Bình đẳng trong Phật Giáo
Dạ thưa, Trong vụ tranh đấu chống ông Diệm 1963, bề ngoài là nói không chủ trương lập đổ chính phủ, chỉ đấu tranh hủy bỏ quy chế hội đoàn của PG như nghiệp đoàn lao động, hội thể dục, và công nhận là một tôn giáo như TCG La Mã. Nhưng ông Trần Quang Thuận thì thố lộ nhỏ nhẹ phải lật đổ thì sẽ có một chế dộ như của vua Asoka PG thành quốc giáo và đồng thời đem lối học Phật trở về như xưa, chứ bây giờ đám tây học không thể hiểu đúng giáo lý bằng tiếng Anh và Pháp. Nói khác không có Hán Tự thì không hiểu chi về ông Buddha. Nghe vậy, tôi cảm thấy đã bị tha hóa aliéné, ra rìa, cảm thấy đã mất hai điều quý trong đời:
- không học gì được của ông bố, người học gần hết chương trình tiến sĩ trước khi Tây đóng cửa Quốc Tử Giám
- bỏ quên 100% việc xưa dùng trí nhớ hình ảnh mà đọc thuộc lòng kinh Di Đà từ Như thị ngã văn nhất thời Phật tại Xá Vệ Quốc ...
Cảm thấy mừng cho Thích Trí Không đã học Hán Tự và có đi Ấn Độ thế nào cũng học Pali và Phạn.
Từ khi ông TQT nói cho tới bây giờ 60 năm trời.
Sau đảo chánh, người em của ông Huỳnh Bá Huệ Dương đã viết cuốn sách gọi Vua A Dục là Phật Vương. (Ông Huệ Dương là phó chủ tich SVPT, phụ tá ông TQT). Phật vương mà dịch ra tiếng Anh thì không có chi ghê gớm: a Buddhist King (a king who embraces the Buddhist faith). Nhưng sách thì hiều là ông vua đem PG thành quốc giáo và đôi khi còn là Vương Phật, ông Phật lên làm vua như thần quyền.
Tội nghiệp cho vua Asoka; ông chỉ bỏ án tử hình và cấm sát sanh trong dịp cúng kỵ, tế thần. Ông cho khắc vào đá những lời Phật để dùng trong đời sống thực tế, ngõ hầu Ấn có một xã hội an lành, Ông cho mọi tôn giáo tín ngưỡng tự do hành đạo. Có người nói sai Asoka đã thanh trừng nhóm PG có ý kiến khác với em ông. Asoka thấy có sự khác biệt về thần học, đã giúp cho em xuôi Nam đến Tích Lan tránh xa nhóm đối nghịch ở thủ đô.
Thế nào ông TQT cũng vui mừng thứ PG Asoka của ông đã được thực hiện ở VN. PG đã lồng vào chính quyền. Một lý thuyết gia của Tờ Giao Điểm viết rõ: PG VN hãnh diện được đảng CSVN lãnh đạo.
Tuy vậy, ở Hoa Kỳ, ông TQT nói ông sẽ về VN để trấn chỉnh tăng đoàn, dạy cho tăng ni đi đúng giáo lý của Bổn Sư.
Không biết ông có dạy được ai không. Chỉ biết ông bỏ rơi bà Tôn Nữ Túy Thiện và cỗm một em chân dài.
Rất tiếc cho ông không còn sống để thấy cái lông của Phật nó nhúc nhích, cụ cựa như muốn làm tình.
Tây Phương đem giáo lý Phật ra trình bày không dùng Hán Tự mà dùng Pali. Khi Tây Phương đã biết khá nhiều về PG thì người Nhật mới đem Zen qua, và Zen thì quảng diễn bằng Hán Tự.
Chúng tôi xin chép một bài ngắn bằng tiếng Pháp để quy vị xem xét ý kiến của ông TQT. Nói khác quý vị sẽ xét một bài về PH bằng tiếng Pháp có đúng theo giáo lý PG hay không.
Bình đẳng trong PG
JePense.org 27 Feb 2021
Bình đẳng là nguyên tắc đối xử mọi cá thể có đủ trang trọng và giá trị cao quý. Đó là một nền luân lý đặt trên cơ sở là kính trọng.
Ở Tây phương, ý niệm bình đẳng liên hệ trước tiên đến quyền của con người về dân sự và chính trị; ví dụ bình đẳng trước pháp luật.
PG khai triển một viễn tượng khá khác biệt về bình đẳng, ít chú trọng đến các thứ quyền nhưng nói đến sự tôn kính dành cho tha nhân. Vậy đó là một nền luân lý hàng đầu, sâu đậm và không tách khỏi bác ái từ bi.
PG quan niệm mọi cá thể đều có giá trị tôn quí ngang nhau. Những cá thể ấy gồm nhân thể và phi nhân thể.
PG soi rõ các nguyên nhân "khổ" của nhân loại, để biết những thương đau mà chúng ta là nạn nhân; nhưng đứng trước khổ đau ấy, chúng ta đều bình đẳng.
PG tự cho mình mang mục tiêu phá vỡ sự ngu dốt (si) mà ngu dốt chính là căn bản nền móng của những khổ đau nầy, ngu dốt làm chúng ta không nhận biết những định luật căn bản của vũ trụ, gồm hai định luật hàng đầu là vô thường và tương duyên.
Nhưng mục tiêu và ý hướng ấy không giới hạn trong phạm vi cá nhân. Cá nhân phải chia xẻ con đường nầy với người khác. Do đó, PG đã kết hợp sự thông hiểu cá nhân vào tình thương từ bi dành cho tha nhân, cho kẻ khác.
Trong tinh thần ấy, sau một buổi thiền định hay một thời tụng niệm chúng ta nguyện cho mọi thể nhân:
- hưởng trọn hạnh phúc và các nguyên nhân hạnh phúc
- giải thoát khỏi khổ đau và các nguyên do khổ đau.
- không bao giờ xa cách nguồn hạnh phúc vĩ dại không thương đau
- sống trong an lạc tuyệt đối không nhiễm đam mê, gây hấn và định kiến sai lạc.
Lời nguyện trên đây mô tả tinh lý của tình thương của bác ái từ bi: thương mến trân quý những kẻ sống khác và làm cho họ xa lìa khổ đau của chính họ.
Lời nguyện trên đây mô tả tinh lý của tình thương của bác ái từ bi: thương mến trân quý những kẻ sống khác và làm cho họ xa lìa khổ đau của chính họ.
Lòng mẫn cảm nầy không chọn lựa giới hạn mà giành cho người thân cũng như người chưa quen, xa lạ và khác biệt.
Trong PG, các thể nhân có những điều giống nhau, nhất là có tiềm năng ý thức trổi dậy. Mọi nhân thể, ý thức hay không ý thức, đều đi tìm an sinh, quân bình nội tâm và diệt trừ khổ đau. Mọi nhân thể đều mang trong người tính chất Phật và có khả năng đạt sự thức tĩnh toàn diện.
Phật là người đã thức tĩnh toàn diện và cũng là người giúp kẻ khác tìm ra con đường thức tĩnh và đạt an lạc, trong lành nội tâm.
Trong PG không phải chỉ con người, thể nhân mới đi tìm an sinh và an bình. Súc vật cũng làm như vậy. Nói khác, súc vật cũng mong cầu tránh khổ đau và tìm con đường hạnh phúc vững bền. Trong nghĩa nầy, chúng ta có bình đẳng giữa người và thú vật.
Quan niệm nầy làm chúng ta cứu xét mối tương quan giữa người và vật, đưa chúng ta thẳng đến ý niệm tương lập. Chúng ta đã nhận định rằng: chúng ta chỉ hạnh phúc nếu chúng ta cho phép súc vật sống một cách bình thường.-
L’égalité dans le bouddhisme
27 FÉVRIER 2021. JePense.org
L’égalité est le principe qui consiste à traiter chaque être humain avec attention et dignité. C’est une morale qui se fonde sur le respect.
En Occident, la notion d’égalité concerne avant tout les droits de la personne en matière civile et politique; c’est par exemple l’égalité devant la loi.
Le bouddhisme développe une vision assez différente de l’égalité, qui se fonde moins sur le droit que sur l’attention portée à l’autre. C’est donc une morale première, profonde, indissociable de la compassion.
Le bouddhisme considère que tous les êtres sont d’égale dignité ; or ces « êtres » englobent aussi bien les humains que les non-humains.
L’enseignement bouddhique éclaire les causes de la misère de l’humanité, à savoir la souffrance dont nous sommes tous victimes et devant laquelle nous sommes malheureusement tous égaux.
Le bouddhisme se fixe pour objectif de rompre l’ignorance qui est à la base de cette souffrance, en particulier la méconnaissance des lois fondamentales de l’univers, au premier rang desquelles l’impermanence et l’interdépendance.
Mais cette ambition ne doit pas rester personnelle : le chemin doit être partagé. C’est ainsi que le bouddhisme allie sagesse personnelle et compassion pour les autres.
A ce titre, notons que la méditation bouddhique se termine habituellement par une dédicace destinée aux autres :
Puisse tous les êtres jouir du bonheur et des causes du bonheur,
Puisse-t-ils être libres de la souffrance et des causes de la souffrance,
Puisse-t-ils ne jamais être séparés du grand bonheur dénué de souffrance,
Puisse-t-ils demeurer dans la grande équanimité qui est libre de toute passion, de toute agressivité et de tout préjugé.
Cette dédicace traduit l’esprit d’amour et de compassion qui consiste à chérir les autres êtres vivants et à souhaiter les délivrer de leur propre souffrance.
Or cette bienveillance ne doit pas être sélective : elle s’adresse aussi bien à nos proches qu’à ceux que nous ne connaissons pas, qui nous semblent lointains ou différents.
L’égalité fondamentale des êtres humains dans le bouddhisme.
Dans le bouddhisme, les êtres humains possèdent les mêmes caractéristiques et le même potentiel d’éveil :tous les êtres recherchent, consciemment ou non, le bien-être, l’équilibre et la cessation de la souffrance,
tous les êtres humains possèdent en eux l’état de bouddha, autrement dit chacun peut en théorie accéder à l’éveil complet.
Notons que le bouddha est l’être qui s’est éveillé mais aussi celui qui aider les autres à trouver le chemin de l’éveil et de l’équanimité (tranquillité, sérénité, détachement).
L’égalité homme-animal dans le bouddhisme.
Selon la philosophie bouddhique, les êtres humains ne sont pas les seuls à rechercher naturellement le bien-être et la tranquillité. Les animaux sont aussi concernés.
Autrement dit, les animaux souhaitent eux-aussi éviter la souffrance et trouver une certaine forme de bonheur stable. En ce sens, on peut parler d’égalité entre animaux et humains.
Cette idée nous amène à reconsidérer le lien entre l’Homme et l’animal, dans la droite ligne du concept d’interdépendance. Nous réalisons alors que nous ne pouvons être heureux que si nous permettons aux animaux de vivre normalement.----
No comments:
Post a Comment