Phủ Tuy Lý đường Thuận An
Họ ”đờ” Thừa Thiên
Tôn Thất Tuệ
Viết
hoa hay không ‘’đờ / Đờ‘’ sẽ tính sau. Nhưng xin lỗi, phải dài dòng mới tới được
tuy sờ sờ bên mình, vô đụng ra gặp, mất công chào hỏi.
Chúng
ta thường lịch viết: tướng De Gaulle cao nhồng; nhưng phải viết Général de
Gaulle; cũng như giám mục de Béhaine (Bá Đa Lộc), cố đạo de Rhodes (Alexandre
de Rhodes). De là một giới từ (préposition) để nói về quyền sở hữu như ”of” của
Anh Mỹ.
Chúng
tôi không biết cách đặt tên của Pháp nhưng biết rằng sau ”de” là một địa danh.
Béhaine là tên một làng. De Normandie: Normandie là một vùng đất rất lớn của
Pháp; nổi danh bởi ‘’duc de Normandie’ / Duke of Normandy / quận công
Normandie. Ai học tiếng Anh cũng biết ông nầy qua chiếm Anh năm 1066 và từ đó
tiếng Anh mang hình thức sơ khởi dung hòa với tiếng Pháp trong hệ thống La
Tinh. Lối nầy thế nào cũng liên hệ tới việc phong đất. Nhưng de Béhaine không
phải vậy; Béhaine chỉ là một làng nhỏ, người ta muốn tu sĩ Pigneau ở trong hệ
thống tước quyền nầy cho ai với đời.
Ở
nước mình, Phước Môn Quận Công là tước hiệu của ông Nguyễn Hữu Bài; Phước Môn
là một khu vực tỉnh Quảng Trị. Nhưng người mình không dùng Phước Môn Quận Công
như một họ, họ Nguyễn, họ Trần … Sử Việt ghi tên giám mục Bá Đa Lộc là Bi Nhu
Quận công 悲柔郡公. Bi Nhu phiên âm Pigneau không phải là địa
danh.
Bác
Năm‘’de Gaulle” giống cậu Bảy Ma Cà Rồng (Macron), cả hai đều là tổng thống
Pháp; de Gaulle là họ, nom de famille, family name (last name), không khác
Macron. Mà de thì nhiều lắm vì nhiều: comte de Noailles (bá tước); prince de
Poix (hoàng tử). Kể không ngạ. Không hiểu quận công ‘’de Normandie’’ có làm chủ
khu Normandie, khai thác lấy lợi hay không. Phải chăng chỉ là một vinh hạnh,
thiết nghĩ ông Nguyễn Hữu Bài không thâu thuế của người Phước Môn.
Những
vị trong thế hệ của cha tôi hay trước nữa theo Tây học đều biết những người
mang chữ ”de” thuộc giai cấp quý tộc, biết ý nghĩa từng chữ, có khi còn hiểu sử
địa các vùng đất liên hệ.
Tuy
nhiên, đại chúng xem ‘’de Gaulle’’ một cách thực tiển theo lối độc âm của tiếng
mình, chẳng khác Nguyễn Ánh, Lý Bôn … Theo đó, ‘’de’’ đọc là ‘’đờ’’ là một họ.
Mà là một họ quan quyền, vua chúa.
Ý
niệm nầy dùng ở Huế chỉ hoàng phái của triều Nguyễn. Do đó ”họ Đờ” là tiếng
lóng cho thành phần thuộc đế hệ thi: Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh, Công Tằng, Công Huyền...
Các thứ tôm tép tôn lò chúng tôi cũng ăn ké vinh dự hão nầy.
Khi
đọc sách báo xưa, nếu gặp câu nầy: từ cầu Trường Tiền đi xuống qua khỏi Đập Đá
là khu vực của mấy ông họ Đờ, độc giả hãy biết khu nầy rất nhiều phủ đệ và tư
dinh của mấy mệ như Ưng Thông, Ưng Thiều, Bửu Hội, Bửu Đáp và dài dài dọc theo
con đường xưa mang tên Thuận An, mãi hết Lại Thế, có khi đến Chợ Mai không hay.
Thành
ngữ ‘’Họ Đờ’’ xem như một gallicisme (thâm căn chí cốt là Pháp ngữ) hay
anglicisme (thâm căn cố đế là ăng lê).
Sông
Hương nước chảy lờ đờ
chàng
Đờ đớ đẩng đần đần điên điên.
==========================================
No comments:
Post a Comment