từ
Giao Chỉ đến Cochinchine
Tôn Thất Tuệ
Dưới
đây là phần lược dịch luận văn Sur le nom “Cochinchine” xb
1927 Paris của Léonard Aurousseau (1888-1929) nói về danh từ riêng Cochinchine là tên của thuộc địa Nam Kỳ; bắt nguồn tử hai chữ Giao Chỉ. Cochinchine thời nay không thông dụng nhưng cần tìm hiểu vì được dùng rất nhiều trong sử địa bằng Anh và Pháp ngữ.Tác giả là giáo sư Hán
Tự tại Viễn Đông Bác Cổ, Hà Nội. Ông đã đưa ra lý thuyết tổ tiên người VN xuất
phát từ Bách Việt phía Nam sông Dương Tử nhưng chính xác hơn là từ bộ tộc Phúc
Kiến; người Phúc Kiến và Lạc Việt có bà con huyết hệ. Đào Duy Anh đã dùng lý
thuyết nầy để chứng minh nguồn gốc người Việt từ Phúc Kiến trong những tác phẩm
cuối thập niên 1940. Tuy Đào Duy Anh gặp khó khăn trong thời Nhân Văn Giai Phẩm,
lý thuyết nầy của ông được chính phủ công nhận là lý thuyết chính thức.
Luận văn về tên Cochinchine chỉ có giá trị trong phạm vi khoa địa dư và ngôn ngữ. Danh tự “Chine” trong bài và làm tiếp vĩ ngữ là một thuật ngữ địa dư và ngữ học. Điều nầy không xác định chủ quyền của Tàu vùng địa dư được gọi bởi thuật ngữ nầy. Tuy vậy Mao Trạch Đông đã dùng để vẽ bản đồ Tàu xuống đến Java, Sumatra, qua khỏi eo biển Malacca.
Danh từ
Cochinchine, thuộc địa Đông Dương của Pháp, đã xuất hiện trong chữ nghĩa địa lý
Âu Châu vào thời mà Đại Việt chưa qua khỏi Quy Nhơn và vào thời châu thổ Cửu
Long còn trong sở hữu của Cambodia. Bản đồ và sách sử cho thấy danh tự nầy được
sử dụng làm địa danh cho nhiều phần đất qua các thời đại khác nhau.
Cochinchine
được biết nhiều nhất là tên gọi vùng đất miền Trung và Nam nước Việt, nơi tổ
tiên nhà Nguyễn đã tạo dựng một vương quốc trù phú, khác biệt với các khu miền
Bắc. Nguyễn Hoàng đã rời Thăng Long tháng 11 hay tháng 12 năm 1558. Như vậy, lịch
sử vương quốc nầy không thế bắt đầu sớm hơn và nội dung mới của Cochinchine
không thể ra đời sớm hơn.
Tuy vậy, danh xưng nầy đã ướm nở, thụ tạo trước lúc nầy, có nội dung khác.
Năm
1502, người Ý Albert Contino đã ghi Chinacochim trên một bản đồ tiếng
Bồ Đào Nha để chỉ vùng đất ở cửa sông Hồng; và xuống phía Nam chút nữa, Contino
ghi tên một cửa sông khác giữa miền Trung hiện nay là Champacochim (Tourane?).
Từ ngữ căn Bồ, Cochinchine là lưu vực Hồng Hà, tức là Tonkin, Bắc Việt.
Từ
đó cho đến 1515, giới đi biển Bồ không có một chi tiết địa dư nào về duyên hải
Đông Dương ngoài những tài liệu của người Arab hay nghe các thủy thủ Arab kể lại.
Albert Contino ở trong trường hợp nầy.
1503
một người Ý khác, Nicola de Canerio, đưa ra một bản đồ Á Đông và vẫn dùng những
tên như Contino.
Từ
những tự dạng nêu trên, Cochinchine / Quachymchyna được nêu ra hai lần trong bức
thư của Jorge d’Albuquerque từ Malacca ngày 8 Jan 1515 gởi vua Bồ là Don
Manuel. “những hàng hóa từ Chine, Cochinchine, Siams, đảo Liêu Châu …” – “những
thuyền bè của Chine, của Quachymchyna.
Tác
giả kê tên chung với các quốc hiệu khác như Tàu, Xiêm La, như vậy Quachymchyna
hiểu là An Nam dưới triều vua Lê từ Lạng Sơn đến Quy Nhơn, đóng đô ở Trung Đô
Phủ (Hà Nội).
Tháng
8. 1516, Fernao Perez đi thuyền vào vịnh Cocam chyna, tức là vịnh Hạ Long.
Năm
1525 Duarte Coehlo người đã đi theo bờ biển nhiều năm trước đã được Albuquerque
yêu cầu vào sâu thám hiểm. Albuquerque đã trình vua Bồ rằng Duarte đã dò xét
Cochinchine.
Rất nhiều bản đồ còn lưu lại trong các thư viện đều dùng Cochinchine để chỉ toàn xứ An Nam.
Nhưng đến 1615,
Cochinchine mới có nội dung mới. Cochinchine là lãnh địa của Chúa Nguyễn.
Cochinchine với nghĩa nầy lần đầu tiên xuất hiện trong một bản tường trình giáo
sự của linh mục Jésuite Ý Christophore Borri. Một đoạn:
trích: Cochinchine, người
Bồ gọi là Cocincina một phần theo tiếng địa phương, là vương quốc phía tây của
Tàu; người Nhật cũng gọi là Coci, đều có nghĩa như người An Nam hiểu. Người Bồ
đến buôn bán ở đấy qua trung gian của người Nhật, giao thương với dân tứ xứ. Do
đó chữ Coci của Nhật được thêm một chữ nữa là cina để thành Cocincina có nghĩa
là Coci trong vùng Tàu, ngõ hầu phân biệt với thị trấn Cocin ở Ấn Độ mà người Bồ
lai vãng thường xuyên.
Cochinchine
phía Nam tiếp giáp với xứ Chàm; phía Bắc giáp Tonkin, phía Đông là Đông Hải (Mer
de Chine); phía Tây là vương quốc người Lai (Lào). Về nguyên tắc chính trị lý
thuyết, lãnh địa nầy là một phần đất của vương triều An Nam đóng đô ở Thăng
Long.
Cochinchine
chia thành năm tỉnh. Tỉnh thứ nhất, giáp tuyến cực bắc và nơi Chúa ở, gọi là
Sinuuà (Thuận Hóa; về sau chia thành Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị). Thứ
hai là Cacciam (Kẻ Chàm, Quảng Nam). Thứ ba là Quảng Ngãi; thứ tư là Qui Nhơn
và thứ năm, cực Nam là Phú Yên. ngưng trích
Măc
dù có vài sơ sót, đoạn văn nầy đáng chú ý vì nó xác định rằng vương quốc của
nhà Lê vào đầu thế kỷ 17 chia theo Linh Giang (𤅷江, Sông Gianh) làm
hai phần. Phía Bắc là Tonkin, Bắc Việt có lãnh thổ từ Linh Giang đến biên giới
Trung Hoa và Cochinchine từ Linh Giang đến mũi Varella, Phú Yên.
Linh
mục Jésuite tác giả không biết Cochinchine là toàn lãnh thổ từ Nam chí Bắc của
An Nam.
Cochinchine giữ giá
trị mới thứ hai nầy từ 1615 đến 1882 với sự thay đổi là lãnh thổ nới rộng theo
đà nam tiến của người An Nam. Và năm 1882 bối cảnh lịch sử thay đổi với sự thống
nhất quốc gia và những biến chuyển gần kề trong thời các vua kế nghiệp Gia
Long. Người Pháp đến chiếm cứ An Nam năm 1861 đã đảo lộn hệ thống định danh địa
phương. Vì nhu cầu cai trị, chính quyền mới phải có tên gọi những lãnh thổ chiếm
đóng khác với các vùng chưa bị chiếm. Những vùng đã bị chiếm nay gọi là Basse
Cochinchine hay Cochinchine française. Phần còn lại là Cochinchine hay Tonkin.
Cuối
cùng việc định danh bắt đầu 1883 và hoàn tất 1887. Tonkin giữ nguyên.
Cochinchine chính gốc trở thành Annam. Basse Cochinchine hay Cochinchine française
thành Cochinchine tên thuộc địa đầu tiên ở Đông Dương giữ mãi cho đến khi chấm
dứt đô hộ mẫu quốc.
Muốn đi tìm từ
nguyên của Cochinchine, phải trở lui thời mà danh hiệu nầy là tên địa dư của
toàn xứ An Nam với lãnh thổ từ Lạng Sơn đến Qui Nhơn. Vào thời ấy chủ quyền
không vững chắc từ phía nam đèo Hải Vân. Do đó thực tế quốc gia được tổ chức có
quy củ trong 12 trấn từ Lạng Sơn đến Thuận Hóa.
Những
lần đầu tiên danh hiệu Cochinchine được nhắc tới luôn đi kèm với vịnh Bắc Việt,
nơi duy nhất có những hải cảng an toàn và tàu cặp bến được. Hải thuyền đầu tiên là của người Bồ, thủy thủ Bồ là những người đầu tiên tìm gặp lưu vực
Cochinchine. Trước đó vẫn có những kẻ phiêu lưu buôn bán nhưng không tạo nên một
luồng giao thương đáng kể. Vậy Cochinchine từ 1505 đến 1515 là tên gọi vùng ven
biển Bắc Việt có thể đặt chân đến.
Trước khi tìm ra mũi đất Cap de Bonne Espérance (Nam Phi) 22.11.1497, sự hiện diện của vương quốc An Nam đã được thông tri đến Âu Châu bởi Marco Polo vào thế kỷ 13. Tác giả người Venise đã cho xứ sở nầy cái tên Caugigu, theo cách người Tàu đọc Giao Chỉ Quốc, tên người Tàu đặt cho vùng Bắc Việt, khá lâu trước khi Marco Polo viễn du Á Châu. Danh tự nầy xuất hiện dưới một hình thức khác biệt đầu thế kỷ 14 trong cuốn sách về lịch sử xứ Mông Cổ của tác giả Ba Tư Rad Sid Adin. Đó là: Kafchekuo (Kiao Che Kuo, Giao Chỉ Quốc).
Danh tự Giao Chỉ đã
được loan truyền vượt khỏi biên vực của Trung Hoa đến với người Âu Châu, người
muslim để chỉ Bắc Việt và toàn thể vương quốc An Nam. Trong một thời gian rất
dài từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 16, những nhà hải hành muslim (Ba Tư và Arab) đã
xuôi ngược rong ruỗi Ấn Độ Dương và Đông Hải, giao tiếp với các bến tàu dọc bờ
biển Đông Dương và biết thêm về nước Giao Chỉ.
Thế
kỷ 13, nhà thảo mộc học Baytar Arab gọi các phần đất phía Bắc Trung Hoa là “Ma
Cin” (la Grande Chine) tương cận với Phạn ngữ Cina Mahacina, tiếng Arab Cin al
Cin (Chine des Chines). Học giả Qazvini (1203-1283) xem các đảo Viễn Đông kể cả
Java, Sumatra thuộc vùng địa lý Cin.
Cũng
trong thế kỷ 13, Ibn Said phân biệt rõ ràng ”Chine” (Cin) những lãnh thổ quanh
bờ biển Đông Dương khác với Chine proprement dite (Tàu chính gốc, Cin al Cin)
là phần đất từ eo biển Hải Nam trở lên phía Bắc. Người Arab dùng danh xưng
Manzi (man tsue, Man Tử 蠻 子), để gọi Hoa Nam,
là những phần đất dưới quyền cai trị của triều đại Nam Tống. Như vậy những lãnh
địa Ibn Said đề cập dưới tên ‘’Cin’’ không liên hệ gì đến Tàu vì ở phía Nam đế
quốc Trung Hoa và trên thực tế hoàn toàn độc lập.
Danh
xưng Giao Chỉ được ghi rõ ràng nhất trong cuốn Muhit (Đại Dương) của đô đốc Thổ
Nhĩ Kỳ Celibi (1554):
trích Hải trình ven bờ
Viễn Đông như sau: Từ Singafur (Tân Gia Ba) đến Kanbusa (Cambodia); từ Kanbusa
đến Camba (Chiêm Thành); từ Samba đến vịnh Kawsi (Bắc Việt). Các địa danh trong
vùng đều thêm tiếp vĩ ngữ en Chine / en Cin như Kawsi en Chine (Giao Chỉ);
Samba en Chine (chiêm Thành) Kanbusa en chinin (Cambodia), và nhiều nơi khác nữa.
ngưng
trích
Các
ví dụ trên cho thấy các nhà địa dư muslim chia duyên hải Đông Á thành hai vùng:
Cin
(Chine) từ bán đảo Mã Lai đến eo bể Hải Nam, gồm Đông Dương, Nam Dương, Mã Lai,
Cambodia ….
Ma
Cin (Grande Chine) từ Hải Nam lên hướng Bắc.
Dưới
mắt các thủy thủ Arab, mọi lãnh thổ giữa Malacca và Hải Nam đều thuộc vùng địa
lý ‘’cin” và họ dùng chữ nầy ghi thêm vào tên riêng các lãnh thổ khác nhau ấy.
Đô đốc Celebi ghi ”Kawsi al Cin” năm 1551 ghi lại, chứ không do ông đặt ra; cuốn
sách Đại Dương là một tuyển tập các tài liệu Arab đã có.
Châu
thổ Hồng Hà và cả vương quốc An Nam được người Arab định danh là xứ Kawsi al
Cin từ cuối thế kỷ 15. Đó là thời gian người muslim tương giao với người Bồ và
chỉ dạy người Bồ biết các hải trình và tên các xứ ven biển Đông Dương và Ấn Độ
Dương.
Trong
số các quốc gia thuộc vùng ‘’cin” chỉ một mình Kawci còn giữ tiếp vĩ ngữ nầy;
Campacin đã thành Campa. Nhưng Kawsicin vẫn giữ để phân biệt với vùng đất có
tên giống vậy là Koci ở Ấn Độ.
Thành
ngữ arab ‘Kawci min al Cin’ đúng là Kawsi de la Chine. Nay bỏ mạo từ, chúng ta
sẽ có Kawsi min Cin (Kawsi de Chine). Người Bồ đã chuyển âm từ Arab để có danh
tự Cochinchine. Trong danh tự nầy, âm ở giữa ‘in” có nghĩa là thuộc về, tương
đương với ‘de’ trong Pháp ngữ.
Những
lý do vững chắc về lịch sử, địa dư và ngữ học cho phép chúng ta tìm nguyên gốc Giao
Chỉ của chữ Cochinchine, từ khi manh nhà là Quachymchina. Cochinchine qua các
thời đại có nội dung thay đổi; thoạt đầu là toàn thể vương quốc An Nam, rồi đến
Đàng Trong của Chúa Nguyễn và sau rốt là thuộc địa đầu tiên của Pháp trên phần
đất cũ Nam Kỳ của An Nam.
Ngày
nay (theo thời điểm xuất bản 1927 ở Paris), Cochinchine – sở hữu của Pháp,
(possession française) gợi cho người Pháp ở mẫu quốc những cảm nghĩ khác nhau.
Nhưng về lịch sử, danh tự Cochinchine nói lên thời sáng chói sức mạnh của khối
muslim và hào quang hải hành của người Bồ Đào Nha, năm thế kỷ trước.-
==========================================
Saigon ơi |
No comments:
Post a Comment