add this

Thursday, January 18, 2024

Hamas, Hamas và Do Thái





        Yahya Sinwar tác giả kế hoạch tấn công DT Oct7

Chuyện Hamas chưa xong

Palestine Returns To Center Stage
Der Spiegel Dec 21, 2023
ttt dịch

Cuộc tấn công Oct7 là điểm đổi hướng của Do Thái và của Hamas luôn thể. Với DT biến cố nầy chẳng khác gì các cuộc sát hại tập thể người DT. Với Palestine, nó nhắc nhở thảm trạng Nabka 1948, người Palestine bị đuổi khỏi quê tổ nhường đất cho DT.
DT oanh tạc khu gia cư Gaza

Nhưng về chính trị, từ ngày đó vấn đề Palestine trở lại vị trí trung tâm chú ý của thế giới và DT đã mất ảo tưởng có thể giải quyết vấn đề Palestine theo ý riêng của mình. Saudi Arabia ngưng thảo luận bình thường hóa ngoại giao song phương. Nga Tàu dò dẫm tìm đường vào khu vực Trung Đông. Liên Âu đang tìm cách xác định vai trò của mình. Và nhất là HK phải hứng chịu mọi hậu quả việc đứng về phe DT. Hamas đã trở thành kẻ thù chính của DT. Tổ chức Fatah thế tục xưa nay điều khiên chính phủ Palestine xem như không còn trên địa bàn quân sự và chính trị.
Cục diện mới nầy chính là những gì Hamas mong muốn khi tấn công Oct7, kèm theo việc bắt càng nhiều càng tốt con tin để làm giá trao trả tù binh.

Nhưng thủ lãnh Hamas là Sinwar còn thấy hậu quả sâu xa hơn: lung lay tin tưởng của dân DT đối với chính phủ và quân đội, làm mất ý nghĩa công trình phòng thủ mà DT hãnh diện. 

Ngay hôm sau, quân đội DT đã gọi tái ngũ các thành phần trừ bị. Quân đội tấn công Gaza gây tử vong cho 20 ngàn người và cho biết đã bắn hạ 7 ngàn Hamas gồm 1/2 thành phần chỉ huy.
Vì sao Hamas chấp nhận trước sẽ mất Gaza, địa bàn hoạt động tối thiết? DT có thể tiêu diệt hoàn toàn tổ chức Hamas hay không? Phải chăng nhân cơ hội nầy, Hamas sẽ mạnh hơn, nhiều uy thế hơn?
Nhằm trả lời phần lớn những câu hỏi nầy, độc giả cần biết về nhân vật Yahya Sinwar mà cuộc đời gắn liền sự hưng thịnh của Hamas, những lần đổi thay bộ mặt của tổ chức nầy và tại sao Oct7 xẩy ra.

Lịch sử của Hamas bắt đầu Dec 1987, như một chi nhánh địa phương Gaza của tổ chức Muslim Brotherhood Ai Cập, không lâu sau cuộc nổi dậy đầu tiên chống lại việc chiếm đóng của DT. Ahmed Yassin, gần như mù và ngồi xe lăng, đã thành lập Hamas, tên tắt của Phong Trào Kháng Chiến Hồi Giáo. Đồ đệ hoạt động nhất của ông là Sinwar, thanh niên trẻ giữa 20 và 30 tuổi, lớn lên trong trại tỵ nạn Khan Yunis. Tuy ít tuổi, Sinwar đã ở trong tù DT nhiều tháng trời và nổi danh có nghề sát hại người Palestine hợp tác với DT.



Ahmed Yassin
Trước đó, Yassin và các chiến hữu không tham dự cuộc kháng chiến vũ trang do thành phần quốc gia và thế tục lãnh đạo. Thay vào đó, nhóm nầy chủ trương Hồi giáo hóa xã hội. Yassin được Ủy Ban Quân Quản DT cấp giấy phép thành lập một hội muslim; người của ông được giao trách nhiệm điều hành các trường học, bệnh viện và trung tâm tôn giáo.


Lúc ấy, quan ngại chính của DT là những thành phần quốc gia chiến đấu và xem những kẻ nhiệt tình muslim là đối nghịch với phe quốc gia và ủng hộ nhóm nầy. Đó là lỗi lầm ngu xuẩn nhất, theo các nhà bình luận, nhưng đó chỉ là một trong những sai lầm đầu tiên đưa đến thảm họa 36 năm sau là vụ Oct7.
Nói về thời gian 35 năm trước. Yasser Arafat, lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Palestine (PLO) mang tính chất thế tục, lưu vong tại Tunisie vận động thương thuyết với DT để hình thành chính sách hai quốc gia, công nhận quyền hiện diện của DT. Trong lúc ấy, Hamas đi theo con đường khác; tin rằng thời gian đã chín muồi để phát động cuộc thư hùng vũ trang.

Cương lãnh của tổ chức ấn hành 1988 đầy rẫy những chủ thuyết chống DT, kêu gọi thánh chiến vì Palestine và loại bỏ mọi thương nghị với DT.

Không giống những tổ chức khủng bố như IS (Islamic State) hay Al Qaida, Hamas chú tâm  thành lập một quốc gia Palestine, chứ không nhắm đến thánh chiến toàn thế giới hay một quốc gia tôn giáo cho mọi người muslim quy tụ chung sống.
Tổ chức nầy là tổ chức của người tỵ nạn nuôi dưỡng trong đầu ý nghĩ trở lui những nơi ở mà chính họ hay cha mẹ bị đuổi khỏi trong thời gian lập quốc DT.
Họ tha thiết có một xứ sở và xứ sở nầy là một quốc gia Islamic. Mặc dù có những hình thái sinh hoạt giống nhau, Hamas và IS có nguồn gốc, mục tiêu và ý thức hệ khác nhau.


Thành lập xong không lâu, Hamas đã bắt đầu tấn công DT. Năm 1989, quân Hamas đã bắt cóc giết hai người lính DT trong vùng Gaza.


Michael Koubi, bây giờ 78 tuổi, đảm trách điều tra cho tổ chức tình báo nội địa Shin Bet ở Gaza cuối thập niên 1980. Ông đi một bước triệt để: Ngày May 9 1989, ông ra lệnh bắt tất cả thành viên Hamas kể cả Yassin và Sinwar. Lúc ấy Sinwar 27 tuổi. Koubi nói rằng lúc ấy ông đã thấy Hamas là kẻ thù chính. Việc làm hôm nay (tấn công Hamas) đáng lẽ phải làm mấy chục năm trước.
Koubi đã thẩm vấn tác giả kế hoạch Oct7. Sinwar cho biết là người phụ tá đắc lực nhất của Yassin, đã thành lập và điều khiển Madj, mật vụ của Hamas, công nhận Hamas đã thi hành 12 vụ ám sát. Được hỏi vì sao không lập gia đình, Sinwar trả lời: Hamas là vợ tôi, là con tôi, là cha mẹ tôi. Đồng thời Sinwar tin sẽ có ngày người Palestine ra khỏi tù để tiêu diệt DT.
Năm 1989, một tòa án DT tuyên phạt Sinwar bốn đời chung thân. Sinwar đã ở trong tù hơn 20 năm.
Esmat Mansour ở chung tù với Sinwar cho biết lúc ấy số hội viên Hamas đâu có bao lăm, vài trăm người và đã bị bắt hết. Nhưng sau cuộc nổi dậy thứ hai đầu ngàn năm mới, con số nầy tăng vọt và Hamas đã trở thành lực lượng lớn nhất trong tù và ngoài tù. Và từ đó úy tín của Sinwar cũng tăng theo.


Esmat Mansour
Theo Michael Milshtein, giáo sư ĐH Tel Aviv, cựu trưởng quân báo DT chi vụ Gaza, các cơ quan an ninh DT tin có thể kiểm soát Hamas bằng cách bỏ tù cả lũ. Ông nói không có gì sai lạc hơn; với Hamas không có bên trong và bên ngoài ngục thất. Người mẫu lý tưởng của Sinwar, Yassin ở tù 10 năm, ra tù còn vững mạnh hơn. Sinwar liên lạc đều đều với bên ngoài qua các luật sư và các tù nhân khác. Sinwar dùng điện thoại DT cho phép để nghe lén và thu lượm tin tức.
Mansour đã được Sinwar tâm sự, kể lại những khổ cực thời thơ ấu ở trại tỵ nạn và luôn nhấn mạnh, một ngày kia rất gần DT sẽ bị đánh bại, gia đình của ông sẽ trở về làng xưa là Ashkelon. Nabka, cuộc di dân 1948, luôn chiếm hết thế giới quan của Sinwar.

Trong thời gian Sinwar ở tù, thế giới thay đổi nhiều. Thủ tướng DT Yitzhak Rabin và lãnh tụ PLO Yasser Arafat đã bắt tay nhau trong vườn White House năm 1993, đồng thỏa thuận để người Palestine có quốc gia nhà nước riêng ở West Bank và Gaza, đổi lấy sự công nhận quyền hiện diện của DT và ngưng bạo động khủng bố.

 từ tráiYitzhak Rabin, Bill Clinton, Yasser Arafat
Hamas cố sức phá hoại giải pháp hai quốc gia bằng cách sát hại thường dân và binh sĩ DT và mở đầu đợt nổ bom. Tuy nhiên tương lai còn ánh sáng. Thỏa ước Oslo chấm dứt việc chiếm đóng và từ đó xuất hiện một quốc gia độc lập. Nhờ tiền của Âu Châu, HK và các quốc gia trong vùng vịnh, Gaza phát triển nhanh. Có phi trường mới, có tem bưu điện riêng, có mã số điện thoại quốc gia riêng.
Năm 1995, thủ tướng Rabin bị ám sát bởi một người DT hữu khuynh quá khích. Hai tháng sau, người làm bom quan trọng nhất của Hamas bị sát hại vì chất nổ gài trong điện thoại lưu động. Hamas trả thù bằng cách giết hại mấy chục người DT trong vài ngày. Netanyahu thắng cử loại bỏ kẻ nối nghiệp Rabin là Shimon Peres.

Mohammed Deif
Mohammed Daib Ibrahim al-Masri, được gọi tên là Mohammed Deif, kế nghiệp người làm bom xấu số nói trên. Giống như Sinwar, Deif là con một người tỵ nạn sinh ra và lớn lên trong trại Khan Yunis; hai người quen nhau từ lúc còn nhỏ. Ít năm sau, Deif thăng cấp lãnh đạo các Trung Đoàn Qassam, phân bộ quân sự của Hamas. Deif thoát chết bảy lần âm mưu ám sát của DT, mất một tay, một chân và một mắt. Deif đã cùng Sinwar thiếp lập kế hoạch tấn công Oct7. Deif không xuất hiện trước đám đông trong vòng 30 năm qua, không ngủ một nơi nào qua đêm thứ hai vì sợ DT biết. Deif nghĩa là người khách trú. 
Ehud Barak và Ariel Shanon kế vị Netanyahu trong hai nhiệm kỳ ngắn và Netanyahu trở lại chính quyền. Cả ba ông đều thuộc hữu khuynh cực đoan. Cả ba ông đánh dấu khúc cuối của giai đoạn tin vào một vùng đất yên bình. Và đó cũng là những năm gọi là nổi dậy lần thứ hai.
Theo thống kê của DT, trong vòng bốn năm đầu kỷ nguyên hai ngàn, Hamas đã thực hiện 425 lần tấn công khủng bố, gây thương vong cho 377 người Do Thái tại các trạm xe buýt, nhà hàng và các khu thương mãi. Sharon phản công rất tàn bạo mãnh liệt. 3.000 người Palestine chết, đại đa số là thường dân.

Trong khi tình báo nội địa DT đã thanh toán nguội các lãnh tụ Hamas kể cả Yassin, các bác sĩ đã cứu sống Sinwar trong tù, mổ não lấy bứu năm 2004.


Hai năm sau, ký giả Yaram Binur vào thăm và phỏng vấn Sinwar trong nhà tù Beer Sheva. Binur ghi nhận khi Sinwar nói, mọi người im lặng, khi Sinwar muốn ngồi, một người trải chiếc thảm cầu nguyện trên ghế cho ông ngồi. Sinwar nói tiếng Hebreux lưu loát.
Sinwar yêu cầu người DT biết rằng Hamas không bao giờ công nhận quốc gia Israel nhưng Hamas chấp nhận đình chiến lâu dài. Việc ngưng tương tranh đố kỵ nầy sẽ đưa đến thái bình và thịnh vượng trong vùng, ít nhất một thế hệ.



nhà báo Yaram Binur
Tình thế thuận tiện cho Hamas. Arafat chết năm 2004, người thừa kế Mahmoud Abbas kém hấp dẫn không thể lấp đầy khoản trống. Năm 2005, Sharon đơn phương di tản khỏi Gaza các nhóm người lập cư và được Hamas hoang nghênh. Năm sau có cuộc bầu cử ở West Bank và Gaza, lần đầu tiên Hamas tham dự, giới thiệu ứng cử viên và tranh cử với những nhóm khác. Kết quả tổng quát Hamas được 56% số phiếu và chiếm đa số tuyệt đối trong nghị viện nhóm tại Ramallah. Ý nghĩa quan trọng khác, đó là cuộc đầu phiếu chống lại sự thiếu hiệu năng và tham nhũng trong chính phủ Palestine, và biểu lộ thất vọng đối với diễn trình hòa bình. Một số Thiên Chúa Giáo bỏ phiếu cho người muslim.

Nhưng một chính phủ do nhóm khủng bố Hamas lãnh đạo không hợp nhãn với DT, HK và các nước Âu Châu; các nước nầy dọa sẽ bài trừ. HK trợ giúp Fatah đảo chính bằng vũ trang nhằm ép Hamas phải rút lui; Fatah là tổ chức bảo an vũ trang trong vùng Gaza. Nhưng Hamas ra tay trước và đuổi Fatah ra khỏi Gaza trong một trận đẫm máu năm 2007. Chính phủ Palestine kêu gọi thợ thuyền phe mình ở Gaza đình công nhưng Hamas đem người của mình vô thế, càng làm Hamas vững mạnh thêm. Từ đó, Hamas nắm quyền ở Gaza; Abbas ngày một thêm độc đoán và mất uy tín, tiếp tục cai trị West Bank.


Trong buổi loạn ly sau khi Hamas chiếm quyền bính, một biến cố xẩy ra tạo nên một tác lực to lớn đối với các diễn biến tương lai. Giữa năm 2006, Hamas bắt cóc một người lính DT tên Gilad Shalit, theo một kế hoạch quyết định trong nhà tù Beer Sheva. Em trai của Sinwar là một thành viên trong toán bắt cóc và canh giữ con tin Shalit.
Theo một tờ báo DT, từ trong tù năm 1998, Sinwar đã ra lệnh Hamas đào đường hầm để bắt cóc lính DT làm con tin trao đổi tù binh. Đường hầm nầy bị phát giác. Nhưng từ đó, quan niệm đường hầm tiếp tục được suy nghiệm và thi hành để trở thành một yếu tố chính trong chiến thuật và chiến lược của Hamas.

DT phải mất năm năm thương thuyết giao trả Shalit.

Oct 2011, Sinwar và 1.026 tù nhân Palestine được trả tự do đổi lấy một người lính, tên Shalit. Dân chúng Gaza ăn mừng gọi Sinwar là người hùng giải phóng.

Những ngày kế tiếp, Sinwar tuyển mộ chiến binh cho Trung Đoàn Qassam. Khi còn trong tù, Sinwar kêu gọi hợp tác với Iran và Iran đã gởi đến Gaza nhiều huấn luyện viên. Iran cùng Hamas dựng lên một xưởng chế tạo hỏa tiển.
Thỏa thuận trao trả Dalit được Netanyahu phê chuẩn đã mở đường cho Sinwar trở thành lãnh tụ Hamas. Nếu tỷ số trao đổi 1/1.027 được áp dụng, Hamas chỉ bắt cóc mươi lăm lính DT là đủ phóng thích tù binh.

Dẫu sao, Hamas vẫn có một chính quyền bỏ túi, một nhà nước tý hon trong vùng Địa Trung Hải, với hơn hai triệu dân. Nhưng quốc gia nầy cô lập đối với DT, không đường bộ, đường bay và đường biển. Gaza vẫn là một khu bị chiếm đóng theo ghi nhận của Liên Hiệp Quốc.
Hamas không ngân quỹ riêng; chính quyền tự trị ở Ramallad chấm dứt tài trợ. Hamas còn bị tách biệt với hệ thống ngân hàng thế giới. Mấy năm rày, tiền bạc dùng để đánh DT đều do Iran cho. Từ 1990, mỗi năm Teheran cấp 100 triệu dollars. Nhưng chính yếu là cung cấp trực tiếp vũ khí đạn dược và kỹ thuật làm hỏa tiển và drone.

Hamas diễn binh phô trương lực lượng

Từ khi DT đơn phương rút khỏi Gaza, Hamas đã thành lập một quân đội, theo nghĩa đầy đủ. Trước Oct7, có 30.000 chiến binh, gồm các đơn vị tin học (cyber) và người nhái. Tầm bắn hỏa tiển từ 40 nay lên đến 240 km. Không kể vùng được bao che bởi hệ thống Vòm Sắt, Hamas có thể bắn vào bất cứ chỗ nào trên lãnh thổ DT.
Súng máy AK-47 và đạn đều chế tạo tại Gaza, cùng với rocket chống chiến xa, drone tự sát. Mặc dù bị DT tiêu hủy trong bốn kỳ đụng độ lớn, các kho vũ khí của Hamas ngày một lớn thêm.

Năm 2012 HK đã yêu cầu Qatar dung chứa các cấp lãnh đạo Hamas thay vì tạm trú ở Damascus. Từ đó, cấp chỉ huy Hamas cư ngụ tại Doha, và có đại diện tại Gaza. Mục đích của HK là có đường dây liện lạc với Hamas và giảm bớt ảnh hưởng của Iran. Qatar trở thành nguồn viện trợ chính yếu cho Gaza.
Tiền bạc được chuyển khoản trực tiếp hay đựng trong các va li chuyển từ nội địa DT qua Gaza bởi đặc uỷ Qatar Mohammed Emadi. Khi mang bị bạc đến Tel Aviv, Emadi được mật vụ DT tiếp và hộ tống đến trạm biên giới Kerem Shalom để đưa tiền vô tay đại diện Hamas.

Nhưng vì sao Hamas cứ tiếp tục nả hỏa tiển vào DT và DT oanh tạc phản công; đồng thời giúp Hamas có tiền sống còn? Rõ ràng DT và Hamas nương nhau mà sống. Netanyahu tranh cử với khẩu hiệu bảo đảm an ninh và tiêu diệt nhóm khủng bố nầy. Nhưng ngả sau, Net cho phép Qatar viện trợ mỗi tháng 30 triệu từ 2019.

Netanyahu tại chiến trường
Ông nói: ai muốn ngăn chận việc thành lập một quốc gia Palestine, thì phải làm cho Hamas lớn mạnh vững mạnh. Phương cách tiêu trừ giải pháp hai quốc gia là tách biệt Gaza khỏi West Bank.
Bộ trưởng tài chánh Bezalel Smotrich nói rõ rằng Chính Quyền Palestine là một gánh nặng; Hamas là một nguồn lợi, một điểm quý. DT và Hamas có chung mục tiêu là làm suy yếu Chính Quyền Palestine. Hai bên cùng hưởng lợi. Hamas tiếp tục củng cố nhà nước bỏ túi. Netanyahu mua được sự yên ổn, rảnh tay phát triển các khu lập cư ở West Bank một cách dễ dàng và hữu hiệu; đã xóa mờ viễn ảnh hai quốc gia sống chung.


Nhờ tấn công đánh đấm với DT mà Hamas đã trở thành kẻ bảo vệ người Palestine. Từ đó Gaza là địa bàn chính yếu của cuộc tương tranh và là biểu tượng kháng chiến Palestine.

Netanyahu không bị cấn cái vì vai trò ngoại giao của Palestine, đã một mình thương thảo với các nước Arab để bình thường hóa song phương hay đa phương mà không cần điều kiện chấm dứt chiếm đóng Palestine.
Netanyahu thỏa mãn với mô thức sống chung DT và Hamas.
Feb 2017, Sinwar được bầu làm thủ lãnh Hamas ở Gaza, đánh dấu việc chuyển hướng về quá khích đấu tranh của tổ chức nầy. Nhưng tiếp theo thành công dân cử nầy là một giai đoạn tương đối ôn hòa.

Khaled Meshaal
Vài tháng sau, Khaled Meshaal, cựu lãnh tụ Hamas đang lưu trú tại Qatar, công bố một chương trình chính trị mới thêm vào cương lãnh của nhóm công bố 1988. Tuy không công nhận quyền sống còn của DT, văn kiện nầy nói tới một quốc gia Palestine bên trong biên giới ấn định năm 1967.

Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, Sinwar dùng lời thân thiện hoa mỹ nói với báo chí: Chúng tôi, người Palestine, từng đoàn, từng đoàn bước ra khỏi hầm hố để tìm các điều tương nhượng dung hòa; chúng tôi tin tưởng có những phương cách khác với phương cách tiêu hủy đập phá để giải quyết các tương tranh. Chúng tôi đầu tư vào hòa bình và tình thương.
Nhưng đó chỉ là một khía cạnh nhỏ. Khía cạnh thực sự khác trong lời nói của Sinwar u tối hơn. Cùng trong lần phỏng vấn nầy, Sinwar nói: Người dân Gaza như con hổ đói, nhốt trong củi sắt, đang chết đói. Đó là con thú mà DT muốn hạ nhục. Nay con thú được cởi trói, ra khỏi củi, không ai biết con thú đi về đâu và sẽ làm gì. Hamas không thể tiếp tục sống như xưa; các điều kiện sống không chịu được. Bùng nổ sẽ không tránh được. 
Sinwar theo chiến lược hai gọng kìm. Một mặt ông lo phát triển khả năng quân sự. Sau lần đụng độ 2021, Sinwar cho biết có 500 km đường hầm; Hamas đổ tiền làm những đường hầm nầy; dùng xi măng và vật liệu kiên cố hoàn chỉnh các xưởng vũ khí, nơi trú ẩn. Các tỉnh thành, trung tâm dân cư cách nhau nhiều km đều nối kết bằng đường hầm.


Lính DT trong đường hầm dưới bênh viện Al Shifa
Mặt khác Sinwar nghĩ chuyện tham dự các cuộc bầu cử sẽ xẩy ra trên lãnh thổ Palestine. Trong tinh thần sống chung, ông đã thương thảo với DT để Hamas cai trị Gaza trong dài hạn và cho dân chúng kinh doanh rộng rãi. Nhưng DT không chấp thuận.


Oct 2022, Nasser Al Qudwa, năm nay 70 tuổi, đã gặp vị lãnh tụ Hamas nầy ở Gaza. Giống như Sinwar, Qudwa sinh ra và lớn lên ở Gaza, thuộc thành phần ưu tú. Ông là cháu của Yasser Arafat, đã từng làm ngoại trưởng dưới thời tổng thống Abbas cho đến khi hai người chia tay. Ông sống ở Pháp nhưng thường về Trung Đông làm trung gian thương thảo giữa các phe nhóm khác nhau.
Cuộc gặp mặt tay đôi nầy đặt trọng tâm vào sự thống nhất Gaza và West Bank. Qudwa kể lại: Chúng tôi muốn Hamas bỏ quan niệm Hamas một mình gánh trách nhiệm lãnh đạo Gaza. Trông như Sinwar chấp nhận điều nầy, vì lúc ấy, giới lãnh đạo Gaza đang muốn trở về với PLO và chính quyền quốc gia.
Thực tế chính trị cho biết, các lời trên chỉ là ngụy trang nhưng vẫn khéo léo làm cho DT tin tưởng không đề phòng.
Hơn một năm trước vụ Oct7, mật vụ DT nhận kế hoạch chi tiết tấn công. Trước tiên là hàng loạt hỏa tiển và drone bắn phá các camera thu hình an toàn và các súng liên thanh điều khiển từ xa mà DT đặt theo hàng rào quanh Gaza. Sau đó chiến binh sẽ đạp rào mà vào bằng xe gắn máy, diều dơi hay chạy bộ đến 60 vị trí.
Nhưng mật vụ và quân đội xem đó là một ước mong mộng mơ của Hamas; nhận định nầy vẫn không thay đổi khi các đơn vị biên phòng báo cáo ngày nào drone của Hamas cũng lượn quanh các pháo đài; Hamas đã dựng sa bàn là những đài quan sát của quân đội để tập trận; đã kéo những chiếc xe tăng cũ của DT ra thao trường tập cách tấn công.

Khi 3.000 quân phá hàng rào biên giới tấn công các trạm canh, thành phố và ki bút vào ngày Oct7, quân đội phải mất cả bảy tám giờ hay nửa ngày mới đến nơi tiếp cứu, khi đã có 240 người bị bắt làm con tin và 1.200 người chết.

Người DT đang nghe nhạc bị Hamas tấn công

Giới tình báo cho rằng Hamas muốn bắt thật nhiều con tin để trao đổi 7.000 tù nhân Palestine. Làm được thế thì uy tín của Hamas lên đến mức tối đa. Quân Hamas mang theo lựu đạn phóng bằng hỏa tiển, mang theo đạn dược và thực phẩm đủ nhiều ngày để đánh sâu vào các mục tiêu xa hơn.

Cuộc tấn công nầy không được phối hợp với các cấp lãnh đạo sống ở Qatar. Lãnh tụ tối cao Ismail Haniyeh, khi súng nổ, còn nghỉ mát ở Istanbul và không hay biết gì. Nhưng nay ông trở nên quan trọng vì là người duy nhất có thể liên lạc với Hamas mà HK và DT đang nhờ làm mô giới thả con tin.
Ngoại trưởng Iran Hossein và thủ lanh Hamas Haniyed ở Qatar

Dân chúng Palestine biểu tình mừng vui tiếp đón tù binh được trao trả, và họ xem việc nầy là nhờ Oct7 mà có. Theo một cuộc thăm dò dư luận, nửa dân số West Bank ủng hộ Hamas và mong TT Abbas từ chức.
Nhận định chính xác có lẽ là dân chúng West Bank lo ngại sự độc đoán của Hamas và không còn tin tưởng vào Chính Quyền Tự Trị và PLO. Nói khác, Hamas chỉ có thắng lợi quân sự nhưng chưa lấy hết lòng người West Bank. Chưa có một kế hoạch phối hợp đầy đủ để giải quyết nạn người Palestine bị người DT lập cư chiếm đất và sát hại. Định mệnh của West Bank không thể giải quyết độc lập với định mệnh Gaza.
Trong ba tháng qua, DT đã biến Gaza thành những đống gạch vụn và xua đuổi hơn 2 triệu người. Tuy vậy ai cũng tự hỏi:  DT có thể tiêu diệt hoàn toàn Hamas hay không?
DT cho biết đã hạ sát 7.000 quân khủng bố, và phá hủy hệ thống chỉ huy của Hamas, tịch thu 800 cột chống đường hầm.
Trong buổi thuyết trình tháng Dec 2023, một vị trung tá cho biết ngày Oct7, trong vòng vài giờ Hamas đã từ thị trấn Beit Hanun, đông bắc Gaza, bắn ra 350 hỏa tiển. Quân đội đã lục soát khu vực và tìm thấy nhà nào cũng có vũ khí. Quân đội đã ngưng tiến vào các đường hầm vì quá nhiều bom gài. Theo ông các địa đạo nầy vẫn còn sử dụng.

Chỉ riêng về phương diện quân sự, các nhà phân tích cho rằng DT không thể tiêu diệt Hamas. Ý kiến nầy đã được New York Times đưa thành khuôn mẫu. Nhưng phải xét Hamas dưới nhãn quan rộng rãi hơn về chính trị và xã hội.
Hamas là một cơ cấu chính trị, hạ tầng cơ sở xã hội. Cho dù Hamas bị tiêu diệt, ý thức hệ chiến đấu vũ trang sẽ xuất hiện dưới một hình thức khác. Thiên hạ quên rằng Hamas đã mất 16 năm mới thành hình.
Những người DT chủ trương quyết liệt vẫn thấy rằng Hamas không những là một mạn lưới khủng bố mà là một lực lượng ăn sâu vào xã hội. Nhưng chính quyền DT chỉ nghĩ đến quân sự. Vài chục năm vẫn chưa đủ thời gian giải quyết vấn đề ý thức hệ, vì nó nằm trong tim óc người Palestine.

DT và HK chưa chắc đã thành công làm suy yếu Hamas về kinh tế. Hamas vẫn tiếp tục nhận những đợt tài trợ hùng hậu của Iran. Hamas điều khiển chừng 40 công ty địa ốc và xây cất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Algérie, các nước Arab, mỗi năm thu lợi 500 triệu dollars.
Chuyên gia về Hamas người DT tin rằng Hamas có bị tiêu diệt ở Gaza thì Hamas sẽ hoạt động ngầm hay nước ngoài. Không khéo rồi ra, Palestine sẽ trở thành Somalie hay Afghanistan, hổn loạn, bế tắt.
Chiến tranh rất dễ khởi xướng và rất khó chấm dứt. Nhưng rồi cũng sẽ chấm dứt.
Nhiều tổ chức chờ sẵn hưởng những lợi thế sau chiến tranh. Salam Fayyad, cháu của Arafat đã từng làm thủ tướng chủ trương nới rộng thẩm quyền của PLO như chiếc dù che, gom mọi phe phái về một mối, trong đó có Hamas. Al Qudwa, người cháu khác từng làm ngoại trưởng cho rằng dân chúng sẽ chống lại Hamas làm Hamas phải suy yếu và đi theo PLO.
Thực tế chính trị cho thấy PLO đã bất lực và tham nhũng, Chính Quyền Tự Trị tệ hơn một hư vị. DT tung hoành ở West Bank. Trong lúc ấy Hamas đang được trớn có công giải thoát tù binh. Và chưa có một lượng định khoa học về sức mạnh của Hamas trong lúc nầy.
Mắt khác vấn đề Hamas cũng là vấn đề Palestine nằm trong bối cảnh của thế giới muslim. 
Phong trào Islamist đóng vai trò chủ động khắp các nước Trung Đông. Hoặc giả nắm chính quyền như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Hoặc giả là những tổ chức quá khích do các chính phủ độc tài điều khiển như Ai Cập và Tunisie; hoặc giả là những đoàn thể vũ trang hoạt động hầu như độc lập ví dụ tại Liban và Irak.
Hiện tình đã phức tạp, tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn khi ngòi nổ có thể khơi lên sự chia rẻ trong khối muslim như Sunny và Shia, sự tái hoạt động của Hezbollah ở Liban và Houthis ở Yemen tàu bè không dám qua đường kênh Suez, DT nới rộng chiến tranh đến Liban.
Tóm lược, vấn đề Palestine luôn có thêm những yếu tố mới mà nhà quan sát không nên bỏ qua.

No comments:

Post a Comment