add this

Wednesday, August 2, 2023

chữ Tàu chữ Việt

 

    cảnh vườn thanh bình Lục Tỉnh xưa

Tây Tàu Việt 

[Note sur le sens des expression langue chinoise écrite et langue chinoise parlée . Hà Nội 1933]

G.Cordier . ttt lược dịch


Âu Châu thường bối rối trước sự kiện người Tàu có ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói khác nhau. Nhưng trong lịch sử, những thế kỷ đầu sau công nguyên, xứ Gaule (tiền thân của France) cũng giống như Tàu. Nói tiếng La tinh bình dân và viết La tinh cổ điển bác học.

Trường hợp Tàu phức tạp hơn vì văn viết và văn nói mỗi thứ lại chia làm hai. Do đó có thể nói rằng ngôn ngữ Trung Hoa chia thành bốn văn phong (style) khác nhau.

1. Cổ văn: dùng trong các kinh điển, ngắn gọn, súc tích, muốn hiểu phải tra cứu

2. Văn chương, ít súc tích hơn, nền tản văn học hiện đại. Có nhiều thể loại như thi ca, văn thư hành chánh, sử học v.v...

3. Quan thoại hay ngôn ngữ đại chúng, ngôn ngữ dùng khắp nước Tàu. Quan thoại giống như các sinh ngữ Âu Châu. Dùng nhiều chữ kép. Ngày nay sách giáo khoa, báo chí, tuyên truyền đều dùng quan thoại.

4.- Hương đàm: những phương ngữ tạo nên do cách đọc sái quan thoại, cộng thêm bất cứ tiếng nói nào, rất thông dụng nhưng không dùng để viết.

Để minh chứng sự khác biệt toàn diện giữa văn nói và văn viết của Tàu, xin nêu một ví dụ. Để diễn tả ý nghĩ: En quel endroit est déposé cet objet? (vật nầy để ở đâu?), một người Tàu sẽ nói: na co long xí ko tai chen no ti fong.

Nay viết ra giấy từng chữ như sau: Na co ( na cá, cái ấy - cet)  tông xi  (東西 đông tây, vật objet) ko (擱 các, déposer) tai  ( tại, en) chen mô  (甚麼  thậm ma, nào, quel) ti phang  (地方 địa phương, endroit).

Ý tưởng ấy nay chuyển qua văn chương sẽ là: 彼物置在何處 Bỉ vật trí tại hà xứ.

Rồi đến cổ văn thì nó sẽ là:  彼物安在 bỉ vật an tại. Câu nầy chỉ gồm bốn chữ, so với sáu chữ của văn chương và tám chữ của quan thoại. Trong thể loại quan thoại, các danh từ, tĩnh từ, động từ không thể một mình diễn tả sự vật, sự việc, động tác, cho nên phải ghép thêm một chữ nữa, nhiều khi đến hai chữ phụ. Trái lại trong văn chương, một tiếng đủ để diễn tả một ý tưởng như một công thức toán học hay hóa học, khúc chiết, gẫy gọn.

Như vậy cùng ý tưởng đơn giản ví dụ trên, người Tàu có bốn cách trình bày:

- cổ văn: bỉ vật an tại  

- văn chương: bỉ vật chí tại hà xứ

- quan thoại: na cá đông tây các tại thậm ma địa phương

- hương đàm 那個東西擱在那點. Na cá đông tây các tại na điểm (nguyên bản không phiêm âm cách đọc Vân Nam).

Nhờ ảnh hưởng tự nhiên của văn hóa hay bằng vũ lực, văn tự Tàu đã ra khỏi biên giới đến Nhật Bản và An Nam. Hai quốc gia nầy, tuy giữ nguyên hình thái cách viết chữ Tàu, có cách đọc riêng. Ví dụ: 人力車 chỉ là chiếc xe kéo mà Tàu đọc  Ren li tche; Nhật: jiur ik cha; người Việt: nhân lực xa.

Ở An Nam chỉ có hai thể loại văn viết được du nhập từ những thế kỷ đầu công nguyên; chứ không có quan thoại, người Việt không biết quan thoại. Người Việt đọc chữ Nho người Tàu không hiểu. Ba chữ 山水白 người Tàu đọc ‘chan, chuei, pe’; người Việt ‘sơn thủy bạch’. Tuy nhiên, văn phạm và ngữ pháp của văn viết từ bên Tàu giữ nguyên; do đó một bài viết theo văn chương bởi một người Tàu sẽ được người Nam hiểu dễ dàng và ngược lại.

Trở lại ví dụ chính, thay vì hỏi người Tàu thì hỏi người Nam. Người nầy sẽ trả lời: “cái đồ nầy ở đâu?”; người bình dân không học Hán Tự nhưng tình cờ câu trả lời nầy gần với câu văn chương: bỉ vật trí tại hà xứ. Chữ nho chỉ dùng cho các văn kiện hành chánh và văn chương bác học, dạy trong các trường để thi hương thi hội v.v…

Đến chừng thế kỷ thứ ba, người Nam đã biết phối hợp các chữ Tàu tạo nên một lối viết mới dựa theo phát âm, gọi là chữ nôm. Nhờ phát minh nầy, người Nam nay vừa có thể dịch, viết cách đọc cổ văn và văn chương Tàu cũng như viết theo cách nói riêng của mình. 

Như trong ví dụ chính, người Nam có thể viết: bỉ vật an tại, bỉ vật chí tại hà xứ và (chữ nôm) cái đồ nầy ở đâu. Tuy vậy, chữ nôm chưa bao giờ được công nhận là ngôn ngữ chính thức.

Khi đặt nền cai trị thuộc địa ở An Nam, người Pháp đứng trước ba cách diễn đạt và viết các ý tưởng của người bản xứ: cổ văn, văn chương và chữ nôm. Người Pháp đã đưa quốc ngữ lên vị thế độc tôn, đẩy chữ nôm vào bóng tối, làm cho chữ Tàu không còn cần thiết.

Xuất xứ: 

https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k9300076.r=G.%20Cordier?rk=21459;2

=============================








No comments:

Post a Comment