add this

Tuesday, May 2, 2023

Putin và Bush; Iraq và Ukraine

 

  Bush, May 01 2003

Putin.Bush.Ukraine.Iraq

Aljazeera May 01 2023

By Micab Reddy Tôn Thất Tuệ dich

20 năm trước, ngày 01 thg 05, 2003, Georges W Bush, tổng thống Mỹ lúc ấy, tuyên bố chấm dứt hành quân vĩ đại ở Iraq, sau lưng ông là một biểu ngữ khổng lồ với hàng chữ: “Sứ mệnh hoàn tất”. Sáu tuần trước HK đã phi pháp xâm chiếm quốc gia Cận Đông nầy.

Việc đập phá tượng của Saddam Hussein ở công trường Firdos tượng trưng cho việc giải thoát dân Iraq và chấm dứt 35 năm cai trị của đảng Ba’ath. Về sau vụ nầy được phát giác là dàn dựng, chứ không do phản ứng tự nhiên của dân chúng. Nhưng đây không phải là kết thúc xâm chiếm của HK mà nó mở đầu một cuộc nổi dậy võ trang đẫm máu.

Tám năm HK chiếm đóng đã tạo ra những hậu chấn đưa đến sự bất ổn trong vùng và mấy trăm ngàn người Iraq chết, nhiều quá không đếm xuể.

Trong cuộc tấn công Ukraine 2022, Nga kỳ vọng một chiến thắng nhanh chóng như Mỹ ở Iraq. Tin chắc bất bại, quân Nga tiến vào Ukraine như diễn binh, hàng hàng lớp lớp, phơi bụng cho hỏa tiển Javelin bắn. Quân Nga kỳ vọng vài ngày sẽ nện gót giày trên thủ đô Kyiv, nhưng kỳ thật đối đầu với cuộc chiến dai dẳng và đầy chết chóc.

Vậy hai cuộc xâm lăng mang tính chất thời đại nầy của Bush Jr và Putin giống nhau, khác nhau chỗ nào?

Điểm giống nhau trội yếu nhất là: * cả hai ngụy tạo lý do ** cả hai đều dùng lính đánh thuê. Sự khác biệt chính yếu là nguyên động lực đôi bên không giống; và nhất là HK đã điều động tài tình và thành công chiến tranh qui ước, không lẹt đẹt lết la như Nga.

Putin sau một năm chiến tranh

Còn giống nhau ở chỗ hai bên đều kiêu ngạo vô bờ bến; cho rằng chặt đầu các chính phủ địch vô cùng dễ dàng để thay thế bởi chính quyền mới thân thiện phục vụ quyền lợi của mình. HK tin tưởng dân chúng sẽ ùa ra đường chào đón giải phóng quân Mỹ cũng như Putin tin dân U sẽ làm như vậy với lính Nga. Thực tế nào có như vậy, dù ở Iraq hay U. Cả hai cùng gặp sức kháng cự bền dai.

HK rất ngạo nghễ. Một cố vấn của Bush nói với ký giả Ron Suskind: ”Chúng tôi bây giờ là một đế quốc; khi hành động chúng tôi tạo nên một thực thể riêng”. Thực thể nầy là đạp lên hiến chương LHQ mà Mỹ và Nga là hai đồng tác giả.

Nga và Mỹ đều đưa ra các ngụy cớ mà đánh chiếm. Về Iraq, Mỹ và Anh đưa ra tin tức tình báo mơ hồ rằng Iraq nuôi dưỡng al-Qaeda, hiện nắm giữ vũ khí giết người hằng loạt, một tay khủng bố toàn địa cầu.

Nga đã vẽ ra hình ảnh xấu xa của chính phủ Ukraine cần hạ bệ vì nó đứng đầu bởi Zelensky, nghiện ma túy, một tội phạm chiến tranh, một naziste. Nhưng khi dân chúng ủng hộ anh xì ke nầy thì Putin nại cớ là để bảo vệ người gốc Nga và giúp họ trở về gốc cội lịch sử. Putin không ra khỏi đầu óc đế quốc. Mà muốn dựng lại đế quốc Liên Xô, Putin cần có một Ukraine.

Mỹ cũng mang nặng một đầu óc đế quốc. Nhưng hai nước ở trong hai tư thế khác nhau.

Nga là một đế quốc, nhưng là một đế quốc tàn lụi. Lý thuyét về Ukraine mang dấu tích sự thua kém nầy. Putin thường ta thán việc giải thể USSR là một thảm trạng có thật, đẩy hơn 10 triệu đồng hương ra khỏi biên giới quê cha. Thiếu tá tình báo Putin đã chứng kiến sự suy bại nầy khi đang ở nhiệm sở Đông Đức 1991.

Bush thì tươi vui hơn, đang hưởng hết hoa lợi của chiến tranh lạnh và chứng kiến sự trổi dậy của HK như một siêu cường trong một thế giới với một khối quyền lực duy nhất, không phân thành lưỡng cực như trước.

Cuộc xâm chiếm Iraq 2003 là giai đoạn lịch sử duy nhất của Mỹ khi bá quyền của Mỹ không bị thách thức và khi Mỹ muốn sắp xếp thế giới theo khuôn thức của Mỹ. Khi tranh cử, Bush chỉ chú trọng nội vụ vì ngoại vụ xem như đã ở trong tay. Nhưng biến cố 9/11 đã thay đổi không khí chính trị; phe diều hâu thắng thế để nghĩ tới “việc Iraq chưa xong”.

Việc chưa xong của Putin là Ukraine. Chưa xong là vì Ukraine làm gương cho các thành phần quốc gia khác trong khu vực ảnh hưởng của Nga; Ukraine còn là còn cầu qua lại của Nato, của Liên Âu.

Ký ức thua trận ở Afghanistan 1988 đã bị xóa mờ và thay thế bởi hào quang chiến thắng mới ở Chechnia và đã giúp Assad thành công dẹp loạn ở Syrie.

Đối với Bush Jr, trở lại Cận Đông là cơ hội giúp ông hoàn tất công việc của bố già Bush Sr trong chiến tranh Kuwait đầu tiên. Ban tham mưu của Bush con đã từng làm việc cho Bush cha. Phó TT Dick Cheney, thứ trưởng quốc phòng Paul Wolfowitz, thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage, đại biểu mậu dịch Robert Zoellick. Nhóm nầy từ trước luôn chủ trương HK can thiệp quân sự khắp nơi.

Wolfowitz, Armitage, Zoellick cùng với bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld năm 1988 đã gởi thư TT Clinton yêu cầu thay đổi chính sự Iraq: không để cho Iraq có cơ hội dùng vũ khí hằng loạt đe dọa thế giới, phải lật đổ Hussein.

Cả Nga lẫn Mỹ đều đưa vấn đề an ninh làm nòng cốt các lần xâm chiếm nầy. Nga sợ sự nới rộng hoạt động của Nato qua con cờ Ukraine đối nghịch ở kề hông. Nga ngày một cô lập hơn, và yếu kém về kinh tế.

Cũng vậy, vụ 9/11 đã tạo ra sức hoang tưởng trong chính giới HK. Cuộc tấn công cho thấy nội địa của siêu cường duy nhất rất dễ bị tấn công. Mặc dù Iraq không dính líu cuộc tấn công nầy, chính phủ HK đã thành công trong việc làm dân chúng qui kết trách nhiệm cho Iraq.

Nhưng chung cuộc, hai cuộc chiến nầy đã làm cho hai quốc gia khởi chiến, và cả thế giới, kém an toàn hơn trước; số thương vong gia tăng, giá sinh hoạt gia tăng làm cho lòng người bất ổn, nhân tâm ly tán.

Những diễn võ dương oai lên cao độ sau vụ 9/11, một cách nghịch thường, đã làm nẩy sinh phong trào phản chiến. Dân chúng không còn ủng hộ chiến tranh của Bush nữa.

Về phía Nga, thật khó lượng định dân ý vì không ai dám bày tỏ chính kiến nếu không muốn đi tù. Tuy nhiên việc hằng trăm ngàn người Nga bỏ xứ ra đi cho phép quan sát viên thẩm định tình hình. Chừng 2014 khi có chiến tranh Donbas, tinh thần quốc gia Nga được sống lại, nhiều người tình nguyện ra trận. Nhưng 2022 hoàn toàn khác, trốn tránh hay di dân.

Tuy vậy, Putin theo học bài của Bush.

HK không trông cậy vào quân dịch trong chiến tranh Iraq và không muốn cho dân chúng thấy xác chết trong bao tải đưa về xứ, sẽ gây phản ứng bất lợi. Chính phủ Bush phải dựa vào các công ty quân sự tư nhân kết ước đánh thuê. Chiến tranh Iraq làm bung nở kỹ nghệ chiến tranh, với những công ty an ninh như Blackwater, giết thường dân.

Blackwater chống biểu tinh Iraq

Nga theo con đường ấy và đã thuê mướn nhiều tổ hợp tư nhân; lừng danh nhất là Wagner Group, tuyển mộ các tội phạm.

Mới được thâu nhận và thiếu huấn luyện, những tù nhân nầy ưng thuận đánh đấm để lấy lời hứa tự do và làm bia đỡ đạn trong nhiều trận cam go ở Ukraine. Công nhân Wagner đã gây nhiều tội ác đối với dân chúng.

HK không có một đường lối rút lui tốt đẹp khỏi chiến tranh Iraq và tiếp tục sa lầy như Nga hiện nay.

Nhưng kết quả của hai cuộc chiến nầy được nhận hiểu, tiếp nhận bởi dân chúng trong xứ bị xâm chiếm. Xã hội Iraq tơi tả vì những “chấn động địa chấn” của cuộc xâm lăng Mỹ; trong lúc giá tái thiết quốc gia của Ukraine sẽ cao hơn của Iraq.

Về hậu quả chiến tranh, HK và Nga cũng khác nhau. Tuy Mỹ sa lầy gần 10 năm, dân chúng Mỹ không phải kinh qua những khổ ải trong đời sống. Kinh tế Mỹ không có những hậu quả do chiến tranh gây ra, không bị cấm vận, không bị cô lập ngoại giao và quân đội Mỹ không bị làm nhục như quân Nga hiện nay.

Thế giới lên án chẳng làm gì được Mỹ. Mỹ vẫn là một quốc gia bá quyền, không ai nghĩ đến một án lệnh của Tòa Quốc Tế đòi tống giam Bush hay thuộc cấp như Putin.

Nga không phải là Liên Xô. Nga bây giờ là một nước chạy dọi, chạy  sau. Nền kinh tế hoàn toàn dựa vào xuất cảng dầu và khí đốt. Quân đội Nga xưa xem như hàng đầu thế giới nay thì như lính ma của Potemkin.

Hậu quả đối với thế giới lần nầy nguy hại, trầm trọng hơn lần trước.

Chiến tranh U đe dọa nền an ninh thế giới, trong khi di lụy chiến tranh Iraq quá lắm là ở trong vùng Cận Đông. Ukraine là kho nông sản, đóng góp rất nhiều cho thị trường thực phẩm thế giới; cấm vận sẽ đảo lộn giá cả.

Quan trọng hơn hết là cuộc chiến phá vỡ trật tự liên hiệp thế giới giữa các nền kinh tế chính yếu, ngăn chận các tương tranh mậu dịch. Cách thức giải quyết Ukraine sẽ ảnh hưởng an ninh Đông Nam Á với tình hình Đài Loan.

Tóm lược mà nói, thế giới ngày nay đáng lo lại nhiều hơn hai mươi năm trước với chiến tranh Iraq.-

Lời ghi thêm của người dịch

Được hỏi chỗ nào để sách báo về vũ khí giết người hằng loạt của Iraq, quản thủ thư viện chỉ vào khu “fiction”, truyện hư cấu, tiểu thuyết. Bức hý họa có lời giải như trên đã được đăng lại nhiều chỗ trên báo Mỹ, khi White House buộc lòng nói Iraq không có MDW (mass destruction weapon). Quanh thời ấy, truyền thông đã thấy rõ vụ nữ quân nhân Jessica Lynch, bị thương người gần như xác chết vẫn bị quân Iraq luân phiên hiếp dâm. Cựu nữ sinh viên nghèo West Virginia nầy cho biết xe humwee của cô, một trong những xe đầu tiên vào lãnh thổ Iraq gồm toàn lính mới tò te, đọc GPS sai quẹo sai và xe bị sụp hố, cô bị thương, và được chữa trị trong một bệnh viện dân sự Iraq, có một bà nữ y tá hát như ru cô ngủ.

Báo chí cho biết Bộ Quốc Phòng loan tin thất thiệt tuy không trầm trọng như vụ tàu Maddox ở vịnh Bắc Việt 1964. Nay bài của Aljazeera cho biết vụ phá tượng của Hussein được dàn dựng.

Năm 2000, thống đốc Texas được đảng Cộng Hòa chỉ định tranh cử. Một ủy ban được thành lập để chọn ứng cử viên phó do Dick Cheney làm chủ tịch. Cheney là nhân vật kỳ cựu quan trọng, cầm đầu nhóm đặc nhiệm chuyển giao White House cho tân tổng thống Bush Sr. Thế rồi ủy ban chọn ông chủ tịch Cheney làm runmate của Bush Jr.

Tường trình việc nầy, The New York Times nói ngay vai trò hậu trường của Bush cha sẽ đưa đến việc đánh Iraq vì Bush cho việc đánh Iraq là kỳ công to lớn nhất của đời ông mới làm được một nửa, nay Cheney và người con sẽ làm tiếp. Như vậy lấy chuyện 9/11 mà đánh Iraq quả là cả vú lấp miệng em.

Cần nói thêm những nhân vật bao quanh Bush cha đã là những người bạn thân của Saddam Hussein giúp ông giữ chức lãnh đạo Iraq. Nay họ trong ban tham mưu Bush con đi tìm Hussein treo cổ.

Tại LHQ, ngoại trưởng Powell cầm luận án tiến sĩ của một sinh viên vô danh chưa được duyệt đưa cho thế giới xem nhưng ông đã sửa lại để nói Iraq có MDW.

Saddam Hussein không tốt đẹp gì nhưng ông không chủ trương dùng giáo luật Muslim làm luật quốc gia, ông theo Mustapha Kemal, Turquie, chủ trương dân chủ. Saddam trở nên kẻ thù của các quốc gia Muslim giàu dầu hỏa. Chính nhờ chút nào dân chủ mà Iraq có nhiều “professional” như luật sư, kỹ sư, bác sĩ, nghề tự do v.v…

Sau chiến tranh, lục quân có nhiệm vụ duy trì trật tự như Mc Arthur vào Nhật Bản. Lục quân HK không làm gì để cho thủ đô hổn loạn, đốt phá trộm cắp di tích liệu lịch sử. Nên biết Iraq vùng Lưỡng Hà Địa, gốc văn minh của Ai Cập, Ba Tư, và 3 thế kỷ sáng chói Muslim 10,11 và 12 đặt nền móng văn minh của thế giới ngày nay.

Rất tình cờ, trước khi gặp bài nầy của Aljezeera, chúng tôi đọc một chuyện xưa thời Xuân Thu về lời của Mặc Tử. Tóm lược như sau:

Một người mù không bẩm sinh sẽ quan niệm rõ màu sắc khi nghe nói vật nầy màu trắng, vật kia màu đen. Nhưng ông không thể chọn vật nào trắng vật nào đen. Ông không thấy, nhưng những danh tự trắng đen vẫn có trong ngôn ngữ người đời.

Chính quyền bây giờ như người mù không phân biệt trái phải, nhưng những quan niệm nhân nghĩa, thiện tâm vẫn còn.

Không phân biệt phải trái ngày nay e nhiều hơn xưa.-

=================================

Đặng Trùng Dương, Ninh Hòa Nha Trang, 196....


 


No comments:

Post a Comment