian), hữu biên hay vô
biên (không gian) ; thân và mạng (tự ngã) là một hay khác; Như Lai có tồn tại hay
không tồn tại sau khi chết (Như Lai). Mỗi lập trường đều bao hàm bốn câu: một
chính đề, một phản đề, một phối hợp cả hai và một phủ nhận cả hai, thành 16.
Man đồng tử đi đến bạch Phật: Ngài biết thế nào thì hãy trả lời thế ấy, và nếu
không biết hãy thẳng thắng đáp là không biết.
Phật hỏi lại: khi ông xuất gia có được ngài hứa hẹn sẽ giải đáp những điều ấy
không. Ông đáp không, Phật dạy do vậy ngài không có gì ràng buộc. Nếu ai xuất
gia để mong Phật giải đáp những vấn đề ấy, thì họ sẽ chết mà vẫn không được thỏa
mãn.
Ví như người bị trúng tên độc, không lo rút tên ra mà muốn biết lai lịch người
bắn mũi tên, tính chất của dây cung và cái tên đã bắn, thì người ấy sẽ chết trước
khi biết được. Vì đời sống phạm hạnh không dính dấp đến các vấn đề siêu hình.
Dù cho thế giới này thường hay vô thường, hữu biên hay vô biên... thì vẫn hiện
hữu, sinh già bệnh chết sầu bi khổ ưu não cần phải đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Do vậy những gì Phật không giải đáp, hãy thọ trì là không giải đáp, đó là các
câu hỏi thuộc phạm vi siêu hình; vì chúng không liên hệ đến mục đích, không phải
căn bản của phạm hạnh, không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng
trí, giác ngộ, niết bàn.
Những gì Phật có giảng dạy, hãy thọ trì là có giảng dạy, đó là bốn chân lý: Đây
là Khổ, đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt. Vì
những điều này có liên hệ đến mục đích, đưa đến ly tham, giác ngộ, niết bàn.-
===================================
No comments:
Post a Comment