Thế
Kỷ 20
(tiếp theo)
Chúng tôi
không thể có mà đọc The Age of Interconnection, chỉ có ý niệm qua bài phân
tích. Người điểm cho biết Sperber chỉ dùng tài liệu của Âu Mỹ và không để ý các
nơi khác, đồng thời chú ý đến khía cạnh xã hội nhiều hơn chính trị.
Do đó chúng tôi đoán mò Sperber không nêu những vấn đề quan trọng sau đây của
hậu bán thế kỳ 20 mà hậu quả ăn sâu vào thế kỳ 21:
- throw away society: ô nhiểm môi sinh như lon nhôm ly giấy, đưa đến bỏ vợ bỏ
chồng dễ như liệng bình sữa nylon.
- chạy đua vũ trang làm cho 1/2 thế giới sống nghèo (CS) và 1/2 kia nhờ kỹ nghệ
súng đạn mà giàu thêm; các cuộc thí nghiệm lớn nhỏ đều ô nhiểm không khí, nước
biển, phá hoại mặt đất gây xoi mòn. Chiến tranh lạnh hao tổn vật lực và tác hại
tinh thần của hai phe. Tranh đua viện trợ không để ý đến thiên nhiên.
- một nước Tàu mới được HK đẻ ra, từ chỗ chết đói vì Cách Mạng văn hóa. Phát
triển của Tàu và đồ đệ tạo nên một khu vực Đông Á ô nhiễm cùng cực và thay đổi
cục diện chính trị. Hệ thống thùy điện từ thượng nguồn sông Mekong cho đến Lào đã hủy
diệt đến nay gần nửa tiềm năng của lưu vực Cửu Long và những nước ven bờ như Lào và Thái Lan. Tàu và chư hầu xả ra biển
triệu triệu mét khối nước độc. Tàu thành kho thuốc độc bỏ vào thực phẩm thế giới
và Á Đông.
- sự thất bại của Green Revolution, cải cách nông nghiệp (phần lớn nhắm vào
Global South) .
Vài vấn đề có thể tròng tréo nhau như tiêu thụ sinh ra phung phí ô nhiễm, nhưng
thúc dục Tàu sản xuất nhiều hơn, xã hội tổ chức để tiêu thụ như con cái 18 tuổi
ra riêng, có nhà cửa tiêu dùng thêm.
Chủ trương throw away bắt đầu bởi cây viết nguyên tử Bic. Ball pen không do
Pháp sáng chế nhưng người Pháp mua bản quyền và làm ra cây viết Bic xài hết mực
vất đi năm 1949. Nhưng đến giữa thập niên 1950 thì Mỹ mới thực sự có một throw
away society. Dưới biển có nhiều núi bao nylon. Chúng tôi vừa xem một video nước
lụt, không biết chỗ nào; lúc đầu nước vô thành phố, sau đó là băng tuyết chảy
thành nguồn. Thật ra, lụt đã đẩy sập một núi rác, làm cho foam trắng bồng bềnh
như băng tuyết. Nhà tương lai học (futuriste) Alvin Toffler áp dụng thuật ngữ mới
cho cả đời sống gia đình HK, ít nhiều, đưa đến quan niệm ly dị không lỗi (a
no-fault marriage dissolution).
Green Revolution đã là một hiện tượng phát triển ghê gớm, mang theo nhiều kỳ vọng
tân tiến hóa, đã làm say mê nhiều quốc gia nông nghiệp đông dân. Sản lượng nông
nghiệp gia tăng vì quá nhiều phân bón hóa học; lai tạo nhiều giống cây giống
lúa mới như lúa IR ngắn hạn từ trung tâm nghiên cứu Phi Luật Tân (Hà Nội nói là
sáng kiến của kỹ sư VN).
Đem ra áp dụng ở Ấn thì đất khô cằn. Hơn 100 loại giống truyền thống bị loại vì
chúng không ăn được phân hóa học. Phân hóa học và giống đòi hỏi nông dân có tiền
mua, sinh nạn vay lãi nặng. Ấn Độ đã phải trở về lối canh tác xưa, phân hữu cơ đã hồi sinh ruộng đất, canh
tác theo thời tiết gió mùa, lúa dài hạn nhưng tổng phí giảm thiểu.
Kinh tế gia Á Đông chủ trương sử dụng các nguồn nhiên liệu, vật liệu tái tạo
(renewable) và nguyên liệu có ngay tại chỗ. Ấn đã dùng rơm trộn đất làm ra gạch
Cinvaram, giải quyết vấn đề gia cư; dùng những rừng tre gai làm bột giấy v.v...
Phản ứng của Âu Châu là đề xướng các kế hoạch nhỏ mà xinh (small but beautiful)
đáp lại các chương trình khổng lồ Nga Mỹ thi nhau viện trợ thực hiện. Đập Aswan
ở Ai Cập, Kroutchev đến khánh thành và gọi là kỳ quang thứ 8 của thế giới.
Kinh tế gia Schumacher đã dùng quan niệm "small but beautiful" để viết
Buddhist Economics dựa vào một trong Bát Chánh Đạo; nguyên liệu tại chỗ và tái
tạo giảm thiểu bạo động vì cạnh tranh thị trường mở đầu chiến tranh …
Xin
tham khảo thêm:
No comments:
Post a Comment